Luận văn điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA LUẬT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT KHÓA 34 [2008 – 2012] Đề tài: ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG DÂN SỰ – LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN  Giảng Viên Hướng Dẫn: Sinh Viên Thực Hiện: Ths. Tăng Thanh Phương Hoàng Xuân Thùy Dương Bộ môn Tư Pháp MSSV: 5086027 Lớp: Luật Tư pháp 1- K34 Cần Thơ, tháng 4/2012 LỜI CẢM ƠN  Trong quá trình thực hiện đề tài, người viết đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ quý thầy cô, các bạn sinh viên và các đơn vị trong trường Đại học Cần Thơ. Người viết xin chân thành cảm ơn Trung tâm học liệu trường Đại học Cần Thơ, Khoa Luật trường Đại học Cần Thơ và quý thầy cô của Khoa, các anh chị và các bạn sinh viên cùng khóa đã chia sẻ những kiến thức học được và giúp đỡ người viết trong quá trình thực hiện đề tài. Đặc biệt, người viết xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của cô Tăng Thanh Phương - Giảng viên Khoa Luật trường Đại học Cần Thơ đã tận tình chỉ bảo người viết trong suốt thời gian làm luận văn tốt nghiệp. Trong quá trình nghiên cứu đề tài, người viết đã cố gắng thật nhiều để có thể hoàn thành một cách tốt nhất nội dung cần thiết của đề tài. Song, do thời gian tìm hiểu và nghiên cứu đề tài có giới hạn; bên cạnh đó, vốn hiểu biết và kiến thức của người viết còn hạn chế, vì vậy, nội dung đề tài luận văn sẽ không tránh khỏi những tồn tại, thiếu sót. Người viết rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ phía các thầy cô và các bạn để người viết hoàn thiện đề tài hơn. Người viết xin chân thành cảm ơn.  NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN …………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………  NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN ………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… BẢNG VIẾT TẮT BLDS Bộ luật Dân sự Việt Nam BLDS 1995 Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 1995 BLDS 2005 Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005 QTHL Quốc triều Hình luật HVLL Hoàng Việt luật lệ HĐTP Hội đồng thẩm phán TANDTC Tòa án Nhân dân Tối cao MỤC LỤC Trang PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................................1 Chương 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG DÂN SỰ.....................................................................................................4 1.1. Lịch sử hình thành những quy định của pháp luật về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự ...................................................................................4 1.1.1. Thời kỳ phong kiến .......................................................................................4 1.1.2. Thời kỳ Pháp thuộc.......................................................................................8 1.1.3. Thời kỳ hiện đại ............................................................................................9 1.2. Một số khái niệm cơ bản .......................................................................... 11 1.2.1. Khái niệm hợp đồng dân sự........................................................................ 11 1.2.1.1. Định nghĩa.................................................................................... 12 1.2.1.2. Đặc điểm...................................................................................... 12 1.2.1.3. Phân loại ...................................................................................... 14 1.2.2. Khái niệm điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự............................... 16 1.2.2.1. Định nghĩa.................................................................................... 16 1.2.2.2. Các điều kiện để hợp đồng có hiệu lực ......................................... 17 1.3. Ý nghĩa của việc xác định điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự... 19 Chương 2. CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG DÂN SỰ................................................................................................... 21 2.1. Các điều kiện về nội dung ........................................................................ 21 2.1.1. Chủ thể tham gia hợp đồng phải có năng lực hành vi dân sự.................... 21 2.1.1.1. Chủ thể là cá nhân ........................................................................ 21 2.1.1.2. Chủ thể là pháp nhân .................................................................... 26 2.1.1.3. Chủ thể là hộ gia đình................................................................... 27 2.1.1.4. Chủ thể là tổ hợp tác..................................................................... 27 2.1.2. Mục đích và nội dung của hợp đồng không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội ............................................................................ 28 2.1.2.1. Điều kiện có hiệu lực về nội dung và mục đích của hợp đồng....... 29 2.1.2.2. Hậu quả pháp lý của hợp đồng vi phạm điều kiện về nội dung và mục đích ................................................................................................... 30 2.1.3. Các bên hoàn toàn tự nguyện trong việc giao kết, xác lập hợp đồng ......... 34 2.1.3.1. Sự tự nguyện của các bên trong việc giao kết, xác lập hợp đồng... 34 2.1.3.2. Các trường hợp không có sự tự nguyện của các bên trong việc giao kết, xác lập hợp đồng ................................................................................ 34 2.2. Điều kiện về hình thức của hợp đồng ...................................................... 39 2.2.1. Khái niệm hình thức của hợp đồng ............................................................ 40 2.2.2. Các hình thức của hợp đồng theo quy định của pháp luật......................... 40 2.2.2.1. Hình thức hợp đồng bằng lời nói .................................................. 40 2.2.2.2. Hình thức hợp đồng bằng hành vi cụ thể....................................... 41 2.2.2.3. Hình thức hợp đồng bằng văn bản ................................................ 43 2.2.3. Hậu quả pháp lý của hợp đồng vi phạm điều kiện về hình thức ................ 48 Chương 3. THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG DÂN SỰ VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN .............................................................................................................................. 50 3.1. Thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật để giải quyết các tranh chấp liên quan đến điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự ............................. 50 3.1.1. Thực tiễn giải quyết các tranh chấp liên quan đến điều kiện về nội dung của hợp đồng ........................................................................................................ 50 3.1.1.1. Hợp đồng do người mất năng lực hành vi xác lập ......................... 50 3.1.1.2. Hợp đồng vi phạm điều cấm của pháp luật ................................... 51 3.1.1.3. Hợp đồng xác lập do nhầm lẫn ..................................................... 52 3.1.2. Thực tiễn giải quyết các tranh chấp liên quan đến điều kiện về hình thức của hợp đồng ........................................................................................................ 54 3.2. Một số bất cập và kiến nghị ..................................................................... 56 3.2.1. Điều kiện về nội dung của hợp đồng .......................................................... 56 3.2.1.1. Sửa đổi, bổ sung quy định về ngyên nhân gây ra nhầm lẫn, đối tượng của nhầm lẫn................................................................................... 56 3.2.1.2. Sửa đổi nội dung khái niệm “đe dọa” được quy định tại Điều 132 BLDS 2005 ............................................................................................... 57 3.2.2. Điều kiện về hình thức của hợp đồng......................................................... 58 3.2.2.1. Quy định tại khoản 2 Điều 122 BLDS 2005 là chưa đầy đủ.......... 58 3.2.2.2. Quy định tại khoản 1 Điều 401 BLDS 2005 còn nhiều bất cập ..... 59 3.2.2.3. Quy định tại khoản 2 Điều 401 BLDS 2005 còn thiếu sót và chưa nhất quán .................................................................................................. 60 3.2.2.4. Quy định về cách thức giải quyết hậu quả pháp lý của các hợp đồng bị vi phạm về hình thức còn nhiều bất cập................................................. 63 KẾT LUẬN.......................................................................................................... 66 Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự - lý luận và thực tiễn PHẦN MỞ ĐẦU  1. Lý do chọn đề tài Cùng với sự phát triển không ngừng của xã hội, pháp luật điều chỉnh các mối quan hệ xã hội cũng ngày càng hoàn thiện hơn, phù hợp với tình hình của đất nước. Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự là một trong số những quy định được các nhà làm luật chú trọng và tồn tại từ thời kỳ phong kiến cho đến thời điểm hiện tại. Nghiên cứu qua các giai đoạn hình thành và phát triển quy định về hợp đồng dân sự trong pháp luật Việt Nam, nhận thấy rằng những quy định về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng ngày càng được quan tâm nhiều hơn. Trong cuộc sống ngày nay hợp đồng dân sự được thực hiện với một số lượng rất lớn, thông dụng và phổ biến. Hơn thế nữa, trong thực tiễn giao lưu dân sự, nhu cầu về giao kết hợp đồng dân sự đang trở thành vấn đề cấp thiết, phong phú về nội dung, đa dạng về đối tượng. Hợp đồng dân sự là sự khái quát một cách toàn diện các hình thức giao lưu dân sự phong phú của con người, là một trong những phương thức hữu hiệu để các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự, thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Hiện nay, Việt Nam đang đẩy mạnh quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện mục tiêu đảm bảo công bằng xã hội. Hơn nữa, Việt Nam đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới [WTO] và đang trên đà hội nhập nền kinh tế toàn cầu, quá trình hội nhập mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng có nhiều thách thức. Khi nào pháp luật nói chung và những quy định về hợp đồng dân sự nói riêng chưa trở thành công cụ cơ bản để điều chỉnh quan hệ xã hội thì khi đó Việt Nam vẫn còn đứng ngoài sự phát triển chung của thế giới. Bên cạnh đó, các tranh chấp về hợp đồng dân sự cũng ngày một gia tăng và mức độ phức tạp ngày càng cao đòi hỏi pháp luật về hợp đồng dân sự phải hoàn thiện hơn để giải quyết một cách triệt để. Khó khăn trong việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến hợp đồng dân sự là do các bên không tuân thủ các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng. Để giải quyết được các tranh chấp đó câu hỏi đặt ra là: “Liệu có tồn tại hợp đồng hay không?” và “Hợp đồng có hiệu lực hay không?” để từ đó xác định các bên có quyền và nghĩa vụ gì. Vì vậy, những quy định về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh những quan hệ giao lưu dân sự trong nền kinh tế thị trường. Bên cạnh đó, trong các lĩnh vực khác như thương mại, lao động thì điều kiện có hiệu lực của hợp đồng cũng đóng vai trò quan trọng không kém. Các quy định này không tồn tại độc lập mà có sự liên hệ chặt chẽ với các quy định khác trong BLDS 2005. Việc quy định các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương -1- SVTH: Hoàng Xuân Thùy Dương Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự - lý luận và thực tiễn góp phần nâng cao ý thức của các chủ thể tham gia vào quan hệ hợp đồng, giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp phát sinh trong quá trình giao kết, thực hiện hợp đồng cũng như bảo vệ quyền lợi của các chủ thể tham gia vào quan hệ hợp đồng và tạo nên sự bình đẳng trong giao lưu dân sự. Tuy nhiên, pháp luật dân sự khi quy định về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng không dự liệu hết những vấn đề mới sẽ phát sinh trong xã hội, nên nhu cầu về điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung đối với các quy định của pháp luật cho phù hợp với từng thời kỳ phát triển của đất nước là vấn đề rất đáng được quan tâm. Do đó, thông qua đề tài này người viết sẽ tìm hiểu về mặt lý luận, thực tiễn cũng như các vấn đề bất cập trong những quy định về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự để đưa ra những kiến nghị của bản thân nhằm giúp cho khoa học luật dân sự nhìn nhận đúng đắn hơn, đánh giá đúng tầm quan trọng của điều kiện có hiệu lực của hợp đồng hơn. Chính vì những lý do trên mà người viết đã chọn đề tài: “Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự - lý luận và thực tiễn” nhằm góp phần làm sáng tỏ những quy định của BLDS 2005 về những điều kiện có hiệu lực của hợp đồng và tìm ra những giải pháp tích cực nhất để không những hoàn thiện pháp luật về mặt lý luận mà còn áp dụng luật được một cách có khả thi trong thực tiễn giải quyết các tranh chấp liên quan đến điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của người viết là tìm hiểu, phân tích những quy định của pháp luật về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự hiện nay, đồng thời xem xét thực tiễn áp dụng những quy định đó. Từ đó, nhìn nhận những khó khăn, bất cập sẽ phát sinh trong thực tiễn và đưa ra những ý kiến đóng góp để khắc phục những bất cập, trở ngại trên nhằm hướng đến việc hoàn thiện pháp luật và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các chủ thể tham gia giao kết hợp đồng. 3. Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận liên quan đến điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự, và thực tiễn của việc áp dụng quy định của pháp luật trong việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự. Bên cạnh đó, đề tài phân tích những quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự, cụ thể là BLDS 2005 và các văn bản liên quan như: Luật Đất đai năm 2003 được sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2010; Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 về giao dịch bảo đảm. GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương -2- SVTH: Hoàng Xuân Thùy Dương Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự - lý luận và thực tiễn 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp phân tích luật viết; phương pháp nghiên cứu lý luận trên tài liệu, sách vở; phương pháp so sánh, đối chiếu, phân tích, tổng hợp và tham khảo từ nguồn sách báo có liên quan là những phương pháp chủ yếu được người viết sử dụng để hoàn thành đề tài nghiên cứu này. 5. Kết cấu đề tài Trong luận văn này, người viết trình bày theo bố cục sau: Phần mở đầu Chương 1. Khái quát chung về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự Chương 2. Cơ sở pháp lý về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự Chương 3. Thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự và hướng hoàn thiện Kết luận GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương -3- SVTH: Hoàng Xuân Thùy Dương Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự - lý luận và thực tiễn Chương 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG DÂN SỰ 1.1. Lịch sử hình thành những quy định của pháp luật về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự1 Trong giai đoạn nhà nước phong kiến, luật dân sự Việt Nam không được tách ra thành một bộ luật riêng mà được tìm thấy trong các điều khoản của các bộ luật phong kiến như QTHL, HVLL. Đến khi người Pháp chiếm đóng Việt Nam thì các BLDS được áp dụng riêng rẽ ở ba kỳ lần lượt xuất hiện. Ví dụ ở Nam Kỳ thì BLDS Nam Kỳ giản yếu ra đời năm 1883, Bộ Dân luật Bắc Kỳ ra đời năm 1931 và tại Trung Kỳ là Bộ Dân luật Trung Kỳ [Hoàng Việt Trung Kỳ hộ luật] ra đời năm 1936. Sau ngày 02 tháng 9 năm 1945, do hoàn cảnh chiến tranh với Pháp nên chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam vẫn áp dụng các BLDS này. Năm 1995, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua BLDS đầu tiên [có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 1996]. Sau 10 năm thi hành, BLDS đã có nhiều hạn chế, bất cập như: một số quy định không phù hợp với sự chuyển đổi nhanh của nền kinh tế thị trường, không rõ ràng hay không đầy đủ hoặc còn mang tính hành chính. Nhiều bộ luật mới ra đời có các nội dung liên quan đến BLDS 1995 nhưng BLDS 1995 lại không điều chỉnh, sửa đổi dẫn đến mâu thuẫn giữa chúng cũng như chưa có sự tương thích với các Điều ước quốc tế và thông lệ quốc tế. Trước tình hình đó, ngày 14 tháng 6 năm 2005, Quốc hội Việt Nam đã thông qua BLDS mới - BLDS 2005 có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2006. Chế định về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự đã được hình thành và tồn tại trong các bộ luật suốt khoảng thời gian kéo dài từ thời kỳ phong kiến đến thời điểm hiện tại. Dựa trên thời điểm hình thành nên các BLDS, chúng ta có thể tìm hiểu quá trình hình thành nên chế định về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự qua các giai đoạn sau: thời kỳ phong kiến, thời kỳ Pháp thuộc và thời kỳ hiện đại. 1.1.1. Thời kỳ phong kiến Ở Việt Nam, các bộ cổ luật đã từng tồn tại trước đây như Luật Hồng Đức, Bộ luật Gia Long không có quy định riêng về hợp đồng. Nghĩa là, trong các thời kỳ đó, ở Việt Nam chưa có luật riêng về hợp đồng dân sự mặc dù trong thực tế hình thành rất nhiều quan hệ hợp đồng giữa các chủ thể với nhau. Tuy nhiên nghiên cứu các 1 Luật Dân sự Việt nam, xem tại: //vi.wikipedia.org/wiki/Lu%E1%BA%ADt_D%C3%A2n_s%E1%BB%B1_Vi%E1%BB%87t_Nam GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương -4- SVTH: Hoàng Xuân Thùy Dương Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự - lý luận và thực tiễn quy định của hai bộ luật này ta có thể thấy rằng dù không có những quy định riêng về hợp đồng dân sự nhưng chế định hợp đồng dân sự sơ khai cũng dần được hình thành. Trong thực tế đời sống, có nhiều thuật ngữ khác nhau được sử dụng để chỉ về hợp đồng như: khế ước, giao kèo, văn tự, văn khế, cam kết, tờ giao ước, tờ ưng thuận,... Trong cổ luật, dựa vào các cứ liệu lịch sử còn lại cho đến ngày nay, thuật ngữ “văn tự” hay “văn khế”, hay mua, bán, cho, cầm,… đã được sử dụng khá sớm, trong QTHL và HVLL. Mặc dù không có định nghĩa cụ thể về các khái niệm nêu trên trong QTHL cũng như trong HVLL nhưng khi phân tích một số quy định có liên quan đến khế ước thì thấy rõ yếu tố “thuận mua, vừa bán” thể hiện tư tưởng “thỏa thuận”.2 Đây chính là bản chất cốt lõi của khế ước đã được đề cập tới ngay từ thế kỷ XV. Quan điểm này rất tiến bộ và cho đến nay vẫn còn phù hợp.  