Luyện tập về phương pháp lập luận trong văn nghị luận HỌC247

Ví dụ:

Phát hiện, phân tích và chữa các lỗi lập luận trong các đoạn văn sau: 

a. Trước cách mạng tháng Tám, Nam Cao chủ yếu sáng tác xoay quanh hai đề tài: người trí thức nghèo và người nông dân nghèo. Nhân vật trí thức trong truyện Nam Cao đều ở trong tình trạng mòn mỏi về tinh thần, bị cuộc sống nghèo khổ" áo cơm ghì sát đất" khiến tâm hồn họ không sao cất cánh lên được: Hoàng và Độ trong tác phẩm Đôi mắt, anh cu Lộ trong Tư cách mõ.....

b. Là một nhà văn suốt đời săn lùng và tìm kiếm cái đẹp, Nguyễn Tuân rất ưa những cảnh trí gây ấn tượng mạnh, độc đáo và hiếm có. Con người trong tác phẩm của ông phải là con người của tài hoa, tài nghệ. Đó là một con sông Đà khi êm ả về xuôi, Đà giang lại trữ tình, đằm vẻ sang trọng, đằm thắm một vẻ ấm, mộng mơ, duyên dáng....Thiên nhiên dữ dội nhưng mộng mơ .

c. Khi vầm bút HCM luôn tự đặt câu hỏi: “Viết cho ai?” (đối tượng), "viết để làm gì?" (mục đích), sau đó mới quyết định "viết cài gì?” (nội dung) và "viết như thế nào?” (hình thức). Và tùy từng trường hợp cụ thể, Người đã vận dụng phương châm đó theo những cách khác nhau. Vì thế, những tác phẩm của người chẳng những có tư tưởng sâu sắc, nội dung thiết thực mà còn có hình thức nghệ thuật sinh động, đa dạng.

Gợi ý làm bài:

Câu a:

  • Lỗi nêu luận cứ:
    • Tác phẩm Đôi mắt được viết sau cách mạng tháng Tám; Tác phẩm Tư cách mõ viết về đề tài người nông dân nghèo.
    • Luận cứ chưa đủ để đi đến kết.
  • Chữa lỗi:
    • "...khiến tâm hồn họ không sao cất cánh lên được: đó là những giáo khổ trường tư như văn hoá. San, Thứ trong Sống mòn, Điền trong Giăng sáng, Hộ trong Đời thừa..."

Câu b:

  • Lỗi nêu luận cứ, cách thức lập luận.
  • Chữa lỗi:
    • Là một nhà văn suốt đời săn lùng và tìm kiếm cái đẹp, cho nên Nguyễn Tuân rất ưa những cảnh trí gây ấn tượng mạnh, độc đáo và hiếm có. Nhân vật trong tác phẩm của ông phải là nhân vậti của tài hoa tài nghệ. Đó là một con sông Đà khi ở thượng nguồn sẽ là tột cùng của sự dữ dội, hung bạo. Còn khi êm ả về xuôi, Đà giang lại trữ tình, đằm ấm, mộng mơ, duyên dáng....Thiên nhiên dữ dội nhưng mộng mơ ấy được khắc hoạ đậm nét để rồi cùng nhau tôn xưng tài cao cường của người lái đò trên sông Đà.

Câu c:

  • Lỗi nêu luận điểm: chưa có luận điểm.
  • Chữa lỗi:
  •  Khi cầm bút, Hồ Chí Minh bao giờ cũng xuất phát từ mục đích, đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức của tác phẩm. Người luôn tự đặt câu hỏi: "Viết cho ai?" (đối tượng), "Viết để làm gì?" (mục đích ), sau đó mới quyết định " Viết cái gì?" (nội dung) và "Viết như thế nào?" (hình thức). Và tuỳ từng trường hợp cụ thể, Người đã vận dụng phương châm đó theo những cách khác nhau. Vì thế, những tác phẩm của Người chẳng những có tư tưởng sâu sắc, nội dung thiết thực mà còn có hình thức nghệ thuật sinh động, đa dạng.

Luyện tập về phương pháp lập luận trong văn nghị luận HỌC247

 I. Lập luận trong đời sống

  • Lập luận là cách đưa ra những lí lẽ và dẫn chứng (luận cứ) để dẫn dắt thuyết phục người nghe (đọc) chấp nhận một quan điểm, tư tưởng nào đó của người nói (viết). Quan điểm, tư tưởng cần được chấp nhận ấy là kết luận

 II. Lập luận trong văn nghị luận

  • Luận điểm trong văn nghị luận là những kết luận có tính khái quát, có ý nghĩa phổ biến đối với xã hội. Ví dụ:

a. Chống nạn thất học

b. Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước

c. Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội

d. Sách là người bạn lớn của con người

e. Học cơ bản mới có thể trở thành tài lớn

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Câu 1: Trang 32 sgk ngữ văn 7 tập 2

Đọc các ví dụ sau trả lời câu hỏi: 

a. Hôm nay trời mưa, chúng ta không đi chơi công viên nữa.

b. Em rất thích đọc sách, vì qua sách em học được nhiều điều.

c. Trời nóng quá đi, đi ăn kem đi.

