Lợi ích của việc nghe nhạc khi học

Nên hay không nên nghe nhạc trong lúc học?

Mình thích nghe nhạc trong lúc học nhưng bố mình lại không muốn mình làm thế. Ông cho rằng khi nghe nhạc chỉ có một nửa não bộ được sử dụng cho việc học, một nửa còn lại bị xao nhãng bởi âm nhạc. Do đó, bố mình khuyên mình nên cất điện thoại đi để tập trung hơn vào việc học. Rốt cuộc, nghe nhạc trong khi học là thói quen tốt hay xấu? - câu hỏi của Robert, học sinh lớp 11

Chà, một vấn đề quen thuộc mà ae chơi audio vẫn hay gặp phải trong cuộc sống: “Liệu âm nhạc có ảnh hưởng điệu hiệu suất học tập và làm việc của bản thân?” Câu trả lời là “có” và “không”. “Có” vì âm nhạc giúp người nghe có tâm trạng tốt hơn, gián tiếp đề thăng hiệu quả học tập. “Không” vì âm nhạc cũng đồng thời gây xao nhãng, và tất nhiên, khiến thành tích học tập đi xuống.

Như vậy, nếu bạn muốn tìm ra phương pháp học tập hiệu quả trong khi nghe nhạc, bạn nên tìm cách giảm thiểu sự xao nhãng từ các bản nhạc và gia tăng khả năng cải thiện tâm trạng của chúng.

Bạn có thể đã biết hoặc chưa biết về “hiệu ứng Mozart” - hiệu ứng này cho rằng con người trở nên “thông minh hơn” khi lắng nghe các tác phẩm của Mozart. Đây là kết quả dựa trên một báo cáo khoa học được xuất bản vào năm 1993, báo cáo chỉ ra rằng điểm kiểm tra của các thí sinh có sự cải thiện đáng kể khi họ làm bài trong lúc lắng nghe các tác phẩm của Mozart. Các nhà khoa học cho rằng kết quả này xảy ra do âm nhạc đã kích thích các bộ phận của não bộ có vai trò quan trọng trong khả năng tính toán của con người.

Tuy nhiên, các nghiên cứu sau này đã hoàn toàn phủ định hiệu quả của “hiệu ứng Mozart”. Lần này, câu trả lời chỉ đơn giản là: “Thực tình thì chúng chẳng hề liên quan gì đến khả năng tính toán của bạn cả, đơn giả là tâm trạng của bạn tốt hơn khi nghe nhạc mà thôi.” Một nghiên cứu khoa học khác cũng được thực hiện trong thập niên 90 của thế kỉ trước phát hiện ra “hiệu ứng Blur”. Về mặt lý thuyết, “hiệu ứng Blur” và “hiệu ứng Mozart” là giống nhau. Tuy nhiên, hiệu quả của “hiệu ứng Blur” thậm chí còn vượt trội hơn cả người đàn anh, đơn giản vì giới trẻ thích nghe nhạc Pop hơn là nhạc thính phòng. [Blur là một BritPop band tại thời điểm diễn ra nghiên cứu]. Một tâm trạng tốt thường tạo ra động lực giúp con người cố gắng hơn trong việc phải đương đầu với các thử thách khó khăn hoặc nhẫn nại hơn trong quá trình làm việc. Qua đó, dẫn tới hệ quả là sự đề thăng trong kết quả học tập.



