Mẫu biên bản de xuất

Mẫu biên bản kiểm tra định kỳ, đột xuất nơi nuôi giữ thủy sản sống mới nhất? Hướng dẫn soạn thảo biên bản kiểm tra định kỳ, đột xuất nơi nuôi giữ thủy sản sống? Một số quy định liên quan đến thủy sản sống?

Thủy sản sống là loài động vật thủy sản, rong, tảo có khả năng sinh trưởng, phát triển. Thủy sản sống cần một nơi nuôi giữ đảm bảo an toàn và đúng theo quy định để chúng có thể sinh trưởng và phát triển tốt. Vậy để kiểm tra định kỳ, đột xuất nơi nuôi giữ thủy sản sống được thực hiện như thế nào? Bài viết dưới đây Luật Dương Gia cung cấp tới bạn đọc mẫu biên bản kiểm tra định kỳ, đột xuất nơi nuôi giữ thủy sản sống mới nhất.

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

Mục lục bài viết

  • 1 1. Biên bản kiểm tra định kỳ, đột xuất nơi nuôi giữ thủy sản sống là gì?
  • 2 2. Mẫu biên bản kiểm tra định kỳ, đột xuất nơi nuôi giữ thủy sản sống:
  • 3 3. Hướng dẫn lập biên bản kiểm tra định kỳ, đột xuất nơi nuôi giữ thủy sản sống:
  • 4 4. Một số quy định liên quan đến thủy sản sống:
    • 4.1 4.1. Trình tự, thủ tục cấp phép nhập khẩu thủy sản sống đối với trường hợp phải đánh giá rủi ro:
    • 4.2 4.2. Trình tự, thủ tục cấp phép nhập khẩu thủy sản sống đối với trường hợp không phải đánh giá rủi ro:
    • 4.3 4.3. Hiệu lực giấy phép nhập khẩu thủy sản sống:
    • 4.4 4.4. Trách nhiệm của Tổng cục Thủy sản:
    • 4.5 4.5. Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh và cơ quan kiểm dịch thủy sản sống nhập khẩu:

Mẫu biên bản kiểm tra định kỳ, đột xuất nơi nuôi giữ thủy sản sống là mẫu biên bản được lập ra để ghi chép về việc kiểm tra định kỳ, đột xuất nơi nuôi giữ thủy sản sống.

Mẫu biên bản kiểm tra định kỳ, đột xuất nơi nuôi giữ thủy sản sống được lập ra để  ghi chép lại nội dung kiểm tra định kỳ, đột xuất nơi nuôi giữ thủy sản sống. và là cơ sở để cơ quan dựa vào đó để làm việc.

2. Mẫu biên bản kiểm tra định kỳ, đột xuất nơi nuôi giữ thủy sản sống:

Mẫu được ban hành theo Thông tư 25/2018/TT-BNNPTNT. Mời bạn đọc cùng tham khảo mẫu biên bản kiểm tra định kỳ, đột xuất nơi nuôi giữ thủy sản sống chi tiết nhất:

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

TỔNG CỤC THỦY SẢN….

——-——-——-——-

Số: …/…

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Xem thêm: Có được chuyển đổi đất nuôi trồng thủy sản sang đất thổ cư không?

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————

Hà Nội, ngày …. tháng …. năm 20…

BIÊN BẢN KIỂM TRA ĐỊNH KỲ, ĐỘT XUẤT NƠI NUÔI GIỮ THỦY SẢN SỐNG

Hôm nay ngày… tháng … năm …, tại …

1.Thành phần đoàn kiểm tra:

a)Ông/bà … chức vụ: …

b)Ông/bà … chức vụ: …

Xem thêm: Diện tích mặt nước là gì? Quy định về đất có mặt nước nội địa?

2.Đại diện tổ chức, cá nhân nhập khẩu thủy sản sống: …

Chức vụ: …

Số điện thoại: …Số fax: …E.mail: …

Địa chỉ tổ chức, cá nhân nhập khẩu: …

3.Tên thủy sản sống nhập khẩu: …

4.Địa điểm kiểm tra: (Địa chỉ nơi nuôi giữ lô hàng): …

5.Số lượng đã nhập khẩu (tính từ thời điểm … đến thời điểm …): …

6.Hiện trạng về thủy sản sống đang nuôi lưu giữ tại thời điểm kiểm tra: …

Xem thêm: Điều kiện và thủ tục nuôi thủy sản lòng bè

7.Điều kiện thực tế nơi nuôi giữ thủy sản sống nhập khẩu như sau:

-Sơ đồ khu vực nuôi giữ thuộc quyền sở hữu: …

-Mô tả chi tiết điều kiện nuôi giữ thủy sản sống và hệ thống xử lý nước thải:….

-Số lượng/khối lượng thủy sản sống tối đa có thể nuôi giữ trong cùng thời điểm: …

(kèm theo ảnh chụp khu vực nuôi thực tế có xác nhận của tổ chức, cá nhân nhập khẩu).