Trong các câu trên, bộ phận nào là luận cứ, bộ phận nào là kết luận, thể hiện tư tưởng (ý định, quan điểm) của người nói? Mối quan hệ của luận cứ đối với kết luận là như thế nào? Vị trí luận cứ và kết luận có thể thay đổi cho nhau không?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 2: Trang 33 sgk ngữ văn 7 tập 2

Hãy bổ sung luận cứ cho các kết luận sau :

a. Em rất yêu trường em

b. Nói dối rất có hại 

c. … nghỉ một lát nghe nhạc thôi

d. …trẻ em cần biết nghe lời cha mẹ

e. … em rất thích đi tham quan

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 3: Trang 33 sgk ngữ văn 7 tập 2

Viết tiếp kết luận cho các luận cứ sau nhằm thể hiện tư tưởng, quan điểm của người nói 

a. Ngỗi mãi ở nhà chán lắm...

b. Ngày mai đã thi rồi mà bài vở còn nhiều quá…

c. Nhiều bạn nói năng thật khó nghe…

d. Các bạn đã lón rồi, làm anh làm chị chúng nó…

e. Cậu này ham đá bóng thật…

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 4: Trang 33 sgk ngữ văn 7 tập 2

Luận điểm trong văn nghị luận là những kết luận có tính khái quát, có ý nghĩa phổ biến đối với xã hội. Ví dụ:

a. Chống nạn thất học

b. Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước

c. Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội

d. Sách là người bạn lớn của con người

e. Học cơ bản mới có thể trở thành tài lớn 

Hãy so sánh với một số kết luận ở mục I.2 để nhận ra đặc điểm của luận điểm trong văn nghị luận.

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 5: Trang 34 sgk ngữ văn 7 tập 2

Do luận điểm có tầm quan trọng nên phương pháp lập luận trong văn nghị luận đòi hỏi phải khoa học và chặt chẽ. Nó phải trả lời các câu hỏi : Vì sao mà nêu ra luận điểm đó? Luận điểm đó có những nội dung gì? Luận điểm đó có cơ sở thực tế không? Luận điểm đó sẽ có tác dụng gì? ..Muốn trả lời các câu hỏi đó thì phải lựa chọn luận cứ thích hợp, sắp xếp chặ chẽ.  Em hãy lập luận cho luận điểm "Sách là người bạn lớn của con người '' bằng cách trả lời các câu hỏi  trên.

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 6: Trang 34 sgk ngữ văn 7 tập 2

Em hãy đọc truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi và Ếch ngồi đáy giếng. Từ mỗi truyện ấy, hãy rút ra một kết luận làm thành luận điểm của em và lập luận cho luận điểm đó.

=> Xem hướng dẫn giải

1. Thao tác lập luận giải thích:

- Là cắt nghĩa một sự vật, hiện tượng, khái niệm để người khác hiểu rõ, hiểu đúng vấn đề. Giải thích trong văn nghị luận là làm cho người đọc hiểu rõ được tư tưởng, đạo lí, phẩm chất, quan hệ cần được giải thích nhằm nâng cao nhận thức, trí tuệ, bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm.

- Cách giải thích: Tìm đủ lí lẽ để giảng giải, cắt nghĩa vấn đề đó. Đặt ra hệ thống câu hỏi để trả lời.

2. Thao tác lập luận phân tích:

- Là cách chia nhỏ đối tượng thành nhiều yếu tố bộ phận để đi sâu xem xét một cách toàn diện về nội dung, hình thức của đối tượng.

- Cách phân tích: Chia tách đối tượng thành nhiều yếu tố bộ phận theo những tiêu chí, quan hệ nhất định.

3. Thao tác lập luận chứng minh:

- Dùng những bằng chứng chân thực, đã được thừa  nhận để chứng tỏ đối tượng.

- Cách chứng minh: Xác định vấn đè chứng minh để tìm nguồn dẫn chứng phù hợp. Dẫn chứng phải phong phú, tiêu biểu, toàn diện sát hợp với vấn đề cần chứng minh, sắp xếp dẫn chứng phải lô gic, chặt chẽ và hợp lí.

4. Thao tác lập luận so sánh:

- Làm sáng tỏ đối tượng đang nghiên cứu trong mối tương quan với đối tượng khác.

- Cách so sánh: Đặt đối tượng vào cùng một bình diện, đánh giá trên cùng một tiêu chí, nêu rõ quan điểm, ý kiến của người viết.

5. Thao tác lập luận bình luận:

- Bình luận là bàn bạc, nhận xét, đánh giá về một vấn đề.

- Cách bình luận: Trình bày rõ ràng, trung thực vấn đề được bình luận, đề xuất và chứng tỏ được ý kiến nhận định, đánh giá là xác đáng. Thể hiện rõ chủ kiến của mình.

Thao tác lập luận bác bỏ:

- Là cách trao đổi, tranh luận để bác bỏ ý kiến được cho là sai .

- Cách bác bỏ: Nêu ý kiến sai trái, sau đó phân tích, bác bỏ, khẳng định ý kiến đúng; nêu từng phần ý kiến sai rồi bác bỏ theo cách cuốn chiếu từng phần.