Màn hình là thiết bị gì

Màn hình là bộ phận quan trọng, không thể thiếu của chiếc máy tính. Vậy màn hình máy tính là gì? Các loại máy tính có ưu nhược điểm gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau nhé!

Màn hình máy tính là gì?

Màn hình máy tính hay còn được gọi với những cái tên khác như Monitor, Computer display, Visual display unit. Là thiết bị điện tử dùng để kết nối với máy tính nhằm mục đích hiển thị hình ảnh. Phục vụ cho quá trình giao tiếp giữa người sử dụng với máy tính.

Màn hình là thiết bị gì
Đối với các máy tính để bàn màn hình máy tính là một bộ phận tách rời riêng rẽ. Nhưng đối với máy tính xách tay màn hình là một bộ phận luôn đi kèm, không thể tách rời.

Các loại màn hình máy tính hiện nay

Màn hình máy tính loại CRT

Ưu điểm

  • Màu sắc sống động, chân thực nên rất được ưa chuộng trong thiết kế.
  • Giá thành rẻ hơn so với các màn hình khác.
  • Màn hình có độ bền cao.

Nhược điểm

  • Độ phân giải thấp, còn nhiều hạn chế
  • Cần tiêu thụ khá nhiều điện khi sử dụng

Màn hình LCD (màn hình tinh thể lỏng)

Ưu điểm

  • Chất lượng hình ảnh mang lại cao, sống động, sắc nét nhờ có độ phân giải cao, độ tương phản tốt,..
  • Màn hình LCD tiêu thụ rất ít điện năng. Tiết kiệm được năng lượng và thân thiện với môi trường.
  • Giá thành thấp nên phù hợp cho mọi ngành nghề và thích hợp cho mọi thiết bị điện tử.

Nhược điểm

  • Màn hình bị hạn chế về mật độ điểm ảnh, màu sắc hiển thị ngoài trời nắng gắt sẽ bị giảm đáng kể.
  • Chất lượng màn hình sau một thời gian sử dụng sẽ bị giảm.

Màn hình TN (Twisted Nematic)

Màn hình là thiết bị gì
Ưu điểm
  • Giá thành rẻ rất phù hợp để phục vụ cho nhu cầu học tập.
  • Tiết kiệm được điện năng, thân thiện môi trường.
  • Tấm nền có tốc độ phản hồi nhanh, đạt tới 1 ms.
  • Màn hình TN còn cho phép hiển thị hình ảnh ở tần số quét cao, có thể lên đến 240Hz.

Nhược điểm

  • Góc nhìn tại màn hình này khá hẹp.
  • Hình ảnh cùng màu sắc trên màn hình sẽ bị nhạt đi nếu người dùng không ngồi trực diện với màn hình.

Màn hình máy tính loại IPS

Ưu điểm

  • Màu sắc chân thực, hình ảnh sắc nét và sinh động.
  • Có góc nhìn rộng phù hợp với đại đa số người dùng.
  • Độ bền khá tốt. Khi chạm tay vào màn hình IPS, hiện tượng lóe sáng, xuất hiện các điểm ảnh sẽ không xảy ra.

Nhược điểm

  • Màn hình dày do cấu tạo của tinh thể lỏng
  •  Khả năng chịu lực khá kém
  • Tấm nền IPS tốn nguồn pin nhiều hơn.

Màn hình máy tính loại OLED/ AMOLED

Ưu điểm

  • Chất lượng hình ảnh cao, tạo ra hình ảnh sắc nét, sinh động, màu sắc chân thực.
  • Ít bị hao tốn điện năng
  • Góc nhìn rộng hơn.

Nhược điểm

  • Chi phí sản xuất màn hình AMOLED thường cao hơn so với các màn hình thông thường.
  • Chất lượng màn hình sẽ bị giảm đi sau khi sử dụng một thời gian.

Màn hình máy tính loại Retina

Ưu điểm

  • Hình ảnh hiển thị sắc nét, sinh động và chân thực
  • Góc độ rộng hơn, đảm bảo chất lượng hình ảnh ở mọi góc độ.

Nhược điểm

  • Màn hình Retina khá dày do cấu tạo 3 lớp (lớp đèn nền, lớp hiển thị và lớp cảm ứng).
  • Cần tiêu tốn nhiều điện năng.
  • Màn hình này mang tính độc quyền nên chưa thích ứng với nhiều ứng dụng công nghệ.

Màn hình máy tính loại CCFL

Màn hình là thiết bị gì
Ưu điểm
  • Giá thành rẻ là ưu điểm nổi bật của loại màn hình này.

Nhược điểm

  • Màn hình CCFL khá nóng khi sử dụng.
  • Tiêu tốn nhiều điện năng.
  • Màn hình có độ bền kém.

Qua bài viết trên hy vọng các bạn đã có thể trả lời câu hỏi màn hình máy tính là gì? Cùng những ưu nhược điểm của các màn hình hiện nay. Với những thông tin trên mong rằng các bạn có thêm cân nhắc để lựa chọn những màn hình phù hợp nhất.

  1. Những thiết bị nào sau đây được xếp vào nhóm thiết bị ngoại vi?

  1. Mainboard, CPU, CD-ROM Drive, Chuột

  2. HDD, CD-ROM Drive, FDD, Bàn phím

  3. Bàn phím, chuột, màn hình, máy in

  4. Màn hình, CPU, RAM, Main

  1. Điện thoại thông minh (Smartphone) là gì?

  1. Hỗ trợ tất cả các hệ điều hành

  2. Bền hơn so với điện thoại di động khác

  3. Điện thoại tích hợp một nền tảng hệ điều hành di động với nhiều tính năng hỗ trợ tiên tiến

  4. Điện thoại chỉ có chức năng nghe và gọi

  1. Trong máy tính, PC là viết tắt của từ nào?

  1. Performance Computer

  2. Personnal Computer

  3. Personal Computer

  4. Printing Computer

  1. Phần cứng máy tính là gì?

  1. Cấu tạo của phần mềm về mặt logic

  2. Cấu tạo của phần mềm về mặt vật lý

  3. Các bộ phận cụ thể của máy tính về mặt vật lý như màn hình, chuột, bàn phím,…

  4. Cả 3 phương án đều sai

  1. Bộ nhớ tạm thời

  2. Bộ nhớ đọc, ghi

  3. Bộ nhớ chỉ đọc

  4. Bộ nhớ ngoài

  1. MB (Megabyte) là đơn vị đo gì?

  1. Đo tốc độ mạng

  2. Đo tốc độ của nguồn máy tính

  3. Đo dung lượng của thiết bị lưu trữ như đĩa cứng

  4. Độ phân giải màn hình

  1. Phát biểu nào là đúng khi nói đến CPU?

  1. CPU được tạo bởi bộ nhớ RAM và ROM

  2. CPU lưu trữ các phần mềm người sử dụng

  3. CPU là viết tắt của Processing Unit, là đơn vị xử lý trung tâm tích hợp trong một chip được gọi là một vi xử lý, để xử lý dữ liệu và dịch các lệnh của chương trình

  4. CPU thường được tích hợp với một chip gọi là vi xử lý

  1. Đơn vị tính nhỏ nhất của máy tính là gì?

  1. Byte

  2. Megabyte

  3. Bit

  4. Terabyte

  1. 2 bit

  2. 10 bit

  3. 8 bit

  4. 16 bit

  1. CPU làm những công việc chủ yếu nào?

  1. Lưu trữ dữ liệu

  2. Nhập dữ liệu

  3. Xử lý dữ liệu

  4. Xuất dữ liệu

  1. Khi đọc các thông số cấu hình của một máy tính thông thường: 2GHZ-320GB-4.00GB, con số 4.00GB chỉ điều gì?

  1. Chỉ tốc độ của bộ vi xử lý

  2. Chỉ dung lượng của đĩa cứng

  3. Chỉ dung luojng bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên RAM

  4. Chỉ dung lượng của bộ nhớ chỉ đọc ROM

  1. Thành phần nào của máy tính có thể ngăn máy tính khởi động, nếu nó bị hư hỏng hoặc kết nối không đúng cách?

  1. Chuột

  2. Bàn phím

  3. Ổ đĩa cứng

  4. Máy in

  1. Nhóm nào sau đây bao gồm các thiết bị được xếp vào cùng loại?

  1. Đĩa cứng trong, máy in, các loại đĩa quang (CD,DVD), thẻ nhớ, ổ nhớ di động

  2. Đĩa cứng trong, đĩa cứng ngoài, USB, thẻ nhớ, máy scan, ổ nhớ di động

  3. Đĩa cứng trong, đĩa cứng ngoài, các loại đĩa quang (CD,DVD), thẻ nhớ, ổ nhớ di động

  4. Máy in, máy scan, màn hình, loa

  1. Hãy chỉ ra đâu là thiết bị nhập?

  1. Máy in

  2. Máy quét

  3. Loa

  4. Màn hình

  1. Các thiết bị nào có thể thiếu trong một máy tính?

  1. Bộ nguồn

  2. Bộ nhớ RAM

  3. Ổ đĩa mềm

  4. Màn hình

  1. Các thành phần cơ bản của 1 máy tính?

  1. CPU, các thiết bị lưu trữ, bộ nhớ

  2. CPU, bộ nhớ, các thiết bị nhập dữ liệu

  3. CPU, các thiết bị lưu trữ, bộ nhớ, các thiết bị nhập và các thiết bị xuất dữ liệu

  4. Bộ nhớ, các thiết bị nhập, thiết bị xuất dữ liệu và con người

  1. Máy in và máy quét, thiết bị nào là thiết bị nhập thông tin vào máy tính?

  1. Máy in

  2. Máy quét

  3. Cả hai

  4. Không cái nào

  1. Các thiết bị: chuột, bàn phím, máy quét, thuộc khối chức năng nào?

  1. Thiết bị xuất

  2. Thiết bị nhập

  3. Khối xử lý

  4. Các thiết bị lưu trữ

  1. Thiết bị xuất để đưa ra kết quả xử lý cho người sử dụng. Các thiết bị xuất thông dụng hiện nay là?

  1. Màn hình, ổ cứng

  2. Màn hình, màn hình cảm ứng, máy in, loa, tai nghe

  3. Máy in, ổ mềm

  4. Màn hình, ổ mềm

  1. Phần mềm công cộng là gì?

  1. Là phần mềm có tính phí và bạn có thể chia sẻ cho những người khác mà không mất phí

  2. Là phần mềm không có bản quyền, bất cứ ai cũng có thể sử dụng miễn phí mà không bị hạn chế

  3. Là phần mềm dùng thử bị hạn chế về thời gian sử dụng và các tính năng sử dụng

  4. Là phần mềm có bản quyền và được thay đổi bới bất cứ ai

*** Lưu ý: Những câu hỏi trên chỉ mang tính chất tham khảo.

NGÀNH TIN HỌC ỨNG DỤNG

TRUNG TÂM TIN HỌC ĐH KHTN