8.Kết quả thực hiện theo Kế hoạch kiểm soát thủy sản sống đã được phê duyệt: …

9.Kết luận:

10.Kiến nghị, đề xuất:

Xem thêm: Hình thức sử dụng đất nuôi trồng thủy sản của hộ gia đình

.., ngày … tháng … năm 20…

ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC CÁ NHÂN

(Họ và tên, chữ ký và đóng dấu)

CHI CỤC TRƯỞNG

(Họ và tên, chữ ký và đóng dấu)

3. Hướng dẫn lập biên bản kiểm tra định kỳ, đột xuất nơi nuôi giữ thủy sản sống:

-Ghi rõ biên bản được lập vào hồi mấy giờ …, ngày , tháng, năm lập biên bản.

-Những người tham gia vào quá trình kiểm tra định ký và đột xuất nơi nuôi giữ thủy sản ký và ghi rõ họ tên.

4. Một số quy định liên quan đến thủy sản sống:

Theo Thông tư 25/2018/TT-BNNPTNT  quy định  về trình tự, thủ tục cấp phép nhập khẩu thủy sản sống như sau:

Xem thêm: Thủ tục xin thuê đất, xin giao đất nuôi trồng thủy hải sản

4.1. Trình tự, thủ tục cấp phép nhập khẩu thủy sản sống đối với trường hợp phải đánh giá rủi ro:

Hồ sơ đề nghị cấp phép bao gồm:

-Đơn đề nghị cấp phép theo Mẫu số 01 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư Thông tư 25/2018/TT-BNNPTNT;

-Bản chính bản thuyết minh đặc tính sinh học của thủy sản sống nhập khẩu theo Mẫu số 02 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư Thông tư 25/2018/TT-BNNPTNT;

-Bản chính Kế hoạch kiểm soát thủy sản sống nhập khẩu theo Mẫu số 03 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư Thông tư 25/2018/TT-BNNPTNT.

Trình tự cấp phép:

Tổ chức, cá nhân gửi 01 bộ hồ sơ đến Tổng cục Thủy sản theo hình thức gửi trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc theo cơ chế một cửa quốc gia, dịch vụ công trực tuyến (nếu có);

Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ, Tổng cục Thủy sản xem xét tính đầy đủ của hồ sơ; nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, Tổng cục Thủy sản thông báo bằng văn bản cho tổ chức cá nhân;

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ, Tổng cục Thủy sản thẩm định hồ sơ; nếu hồ sơ không hợp lệ, Tổng cục Thủy sản thông báo bằng văn bản cho tổ chức cá nhân và nêu rõ lý do;

Xem thêm: Điều kiện kinh doanh chế biến và nuôi trồng thủy hải sản

Trong thời hạn 30 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Tổng cục Thủy sản tổ chức thực hiện đánh giá rủi ro theo quy định tại Chương III Thông tư Thông tư 25/2018/TT-BNNPTNT , cấp Giấy phép nhập khẩu thủy sản sống kèm theo Kế hoạch kiểm soát thủy sản sống nhập khẩu được phê duyệt theo Mẫu số 06 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp không cấp phép nhập khẩu, Tổng cục Thủy sản trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do;

Tổng cục Thủy sản trả Giấy phép nhập khẩu thủy sản sống trực tiếp tại nơi nhận hồ sơ hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc dịch vụ công trực tuyến hoặc cơ chế một cửa quốc gia.

4.2. Trình tự, thủ tục cấp phép nhập khẩu thủy sản sống đối với trường hợp không phải đánh giá rủi ro:

Hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu thủy sản sống để làm thực phẩm, làm cảnh, giải trí bao gồm:

-Đơn đề nghị cấp phép theo Mẫu số 01 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư Thông tư 25/2018/TT-BNNPTNT;

-Bản chính Kế hoạch kiểm soát thủy sản sống nhập khẩu theo Mẫu số 03 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư Thông tư 25/2018/TT-BNNPTNT;

-Bản chính Báo cáo kết quả nhập khẩu, nuôi giữ theo Mẫu số 04 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư Thông tư 25/2018/TT-BNNPTNT, bản sao chụp biên bản kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản theo Mẫu số 07 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư Thông tư 25/2018/TT-BNNPTNT (áp dụng đối với trường hợp tổ chức, cá nhân nhập khẩu thủy sản sống từ lần thứ hai trở đi).

Hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu thủy sản sống để nghiên cứu khoa học bao gồm:

-Thành phần hồ sơ theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 6 Thông tư 25/2018/TT-BNNPTNT;

Xem thêm: Xử lý hộ chăn nuôi heo thải mùi hôi thối ra môi trường?

-Bản chính đề cương nghiên cứu khoa học đã được cơ quan có chức năng nghiên cứu khoa học hoặc cơ quan quản lý nhà nước phê duyệt.

Hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu thủy sản sống để trưng bày tại hội chợ, triển lãm bao gồm:

-Thành phần hồ sơ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6 Thông tư 25/2018/TT-BNNPTNT;

-Bản chính hoặc bản sao chứng thực giấy tờ chứng minh về việc tham gia hội chợ, triển lãm và phương án xử lý sau khi kết thúc hội chợ, triển lãm theo Mẫu số 05 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư Thông tư 25/2018/TT-BNNPTNT.

Trình tự cấp phép nhập khẩu:

-Thực hiện theo quy định tại điểm a, b và điểm đ khoản 2 Điều 5 Thông tư Thông tư 25/2018/TT-BNNPTNT;

-Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Tổng cục Thủy sản cấp Giấy phép nhập khẩu thủy sản sống kèm theo Kế hoạch kiểm soát thủy sản sống được phê duyệt (đối với trường hợp quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều 4 Thông tư Thông tư 25/2018/TT-BNNPTNT) hoặc phương án xử lý sau khi kết thúc hội chợ, triển lãm được phê duyệt (đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 2 Điều 4 Thông tư Thông tư 25/2018/TT-BNNPTNT) theo Mẫu số 06 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư Thông tư 25/2018/TT-BNNPTNT.

4.3. Hiệu lực giấy phép nhập khẩu thủy sản sống:

-Hiệu lực của Giấy phép nhập khẩu thủy sản sống để làm thực phẩm, làm cảnh, giải trí, nghiên cứu khoa học căn cứ trên đề xuất của tổ chức, cá nhân nhập khẩu hoặc kết quả đánh giá rủi ro nhưng không quá 12 tháng kể từ ngày cấp.

Xem thêm: Đấu thầu sử dụng đất nuôi trồng thủy sản

-Hiệu lực của Giấy phép nhập khẩu thủy sản sống để trưng bày tại hội chợ, triển lãm căn cứ trên đề xuất của tổ chức, cá nhân và kế hoạch tổ chức hội chợ, triển lãm nhưng không quá thời điểm kết thúc hội chợ, triển lãm.

4.4. Trách nhiệm của Tổng cục Thủy sản:

-Chủ trì thực hiện đánh giá rủi ro, cấp giấy phép nhập khẩu thủy sản sống; báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khi có yêu cầu.

-Thông báo công khai trên website của Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn danh sách thủy sản sống đã được đánh giá rủi ro bao gồm tên tiếng Việt, tên khoa học và tên tiếng Anh (nếu có).

-Chủ trì, phối hợp với các bên có liên quan kịp thời hướng dẫn biện pháp xử lý trong trường hợp phát hiện bằng chứng thủy sản sống nhập khẩu là loài xâm hại hoặc có nguy cơ xâm hại hoặc có dịch bệnh xảy ra tại quốc gia xuất xứ, quốc gia xuất khẩu.

-Chủ trì xây dựng, trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kế hoạch kiểm tra hệ thống quản lý, sản xuất, kinh doanh thủy sản sống tại quốc gia xuất khẩu khi phát hiện nguy cơ ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm, an toàn sinh học và môi trường sinh thái của Việt Nam.

-Chủ trì thực hiện kiểm tra trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản địa phương; kiểm tra đột xuất nơi nuôi giữ của tổ chức, cá nhân nhập khẩu khi có dấu hiệu vi phạm.

4.5. Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh và cơ quan kiểm dịch thủy sản sống nhập khẩu:

Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh:

– Xây dựng kế hoạch kiểm tra thủy sản sống nhập khẩu hằng năm tại địa phương, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để triển khai thực hiện;

Xem thêm: Chính sách ưu đãi thuế đối với hoạt động nuôi trồng thủy sản

– Thực hiện kiểm tra, giám sát định kỳ cơ sở nhập khẩu thủy sản sống không quá 01 lần trong thời gian hiệu lực của Giấy phép nhập khẩu dựa trên Kế hoạch kiểm soát thủy sản sống hoặc kiểm tra đột xuất cơ sở nhập khẩu thủy sản sống khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm; báo cáo Tổng cục Thủy sản kết quả kiểm tra định kỳ hàng quý hoặc ngay khi phát hiện có thủy sản sống xuất hiện ở môi trường tự nhiên, môi trường nuôi trồng thủy sản;

– Lưu bằng chứng về việc đã xử lý thủy sản sống sau hội chợ, triển lãm; tổ chức chứng kiến việc đã xử lý trong trường hợp tổ chức, cá nhân không tái xuất.

– Cơ quan thực hiện nhiệm vụ kiểm dịch thủy sản sống nhập khẩu thông báo bằng văn bản cho cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh ngay sau khi có kết quả kiểm dịch để phối hợp quản lý.

Như vậy, Thủy sản sống nhập khẩu được pháp luật nước ta quy định rất chặt chẽ về trình tự thủ tục nhập khẩu và trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền.