Luyện tập về dấu câu

Em xét xem những câu có chỗ trống đó là kiểu câu gì [câu hỏi, câu cầu khiến, câu cảm, câu kể] rồi điền dấu câu thích hợp tương ứng.

Trả lời:

Tùng bảo Vinh:

-  Chơi cờ ca rô đi !

-  Để tớ thua à? Cậu cao thủ lắm !

-  A! Tớ cho cậu xem cái này. Hay lắm !

Vừa nói, Tùng vừa mở tủ lấy ra quyển ảnh lưu niệm gia đình đưa cho Vinh xem.

-  Ảnh chụp cậu lúc lên mấy mà nom ngộ thế ?

-  Cậu nhầm to rồi! Tớ đâu mà tớ! Ông tớ đấy !

-  Ông cậu?

-  Ừ ! Ông tớ ngày còn bé mà. Ai cũng bảo tớ giống ông nhất nhà.

Câu 2

Khoanh tròn những dấu câu dùng sai trong mẩu chuyện vui Lười dưới đây rồi sửa lại cho đúng. Giải thích vì sao em lại sửa như vậy:

Các câu văn

Sửa lỗi và giải thích

Nam:  [1]Tớ vừa bị mẹ mắng vì toàn để chị phải giặt giúp quần áo.

Hùng: [2]Thế à? [3]Tớ thì chẳng bao giờ nhờ chị giặt quần áo.

Nam: [4]Chà. [5]Cậu tự giặt lấy cơ à! [6]Giỏi thật đấy?

Hùng: [7]Không? [8]Tớ không có chị, đành nhờ… anh tớ giặt giúp!

Nam: ! !!

Gợi ý:

Em xác định kiểu câu trong từng câu đã cho [câu hỏi, câu kể, câu cảm thán, câu hỏi hay câu cầu khiến] sau đó xét xem dấu câu được đặt ở phía cuối đã phù hợp hay chưa.

Đọc mẩu chuyện Dấu chấm và dấu phẩy [Tiếng Việt 5, tập hai, trang 138] và viết lại hai bức thư sao cho có đủ các dấu chấm, dấu phẩy cần thiết:

Dấu chấm và dấu phẩy

      Có lần, nhà văn nổi tiếng Bớc-na Sô nhận được tập bản thảo truyện gắn của một người đang tập viết văn, kèm theo một bức thư ngắn. Thư viết : "Thưa ngài tôi xin trân trọng gửi tới ngài một số sáng tác mới của tôi vì viết vội tôi chưa kịp đánh các dấu chấm dấu phẩy rất mong ngài đọc cho và điền giúp tôi những dấu chấm dấu phẩy cần thiết xin cảm ơn ngài."

       Vốn là người có khiếu hài hước, Bớc-na Sô bèn viết thư trả lời : "Anh bạn trẻ ạ tôi rất sẵn lòng giúp đỡ anh với một điều kiện là anh hãy đếm tất cả những dấu chấm dấu phẩy cần thiết rồi bỏ chúng vào phong bì gửi đến cho tôi chào anh."                                

TRẦN MẠNH THƯỜNG sưu tầm

a] Thưa ngài tôi xin trân trọng gửi tới ngài một số sáng tác mới của tôi vì viết vội tôi chưa kịp đánh các dấu chấm dấu phẩy rất mong ngài đọc cho và điền giúp tôi những dấu chấm dấu phẩy cần thiết xin cảm ơn ngài.

………………………………………

………………………………………

b] Anh bạn trẻ ạ tôi rất sẵn lòng giúp đỡ anh với một điều kiện là anh hãy đếm tất cả những dấu chấm dấu phẩy cần thiết rồi bỏ chúng vào phong bì gửi đến cho tôi chào anh.

…………………………………………

…………………………………………

Phương pháp giải:

Tác dụng của dấu phẩy:

- Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.

- Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.

- Ngăn cách các vế câu trong câu ghép.

Từ các tác dụng của dấu phẩy trên em hãy xét chúng trong nội dung hai bức thư để đặt vào vị trí phù hợp.

Lời giải chi tiết:

a] Thưa ngài, tôi xin trân trọng gửi tới ngài một số sáng tác mới của tôi. Vì viết vội tôi chưa kịp đánh các dấu chấm, dấu phẩy. Rất mong ngài đọc cho và điền giúp tôi những dấu chấm, dấu phẩy cần thiết. Xin cảm ơn ngài.

b] Anh bạn trẻ ạ, tôi rất sẵn lòng giúp đỡ anh với một điều kiện là anh hãy đếm tất cả những dấu chấm, dấu phẩy cần thiết rồi bỏ chúng vào phong bì gửi đến cho tôi. Chào anh.

Câu 2

Viết một đoạn văn khoảng 5 câu nói về hoạt động của học sinh trong giờ ra chơi ở sân trường. Nêu tác dụng của từng dấu phẩy được dùng.

Đoạn văn

…………………………………………

…………………………………………

Tác dụng của dấu phẩy

…………………………………………

…………………………………………

Phương pháp giải:

- Em hãy quan sát hoạt động của các bạn học sinh trong giờ ra chơi rồi viết thành đoạn văn.

- Đọc kĩ rồi xác định tác dụng của các dấu phẩy đã được em sử dụng trong đoạn văn.

Lời giải chi tiết:

Đoạn văn

[1] Vào giờ ra chơi, sân trường em rất nhộn nhịp. [2] Ở giữa sân, các bạn nam rủ nhau chơi đá cầu, rượt bắt, các bạn nữ nhảy dây. [3] Dưới tán một cây bàng to, một số bạn nam đang chơi bắn bi, những đôi mắt chăm chú dõi theo từng hòn bi nhiều màu sắc, từng đôi tay khéo léo bắn những đường bi điệu nghệ. [4] Trên những chiếc ghế đá đặt dưới hàng cây phượng, một nhóm bạn nữ ngồi đọc truyện, đọc sách, hoặc tâm tình với nhau. [5] Thỉnh thoảng, vài quả cầu lạc hướng bay đến, vài tiếng la lên thất thanh, những tràng cười vui vẻ rộ lên… [6] Tất cả tạo nên một âm thanh huyên náo, ồn ào vô cùng.

Tác dụng của dấu phẩy

- Câu 1: Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.

- Câu 2: Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ / ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu / ngăn cách các vế trong câu ghép.

Chủ Đề