Quy định về khế ước trong QTHL: Trong QTHL không có các quy định mang tính khái quát về chủ thể tham gia giao kết khế ước. Nhưng khi xem xét các quy định có liên quan cho thấy không phải ai cũng có quyền giao kết khế ước, mà chỉ những người có quyền thế, có tài sản và ở vào một độ tuổi nhất định mới có quyền giao kết khế ước. Một trong những chế định quan trọng của khế ước đó là tài sản của cha mẹ thì chỉ có cha mẹ được bán, con cái bán tài sản của cha mẹ thì bị xử phạt rất nặng [xem Điều 378 QTHL]. Về chủ thể trong QTHL còn có sự phân biệt rõ rệt giữa nam và nữ. Trong đó phái nam có ưu thế nhiều hơn trong giao lưu dân sự. Ngoài ra, trong QTHL còn quy định rằng không được bán ở bờ cõi cho người nước ngoài, cũng như nô tỳ, voi, ngựa, binh khí, các thứ thuốc có thể chế hỏa pháo, hỏa tiễn, nếu bán thì bị tội chém [xem Điều 74, 75 QTHL]. Bán mắm, muối cho người nước ngoài thì bị lưu đi châu xa [xem Điều 76 QTHL]. Như vậy, việc mua bán cũng còn bị hạn chế về đối tượng. Hình thức của khế ước: về nguyên tắc, các bên không cần lập văn bản đối với những khế ước đơn giản, có giá trị tài sản thấp hoặc ít quan trọng. Ví dụ: mua bán lương thực, thực phẩm với số lượng ít hoặc vay một khoản tiền nhỏ trong một thời gian ngắn. Song, trong nhiều trường hợp QTHL có quy định về hình thức văn tự đối 2 Tham khảo: Viện nghiên cứu khoa học pháp lý [thuộc Bộ tư pháp]: Một số vấn đề về pháp luật Dân sự Việt Nam từ thế kỷ XV đến thời Pháp thuộc, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998 GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương -5- SVTH: Hoàng Xuân Thùy Dương Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự - lý luận và thực tiễn với những khế ước có giá trị tài sản tương đối lớn, không phân biệt động sản hay bất động sản. Ví dụ: nhà ở, ruộng, vườn, đất ở, trâu, bò,...  Điều kiện có hiệu lực của khế ước: qua nghiên cứu những quy định có liên quan đến các hình thức mua, bán, vay nợ, thuê,… cho thấy, QTHL không đề cập tới khái niệm và yêu cầu chung để một khế ước có hiệu lực pháp luật. Nhưng xem xét các tình tiết cụ thể thì có thể khái quát khế ước chỉ hợp pháp khi có đủ các yếu tố sau đây: - Điều kiện về sự tự nguyện của các bên tham gia giao kết khế ước là phải bảo đảm các nguyên tắc tự do giao kết khế ước. Mặc dù QTHL không có quy định rõ ràng về nguyên tắc này, nhưng có thể đó là hệ quả đương nhiên của khái niệm “nhân trị” thời bấy giờ, ảnh hưởng của khổng giáo, của quan niệm lễ, nghĩa. Hơn nữa, trong một số điều khoản của QTHL còn nghiêm trị các hành vi cưỡng bức giao kết khế ước. Ví dụ: “Ai ức hiếp để mua ruộng đất của kẻ khác thì biếm hai tư, cho lấy lại tiền mua” [Điều 355 QTHL]. - Điều kiện về chủ thể: các bên giao kết khế ước phải có năng lực pháp luật [xem nội dung phần phân tích chủ thể tham gia giao kết khế ước, trang 5]. - Điều kiện về hình thức: khế ước phải tuân theo hình thức nhất định, nếu có quy định trong một số trường hợp. Ví dụ: “Mua nô tì mà không đem văn tự trình quan xét hỏi lại tự ý xâm chữ vào mặt nô tì thì phạt mười quan tiền” [Điều 363 QTHL]. - Điều kiện về nội dung của khế ước: nội dung của khế ước không được trái với thuần phong mỹ tục, trật tự công cộng hoặc trái với điều cấm trong QTHL. Theo quan niệm về thuần phong mỹ tục thời bấy giờ thì mọi khế ước, giao kèo đều phải tôn trọng quyền của người gia trưởng, nếu xâm phạm thì bị vô hiệu. Từ những phân tích trên, cho ta thấy rằng mặc dù không có các quy định cụ thể về một khế ước hợp pháp hoặc vô hiệu nhưng những người soạn luật trong thời kỳ này cũng đã bước đầu hình thành nên những quan niệm pháp lý về các điều kiện có hiệu lực của một khế ước. Và những điều kiện ấy có nhiều điểm tương đồng với GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương -6- SVTH: Hoàng Xuân Thùy Dương Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự - lý luận và thực tiễn điều kiện để hợp đồng dân sự có hiệu lực trong pháp luật hiện đại như quy định về chủ thể, nội dung, hình thức của khế ước,…  Quy định về khế ước trong HVLL: Cũng như trong QTHL, HVLL thường dùng các khái niệm cụ thể như mua bán, vay nợ, thuê,... Chủ thể giao kết khế ước trong HVLL phụ thuộc vào lứa tuổi, quan hệ tài sản và quan hệ trong gia đình, trong xã hội. Những người không có khả năng nhận thức, điều khiển hành vi của mình như người điên, thác loạn tinh thần đều không được giao kết khế ước, kể cả trong lúc còn tỉnh táo và nhiều năm sau không còn dấu hiệu tâm thần vẫn không được giao kết khế ước [xem Điều 261 HVLL]. Hình thức của khế ước: về nguyên tắc, các bên có thể lựa chọn hình thức của khế ước. Trong thực tế, đối với những vật có giá trị như ruộng đất, nhà ở, trâu bò,... hoặc là một số tiền lớn thì các bên thường lập thành một văn bản để làm bằng chứng và do người trái chủ giữ. Nguyên tắc và thực tế là như vậy, nhưng trong HVLL không có một điều khoản nào quy định về hình thức của khế ước.  