Mất bao lâu để tiêu hoá mì tôm

Mất bao lâu để tiêu hoá thức ăn?

Thời gian tiêu hoá thức ăn sẽ khác nhau giữa từng người, giữa nam giới và nữ giới. Sau khi ăn, sẽ mất khoảng từ 6 - 8 tiếng để thực phẩm đi từ dạ dày tới ruột non. Phần còn lại của thức ăn sau đó sẽ đi vào ruột già để được tiêu hoá, hấp thu nước và một số vi chất, cuối cùng là loại bỏ các chất cặn bã. Thời gian thức ăn ở lại ruột già là khoảng hơn 1 ngày để được phân giải thành các phân tử nhỏ hơn.

Thông thường, thời gian di chuyển của thức ăn như sau: di chuyển qua dạ dày [2-5 tiếng], di chuyển qua ruột non [2-6 tiếng], di chuyển qua ruột già [10-59 tiếng] và tổng thời gian di chuyển qua toàn bộ hệ tiêu hoá [10-73 tiếng]. Tính tổng thời gian, kể từ khi bạn nuốt thức ăn đến khi bã thức ăn đó được tống ra ngoài dưới dạng phân, sẽ mất khoảng từ 2-5 ngày.

Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian và tốc độ tiêu hoá thức ăn bao gồm lượng thực phẩm và loại thực phẩm đã ăn, giới tính, quá trình trao đổi chất và các bệnh về hệ tiêu hoá.

Thời gian tiêu hoá các loại thực phẩm

Một trong những yếu tố quan trọng quyết định thời gian và mức độ tiêu hoá chính là loại thực phẩm mà bạn ăn vào. Sau đây là thời gian tiêu hoá cụ thể của một số loại thực phẩm:

  • Nhóm thực phẩm cung cấp tinh bột: Các thực phẩm giàu tinh bột mất khoảng 5 tiếng để tiêu hoá. Các thực phẩm chứa chủ yếu là đường đơn hoặc đường đôi sẽ có thời gian tiêu hoá nhanh hơn các thực phẩm có chứa đường đa do có cấu trúc đơn giản hơn.
  • Nhóm thực phẩm cung cấp đạm: thịt đỏ và cá có thể mất tới 12-24 tiếng để được tiêu hoá hoàn toàn. Chất đạm và các chất béo có trong các loại thực phẩm này là các phân tử rất phức tạp và cơ thể cần có thời gian dài hơn để hấp thu được toàn bộ.
  • Nhóm cung cấp chất xơ: trái cây và rau xanh – rất giàu chất xơ, có thể di chuyển qua hệ tiêu hoá chỉ trong vòng dưới 1 ngày, cụ thể: trái cây tươi hoặc khô sẽ mất khoảng 2-5 tiếng để tiêu hoá. Do đó, trên thực tế, đây vẫn được coi là các thực phẩm nhuận tràng.
  • Ngoài ra, sữa và các chế phẩm từ sữa: có thể mất khoảng 12 tiếng để tiêu hoá. Các loại nước trái cây: chỉ mất 15 phút.
  • Nhóm cung cấp chất béo: tổng thời gian từ khi ăn đến khi chất béo được loại bỏ ra ngoài khá dài, trung bình mất khoảng 40 tiếng [dao động từ 33 đến 47 tiếng]

Những thực phẩm được tiêu hoá nhanh nhất là những loại đồ ăn vặt nhiều đường, ví dụ như kẹo. Cơ thể sẽ phân giải kẹo chỉ trong vòng 20-30 phút và do đó, bạn sẽ lại nhanh chóng cảm thấy đói.

Mất bao lâu để tiêu hoá mì ăn liền?

Như vậy, có thể thấy, còn rất nhiều điều chúng ta chưa biết về thời gian tiêu hoá thực phẩm. Nhiều loại thực phẩm tưởng chừng dễ tiêu hoá và vô cùng phổ biến như thịt lợn lại mất kha khá thời gian để tiêu hoá [khoảng 5 tiếng], trong khi đó, nhiều loại thực phẩm tưởng chừng khó tiêu nhưng lại không khó tiêu như nhiều người vẫn nghĩ, ví dụ như mì ăn liền.

