Mẫu hoàng là ai

Đối với người nhân gian chúng ta, Ngọc Hoàng Thượng Đế là nhân vật không xa lạ gì. Đặc biệt chúng ta thấy vô cùng thân quen khi xem các bộ phim điện ảnh như Tây Du Ký. Quen thuộc vậy nhưng không có nhiều người hiểu đúng về Ngọc Hoàng Thượng Đế, dẫn tới việc thờ cúng theo cách mê tín, không mang lại nhiều lợi ích, không có cảm ứng chân thật.

Ngọc Hoàng Thượng Đế, hay còn gọi là Vua trời Đế Thích, đối với người học Phật thì đều biết Ngài là vua cõi trời Đao Lợi, là một trong 6 cõi trời trong Dục Giới. Ngọc Hoàng Thượng Đế là vị thiên vương rất thân thuộc với chúng sinh ở cõi Ta Bà, cho nên Ngài được rất nhiều người trong thế gian kính thờ. Nếu chúng sinh nào muốn sinh về cõi trời Đao Lợi thì cần phải tu được viên mãn Thập Thiện Nghiệp Đạo. Cho nên khi thờ tượng Ngọc Hoàng Thượng Đế thì chính là nhắc nhở mọi người thường xuyên phải nỗ lực tu Thập Thiện Nghiệp Đạo.

Vương Mẫu Nương Nương là người luôn ở bên cạnh Ngọc Hoàng Thượng Đế, tức là nữ hậu của Đao Lợi Thiên Cung. Thực ra, truyền thuyết về Vương Mẫu Nương Nương thì rất nhiều, tuy nhiên, ở đây chúng tôi không đề cập quá nhiều đến những truyền thuyết, cũng không dám trích dẫn các kinh điển của Đạo Giáo hay Phật Giáo, bởi vì chúng tôi vẫn chưa nắm rõ việc nói về Vương Mẫu Nương Nương ở bộ kinh nào. Tuy nhiên, theo dân gian thì xưa nay xem Vương Mẫu Nương Nương như là ngưòi mẹ từ bi của đất trời, thường hay ban vui cho người thế gian. Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật nội dung liên quan đến Vương Mẫu Nương Nương trong thời gian tới.

Đối với tín người thờ cúng các vị thần tiên và thiên nhân, chúng ta thường thấy có nhiều vị như Thái Thượng Lão Quân, Kim Đồng Ngọc Nữ, v.v... Việc thờ cúng tượng Thần Tiên, tượng Thiên nhân đều có ý nghĩa giáo dục rất thiết thực. Bởi vì người xưa rất có trí tuệ, khi họ thờ cúng một vị thần nào, thờ cúng một vị thiên nhân nào, đều có lý do cả, hoàn toàn không phải là mê tín. Thông thường, người xưa thường lấy đức hạnh hoặc những công lao to lớn của người được thờ để làm gương mẫu cho con cháu học tập. Khi thờ một vị thần linh hoặc thiên nhân, người xưa thường nhắc nhở con cháu phải nỗ lực học tập nương theo vị đó.

Như trên đã đề cập, việc thờ tượng nói chung, hoặc thờ các vị thiên nhân nói riêng, đều là mục đích giáo dục. Khi thờ một vị nào đó thì chúng ta phải mỗi ngày hướng về những lời dạy của vị đó mà học tập, tu dưỡng. Ví dụ, thời tượng Ngọc Hoàng Thượng Đế thì phải biết Ngọc Hoàng Thượng Đế tu nhân gì mà được sinh làm vua cõi trời Đao Lợi, muốn vãng sinh về cõi đó thì phải làm gì, phải tu ra sao, tất cả đều phải học tập. Cho nên, hiếu học rất quan trọng, nếu học tập đúng cách thì việc thờ cúng sẽ trở nên vô cùng có ý nghĩa, không phải là để cầu xin gì đó, mà chính là để nương theo học tập.

Hi vọng chúng ta cùng nhau nỗ lực học tập thông qua hình tượng của các vị Thiên vương, Thiên Nhân.

Công Cha như Núi Thái Sơn

Nghĩa Mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Từ ngàn xưa đến nay, người Mẹ luôn giữ một vai trò hết sức quan trọng đối với cuộc sống nhân loại. Không có người Mẹ, không có danh nhân, không có anh hùng…Chính người Mẹ là đấng sáng tạo ra những nhân cách kỳ diệu, kỳ vĩ hơn mặt trời, huyền diệu hơn tạo hóa. Chính Người đã chắt chiu cuộc sống, chịu đựng gian khó để cho các con có cuộc sống tươi đẹp hôm nay. Mang đầy đủ những đức tính cao quý nhất của những người Mẹ bình thường của nhân loại, là Đấng sinh thành, nuôi dưỡng cả vũ trụ bao la và của tất thảy chúng sinh trong đó, đó chính là Đức Phật Mẫu Hoàng Thiên.

Truyền thuyết kể rằng, khi thế giới còn trong thời kỳ hỗn mang, vũ trụ chỉ có một chất khí là Thái cực, bỗng khí Thái cực xoay dần rồi ngưng kết phát ra tiếng nổ lớn [theo Lý thuyết của ngành vật lý các hạt cơ bản thì đó là vụ nổ nguyên thuỷ vĩ đại gọi là Big Bang [Vụ Nổ lớn] cách đây khoảng 15 tỷ năm và vũ trụ được tạo ra từ đó], Vụ Nổ lớn đã tạo ra không gian, thời gian và vật chất, đồng thời tạo nên một khối ánh sáng vĩ đại gọi là Đại Linh Quang; Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế phân chia Thái cực thành Lưỡng nghi; Lưỡng nghi sinh Tứ tượng, Tứ tượng sinh Bát quái, Bát quái sinh vạn vật, Bát quái biến hoá vô cùng tạo ra Càn Khôn thế giới[1], từ đó vũ trụ được hình thành. Như vậy, nguồn gốc của vũ trụ là Thái cực, sự khởi đầu của vũ trụ chính là sự phân chia khối khí thành tam tài [Thiên, Địa, Nhân]. Thái cực vừa là nguồn gốc, vừa là điều kiện sinh thành của mọi sự vật, đức nguyên của trời là khí, đức nguyên của đất là hình. Hơi khí của trời và đất đều là sinh ý, hai khí ấy gặp nhau tạo ra cơ mầu để sinh hóa. Đức Phật Mẫu đã phối hợp Lưỡng nghi để tạo ra các tầng Trời, tinh cầu, địa cầu và Càn khôn Vũ trụ; Người đã sinh ra vạn linh rồi cho đầu kiếp xuống các địa cầu tạo thành vạn vật và chúng sinh. Trải qua vô số kiếp ở thế gian, nhiều người trong số đó đã học tập, tu dưỡng, tiến bộ về tâm linh, đạt quả vị Thần, Thánh, Tiên, Phật. Đến nay, nhân loại đã trải qua tam đại kiếp của Cõi Ta Bà, mỗi đại kiếp có một vị Phật cầm quyền cai quản Càn khôn thế giới: Đính Quang Phật [cai quản Trang Nghiêm Kiếp], Đức Phật Thích Ca [cai quản Hiền Kiếp] và hiện nay [Tinh Tú Kiếp] là thời kỳ Đức Phật Di Lặc cai quản. Mẫu phân chia thế giới, phân công vị trí, vai trò của các ngôi cai quản ba cõi:

“Phật, Tiên, Thánh, Mẫu - bốn Tòa

   Chia ra từng cấp để mà soi tâm

   Mới có Xuân, Hạ, Thu, Đông

 Xuân hoa đua nở trong lòng sướng vui”.

Theo giáo lý Phật giáo, Phật là người tu hành đã đắc đạo, thấu suốt tất cả sự lý trong vũ trụ, linh hồn đã vào cõi Niết Bàn, không còn đầu thai theo thuyết luân hồi nữa; là một Đấng toàn trí, toàn năng, là người đã dứt khỏi luân hồi, vượt qua mọi tham ái, đạt giác ngộ hoàn toàn, đạt giải thoát, chứng Niết bàn. Phật nhập Niết bàn cũng là lúc chấm dứt quá trình đạt đạo. Đức Phật Mẫu đã lập ra Vườn Đào Tiên và dùng đào tiên ban thưởng cho người đắc đạo trở về Niết Bàn. Về vai trò và quyền năng của Phật Mẫu, giáo lý Đạo Cao Đài viết: “Chúng ta đã có một bà mẹ là Phật Mẫu cầm quyền năng tạo đoan xác thịt hình hài của ta, Chí Tôn là Cha cho nhứt điểm Tính, Phật Mẫu là mẹ của xác, cho nhứt điểm Khí, cha mẹ hữu hình, vâng lịnh Phật Mẫu tạo xác thịt hiện hữu đây, còn quyền năng thi hài Đấng ấy làm chủ. Phật Mẫu có tính chất của Bà Mẹ, bần đạo xin làm chứng rằng: Tính chất bà mẹ hữu hình thế nào thì tính chất của bà mẹ Phật Mẫu cũng hiện y nguyên như vậy, nhưng có phần yêu ái hơn, bảo trọng hơn, binh vực hơn”[2]. Phật Mẫu cầm Pháp chuyển cơ sinh hoá vô tận, cả loài người, cây, cỏ, sắt, đá..v.v..cũng nhờ tay của Đức Phật Mẫu nắm Pháp biến xuất, Người là Chưởng quản Tạo hóa thiên. Quả cầu vũ trụ là Mẫu sinh thời tạo dựng, khai thiên lập địa cùng Mẹ Trời chuyển xoay: “Phật Mẫu hoàng chuyển xoay vũ trụ/Trái đất cùng vạn vật đổi thay”. Đức Ngọc Hoàng ban cho con người điểm linh quang là phần tinh thần, Phật Mẫu ban cho chúng ta phần khí chất là phần sinh lực. Phật Mẫu Hoàng Thiên sinh ra và ban cho chúng sinh cuộc sống, Phật Mẫu Đất Địa đón chúng sinh khi bóng đã xế chiều. Tóm lại, tất thảy chúng sinh trong càn khôn vũ trụ đều là con cái của Đức Phật Mẫu, dù đó là những Giáo Chủ như Đức Moise, Đức Phật Thích Ca, Đức Di Lặc, Khổng Tử hay Chúa Jesus[3]…Mẫu che chở cho chúng sinh, xóa nỗi khổ đau, bắc nhịp cầu chỉ lối nhiệm màu tiêu sinh. Trái đất là một thực thể sống có nhân tính do Mẫu sinh, Mẫu dưỡng; mùa màng thóc gạo Mẫu sinh để nuôi dưỡng các con; non trùng, hạ thảo Mẫu tạo dựng phân chia, mỗi con một châu lục, một màu da, một truyền thống khác nhau. Các hiện tượng thiên nhiên như mưa, gió, sấm chớp, sóng thần, động đất, núi lửa.v.v..đều có liên quan đến năng lực tâm linh. Nói cách khác, các hiện tượng đó diễn ra dưới sự điều khiển của những vị thần nhất định, mà đứng đầu, quyền lực tối thượng là Phật Mẫu Hoàng Thiên.

Đức Phật Mẫu đã hoá thân xuống thế gian dưới nhiều hình tượng và danh xưng khác nhau, các nước phương Tây gọi là Đức Mẹ, các nước phương Đông gọi là Cửu Thiên Huyền Nữ, Thái Dương Thần Nữ, Tiên Thiên Thánh Mẫu. Lão Giáo [Trung Hoa] gọi là Lão Mẫu, Ấn Độ giáo tôn thờ Ngài là Đức Devi Bhagava; ở Việt Nam dân gian ta gọi là Bà Chúa Tiên hay nôm na là Mẫu[4]. Đạo Cao Đài tôn thờ Đức Phật Mẫu ở Ngôi thứ Nhì, Đức Thượng Đế ở Ngôi thứ Nhất; đối với họ, mọi biểu hiện của sức mạnh thần thánh bắt nguồn từ Mẹ tối cao. Trong các ngôi chùa Phật giáo ở Miền Bắc nước ta đều có gian thờ Mẫu trang nghiêm. Tuỳ theo phong tục và nhận thức của từng quốc gia, dân tộc mà có những cách thức khác nhau để biểu lộ lòng tôn kính, hiếu hạnh với Người. Mẫu thánh thiện và quyền lực vô song, luôn chứa chan lòng từ bi ban ân phúc cho mọi người, chỉ cần con người có một đức tin và tâm hồn thanh tịnh, trong sáng thì sẽ được nhận được lời chỉ dạy và ân huệ của Người:“Tuy rằng Mẫu Mẹ vô hình/Nhưng Mẹ giáng cõi Tâm linh sang lời/Mẹ khuyên dương thế con ơi/Có Cha, có Mẹ trên cao giáng Trần/Mẹ cho con đón Hội Xuân/Hội Thiên Mẹ mở cõi trần vui tươi/Con ơi, tâm cốt Phật Trời/Giáng trần đổi mới cho đời văn minh/Các con đón cõi Thiên Đình/Đón được cõi tâm linh Phật Trời”.

Như bao bà mẹ trên thế gian này, Phật Mẫu luôn khuyên con người dù ở vị trí xã hội nào, ở bất kỳ quốc gia nào cũng phải luôn đặt chữ “tu thiện” hàng đầu để mở mang lòng người cho trí tuệ, tư duy được sáng suốt, minh mẫn và luôn yêu thương con người; không ham danh lợi, hiển vinh, không xa hoa, lãng phí, không hận thù, tham vọng, không ganh ghét, chia rẽ; không có tâm dạ “mọt sâu”, không làm kẻ xấu để “rầu nồi canh”. Mẫu dạy:“Gắng tu giữ lấy Đạo nhà/Bồ đề gốc Phật tại nhà con tu/Công lao Cha Mẹ đắp bù/Hôm nay mới có trường tu tại nhà”; “Phàm trần tu đức, con ơi/Tu nhân, tích đức cho đời hiển vinh/Con ơi, vận mệnh Thiên Đình/Cuối kỷ có cõi Tâm linh xuống Trần/Xuống Trần giải nghiệp cho dân/Nhân nào, quả đó, muôn phần vinh hoa”[5]. Nhờ thực hiện những điều mà Đức Mẫu đã chỉ dạy, những người có tâm đức sẽ được vững vàng đi trên đường đạo, không kiêu hãnh với những công quả đã thực hiện, luôn làm việc thiện và giữ tâm công chính:“Hoàn cầu trái đất Mẫu thì chuyển xoay/Các con thiện, ác trả lời ngay/Luật Trời Mẫu xử nay thời công minh”. Đó cũng là phương cách để giúp nhân loại hưng thịnh trên đường tiến hóa:“Cha Mẹ cho muôn thuở, muôn đời/Bình minh đã sáng lên rồi/Các con sẽ được đời đời vinh hoa/Công ơn đây là của Mẹ Cha/Đó là giáng thế chan hòa cho dân”.

Theo triết lý Phật giáo, mỗi thế giới đều trải qua bốn kiếp là: “Thành, Trụ, Hoại, Không”. Trong đó, Hoại, Không là thời kỳ cuối của chu kỳ thành lập vũ trụ, vạn vật. Trong kinh Phật giáo Hòa Hảo, Đức Thích Ca đã tiên tri: “Sau này vào thời Mạt Pháp sẽ có Phật Di Lặc ra đời, là một vị Phật thứ năm trong năm vị Phật. Phật Di Lặc là vị Bồ Tát sẽ nối tiếp đức Thích Ca lập ra Hội Long Hoa để hóa độ chúng sinh. Theo giáo lý của Đạo Cao đài cũng khẳng định rằng vũ trụ vạn vật sẽ tiến hóa theo một chu trình làm 3 ngươn: Thượng Ngươn là Ngươn Tạo hóa, Trung Ngươn là Ngươn tranh đấu, Hạ Ngươn hay còn gọi là Ngươn điêu tàn bởi đó là thời kỳ loài người đấu tranh, tiêu diệt lẫn nhau khốc liệt. Song thời kỳ này cũng là thời kỳ Ngươn Đạo đức Phục hưng vì hễ loạn là tới trị, vong tất hưng, để thành Ngươn tái tạo”[6]. Từ khi Phật Thích Ca tịch diệt đến nay, loài người trải qua 3 thời kỳ là Chánh Pháp, Tượng Pháp và nay là Mạt Pháp [hay là thời Mạt kiếp]. Thời kỳ Mạt Pháp sẽ có Đức Phật Di lặc ra đời giáo hóa chúng sinh trở về thời kỳ Chính Pháp để lập “Thời Thượng Ngươn Thánh Đức”, tạo ra chu kỳ mới là cuộc sống vô cùng tốt đẹp. Như vậy, thế kỷ 21 là thời điểm nhân loại bước vào Ngươn cuối cùng của Thiên Địa, là Ngươn Tái Tạo, cũng là thời kỳ Hoại, Không theo triết lý của Phật giáo. Trong Kinh Thánh cũng đã nói, nhân loại thời Mạt kiếp ắt sẽ có Cứu Thế Chủ giáng thế cứu vãn chúng sinh; qua nghiên cứu nhiều tài liệu của Công giáo mô tả Cứu Thế Chủ, thì người đó chính là Phật Di Lặc.

Bước vào Thiên niên kỷ mới, tâm linh Phật Thánh giao ban, Mẫu Hoàng Thiên trên Tòa sen đã giáng trần, Mẫu mở trường, khai Hội thi tuyển người hiền để mở đường đạo mới cho cả năm châu, chuyển luân đạo pháp để nước Nam ta thành nước Phật Việt Nam, được tiếp quản đường đạo mới ra đời, là đường Đạo Thiện sáng ngời, để năm châu, bốn biển phải quy phục:“Thế kỷ 21 Mẫu về bắc nhịp cầu/Trường thi Mẫu mở Việt Nam đứng đầu/Hoàn cầu thế giới năm châu/Đều phải quy Mẫu Phật thời nước Nam”.Trong giáo lý Phật giáo có đoạn nói, Đức Thế Tôn đã phán: “Giữa hồi Thượng nguyên cuối triều Đương nguyên, vào khoảng năm Dần, Mão đó, lũ đại chúng các ngươi, có muốn điền viên thành chính giác, thời phải chờ khi ta hạ sinh, sẽ lần lượt truyền thụ ký Đại hội Long Hoa cho cả. Rồi hết, khiến các chúng lần lượt đầu sinh, từng thứ thành Phật để tuyên pháp chính ta, làm đạo chính ta, khắp đều chứng viên minh chính quả”[7]. Giáo lý Phật giáo Hòa Hảo cũng khẳng định, Việt Nam có vị Quân sư Thượng trí, có lục thông: “Ngồi một nơi mà thấy xa, nghe xa, biết cả ý muốn của muôn người, cả 18 nước tham chiến phải phục tùng”[8]. Người đó sẽ được chọn để kế vị ngôi vị của Đức Phật ở thế Hiền Kiếp, và điều này do Mẫu là đứng ở ngôi cao nhất quyết định. Ðức Di Lặc Vương Phật sẽ mở Ðại Hội tuyển chọn người hiền tài và đức hạnh tốt đẹp tại gốc cây Long Hoa, nên được gọi là Ðại Hội Long Hoa do Ðức Di Lặc làm Giáo chủ[9]. Thời gian qua, trên thế giới và ở Việt Nam đã xuất hiện nhiều hiện tượng ngoại cảm được khoa học kiểm chứng đã chứng minh nội dung này, đồng thời đã khẳng định quan điểm: Thế giới tâm linh là có thật, xã hội loài người có mối quan hệ chặt chẽ với các hiện tượng tâm linh huyền bí; nhân loại sẽ chứng kiến những biến chuyển tâm linh hết sức to lớn khi bước vào thiên niên kỷ mới. Một lực lượng tâm linh mới sẽ tiếp quản vị trí, quyền năng của lực lượng tâm linh tiền nhiệm: “Phật về đổi mới cho dân/Phật về đổi mới toàn phần thế gian”. Vì vậy, con người cần nhận biết và tu cho đúng đường đạo của thời đại mới.

Xin Phật Mẫu hãy nhận những lời mộc mạc của tác giả giới thiệu Phật Mẫu với nguyện ước lớn lao là để chúng sinh nhận thức được vị trí, vai trò của Người đối với thế giới, đến những biến chuyển tâm linh to lớn của thời đại mới để đi đúng đường tu, đồng thời nguyện mang lời giáo huấn của Người đến với mọi người cùng học tập, tịnh tiến trên con đường tu hành:“Tay con dâng đóa hoa xinh/Thỉnh cầu Mẹ giáng Tâm linh chứng đàn/Đội ơn Tiên Tổ sắc son/Không cho con trẻ mỏi mòn nữa đâu/Dạy cho con học kính, học cầu/Các con chăm học đẹp giàu mai sau”.

Ths. Đức Quỳnh

Tài liệu tham khảo

1,3. Từ Bạch Hạc, Tùng Thiên, Ngoi Tho Duc Phat Mau, //www.daotam.info/booksv/ntdpm

2,4. Dã Trung Tử sưu tập, Đức Phật Mẫu Diêu trì Kim Mẫu, //www.daotam.info/booksv/dpmdtkm.htm

//www-personal.usyd.edu.au/~cdao/booksv/hoilonghoa/hoilonghoa

Video liên quan

Chủ Đề