Mẹ uống sữa công thức cho con bú

Sữa công thức (sữa bột) ngày càng trở nên phố biến và được rất nhiều sử dụng. Tuy nhiên nhiều mẹ vẫn lo lắng có nên cho bé sử dụng kết hợp cả sữa mẹ và sữa bột hay không? Cùng FamiCook tìm hiều qua bài viết dưới đây nhé!

Các chuyên gia y tế cho rằng cho con bú sữa mẹ là lựa chọn tốt nhất cho trẻ sơ sinh. Trẻ sơ sinh nên được bú sữa mẹ hoàn toàn trong khoảng sáu tháng đầu tiên. Sau khi bé đã quen với các loại thức ăn dặm, bạn vẫn nên tiếp tục cho bé bú sữa mẹ trong suốt năm đầu đời hoặc thậm chí lâu hơn nữa nếu muốn.

Tuy vậy, không phải ai cũng có thể cho con bú và sữa mẹ không phải lúc nào cũng tốt và phù hợp cho con bạn. Quyết định cho bé bú mẹ hoặc bú bình thường dựa trên việc bé có phù hợp để bú mẹ và lối sống của bạn có phù hợp với việc cho con bú hay không. Bạn hãy nhớ rằng, những nhu cầu dinh dưỡng và nhu cầu tình cảm của bé vẫn được đáp ứng đầy đủ cho dù bạn cho bé bú mẹ hay uống sữa công thức. 

Bổ sung thêm sữa công thức vào chế độ ăn của bé có ổn không?

Bổ sung thêm sữa công thức vào chế độ ăn của bé hoàn toàn an toàn. Các chuyên gia dinh dưỡng thường khuyên mẹ nên cho bé bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời, tuy nhiên vì một số lí do về sức khỏe, vì công việc mà mẹ không thể cho bé bú hoàn toàn.

Chính vì vậy, việc bổ sung thêm sữa bột cho bé chính là cách giúp bé nhận đủ lượng sữa khi không có mẹ ở bên cạnh. Mẹ nên biết, dù trơng trường hợp nào thì sữa mẹ luôn luôn là tốt nhất, vì vậy bạn nên cố gắng cho bé bú mẹ càng nhiều càng tốt. Vì trong sữa mẹ có rất nhiều yếu tố miễn dịch tự nhiên cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. 

Mẹ uống sữa công thức cho con bú
Cho bé bú bình là hoàn toàn an toàn cho bé

Việc cung cấp sữa mẹ của bạn phụ thuộc vào nhu cầu của bé, vì vậy bạn càng ít bú hoặc bơm sữa, vú sẽ càng tiết ra ít sữa.

Nếu bạn bổ sung với một hoặc hai chai sữa công thức mỗi tuần, hiệu quả đối với nguồn sữa của bạn sẽ là tối thiểu. Nhưng nếu bạn bổ sung bằng sữa công thức thường xuyên, ví dụ, cho một lần cho ăn một ngày và không bơm, nguồn sữa của bạn sẽ điều chỉnh theo nhu cầu giảm.

Làm sao để biết bé có bú đủ sữa không?

Nếu bạn lo lắng rằng bạn có thể có nguồn sữa thấp, hãy nói chuyện với bác sĩ, hoặc chuyên gia dinh dưỡng về vấn đề cho con bú. Dưới đây là 3 dấu hiệu giúp mẹ nhận biết bé đã bú đủ sữa:   

Tăng cân đầy đủ: Dựa theo bảng cân nặng của Viện Dinh Dưỡng bạn có thể so sánh và đối chiếu mức cân nặng của bé

Có nhiều tã bẩn: Sau vài ngày đầu tiên, em bé của bạn nên có ít nhất sáu tã ướt và ba hoặc nhiều phân, trong khoảng thời gian 24 giờ.

Bé bú nhiều hơn: Trong khoảng thời gian 24 giờ, dự kiến ​​sẽ điều dưỡng ít nhất tám đến 12 lần trong tháng đầu tiên và ít nhất bảy lần sau đó. Nghe con bạn nuốt là một dấu hiệu tốt cho thấy bé đang bú sữa.

Những dấu hiệu cho thấy bé cần bổ sung thêm sữa công thức.

Trong quá trình phát triển của trẻ, nếu bạn thấy bé nhà mình tăng cân chậm, hoặc thói quen ăn uống của bé có dấu hiệu lạ, bạn nên tìm hiểu và nhờ tư vấn từ các chuyên gia dinh dưỡng. Dưới đây là một số triệu trứng mà bạn cần hỏi ý kiến từ chuyên gia dinh dưỡng:

Bé giảm cân nhiều hơn bình thường: Bé giảm tới 10 phần trăm trọng lượng sơ sinh trong 5 ngày đầu đời. Sau 2 tuần, họ sẽ trở lại cân nặng khi sinh.

Ít hơn sáu tã ướt trong khoảng thời gian 24 giờ một khi em bé của bạn được 5 ngày tuổi.

Nếu em bé của bạn thường bú ít hơn 10 phút hoặc nhiều hơn khoảng 50 phút một lần, điều đó có nghĩa là bé không bú đủ sữa.

Trường hợp nên dùng sữa bột kết hợp với sữa mẹ

1. Mẹ không có đủ lượng sữa cho bé

Thông thường, nếu bạn cho bé bú càng thì sữa sẽ tiết ra nhiều. Tuy nhiên, khi gặp phải một vấn đề nào đó như phải nằm viện, bạn và bé bị tách ra lâu hơn bình thường, bé không bú tốt, bạn sẽ gặp khó khăn trong việc sản xuất sữa.

Có một số phụ nữ vẫn không thể tiết đủ sữa cho bé ngay cả khi mọi thứ đều bình thường. Điều này khá phổ biến, đặc biệt là ở những phụ nữ từng phẫu thuật ngực hoặc phụ nữ lớn tuổi. Phụ nữ tuổi càng cao thì việc sản xuất sữa mẹ sẽ ít hiệu quả hơn.

Nếu bé vẫn cảm thấy đói sau khi bạn cho bé bú thì có khả năng sữa của bạn không đủ. Hãy hỏi bác sĩ về cân nặng của bé và sau đó theo dõi xem mỗi lần bé bú được bao nhiêu. Ngoài việc cho bé bú theo cách thông thường, bạn có thể vắt sữa để tăng lượng sữa sản xuất hoặc cho bé bú thêm sữa công thức trong thời gian ngắn.

Gợi ý: Cho bé bú sẽ kích thích sữa sản xuất nhiều hơn là vắt sữa. Một số phụ nữ bị đau núm thường quyết định ngưng cho bé bú và vắt sữa. Tuy nhiên, điều này có thể khiến lượng sữa tiết ra của bạn bị giảm. Nếu muốn cho bé bú thêm, bạn có thể trộn sữa mẹ đã vắt với sữa công thức trong cùng một bình. Nếu bé chưa quen với việc bú bình, hãy chuẩn bị cho bé một bình sữa nhỏ. Nếu sinh đôi, bạn có thể cho một bé bú mẹ và một bé bú bình, sau đó đổi ngược lại vào lần bú sau.

2. Mẹ không thể vắt sữa

Một số mẹ thường quyết định ngưng cho con bú khi bắt đầu đi làm lại. Điều này khá phổ biến vì việc vắt sữa ở công ty thường khiến các bà mẹ cảm thấy căng thẳng. Tuy nhiên, bạn vẫn có duy trì sữa mẹ bằng cách cho bé uống sữa công thức khi bạn đi làm. Trước khi đi làm và sau khi đi làm về, bạn cho con bú sữa mẹ. Sự kết hợp không chỉ giúp bạn bớt căng thẳng mà còn giúp bé nhận được những dưỡng chất cần thiết từ sữa mẹ. Trong vòng 1 – 2 tuần, cơ thể bạn sẽ thích nghi với việc sản xuất sữa khi bé cần, sữa sẽ tiết ra nhiều vào sáng sớm và ban đêm.

Gợi ý: Khoảng vài tuần trước khi bạn đi làm trở lại, hãy bắt đầu vắt sữa và cho bé bú bình từ 1 – 2 lần trong ngày. Điều này sẽ giúp lượng sữa tiết ra vào buổi trưa giảm xuống. Nếu khi đi làm bạn thấy ngực bị căng tức, hãy vào nhà vệ sinh và vắt sữa một cách nhẹ nhàng để giảm cảm giác khó chịu. Vào những ngày cuối tuần, bạn hãy cố gắng cho bé bú mẹ để duy trì việc sản xuất sữa.

3. Mẹ muốn ngủ nhiều hơn

Nhiều mẹ có thể thích nghi tốt với việc thức dậy  vào ban đêm để cho bé bú nhưng có người lại khó thích nghi với điều này. Nuôi con bằng sữa mẹ là một công việc rất khó khăn và khiến nhiều phụ nữ dễ bị trầm cảm. Giấc ngủ là điều cần thiết để duy trì một trạng thái tinh thần khỏe mạnh.

Do đó, bạn có thể nhờ chồng hoặc người thân cho bé bú sữa công thức vào ban đêm để bạn có nhiều thời gian ngủ hơn. Ngoài ra, sữa công thức cũng giúp bé ít thức giấc hơn vì sữa cần nhiều thời gian để tiêu hóa nên bé sẽ thấy no lâu hơn.

Gợi ý: Bạn có thể nhờ chồng cho bé bú vào 11 giờ tối để bạn có thể ngủ một giấc trọn vẹn đến giữa đêm. Lúc đầu, bạn có thể khó chịu nhưng theo thời gian cơ thể bạn sẽ quen dần.

Dấu hiệu cho thấy bé cần bổ sung sữa bột để tăng trưởng

Bố mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ khi có bất cứ mối quan tâm nào về việc tăng cân, thói quen ăn uống hay sự phát triển toàn diện ở trẻ. Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy con cần được bổ sung sữa bột:

Sụt cân nhiều hơn lúc mới sinh. Trẻ sơ sinh giảm tối đa 10% trọng lượng cơ thể trong 5 ngày đầu đời. Vào ngày thứ năm, trẻ bắt đầu tăng khoảng 29g mỗi ngày và đến khi 2 tuần, trẻ sẽ khôi phục lại được cân nặng của ngày đầu

Đầu vú mẹ cảm giác không mềm hay bầu vú trống rỗng sau khi cho con bú

Trẻ thay tã ít hơn 6 lần trong vòng 24 giờ khi 5 ngày tuổi

Trẻ quấy khóc hoặc rơi vào trạng thái mệt mỏi, lừ đừ phần lớn thời gian.

Thời điểm cho bé bú bình

Nếu trẻ mới sinh, bạn nên đợi cho đến khi trẻ ít nhất một tháng tuổi rồi mới cho bú sữa bột. Còn nếu trẻ trên 1 tháng tuổi, bạn có thể cho bé uống sữa bột bất cứ lúc nào.

Cách tốt nhất để bé làm quen với sữa bột

Một số bé sẽ chuyển sang bú bình rất tự nhiên. Bé có thể bú bất kỳ thứ gì mẹ cho. Tuy nhiên, một số khác lại phản ứng ngay lập tức khi cho bé bú bình, nhất là khi mẹ đưa bình cho bé bú. Đó là vì bé có thể ngửi thấy mùi của mẹ  và thích bú sữa mẹ hơn vì sữa mẹ thường ngọt tự nhiên hơn.

Để giúp quá trình bổ sung sữa bột ở trẻ trở nên dễ dàng hơn, bạn nhờ chồng hoặc người thân cho bé bú bình vài lần đầu tiên. Giải pháp khác có vẻ hiệu quả hơn là bạn có thể cho bé bú bình khi bé đói.

Việc cung cấp sữa cho trẻ đầy đủ là điều kiện cần thiết để trẻ có thể phát triển toàn diện. Bạn nên lưu ý những vấn đề trên để có thể bổ sung sữa cho con kịp thời nhé.

Vẫn biết rằng sữa mẹ là nguồn cung cấp dinh dưỡng tối ưu cho trẻ sơ sinh và bà mẹ nào cũng muốn nuôi con bằng sữa mẹ. Nhưng vì một số lý do về sức khỏe hoặc tinh thần mà mẹ buộc phải chọn cách nuôi con bằng sữa công thức. Vậy mẹ đã biết cách nuôi con bằng sữa công thức chưa? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để được giải đáp vấn đề này nhé.

I. NUÔI CON BẰNG SỮA CÔNG THỨC CÓ TỐT KHÔNG?

Mẹ uống sữa công thức cho con bú

Mẹ đừng quá lo lắng khi chọn cách nuôi con bằng sữa công thức mẹ nhé. Bởi vì nuôi con bằng sữa công thức cũng có những mặt tích cực nhất định nó, như là:

- Bổ sung sữa công thức giúp cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ không nhận đủ sữa mẹ.

- Bé vẫn có thể phát triển bình thường dù không bú sữa mẹ. Vì các loại sữa công thức hiện nay đều được nghiên cứu dựa trên các chất dinh dưỡng có trong sữa mẹ, từ đó các nhà sản xuất sẽ kết hợp, bổ sung các thành phần vượt trội này giúp trẻ phát triển khỏe mạnh.

- Khi được sản xuất theo những tiêu chí riêng, sữa công thức cũng giúp thỏa mãn yêu cầu của trẻ có nhu cầu dinh dưỡng chuyên biệt.

- Các thành viên trong gia đình có thể cùng nhau san sẻ trách nhiệm nuôi dưỡng và chăm sóc bé, giúp mẹ có thêm thời gian nghỉ ngơi, thư giãn.

- Một số cha mẹ cảm thấy yên tâm hơn khi biết chính xác con bú bao nhiêu, tránh những lo âu thường gặp khi bé bú mẹ vì phải dựa hoàn toàn vào số tã được thay hay cân nặng của trẻ để biết bé nhận đủ sữa hay không.

- Việc pha chế sữa cũng đơn giản, giúp mẹ tránh bớt phiền phức như khi vắt sữa và bảo quản trong thời gian xa con.

- Vì không cho bé bú nên mẹ không cần kiêng khem khi ăn uống.

II. CÁCH NUÔI CON BẰNG SỮA CÔNG THỨC

1. Cách chọn sữa thích hợp cho trẻ sơ sinh

Chọn sữa theo đúng độ tuổi

Bé sơ sinh có các loại sữa dành riêng cho nhóm tuổi của bé, với công thức sữa được tính toán đặc biệt thích hợp cho trẻ sơ sinh. Thông thường phân thành sữa cho trẻ sơ sinh đến 6 tháng tuổi, trẻ sơ sinh đến 3 tháng tuổi, sữa cho bé sinh non... Chọn đúng loại sữa dành theo độ tuổi sẽ đảm bảo cho bé về dinh dưỡng và tính an toàn với hệ tiêu hóa và sức đề kháng còn rất non nớt của bé.

Chọn sữa có bổ sung kháng thể Lactoferrin

Mẹ uống sữa công thức cho con bú

Lactoferrin là một thành phần quan trọng trong hệ thống miễn dịch tự nhiên của cơ thể và nó có trong sữa của một số loài động vật có vú, đặc biệt có nhiều nhất trong sữa mẹ. Nó giúp trẻ hấp thụ sắt tốt hơn, đồng thời bảo vệ bé khỏi ảnh hưởng tiêu cực của việc dư thừa sắt và ngăn chặn vi khuẩn có hại phát triển trong hệ đường ruột của bé. Lactoferrin còn giúp trẻ sơ sinh ngăn ngừa bệnh tật và các bệnh nhiễm trùng khác.

Việc bổ sung Lactoferrin cho bé là rất quan trọng. Vì thế, nếu chọn cách nuôi con bằng sữa công thức, mẹ cần chọn loại sữa có thành phần Lactoferrin để đảm bảo nhận đủ lượng Lactoferrin cần thiết. Trên thị trường sữa công thức hiện nay, đã có một số sản phẩm sữa bổ sung kháng thể này. Trong đó, sữa hoàng gia Úc Royal Ausnz Lactoferrin Formula Milk Powder là loại sữa công thức có hàm lượng Lactoferrin cao nhất hiện nay với định lượng 8,5mg/muỗng.

Chọn sữa có thành phần giúp bé dễ tiêu hóa, dễ hấp thụ:

Đó là những loại sữa có chứa FOS (chất xơ hòa tan), GOS (nguồn thức ăn cho lợi khuẩn đường ruột) giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, khắc phục tình trạng “nóng trong”, giúp bé tiêu hóa và hấp thu dễ hơn, đồng thời phòng ngừa táo bón hiệu quả, từ đó hỗ trợ hệ miễn dịch khỏe mạnh.

Chọn sữa có hương vị thanh mát

Khi chọn sữa bột cho bé, mẹ nên chọn sữa có vị thanh mát tự nhiên, ngậy mà không ngấy, kích thích khẩu vị của bé, giúp bé uống ngon hơn và uống được nhiều hơn, từ đó tăng cân, phát triển tốt.

Chọn sữa có nguồn gốc và công nghệ sản xuất tiên tiến

Công nghệ sản xuất sữa tiên tiến nhất hiện nay chính là công nghệ Trộn ướt (Wet Blended) kết hợp Sấy thăng hoa (sấy lạnh). Điểm đặc biệt của công nghệ này là các thành phần dinh dưỡng sẽ được phun trực tiếp và trộn đều cùng sữa tươi sau đó được đem đi sấy thăng hoa, đảm bảo mỗi hạt sữa, muỗng sữa thành phẩm đều đồng nhất về chất lượng dinh dưỡng và bảo toàn gần như 100% dưỡng chất từ sữa tươi.

Đồng thời mẹ nên chọn cho bé loại sữa có thương hiệu lâu năm, uy tín và có nguồn gốc rõ ràng, có công ty đại diện tại Việt Nam. Để tránh mua phải những loại sữa thiếu tên tuổi hoặc sữa giả, sữa kém chất lượng gây ảnh hưởng xấu hệ tiêu hóa và sự phát triển của bé.

2. Cách chọn bình sữa cho trẻ an toàn

Khi chọn cách nuôi con bằng sữa công thức, ba mẹ sẽ phải tìm hiểu cả về bình sữa và núm vú. Nghe thì thật đơn giản, nhưng khi chọn mua hàng, bạn sẽ có thể thấy bối rối với rất nhiều thương hiệu, hình dạng và kiểu dáng khác nhau. Vì vậy ba mẹ hãy lưu ý những cách chọn bình và núm vú dưới đây nhé.

Mẹ uống sữa công thức cho con bú

Cách chọn bình sữa cho bé

Ngày nay, có rất nhiều loại bình sữa khác nhau, về chất liệu thì có: bình thuỷ tinh, bình nhựa PP, nhựa PC, nhựa PES, nhựa PPSU…; về kiểu dáng thì có: bình cổ cong, cổ thẳng, cổ rộng…

Khi chọn bình cho bé, ba mẹ nên chọn bình nhựa chịu nhiệt tốt vì nó nhẹ, không dễ vỡ như bình thủy tinh. Về kiểu dáng, nên chọn bình cổ cong giúp sữa luôn đầy trong núm vú và giúp làm giảm hiện tượng đầy hơi, sặc sữa. Bình cổ rộng giúp việc pha sữa và vệ sinh bình dễ dàng hơn.

Cách chọn núm vú cho bé

Ba mẹ có thể chọn núm vú cao su tự nhiên hoặc núm vú silicone. Silicone là hợp chất của cao su, nó gần giống cao su thiên nhiên về độ đàn hồi nhưng trong hơn, bền nhiệt hơn và bền lâu hơn. Núm vú cao su tự nhiên mềm hơn nhưng có màu đục, và do không bền nhiệt nên khi bị đun sôi thì hay bị co dãn và có tuổi thọ thấp. Vì vậy nếu dùng núm vú cao su tự nhiên, mẹ nên thay núm vú cao su tự nhiên sau mỗi 1 tháng. Núm vú cao su tự nhiên cũng dễ bị hấp thụ chất bên ngoài (như sữa, nước trái cây) nên dễ bị “dơ” hơn. Lưu ý quan trọng khác khi sử dụng núm vú cao su tự nhiên là một số trẻ có thể bị dự ứng với nó.

Ba mẹ cũng cần lưu ý đến cỡ núm vú và tốc độ xuống sữa. Vì núm vú có nhiều cỡ và tốc độ xuống sữa khác nhau để phù hợp với từng độ tuổi của bé nhưng thường lại có hình dáng bên ngoài giống nhau. Do đó, ba mẹ phải hết sức chú ý đến thông tin ghi bên ngoài để mua cho đúng theo như hình minh hoạ bên dưới. Hoặc khi thấy bé phải hút sữa mạnh hơn để bú thêm được sữa, bạn nên thay núm vú cỡ lớn hơn. Đa số các núm vú chỉ có 1 lỗ xuống sữa, núm vú cỡ càng lớn thì đường kính lỗ càng to. Một vài loại núm có thiết kế tiên tiến hơn, sử dụng nhiều lỗ nhỏ để xuống sữa. Với đặc tính này thì sữa sẽ không chảy khi bé không bú, vừa an toàn cho bé vừa làm cho việc bú bình dễ dàng như bú mẹ.

Trẻ sơ sinh vị giác còn trống rỗng, như "tờ giấy trắng" và bé sẽ dễ dàng chấp nhận loại thức ăn được tiếp xúc lúc đầu đời.

Tuy nhiên, không phải vì vậy mà có thể tùy ý chọn dùng sữa bất kỳ cho bé. Mặc dù bạn đã chọn đúng sữa dành cho nhóm tuổi của bé, vẫn cần cho bé dùng thử và theo dõi để đảm bảo bé không dị ứng với sữa đã chọn và nó phù hợp với tiêu hóa của bé.

Nếu thấy bé có các dấu hiệu dị ứng hay rối loạn tiêu hóa khi dùng sữa, ba mẹ hãy cho bé ngưng ngay và thăm khám, xin tư vấn từ các bác sỹ trước khi quyết định dùng tiếp, ngưng hay đổi sang loại sữa mới.

4. Lưu ý lượng uống của trẻ

Khi mới chào đời, bé chỉ bú được rất ít, khoảng 30 - 60 ml/lần và tăng dần trong những ngày sau đó.

Nếu bú mẹ bé sẽ bú theo nhu cầu thì bú sữa công thức (nhất là bằng bình bú) bé thường dễ bú vượt quá mức cần thiết (do phản xạ ngậm mút của bé và do bú bình lượng sữa ra nhanh và đều khiến bé khó ngừng bú hơn). Vì vậy bé bú bình thường khó để biết được bao nhiêu sữa là đủ với nhu cầu thật của bé.

Bạn có thể tham khảo lượng dùng thích hợp dưới đây:

Mẹ uống sữa công thức cho con bú

Lưu ý:

- Sữa công thức có thời gian tiêu hóa lâu hơn sữa mẹ.

- Khoảng cách giữa các cữ sữa cho bé thông thường 2 - 3 giờ, có thể thay đổi theo nhu cầu của bé và lượng sữa cho bé dùng mỗi cữ bú.

- Ba mẹ cũng có thể căn cứ theo tổng lượng sữa và chia số cữ cùng lượng sữa/cữ tùy theo nhu cầu và giờ giấc sinh hoạt của bé.

5. Cách cho bé bú sữa bình

Bé bú bình sữa sẽ xuống nhanh và đều nên rất dễ bị sặc sữa. Vì thế với bé sơ sinh, tốt nhất nên được ẵm ngồi khi bú sữa. Tư thế tốt là đầu bé cao hơn mình và phần đầu, cổ, thân bé nằm trên đường thẳng.

Trong quá trình cho bé bú, thi thoảng nên rút núm vú khỏi miệng bé để bé có quãng nghỉ và có thể kiểm tra xem bé có còn muốn bú thêm hay không.

Với lượng sữa thừa sau mỗi cữ bú, mẹ có thể uống hoặc mang đổ bỏ chứ không dùng lại cữ sau cho bé.

Xem thêm: Sữa non là gì? Sữa non có tốt cho bé không?

6. Cách pha sữa đúng quy chuẩn

Bước 1: Vệ sinh các dụng cụ pha sữa cho trẻ sơ sinh

- Tiệt trùng các dụng cụ pha sữa, bình sữa bằng cách đặt nồi đun sôi nước, rồi đặt các bình sữa vào đun sôi tiếp 15 phút nữa.

- Sau đó, cho núm vú, nắp đậy, nắp vặn vào đun tiếp 5 phút. Mẹ hãy lưu lý rằng nước sôi phải đổ đầy để núm vú, bình sữa không tiếp xúc với đáy nồi.

- Trường hợp bạn dùng bình thủy tinh cho bé, mẹ đừng vớt bình ngay sau khi nấu để tránh sự thay đổi nhiệt độ làm vỡ bình bạn nhé.

- Sau khi đã vệ sinh các dụng cụ pha sữa, ba mẹ cũng nhớ phải rửa tay sạch sẽ nha.

Bước 2: Pha sữa đúng theo tỉ lệ và hướng dẫn trên bao bì của hộp sữa

Mỗi loại sữa sẽ có một cách pha chế cụ thể, nên ba mẹ hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trên nắp hoặc bao bì của hộp sữa để biết pha bao nhiêu thìa sữa với bao nhiêu ml nước ở bao nhiêu độ. Hãy dùng thìa đong sữa được để sẵn trong hộp để pha chính xác tỉ lệ, nhằm đảm bảo đúng dinh dưỡng cho bé nhé.

Ba mẹ nên pha theo đúng tỉ lệ hướng dẫn của nhà sản xuất. Việc pha sữa quá đặc có thể khiến bé bị táo bón cũng như khiến thận bị quá tải… Ngược lại, nếu bạn pha quá loãng, sữa đó sẽ không còn đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho bé. Chỉ khi có sự chỉ định của bác sĩ, bạn mới nên thay đổi tỉ lệ pha sữa.

Có một điều nên nhớ để giúp mẹ giữ đúng tỷ lệ lượng nước và lượng sữa là hãy pha đủ tỉ lệ nước ấm trước rồi mới cho sữa vào sau.

Đầu tiên, bạn đun sôi nước để nguội theo nhiệt độ thích hợp, thông thường là từ 40 - 50 độ C, rót lượng nước cần dùng vào bình. Trước khi pha, ba mẹ nên nhỏ vài giọt vào mu bàn tay để thử độ nóng của nước, tránh để nước pha sữa quá nóng hoặc quá lạnh có thể sẽ làm mất cân bằng dinh dưỡng của sữa.

Sau khi cho đủ lượng sữa vào nước, ba mẹ hãy đậy nắp bình và lắc đều đến khi sữa tan hoàn toàn. Nếu lắc mãi mà sữa vẫn vón cục, bạn nên kiểm tra lại hạn sử dụng của sữa, tránh để bé uống sữa có vấn đề.

Nếu bé uống không hết, bạn có thể uống hộ hoặc đổ bỏ phần sữa thừa. Tuyệt đối không cho bé uống lại lượng sữa đó để tránh bị nhiễm khuẩn.

Sau mỗi lần sử dụng, bạn nên đậy kín hộp sữa và để ở những nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp và nên dùng hết trong vòng 1 tháng.

Ba mẹ có thể tham khảo cách pha sữa hoàng gia Royal Ausnz dưới đây:

III. NHỮNG LƯU Ý KHI NUÔI CON BẰNG SỮA CÔNG THỨC

Dưới đây là một số vấn đề cha mẹ cần lưu ý khi sử dụng sữa công thức cho trẻ:

- Trẻ nhỏ và nhất là trẻ sơ sinh sức đề kháng non nớt rất dễ bị tấn công bởi vi khuẩn gây bệnh, đặc biệt khi bé thiếu đi nguồn đề kháng tự nhiên từ sữa mẹ. Vì vậy việc vệ sinh và bảo quản bình sữa của bé phải đặc biệt lưu ý, giữ chúng sạch sẽ và vô trùng càng tốt để bảo vệ bé khỏi vi khuẩn gây bệnh. Bình sữa, núm vú giả cần phải được vệ sinh sạch sẽ trước và sau những lần bú của trẻ.

- Pha đúng lượng sữa theo hướng dẫn của của nhà sản xuất để bé phát triển tốt nhất.

- Thời gian sử dụng sữa công thức cho bé pha sẵn tối đa là 2 giờ. Lượng sữa dư còn lại nên bỏ đi, do trong đó có nước bọt của trẻ, sữa có thể bị nhiễm khuẩn và không thuận tiện cho việc bảo quản.

- Cha mẹ cần đọc kỹ thông tin về cách thức bảo quản sữa công thức cho bé được ghi trên bao bì sản phẩm, đặc biệt là trước khi mở sản phẩm. Bảo quản tốt sản phẩm sau khi mở sẽ giúp duy trì chất lượng sữa lâu dài cũng như đảm bảo an toàn khi sử dụng. Lưu ý rằng bảo quản đông lạnh sữa công thức là không cần thiết vì sẽ làm giảm chất lượng của sữa.

- Chỉ dùng sữa công thức còn hạn, nếu quá hạn nên bỏ ngay, bởi sữa quá hạn thì hàm lượng dinh dưỡng bị suy giảm, thậm chí có thể gây bệnh cho trẻ;

Nuôi con bằng sữa ngoài tưởng đơn giản nhưng xét cho cùng có phần còn khó khăn hơn so với sữa mẹ. Vì vậy, ba mẹ hãy học cách nuôi con bằng sữa con thức để đảm bảo cho sự phát triển về thể chất và trí não lâu dài của bé.