Lý lẽ nghĩa là gì

Ý nghĩa của từ Lí lẽ là gì:

Lí lẽ nghĩa là gì? Dưới đây bạn tìm thấy một ý nghĩa cho từ Lí lẽ Bạn cũng có thể thêm một định nghĩa Lí lẽ mình


10

  3


điều nêu ra làm căn cứ để quyết định đúng sai, phải trái [nói khái quát] không đủ lí lẽ để bác bỏ lập l [..]



Câu trả lời chính xác nhất: Lí lẽ là những lời lẽ, được triển khai trong toàn bài văn, đôi khi ta hiểu gọn hơn là cách hành văn của mình.

Lí lẽ trong nghị luận thường phải đan xen biểu cảm, phải làm sáng tỏ cho luận điểm và tránh dài dòng, khó hiểu.

Ví dụ: Bạn Lanlà một học sinh giỏi, bạn Lanhọc giỏi rất nhiều môn đặc biệt là toán. [để tránh lặp nhiều từ và gây khó hiểu nên cần dùng lí lẽ dẫn chứng thuyết phục]

Để hiểu rõ hơn về Lý lẽ là gì và những lưu ý khi viết bài văn nghị luận, mời các bạn hãy cùng Top lời giải tìm hiểu phần nội dung dưới đây nhé!

1. Lý lẽ được đặt ở đâu trong bài văn nghị luận

Lí lẽ dẫn chứng dùng để thuyết phục người đọc. Thường đặt ở trọng tâm thân bài nếu luận luận ở đầu bài văn và lí lẽ ấy sẽ làm rõ luận điểm hoặc nếu luận điểm ở cuối bài ta cũng có thể đặt lí lẽ ở trọng tâm sau đó qua dẫn chứng ấy kết luận luận điểm. Còn nếu Theo kiểu song hành - tức là vừa nêu luận điểm vừa giải thích song hành nên ta cho lí lẽ đan xen với luận điểm.

Lưu ý:Lí lẽ dù đặt ở đâu cũng phải có sức thuyết phục, chính xác.

2. Dàn ý chung của bài văn nghị luận

- Luận chứng: là sự phối hợp, tổ chức các lý lẽ và dc để thuyết minh cho luận điểm. Luận chứng phải chặt chẽ, tránh cực đoan, một chiều, phải biết lật đi lật lại vấn đề để xem xét cho cạn lý hết lẽ.

- Lí lẽ là những lời lẽ, được triển khai trong toàn bài văn, đôi khi ta hiểu gọn hơn là cách hành văn của mình.

Lí lẽ trong nghị luận thường phải đan xen biểu cảm, phải làm sáng tỏ cho luận điểm và tránh dài dòng, khó hiểu.

-> Lí lẽ, dẫn chứng là yếu tố quan trọng giúp bài văn nghị luận hoàn chỉnh hơn.

Dàn bài khái quát:

a. Mở bài:

- Dẫn dắt vấn đề, giá trị khái quát nội dung can nghị luận và trích dẫn đề .

* Nếu đề bài là mẫu truyện ngắn chưa đưa ra vấn đề để trích dẫn thì phải giải mã đề và nêu vấn đề nghị luận.

b. Thân bài:

* Giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng.

* Biểu hiện:

- Trong gia đình

- Trong nhà trường

- Trong xã hội

* Vận dụng lí lẽ để kết luận vấn đề

- Trong cuộc sống vấn đề ấy quan trọng như thế nào?, đúng hay sai ?, tại sao lại như vậy?

- [Khẳng định đó là bài học chân lí từ lâu đời, là truyền thống, kinh nghiệm.]

- [Nêu dẫn chứng minh hoạ cho vấn đề từ trong thực tế, trong văn học, xã hội, gia đình, nhà trường.]

- Nếu vấn đề nghị luận vừa có yếu tố đúng vừa có yếu tố sai thì can nêu mặt hạn chế của đề ở điểm nào. Dẫn chứng.

* Phân tích nguyên nhân của vấn đề

* Phê phán hành vi sai trí về vấn đề ấy trong gia đình, nhà trường và xã hội.

* Ý nghĩa và hành động đúng

- Vấn đề nghị luận là lời khuyên, lời phê phán, cảnh tỉnh.. lời ca ngợi, bài học đạo lí.

- Mún thực hiện được, ta phải làm gì?, đưa ra giải pháp, hđ chung.