...Nhưng cũng đồng thời khiến ta xao nhãng
Một mặt khác của vấn đề, âm nhạc khiến con người trở nên xao nhãng...dưới một số tình huống cụ thể như sau. Trong quá trình học tập, bạn sử dụng “bộ nhớ làm việc” của bản thân - đồng nghĩa với việc não bạn đang chạy đa tác vụ với nhiều tuyến thông tin trong cùng một thời điểm.Dẫn chứng từ một số báo cáo khoa học chỉ rõ rằng một bản nhạc nền, đặc biệt là nhạc có lời có tác động xấu đến hiệu suất làm việc của “bộ nhớ làm việc”. Như một hệ quả tất yếu thì khả năng đọc hiểu giảm thiểu rõ rệt khi con người nghe nhạc có lời. Đồng thời, có vẻ như người hướng nội sẽ bị xao nhãng bởi âm nhạc nhiều hơn người khác, đây có lẽ là kết quả từ xu hướng dễ bị kích thích quá mức của người hướng nội. Một nhà nghiên cứu đến từ Úc, Bill Thompson và đồng nghiệp của mình đã thực hiện một số thí nghiệm nhằm tìm ra mối tương quan giữa hai yếu tố đầy tính xung đột trên - tâm trạng và sự xao nhãng. Các tình nguyện viên trong quá trình được yêu cầu thực hiện một nhiệm vụ đòi hỏi sự tập trung cao độ trong khi nghe nhạc cổ điển, bản nhạc có thể được phát chậm hoặc nhanh, to hoặc nhỏ nhằm theo dõi và đánh giá sự ảnh hưởng của nó lên người tham gia nghiên cứu.


Các nhà khoa học phát hiện rằng, kết quả của các tình nguyện viên chỉ bị giảm thiểu khi họ nghe nhạc được phát nhanh và với âm lượng to [theo ước tính, thì nhanh cỡ tempo của Shake It Off và với âm lượng của một cái máy hút bụi].

Tuy nói là giảm thiểu nhưng sự khác biệt là không hề lớn. Thậm chí một nghiên cứu tương tự cũng không thể phát hiện ra sự chênh lệch to lớn trong kết quả giữa trường hợp thí nghiệm được đưa ra.



Như vậy...tôi có nên nghe nhạc trong lúc học hay là không?
TLDR: Các nhà nghiên cứu cho rằng bạn hoàn toàn có thể nghe nhạc trong quá trình học tập nhưng vẫn phải lưu ý một số điểm sau:

  • Âm nhạc chỉ tốt khi nó cải thiện tâm trạng của bạn.
  • Đừng chơi nhạc quá nhanh hoặc quá to, bạn nên để ý đến sức khỏe của đôi tai mình hơn.
  • Tránh các bản nhạc có lời [Các bạn thích Rap tự hiểu nha].
  • Hãy cố đừng sống quá khép kín và hướng nội.
Chúc các bạn nghe nhạc vui vẻ và học tập thật tốt 😃


Nguồn: SINews​

24

185 bình luận

  • Thích
  • Yêu
  • Haha
  • Wow
  • Khóc
  • Giận

Có lẽ không sai khi nói rằng music lovers là nhóm những người đáng để “giao lưu kết bạn”. Nhà tự nhiên học người Mỹ Charles Darwin từng trải lòng “Ví như được sống thêm một lần nữa, tôi sẽ dành ít nhất mỗi tuần một lần cho việc thưởng thức văn thơ và nghe nhạc.” Trong khi đó, đại thiên tài Albert Einstein bộc bạch “Nếu không phải là nhà vật lý, có lẽ tôi chọn đi theo con đường sáng tác nhạc”, và nghệ sĩ guitar tầm cỡ quốc tế Jimi Henrix xem loại hình giải trí này như tín ngưỡng của mình.

Nguyên cứu gần đây chỉ ra rằng việc tận hưởng music có tác dụng cải thiện tinh thần và tăng cường trí lực hết sức lạ kỳ. Dưới đây là 15 lợi ích không tưởng được khoa học chứng minh mà thú tiêu khiển nói trên đem lại:

Âm Nhạc Giúp Chúng Ta Vui Sướng Hơn

  • Theo nghiên cứu, khi nghe nhạc đúng “gu”, não của chúng ta tiết ra chất dẫn truyền thần kinh có tên gọi dopamine – giữ vai trò quan trọng trong điều khiển các hoạt động của não bộ và cơ thể như: kiểm soát hành vi và nhận thức, giấc ngủ, tâm trạng, trí nhớ… Chính vì thế, chuyên gia khuyên chúng ta nên thưởng thức nhạc khoảng 15 phút mỗi ngày.