Một gói mì ăn liền loại thông dụng [75g] chứa chủ yếu là chất bột đường [khoảng 40g-50g], khoảng 10-13g chất béo và khoảng 6,8g chất đạm. Về bản chất, mì ăn liền có thành phần chính là tinh bột. Do đó, thời gian tiêu hoá mì ăn liền cũng tương tự như thời gian tiêu hoá các loại thực phẩm giàu đường bột khác như cơm, bún, phở. Khi ăn mì ăn liền, một phần tinh bột có trong sợi mì sẽ  được tiêu hóa ngay tại khoang miệng, sau đó chuyển xuống dạ dày và được lưu giữ khoảng 3-4 giờ. Và theo cơ chế tiêu hóa như vậy, việc mì ăn liền tồn tại sau 2 giờ, thậm chí 3-4 giờ để tiêu hóa trong dạ dày là điều bình thường. Khoảng thời gian này cũng không phải là quá dài so với nhiều loại thực phẩm khác.

Các mẹo để quá trình tiêu hoá nhanh hơn, giúp tiêu hoá tốt hơn

Để giúp thực phẩm di chuyển trơn tru qua hệ tiêu hoá và dự phòng các tình trạng như tiêu chảy và khó tiêu, bạn nên áp dụng một số biện pháp sau:

  • Ăn nhiều trái cây, rau xanh và ngũ cốc nguyên cám
  • Hạn chế tiêu thụ thịt đỏ và các thực phẩm giàu chất béo, đồ ăn chế biến sẵn
  • Bổ sung probiotic
  • Tập thể dục thể thao hàng ngày
  • Ngủ đủ giấc
  • Kiểm soát căng thẳng

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Quá trình tiêu hóa thực phẩm diễn ra như thế nào?

Sợ vì khó tiêu

Chị Hoàng Thuỳ Trang, Cầu Giấy, Hà Nội chia sẻ chị là tín đồ của mì ăn liền nhưng hai năm nay chị sợ vì nghe nói mì ăn liền khó tiêu, ngâm lâu trong dạ dày ảnh hưởng tới sức khoẻ. Thế nên, dù rất thích món ăn tiện ích này nhưng chị Trang đành phải "chia tay" với nó.

Không riêng gì chị Trang, nhiều người là tín đồ của mì ăn liền cũng chột dạ sợ vì những thông tin mì ăn liền không được tiêu hoá trong dạ dày khi ăn vào hai tiếng.

Nhiều người tiêu dùng trở nên ngần ngại khi dùng mì ăn liền bởi tin đồn cho rằng món này khó tiêu với cơ thể

Về việc mì ăn liền ở lâu trong dạ dày hơn các thực phẩm khác, PGS.TS Lê Bạch Mai – Nguyên Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết: “Quá trình tiêu hóa thức ăn trong cơ thể trải qua một chặng đường dài, đi từ miệng đến thực quản, dạ dày, ruột non và cuối cùng là ruột già, với sự trợ giúp của các cơ quan khác như tuyến tụy, gan và mật. Quá trình này xảy ra với mọi loại thức ăn, kể cả mì ăn liền. Khi ăn mì ăn liền, một phần tinh bột có trong sợi mì đã được tiêu hóa ngay tại khoang miệng, sau đó chuyển xuống dạ dày và được lưu giữ khoảng 3-4 giờ. Và theo cơ chế tiêu hóa như vậy, việc mì ăn liền tồn tại sau 2 giờ, thậm chí 3-4 giờ tiêu hóa trong dạ dày là bình thường”.

PGS.TS Lê Bạch Mai cũng cho biết thêm, mì ăn liền vốn là một món ăn được dùng để thay bún, miến, phở, cháo, cơm… khá phổ biến, tiện dụng, quen thuộc và kinh tế của nhiều gia đình. Nguyên liệu làm ra mì ăn liền chủ yếu là từ bột lúa mì [bột mì]. Khi sử dụng mì ăn liền thì quá trình tiêu hóa cũng diễn ra tương tự như với bún, phở, cơm, cháo.

Với thành phần chính là tinh bột, mì ăn liền cũng có cơ chế tiêu hóa tương tư như cơm, bún, phở…

Có thể thưởng thức mì gói như một bữa ăn tốt cho sức khỏe

Như vậy có thể thấy, việc sử dụng mì ăn liền cũng như bún, phở, cơm, cháo, hoàn toàn thuận theo cơ chế tiêu hóa của cơ thể nên người tiêu dùng không cần phải quá lo lắng. Không những thế, chúng ta hoàn toàn có thể thưởng thức mì gói như một bữa ăn tốt, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể.