* Mở rộng vấn đề [nếu có]

- Nêu quan niệm ngày nay, vấn đề đó can bổ sung, xem xét thêm điều gì?

c. Kết bài:

- Khẳng định lại vấn đề nghị luận

- Liên hệ bản thân.

3. Những lưu ý khi làm bài văn nghị luận

* Đọc kỹ đề

- Mục đích: Hiểu rõ yêu cầu của đề, phân biệt được tư tưởng đạo lý hay hiện tượng đời sống.

- Phương pháp xác định: Đọc kỹ đề, gạch chân dưới từ, cụm từ quan trọng để giải thích và xác lập luận điểm cho toàn bài. Từ đó có định hướng đúng mà viết bài cho tốt.

* Lập dàn ý

- Giúp ta trình bày văn bản khoa học, có cấu trúc chặt chẽ, hợp logic.

- Kiểm soát được hệ thống ý, lập luận chặt chẽ, mạch lạc.

- Chủ động dung lượng các luận điểm phù hợp, tránh lan man, dài dòng.

* Dẫn chứng phù hợp

- Không lấy những dẫn chứng chung chung [không có người, nội dung, sự việc cụ thể] sẽ không tốt cho bài làm.

- Dẫn chứng phải có tính thực tế và lí lẽ thuyết phục [người thật, việc thật].

- Đưa dẫn chứng phải thật khéo léo và phù hợp [tuyệt đối không kể lể dài dòng].

* Lập luận chặt chẽ, lời văn cô động, giàu sức thuyết phục

- Lời văn, câu văn, đoạn văn viết phải cô đúc, ngắn gọn.

- Lập luận phải chặt chẽ.

- Cảm xúc trong sáng, lành mạnh.

- Để bài văn thấu tình đạt lý thì phải thường xuyên tạo lối viết song song [đồng tình, không đồng tình; ngợi ca, phản bác…].

* Bài học nhận thức và hành động

- Sau khi phân tích, chứng minh, bàn luận… thì phải rút ra cho mình bài học.

- Thường bài học cho bản thân bao giờ cũng gắn liền với rèn luyện nhân cách cao đẹp, đấu tranh loại bỏ những thói xấu ra khỏi bản thân, học tập lối sống…

* Độ dài cần phù hợp với yêu cầu đề bài

- Khi đọc đề cần chú ý yêu cầu đề [hình thức bài làm là đoạn văn hay bài văn, bao nhiêu câu, bao nhiêu chữ…] từ đó sắp xếp ý tạo thành bài văn hoàn chỉnh.

-------------------------

Mong rằng với những kiến thức trên đây của Top lời giải về Lý lẽ là gì và những lưu ý khi viết bài văn nghị luận, sẽ giúp các bạn học tốt môn Ngữ văn và đạt kết quả cao hơn.

Một nguyên lý sư phạm cho nền giáo dục tiên tiến: cấp cần câu chứ không cho cá. Cái cần câu cấp cho người học là phương pháp độc lập tư duy, đánh giá, phát hiện và giải quyết vấn đề. Trước hết, đó là phương pháp tư duy phản biện mà cốt lõi là lý thuyết lập luận. Khi có thói quen tư duy phản biện, hiện tượng được nhìn nhận, đào sâu tới gốc rễ của nó. Hơn ai hết, giới nghị sĩ phải rèn luyện về lập luận.

Đang xem: Lý lẽ là gì

Lập luận là gì? Thế nào là lập luận?

Xuất phát từ tiền đề [những sự kiện, chân lý được mọi người thừa nhận], dựa trên những lý lẽ chúng ta đi tới những kết luận – đó là lập luận. Có hai loại lập luận: lập luận để chứng minh một chân lý và lập luận để thuyết phục.

Loại lập luận thứ nhất thuộc lôgích hình thức. Đó là toán chứng minh trong hình học, đại số, vật lý, hoá học… dạy trong trường học. Lý lẽ trong loại này là những định lý, định luật, quy tắc… đã biết.

Trong đời thường còn có loại lập luận để thuyết phục, tạo niềm tin, nói sao cốt để người nghe thấy “lọt lỗ tai” rồi tin theo điều mình nói hoặc từ bỏ những xác tín cũ. Lý lẽ chủ yếu ở loại lập luận này là những lôgích đời thường: “ở hiền gặp lành” là lý lẽ về quan hệ nhân quả, “trời kêu ai người ấy dạ” là lý lẽ về số mạng, “con nhà tông không giống lông cũng giống cánh” là lý lẽ về dòng dõi. Đó là những lẽ thường hay lý lẽ “hiển nhiên là thế”. Loại lập luận này thuộc lôgích phi hình thức. Ở đây lý lẽ có tầm quan trọng hàng đầu. Chất vấn, trả lời, tranh luận trước Quốc hội là những lập luận để thuyết phục.

Xem thêm:   Cách Làm Chả Cốm Cách Làm Chả Cốm Ngon Đơn Giản Tại Nhà Chuẩn Vị

Lý lẽ trong lập luận

Những kết luận không chứng minh, không có lý lẽ là loại lập luận quyền uy chẳng thuyết phục được ai. Tiếc thay, loại này thường thấy trong diễn đàn Quốc hội.

“Chân lý thuộc về số đông” là loại lý lẽ về số lượng. Nó loại trừ lý lẽ “ta làm theo cách của ta”. Dùng lý lẽ này, GS Hoàng Tuỵ viết: “Yếu kém nhất của nền giáo dục đại học Việt Nam hiện nay là đi lạc con đường chung của thế giới đang đi. Lạc hậu còn có thể khắc phục được nhưng lạc đường thì mãi mãi khó đuổi kịp các nước” [Sài Gòn Tiếp Thị, 14.10.2011].

Xem thêm: Nam Sinh 1981 Mệnh Gì ? Xem Tử Vi Tuổi Tân Dậu Nam Mạng Sinh Năm 1981

Lập luận là gì

Ý thức được tầm quan trọng của lý lẽ “chân lý thuộc về số đông”, nhiều đại biểu Quốc hội đánh tráo thành nhân danh số đông. Ông Hoàng Hữu Phước nói mà không đưa ra được chứng cứ thống kê “đa số công dân sẽ không ủng hộ luật biểu tình” thì chỉ là nhân danh số đông – nhân danh nhân dân. Mấy ai tin cái “đa số công dân” của ông Hoàng Hữu Phước.

Thú vị là lý lẽ dựa vào uy thế cũng hay được dùng trong Quốc hội để tăng thêm trọng lượng cho lập luận. Khi bàn cần có luật biểu tình, cả hai đại biểu Dương Trung Quốc và Trương Trọng Nghĩa đều viện tới Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Nguỵ biện và sai lầm trong lập luận

Luật đặt ra để điều chỉnh các hành vi xã hội. Xảy ra một vài cuộc biểu tình hỗn loạn, tại sao không nghĩ rằng hãy xây dựng luật biểu tình để hạn chế biểu tình hỗn loạn mà lại nghĩ cần cấm biểu tình?

Đánh tráo khái niệm là một cách nguỵ biện hay thấy trong lập luận nghị trường. Từ demonstration [biểu tình] xuất hiện trong tiếng Anh từ thế kỷ 14, là hình thức đấu tranh của một tập hợp người, công khai đòi quyền lợi, chống bất công, phản đối một điều gì đó đối với giới chủ hay nhà cầm quyền được đại biểu Phước đánh tráo thành biểu tình với động cơ chính trị “chống chính phủ”, thậm chí có đại biểu khác còn đẩy lên thành “chống chế độ”. Đây là kiểu lập luận chụp mũ hù doạ. Người nói quên mất bên cạnh những cuộc biểu tình “chống” còn có những cuộc biểu tình ủng hộ – chống lại cuộc biểu tình “chống”. Câu chuyện phe “áo đỏ”, “áo vàng” bên Thái còn chưa xa.

Nếu xuất phát từ những tiền đề vu vơ, những lý lẽ tào lao thì lập luận chẳng thuyết phục nổi ai. Xem xét quyền biểu tình theo trình độ dân trí và nền kinh tế là một lối tư duy hết sức tuỳ tiện, gợi nhớ đến lập luận của một đại biểu Quốc hội khoá trước: “Các nước có chỉ số IQ cao thì người ta làm đường cao tốc”.

Xem thêm: Vòng Phong Thủy Mệnh Kim Hợp Đeo Đá Màu Gì? 7 Loại Đá Phù Hợp Với Người Mệnh Kim

Về phương diện lập luận, chân lý không phải luôn luôn thuộc về số đông. Chỉ mình ông Dương Trung Quốc phát biểu ủng hộ cần luật biểu tình, nhưng hầu như không ai có tranh luận bác bỏ. Vậy, ông Dương Trung Quốc đúng.

Video liên quan

Chủ Đề