Âm Nhạc Giúp Chúng Ta “Chạy Nhanh Hơn”

  • Marcelo Bigliassi, tiến sĩ tại đại học Brunel, London cùng đội ngũ cộng sự của mình cho biết rằng các vận động viên điền kinh thường nghe các bài hát truyền cảm hứng đã hoàn tất đường chạy 800m nhanh hơn nhiều so với số khác không có thói quen ấy. “Âm nhạc chính là nguồn cảm hứng, giúp đánh thức động lực cũng như duy trì ngọn lửa nhiệt huyết trong mỗi chúng ta”, Eminem – rapper nổi danh người Mỹ trải lòng.

Music Giúp Xoa Dịu Căng Thẳng & Cải Thiện Sức Khỏe

  • Nghe nhạc yêu thích góp phần làm giảm lượng hormone cortisol tạo cảm giác căng thẳng – nguyên nhân gây nên 60% các loại bệnh tật. “Không phân biệt đặc trưng văn hóa hay vùng miền, âm nhạc giữ vai trò như một phương thuốc đặc trị – chất xúc tác hữu hiệu cho sự bùng nổ của mỗi cá nhân – điều thiết yếu trong đời sống thường nhật”, nghệ sĩ vĩ cầm tài ba Billy Joel nhận định.

Nghe Nhạc Giúp Giấc Ngủ Sâu Hơn

  • Hơn 30% dân số Mỹ đang mắc phải chứng mất ngủ. Nghiên cứu cho thấy rằng những sinh viên chuyên nghe nhạc cổ điển tầm 45 phút trước đó dễ dàng chìm sâu vào giấc ngủ hơn so với số khác chỉ đọc thính thư [audio books] hoặc không làm gì. “Âm nhạc làm cho tâm hồn trở nên thanh thản, bỏ lại sau lưng vô vàn lo toan và vướng bận” – Berthold Auerbach quan niệm.

Âm Nhạc Là Liều Thuốc Chữa Chứng Trầm Cảm Khá Hữu Hiệu

  • Hiện thế giới có khoảng hơn 350 triệu người đang “sống chung với trầm cảm”. Theo nghiên cứu, nhóm người có thói quen nghe nhạc classical trước giờ ngủ sẽ hạn chế đáng kể triệu chứng này. “Music là chốn bình yên của tôi. Tôi cảm tưởng như mình bị thả “lơ lửng giữa không trung” bởi sự ngân nga của từng nốt nhạc – giai điệu mỗi khi thưởng thức”, Maya Angelou, nhà văn người Mỹ trải lòng.

Âm Nhạc Giúp Hạn Chế Cơn Thèm Ăn

  • “Có sự tương quan nào đó giữa âm nhạc và ăn uống”, Thomas Hardy – tiểu thuyết gia nổi tiếng người Anh nhận định. Nghiên cứu tại đại học Georgia Tech cũng chỉ ra rằng việc làm dịu ánh sáng và lắng nghe những bản nhạc nhẹ trong khi ăn giúp chúng ta tiêu thụ ít calo hơn và tạo cảm giác ngon miệng hơn. Đây được xem là liều thuốc khá bổ ích nhằm kìm hãm sự thèm ăn.

Âm Nhạc Giúp Chúng Ta Thảnh Thơi Hơn Trong Khi Lái Xe

  • Theo nghiên cứu ở Hà Lan, việc nghe nhạc có thể mang lại những tác dụng tích cực trong khi lái xe. Qua đó, khả năng phản xạ hay xử lý tình huống của các bác tài trở nên nhạy và an toàn hơn – điều có thể làm không ít người ngạc nhiên.

Music Giúp Não Tiếp Thu Nhanh & Ghi Nhớ Tốt Hơn

  • Các nhà khoa học đã khám phá ra rằng music có tác dụng nâng cao khả năng tiếp nhận và lưu giữ thông tin của bộ não, song điều đó tùy vào mức độ yêu thích mà chúng ta dành cho bản nhạc? Tiểu thuyết gia lừng danh người Mỹ Jodi Picoult nhận định “Âm nhạc là ngôn ngữ của bộ nhớ”.

Âm Nhạc Giúp Bệnh Nhân Thư Giản Trước / Sau Phẩu Thuật

  • Các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng nghe nhạc trước giờ phẩu thuật có tác dụng xua tan phần nào nỗi lo ngự trị trong mỗi bệnh nhân. Đặc biệt, với những ai vừa trải qua phẩu thuật tim, việc làm này cũng là liều thuốc tuyệt diệu – giúp lấy lại sự hưng phấn và lạc quan cần thiết.

Music Giúp Làm Giảm Cơn Đau

  • Nghiên cứu tại đại học Drexel ở Philadelphia cho biết, âm nhạc làm giảm cơn đau hữu hiệu hơn so với các giải pháp thường thấy ở những bệnh nhân ung thư.

Âm Nhạc Mang Lại Những Tác Dụng Khả Quan Với Bệnh “Mất Trí Nhớ” 

  • Tổ chức phi lợi nhuận Music & Memory được ra đời nhằm hỗ trợ những người không may mắc phải bệnh Alzheimer [chứng mất trí] nhớ lại “mình là ai” bằng liệu pháp để họ nghe những bản nhạc yêu thích nhất. Kết quả thu được là vô cùng ấn tượng.

Music Giúp Tăng Khả Năng Khôi Phục Ở Những Người Mắc Bệnh Đột Qụy

  • Trường đại học Helsinki đã tiến hành nghiên cứu và kết luận rằng các bệnh nhân đột quỵ dành ra 2 giờ mỗi ngày để lắng nghe những bài hát yêu thích [do chính họ chọn] có dấu hiệu khôi phục rõ nét hơn nhiều so với số khác chỉ nghe thính thư [audio books].

  Âm Nhạc Giúp Phát Triển Trí Thông Minh Ngôn Ngữ

  • Chỉ mất một tháng tham gia những giờ học âm nhạc [lời, nốt nhạc, giai điệu], nhóm trẻ em thuộc độ tuổi từ 4 đến 6 được các chuyên gia của đại học York kết luận là có sự phát triển đáng kể về ngôn ngữ. Nghiên cứu viên Sylvain Moreno chỉ ra rằng bài tập luyện music đem lại hiệu ứng cực kỳ ngoạn mục, giúp nâng cao khả năng nhận thức và giải thích ngôn từ ở trẻ.

Music Giúp Tăng Chỉ Số IQ Và Hiệu Suất Học TậpCủa

  • Ông Bono, một nhạc sĩ lừng danh đến từ Ái Nhĩ Lan quan niệm “Âm nhạc có sức mạnh thay đổi thế giới vì nó có thể đổi thay con người”. Nghiên cứu cho thấy, việc tham gia các bài học âm nhạc giúp tăng hiệu suất học tập cũng như chỉ số IQ ở trẻ.

Âm Nhạc Giữ Cho Trí Não Khỏe Hơn Khi Về Già

  • Một cuộc khảo sát về trí lực tuổi già cho thấy những người có trên 10 năm nghe nhạc đạt điểm cao hơn các nhạc sĩ với thâm niên nghề chỉ từ 1 đến 9 năm, cùng lúc số khác rơi vào nhóm điểm thấp nhất. “Âm nhạc đích thực là luồng thở của sự sống”, Yasmina Khadra – tác gia nổi tiếng người An gê ri chia sẻ.

Video liên quan

Chủ Đề