Điều kiện để khế ước có hiệu lực pháp luật: các điều kiện để khế ước hợp pháp cũng không được quy định rõ ràng trong HVLL, nhưng căn cứ vào một số điều khoản cụ thể có thể rút ra được kết luận như sau: - Điều kiện về sự ưng thuận của các bên giao kết: Điều 137 HVLL thể hiện yếu tố ưng thuận một cách gián tiếp: “Khi một người mua và một người bán đồ vật gì, nếu hai bên đương sự không đồng ý, và một bên cậy mình có tư cách nhà buôn có giấp phép dùng áp lực hoặc những người buôn bán thông đồng với các người có giấy phép để manh tâm lừa dối bán đắt những đồ vật rẻ tiền, hoặc mua những đồ vật quý giá của người khác thì bị phạt 80 trượng”. Hai bên không đồng ý có nghĩa là không ưng thuận với việc mua bán. - Điều kiện về năng lực của chủ thể giao kết khế ước: HVLL đã chú ý tới năng lực giao kết của cá nhân nhưng còn hạn chế quyền năng của người vợ trong gia đình, của con cháu. Cho nên, HVLL đã không tạo ra cho các cá nhân quyền bình đẳng trong giao kết khế ước và hạn chế quyền tự do của một số chủ thể. - Điều kiện về nội dung của khế ước: nội dung của khế ước không trái thuần phong mỹ tục, trật tự công cộng. Các bên có thể thỏa thuận về nhiều điểm của khế GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương -7- SVTH: Hoàng Xuân Thùy Dương Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự - lý luận và thực tiễn ước và nhà lập pháp thời Nguyễn chỉ can thiệp bằng pháp luật khi hành vi của các bên có thể gây thiệt hại cho người khác, cho cộng đồng và trái với luân thường. Ví dụ: cấm bán trộm ruộng đất của người khác hoặc đem đất mình cày cấy không nổi đổi cho người khác rồi mạo nhận đất ruộng của người khác là của mình [xem Điều 87 HVLL].  Qua đó, cho ta thấy rằng mặc dù không sử dụng những thuật ngữ pháp lý hiện đại như “hợp đồng”, “điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự”, nhưng những người soạn luật đã đề cập đến vấn đề này trong QTHL và HVLL. 1.1.2. Thời kỳ Pháp thuộc Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX dưới sự bảo hộ của Pháp chế định khế ước hay hợp đồng mới được ghi nhận trong các văn bản pháp luật chính thức như: Bộ Dân luật Bắc Kỳ năm 1931 và Bộ Dân luật Trung Kỳ năm 1936. Những bộ luật này do người Pháp ban hành nên phần lớn phục vụ cho nước Pháp. Như vậy, từ đầu thế kỷ XX chế định hợp đồng hay khế ước, hiệp ước xuất hiện ở Việt Nam do các BLDS trên điều chỉnh. Khác với QTHL và HVLL, Bộ Dân luật Bắc Kỳ và Hoàng Việt Trung Kỳ hộ luật đã đưa ra khái niệm pháp lý về khế ước hay hiệp ước: “Khế ước là một hiệp ước của một người hay nhiều người cam đoan với một hay nhiều người khác để chuyển giao, để làm hay không làm cái gì” [Điều 664 Dân luật Bắc Kỳ]. “Hiệp ước do một người hay nhiều người đồng ý với nhau để lập ra hay chuyển đi, đổi đi hay tiêu đi một quyền lợi thuộc về của cải hay về người” [Điều 680 Hoàng Việt Trung Kỳ hộ luật]. Thông qua hai khái niệm trên thì khế ước thực chất là sự thỏa thuận giữa ít nhất hai người để xác lập quyền, nghĩa vụ của người này đối với người khác và ngược lại. Từ đó tài sản được chuyển giao từ người này sang người khác, một việc được thực hiện hoặc không được thực hiện. Khái niệm khế ước này có bản chất giống khái niệm hợp đồng trong BLDS mới được ban hành trừ đối tượng của nghĩa vụ là “người” theo quan niệm của pháp luật phong kiến thuộc địa. Chủ thể của khế ước: về nguyên tắc, bất cứ người nào không bị tuyên cáo là vô tư cách đều có thể giao ước [xem Điều 679 Dân luật Bắc Kỳ và Điều 706 Hoàng GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương -8- SVTH: Hoàng Xuân Thùy Dương Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự - lý luận và thực tiễn Việt Trung Kỳ hộ luật]. Việc loại trừ một số cá nhân không được giao kết khế ước căn cứ vào lứa tuổi, mức độ nhận thức, mối quan hệ giữa họ với tài sản. Pháp luật quy định người vô tư cách bao gồm: người vị thành niên, người bị cấm quyền, đàn bà có chồng, và một số người khác mà pháp luật cấm. Những người vô tư cách nêu trên chỉ có thể giao kết khế ước trong một số trường hợp luật có quy định. Thông thường, họ được giao kết những khế ước có giá trị tài sản nhỏ, ít quan trọng, được thực hiện ngay.  Điều kiện có hiệu lực của khế ước: theo quy định của pháp luật thời Pháp thuộc, một khế ước được hình thành khi có đủ các điều kiện sau đây [xem Điều 651 Dân luật Bắc Kỳ và Điều 687 Hoàng Việt Trung Kỳ hộ luật]: - Phải có sự thỏa thuận thống nhất ý chí giữa các bên về hình thức, nội dung khế ước và mọi điểm mà các bên đưa ra thỏa thuận, hay nói cách khác phải có hai bên hay nhiều người thay mặt của hai bên đồng ý. - Phải xác định rõ đối tượng của khế ước, đối tượng này thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp của các bên. - Phải có một việc đích thực và chính đáng. Sau khi khế ước được hình thành thì khế ước chỉ có giá trị khi có đủ hai điều kiện dưới đây: - Các bên giao kết khế ước hoàn toàn tự nguyện, không có sự hiểu lầm hoặc cưỡng bách làm cho trái với lòng tự thuận của các bên; - Người lập ước phải có đủ tư cách mà pháp luật đã quy định hoặc có người đại diện hợp pháp. Ví dụ: phải là người thành niên, nếu là người chưa thành niên thì phải có người đại diện theo pháp luật là cha, mẹ,… [xem Điều 683 Dân luật Bắc Kỳ và Điều 688 Hoàng Việt Trung Kỳ hộ luật]. Từ những phân tích trên, ta thấy trong thời kỳ Pháp thuộc đã có những quy định cụ thể về một khế ước cũng như những điều kiện để một khế ước có hiệu lực pháp luật. Những quy định ấy có nhiều điểm tương đồng với chế định hợp đồng, điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự được quy định trong luật hiện đại, cụ thể GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương -9- SVTH: Hoàng Xuân Thùy Dương Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự - lý luận và thực tiễn như quy định về năng lực chủ thể khi tham gia khế ước, sự tự nguyện của các bên,… 1.1.3. Thời kỳ hiện đại Nếu ở thời kỳ phong kiến và thời kỳ Pháp thuộc, chỉ tìm thấy những quy định về mua, bán, cho, cầm, khế ước hay văn tự thì ở luật hiện đại các văn bản pháp luật hiện hành của Nhà nước ta không còn sử dụng thuật ngữ khế ước hay hiệp ước như trước đây nữa mà thay vào đó là các thuật ngữ pháp lý hiện đại như: “hợp đồng”, “điều kiện có hiệu lực của hợp đồng”. Cụ thể được quy định như sau: Pháp lệnh hợp đồng dân sự năm 1991 không có điều khoản cụ thể quy định về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự. Nhưng khi phân tích các quy định liên quan đến hợp đồng, ta thấy, một hợp đồng muốn phát sinh hiệu lực phải đáp ứng các điều kiện sau: nội dung của hợp đồng không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội; các bên giao kết hợp đồng phải có tư cách chủ thể; ý chí tự nguyện của các bên giao kết [xem Điều 15]. Như vậy, Pháp lệnh hợp đồng dân sự không đề cập đến điều kiện về hình thức của hợp đồng. Do đó, khi các bên giao kết không tuân thủ quy định về hình thức của hợp đồng thì hợp đồng đó vẫn phát sinh hiệu lực pháp lý giữa các bên. BLDS đầu tiên của nước ta đã được Quốc hội Khóa IX kỳ họp thứ tám thông qua ngày 28/10/1995, có hiệu lực thi hành từ 01/07/1996, và các chế định về hợp đồng cũng được Bộ luật này công nhận. Điều 131 BLDS 1995 đã có những quy định cụ thể về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự: “1. Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự; 2. Mục đích và nội dung của giao dịch không trái pháp luật, đạo đức xã hội; 3. Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện; 4. Hình thức giao dịch phù hợp với quy định của pháp luật”. Qua đó ta thấy, hình thức của hợp đồng là một trong những điều kiện bắt buộc để hợp đồng có hiệu lực. Tuy vậy, mặc dù chế định hợp đồng được BLDS 1995 quy định nhưng có một số ý kiến cho rằng các quy định về hình thức đối với hợp đồng chỉ có ý nghĩa công khai hợp đồng và có ý nghĩa đối kháng với người thứ ba trong trường hợp có tranh chấp. Điều kiện bắt buộc để hợp đồng có hiệu lực chỉ phụ thuộc vào một số yếu tố liên quan đến nội dung như: ý chí tự nguyện của các bên tham gia, đối tượng, nội dung của hợp đồng không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội. Quy định về điều kiện hình thức của hợp đồng dân sự phải tuân theo quy định của pháp luật là không phù hợp với thực tế, tạo ra “kẽ hở” về mặt pháp lý để một bên tham gia hợp đồng có thể lợi dụng để thu lợi cho mình và gây thiệt hại đến GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương - 10 - SVTH: Hoàng Xuân Thùy Dương Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự - lý luận và thực tiễn quyền lợi chính đáng của bên kia. Bên cạnh đó, mặc dù chế định hợp đồng được BLDS 1995 quy định, nhưng vẫn chưa chấm dứt Pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm 1989. Do đó, vẫn còn nhiều tồn tại cũng như chưa có sự nhất quán giữa các quy định của pháp luật, khiến cho các quy định về hợp đồng của BLDS 1995 chưa được phát huy đúng mức của BLDS. Chính những yêu cầu trên nên cần phải đổi mới quy định của BLDS sao cho phù hợp hơn với tình hình thực tế. Vì vậy BLDS 2005 đã được Quốc hội thông qua ngày 14/06/2005 và có hiệu lực ngày 01/01/2006. Trong đó, quy định tại Điều 122 BLDS 2005 đã có sửa đổi, tách riêng quy định yêu cầu về hình thức ra khỏi nhóm các quy định về điều kiện có hiệu lực đối với hợp đồng dân sự và quy định hình thức của hợp đồng dân sự chỉ trở thành điều kiện có hiệu lực của hợp đồng trong trường hợp pháp luật có quy định. Cụ thể như sau: “1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây: a] Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự; b] Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội; c] Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện. 2. Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có quy định”. BLDS 2005 quy định hình thức của hợp đồng dân sự là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng trong trường hợp pháp luật có quy định. Với quy định này, BLDS 2005 đã góp phần hạn chế việc tuyên bố hợp đồng dân sự vô hiệu đối với những hợp đồng có nội dung và mục đích phù hợp quy định của pháp luật, phù hợp với ý chí đích thực của các bên nhưng có vi phạm về hình thức; qua đó cũng hạn chế những người không có thiện chí đã viện dẫn sự vi phạm về hình thức của hợp đồng mà yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu. Quy định này thể hiện rõ nguyên tắc tôn trọng tự do ý chí của các bên. Bên cạnh đó, điều kiện về nội dung và mục đích cũng có sự thay đổi cơ bản. Bên cạnh đó, nếu như BLDS 1995 quy định nội dung và mục đích không trái quy định của pháp luật và đạo đức xã hội thì BLDS 2005 lại quy định không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội. Quy định này tôn trọng nguyên tắc hiến định công dân được làm những gì pháp luật không cấm. GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương - 11 - SVTH: Hoàng Xuân Thùy Dương Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự - lý luận và thực tiễn 1.2. Một số khái niệm cơ bản 1.2.1. Khái niệm hợp đồng dân sự Để có thể tồn tại và phát triển, các chủ thể trong xã hội phải tham gia vào các giao dịch nhất định thông qua việc trao đổi, dịch chuyển các lợi ích do mình tạo ra và nhận lại những lợi ích vật chất cần thiết từ các chủ thể khác nhằm thỏa mãn các nhu cầu chính đáng của mình. Một trong những phương thức cơ bản để thực hiện việc trao đổi lợi ích trong xã hội chính là sự thỏa thuận giữa các bên, dựa trên các nguyên tắc tự do, tự nguyện, bình đẳng và được đặt dưới sự bảo trợ của luật pháp. Hiện tượng đó được định danh trong luật bằng thuật ngữ pháp lý: “Hợp đồng”. Ngày nay, hợp đồng là công cụ pháp lý quan trọng và phổ biến để con người thực hiện các giao dịch nhằm thỏa mãn hầu hết mọi nhu cầu của mình. Khi các bên phải chuyển giao tài sản, thực hiện hoặc không thực hiện một công việc nhất định nhằm đáp ứng nhu cầu của nhau trong sinh hoạt, tiêu dùng hoặc trong sản xuất kinh doanh thì giữa họ hình thành quan hệ hợp đồng dân sự. Tuy vậy, trong lịch sử lập pháp của nhân loại, để tìm ra được một thuật ngữ chính xác, như thuật ngữ “hợp đồng” đang được sử dụng trong pháp luật của hầu hết các quốc gia ngày nay, là việc không dễ dàng. 1.2.1.1. Định nghĩa Điều 388 BLDS 2005 quy định “Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”. Khái niệm hợp đồng dân sự trong BLDS 2005 giữ nguyên khái niệm hợp đồng dân sự trong BLDS 1995. Theo đó hợp đồng dân sự là một giao dịch dân sự mà trong đó các bên tự trao đổi ý chí với nhau nhằm đi đến sự thỏa thuận cùng nhau làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ nhất định. Khái niệm về hợp đồng dân sự phải được xem xét dưới nhiều góc độ pháp lý khác nhau: - Theo phương diện khách quan, hợp đồng dân sự là các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ trong xã hội được phát sinh do quá trình trao đổi các lợi ích vật chất giữa các chủ thể tham gia quan hệ đó với nhau. - Theo phương diện chủ quan, hợp đồng dân sự là một giao dịch dân sự trong đó các bên trao đổi ý chí với nhau để đi đến một thỏa thuận chung nhằm làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ dân sự nhất định đối với nhau. Như vậy, hợp đồng dân GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương - 12 - SVTH: Hoàng Xuân Thùy Dương

Video liên quan

Chủ Đề