Theo PGS.TS Lê Bạch Mai, trung bình, một gói mì ăn liền loại thông dụng [75g] chứa 40g-50g chất bột đường; 13g-17g chất béo và thường không ít hơn 6,8g đạm, có thể cung cấp cho cơ thể 300-350Kcal [tương đương 15%-17% nhu cầu năng lượng mỗi ngày đối với người trưởng thành]. Vấn đề của mì ăn liền là lượng vitamin, khoáng chất khá ít. Vì thế khi chế biến, người tiêu dùng nên kết hợp với các thực phẩm khác như thêm rau cải, giá đỗ, rau má, rau muống, cà rốt, cà chua… Sự hiện diện của của chất xơ trong rau củ sẽ làm tinh bột được hấp thu chậm hơn, tăng lượng phân đào thải giúp tránh táo bón, giảm nguy cơ bị bệnh trĩ, ngăn ngừa cholesterol máu cao, giảm nguy cơ bệnh tim mạch và bệnh đái tháo đường tuýp 2.

Nên kết hợp nhiều thực phẩm khác nhau với mì ăn liền để tạo nên bữa ăn giàu dinh dưỡng, hỗ trợ tốt cho hệ tiêu hóa

Ngoài ra, cũng theo PGS.TS Lê Bạch Mai, người tiêu dùng còn có thể thưởng thức mì gói kèm thực phẩm giàu đạm bằng cách bổ sung thêm vào mỗi bát mì khoảng 3-4 lát thịt bò, thịt lợn hoặc 2-3 con tôm, hoặc quả trứng… để bữa ăn từ mì gói được cân đối hơn về năng lượng đến từ chất đạm, đặc biệt là cân đối giữa đạm động vật và thực vật.

Hiện nay, một số sản phẩm mì gói đã được nhà sản xuất bổ sung thêm rau củ, thịt, trứng, rong biển… nhằm đa dạng thực phẩm, tăng giá trị dinh dưỡng và giúp người tiêu dùng thay đổi khẩu vị của bữa ăn mì gói. Người tiêu dùng có thể tìm hiểu để có thêm nhiều lựa chọn cho bản thân và gia đình.

Lê Nga

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Võ Thị Thùy Trang - Bác sĩ Nội soi tiêu hóa, Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng. Bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nội soi tiêu hóa.

Thời gian tiêu hóa thức ăn khác nhau giữa nam và nữ. Sau ăn, phải mất khoảng 6 - 8 giờ để thức ăn đi qua dạ dày và ruột non. Thực phẩm sau đó đi vào ruột già để tiếp tục tiêu hóa, hấp thụ nước và loại bỏ thức ăn khó tiêu.

Nhìn chung, quá trình tiêu hóa thức ăn mất khoảng 24 đến 72 giờ để di chuyển qua toàn bộ đường ống tiêu hóa. Thời gian cụ thể phụ thuộc vào số lượng và loại thực phẩm mà bạn đã ăn. Bên còn đó, còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như giới tính, quá trình trao đổi chất và liệu bạn có bất kỳ vấn đề tiêu hóa nào có thể làm chậm hoặc tăng tốc quá trình tiêu hóa hay không.

Ban đầu, thức ăn di chuyển tương đối nhanh qua hệ thống tiêu hóa. Trong vòng 6 đến 8 giờ, thức ăn đã di chuyển qua dạ dày, ruột non và ruột già.

Khi đã ở trong ruột già, thức ăn được tiêu hóa trong bữa ăn có thể nằm tại đây hơn một ngày và tiếp tục được hấp thu, phân giải.

Phạm vi bình thường cho thời gian vận chuyển đi qua toàn bộ ruột như sau: đi qua dạ dày [2 đến 5 giờ], quá trình đi ruột non [2 đến 6 giờ], đi đến qua đại tràng [10 đến 59 giờ] và vận chuyển toàn bộ ruột [10 đến 73 giờ].

Tốc độ tiêu hóa cũng phụ thuộc vào bản chất của thức ăn. Thịt và cá có thể mất tới 2 ngày để tiêu hóa hoàn toàn. Các protein và chất béo có trong các loại thực phẩm này là các phân tử phức tạp nên mất nhiều thời gian hơn để cơ thể phân giải.

Mỗi loại thức ăn có thời gian tiêu hóa khác nhau

Ngược lại, trái cây và rau quả do có nhiều chất xơ nên có thể di chuyển qua hệ thống tiêu hóa trong vòng chưa đầy một ngày. Trên thực tế, những thực phẩm giàu chất xơ giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn.

Loại thực phẩm nhanh được tiêu hóa nhất là các thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn vặt có đường như kẹo. Cơ thể có thể tiêu hóa chúng trong vòng vài giờ nên khiến bạn đói trở lại nhanh hơn.

Tiêu hóa là quá trình cơ thể phá vỡ và phân giải thức ăn thành các chất dinh dưỡng mà cơ thể bạn cần để hoạt động. Bất cứ cái gì còn sót lại sau khi quá trình tiêu hóa kết thúc thì được gọi là chất thải và cơ thể sẽ loại bỏ các chất này.

Hệ thống tiêu hóa của bạn được tạo thành từ năm phần chính:

  • Miệng
  • Thực quản
  • Dạ dày
  • Ruột non
  • Ruột già

Đây là những gì xảy ra sau khi bạn ăn thức ăn:

  • Khi nhai, các tuyến trong miệng của bạn sẽ tiết ra nước bọt. Chất lỏng này chứa các enzyme phá vỡ tinh bột trong thức ăn và kết quả là tạo một khối bột nhão gọi là bolus để dễ nuốt hơn.
  • Sau khi nuốt, thức ăn di chuyển xuống thực quản, đây là đường ống nối giữa miệng với dạ dày. Khi sắp tới dạ dày, cơ thắt thực quản dưới sẽ mở ra để cho thức ăn di chuyển vào dạ dày.
  • Axit trong dạ dày sẽ phá vỡ thức ăn nhiều hơn so với miệng, tạo ra một hỗn hợp nhão thấm dịch dạ dày và thức ăn được tiêu hóa một phần. Hỗn hợp này tiếp tục di chuyển đến ruột non.

Axit trong dạ dày giúp phá vỡ thức ăn nhiều hơn

  • Trong ruột non, tuyến tụy và gan cũng cung cấp thêm dịch tiêu hóa vào hỗn hợp thức ăn từ dạ dày xuống. Dịch tiêu hóa từ tụy giúp phá vỡ carbohydrate, chất béo và protein. Dịch mật từ túi mật giúp hòa tan chất béo. Vitamin, các chất dinh dưỡng khác và nước di chuyển qua các thành của ruột non để đi vào máu. Các phần thức ăn chưa tiêu hóa sẽ tiếp tục di chuyển đến ruột già.
  • Ruột già hấp thụ số lượng nước và các chất dinh dưỡng còn sót lại trong thức ăn. Cuối cùng thức ăn trở thành chất thải rắn, được gọi là phân.
  • Trực tràng lưu trữ phân cho đến khi bạn đã sẵn sàng để đi đại tiện.

Một số bệnh lý có thể làm gián đoạn tiêu hóa và gây ra một số triệu chứng khó chịu như ợ nóng, đầy hơi, táo bón hoặc tiêu chảy, cụ thể như sau:

  • Trào ngược axit xảy ra khi cơ thắt thực quản dưới bị suy yếu. Điều này dẫn đến axit từ dạ dày đi lên thực quản và gây ra triệu chứng ợ nóng.
  • Bệnh celiac liên quan đến hệ thống miễn dịch của chính người bệnh tấn công và làm hỏng ruột khi người bệnh ăn phải thức ăn có chứa thành phần gluten.

Bệnh celiac sẽ làm hỏng ruột người bệnh khi ăn thức ăn chứa gluten

  • Táo bón xảy ra khi nhu động ruột ít hơn bình thường. Dẫn đến khi đi đại tiện, phân cứng và khó ra ngoài hơn bình thường. Táo bón gây ra các triệu chứng như đầy hơi và đau bụng.
  • Bệnh viêm ruột bao gồm bệnh Crohnviêm loét đại tràng. Các bệnh lý này gây ra tình trạng viêm mạn tính trong ruột nên có thể dẫn đến loét, đau, đi ngoài ra máu, giảm cân, suy dinh dưỡng và làm tăng nguy cơ ung thư ruột kết.
  • Hội chứng ruột kích thích gây ra các triệu chứng khó chịu như đầy hơi, tiêu chảy và táo bón, nhưng không liên quan đến ung thư hoặc các bệnh đường tiêu hóa nghiêm trọng khác.
  • Không dung nạp Lactose có nghĩa là cơ thể người bệnh thiếu enzyme cần thiết để phá vỡ đường có trong các sản phẩm sữa. Khi người bệnh uống sữa, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng như đầy hơi và tiêu chảy.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

Bài viết tham khảo nguồn: healthline.com

Ruột thừa nằm bên phải hay bên trái ổ bụng?

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề