Mộ ông hoàng bảy ở đâu

TP - Thăm đền Đá Thiên [đền ông Hoàng Bảy] tại Thái Nguyên, nhiều người không khỏi ngỡ ngàng khi ban quản lý [BQL] đền không thể vào đền làm việc, chỉ ngồi ngoài cổng. Việc tay hòm chìa khóa lại được giao cho một nhóm cá nhân toàn quyền thu chi.  

Chuyện bi hài khi Ban quản lý Đền Đá Thiên bị ngồi rìa. Ảnh: Nguyên Khánh

Dấu hiệu trục lợi

Dân nhiều vùng lân cận vài năm nay rỉ tai nhau về đền Đá Thiên tại thị trấn Trại Cau, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. Ngôi đền nằm ở vị thế khá đẹp trên ngọn đồi nhìn ra khu ruộng và đồi núi xung quanh. Đền thu hút ngày càng đông khách do dân kháo nhau “thiêng lắm”. Tính thiêng của ngôi đền do dân gian tin rằng nơi này chôn cất ông Hoàng Bảy. Đền Bảo Hà [Lào Cai] dù được ghi danh Di tích quốc gia thờ ông Hoàng Bảy, nhưng ở đó không có phần mộ.

Đền Đá Thiên mới nổi vài năm gần đây, nhanh chóng có tiếng và ngày càng thu hút du khách thập phương. Xe ô tô biển số từ Quảng Ninh, Bắc Ninh, Hà Nội... đổ về đền cả trong ngày thường lẫn những dịp đông đúc như tháng Bảy và dịp lễ hội. Phía trong ngôi đền bài trí ngăn nắp, vệ sinh sạch sẽ. Ngay phía tay phải cổng vào là gian thờ có ngôi mộ được cho là của ông Hoàng Bảy.

Chuyện bi hài khi Ban quản lý Đền Đá Thiên bị ngồi rìa. Ảnh: Nguyên Khánh

Ngay khi nhìn thấy đền Đá Thiên, đập vào mắt du khách là tấm biển “gia đình đang sửa chữa, không đón khách”. Cổng đền ngay lối vào được khóa lại, bên trong để chật vật liệu cũ. Khách vào lễ phải đi cổng bên cạnh. Trong các gian thờ có đặt hòm công đức, khách tự ghi sổ công đức nhưng tờ giấy ghi khá mập mờ, không có số vào sổ, phía dưới có tên thủ nhang Hoàng Thị Lý. Trong khi đó Ban quản lý đền lại nằm... ngoài cổng. Bàn làm việc, hòm công đức và sổ sách đặt dưới gian nhà lợp tôn tạm bợ gần 20m2.

Một số người dân trước đó phản ánh những dấu hiệu trục lợi tại ngôi đền này. Cụ thể, khách muốn thực hiện nghi lễ hầu đồng tại đền phải nộp “tiền cung” cho nhà đền coi như tiền xếp lịch là 1 triệu đồng. Dịp tháng 7 mỗi ngày có hàng chục người đăng ký. Trước khi vào đền cả dãy hàng quán bán đồ lễ phía ngoài, ngựa lớn xếp hàng cả dãy. Tuy nhiên, một vài hộ kinh doanh cho hay, người muốn hầu đồng tại đền phải mua sắm đồ mã theo mối của gia đình thủ nhang phía trong, không được mua đồ bên ngoài.

Đem thắc mắc về những khoản thu vô lí này hỏi BQL đền Đá Thiên, ông Vũ Đăng Khoa, Trưởng BQL cho hay, một số đối tượng đứng ra thu tự phát, không nằm trong quy định của chính quyền. Câu chuyện thu chi công đức thiếu minh bạch, có những dấu hiệu trục lợi này diễn ra vài năm nay nhưng chưa được giải quyết thấu đáo và dứt điểm.

Bất lực

BQL đền Đá Thiên gồm 13 thành viên, do cư dân bầu ra, Chủ tịch UBND thị trấn Trại Cau làm trưởng ban. Ông Đinh Xuân Giang [74 tuổi] là Chi hội trưởng Hội Người cao tuổi Tổ 7 thị trấn Trại Cau, một trong số thành viên BQL cho hay từ khi ông về đây năm 1968 đã thấy ngôi đền. Ông Hoàng Văn Hòa gần 90 tuổi là một trong những thủ nhang đầu tiên của đền nói, từ năm 1943 ông đã thấy ngôi miếu. Ông là một trong những người được giao việc trông coi. Khoảng năm 1969, ông Hòa cùng bà Hoàng Thị Lý được giao làm thủ nhang tới nay, đến 2004 ông Hòa giao hẳn cho bà Lý trông coi. Bà Lý cũng được dân bầu vào BQL hiện tại. Gần đây do sức khỏe ngày càng yếu, người nhà bà Lý tự tiếp quản đền, tự ý thu chi tiền công đức và ngăn cản BQL vào đền làm việc.

“Chỉ khi có công việc, có người của chính quyền vào đền chúng tôi mới vào được bên trong, còn không chỉ ngồi ngoài cổng”, ông Nguyễn Văn Thọ 64 tuổi, thành viên BQL thừa nhận. Chúng tôi hỏi “giữa BQL và nhà đền từng có tranh chấp, xô xát nào nghiêm trọng không?”, ông Thọ cho hay không có xô xát nào nhưng người nhà đền mỗi lần đi qua các thành viên đều buông lời xéo xắt khó nghe. Nhiều thành viên trong BQL cũng họ hàng với gia đình bà Lý thủ nhang nên không có động thái quyết liệt.

Sở Nội vụ Thái Nguyên công nhận đền Đá Thiên là cơ sở tín ngưỡng của cộng đồng dân cư. Cư dân bầu ra BQL đền để quán xuyến việc, tuy nhiên BQL lại bị “ra rìa” và rơi vào tranh chấp kéo dài với nhóm cá nhân nhà đền.

“Chúng tôi rất buồn thừa nhận BQL dù được thành lập nhưng bất lực”, ông Vũ Đăng Khoa Chủ tịch UBND thị trấn Trại Cau, Trưởng BQL đền Đá Thiên thẳng thắn. Ông Khoa nói, lượng khách đổ về đền ngày càng đông đòi hỏi vai trò quản lý nhà nước trong công tác đảm bảo an ninh trật tự, quản lý nguồn công đức theo quy định của nhà nước. Ban quản lý đền được thành lập tới lần thứ ba, theo đúng trình tự và quy định của nhà nước nhưng chưa thể thực hiện chức năng và nhiệm vụ.

Đối với những dấu hiệu trục lợi tín ngưỡng nêu trên, ông Khoa nói: “Ban quản lý đề nghị các cấp quản lý, đặc biệt là cơ quan điều tra tiến hành thu thập chứng cứ để có cơ sở xử lý các đối tượng vi phạm theo pháp luật”. Ông Khoa cho hay, trước mắt yêu cầu gia đình nhà đền mở cổng, tháo biển thông báo với ngụ ý đây là cơ sở tín ngưỡng của gia đình khỏi đền. Ông xác nhận tài liệu địa chính địa phương cho thấy đền nằm trên khu đất công, do UBND thị trấn Trại Cau quản lý. Ông Hoàng Văn Hòa nêu ý kiến “cứ theo pháp luật mà làm” khi thấy hiện tượng BQL bất lực với nhóm đối tượng trục lợi tín ngưỡng này.

Thông tư liên tịch số 04/2014 của Bộ VHTTDL và Bộ Nội vụ quy định: Người phụ trách [trụ trì], BQL cơ sở tín ngưỡng phải có phương thức thu nhận, quản lý, sử dụng nguồn công đức đúng mục đích, công khai, có sổ sách rõ ràng, chi tiêu minh bạch. 

Tỉnh ủy Thái Nguyên có văn bản yêu cầu UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương kiểm tra, xác minh thông tin về những dấu hiệu trục lợi từ tín ngưỡng tại đền Đá Thiên. Huyện ủy Đồng Hỷ cũng có văn bản giao UBND huyện chỉ đạo các phòng, ban liên quan và UBND thị trấn Trại Cau khẩn trương chỉ đạo BQL đền Đá Thiên phát huy vai trò chủ thể, thực hiện quyền quản lý đền theo chức năng, nhiệm vụ đồng thời có kế hoạch kiểm tra, xử lý đối với hiện tượng vi phạm hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo tại đây.

Nằm trên một quả đồi thoai thoải thuộc thị trấn Trại Cau, tỉnh Thái Nguyên, đền Ông Bảy Đá Thiên nhìn ra bốn bề đồi cây xanh mát, luôn đem lại cảm giác dễ chịu cho những ai ghé thăm. Đây là quần thể kiến trúc tâm linh tiêu biểu cho vùng đất Thái Nguyên, được hình thành từ đầu những năm 1940 để thờ Ông Bảy Đá Thiên.

Ông Bảy Đá Thiên có phải Quan Hoàng Bảy Bảo Hà không?

Đến với đền Ông Hoàng Bảy Đá Thiên, nhiều du khách có suy nghĩ rằng đây là đền thờ và lăng mộ quan Hoàng Bảy trong Tứ Phủ. Hiện nay, có 2 cách giải thích liên quan tới nguồn gốc và sự tích đền Đá Thiên ở Thái Nguyên như sau:

  • Vào thời kháng chiến chống thực dân Pháp, có một người đàn ông đi phu trong rừng gần khu vực đền ngày nay. Ông biết tiếng Pháp và đã nhiều lần giúp dân làm ăn buôn bán, vận chuyển hàng hóa từ vùng xuôi lên vùng ngược. Người ta hỏi thì biết được ông tên Bảy. Khi ông mất, người trong vùng đã lập một ngôi miếu nhỏ để tưởng nhớ công ơn, sau này là đền Đá Thiên.
  • Ông Bảy Đá Thiên khi xưa là tù trưởng tên là Bảy và cũng là một vị tướng quân anh hùng có công với đất nước. Ông cũng có công giúp dân khai hoang lập ấp để sinh sống và phát triển. Sau khi ông mất, người dân bản địa đã lập miếu thờ và lăng mộ ông để tưởng nhớ công ơn.

Do đó, theo những giải thích trên thì Ông Bảy Đá Thiên là vị thần địa phương, được nhân dân nhớ ơn và lập đền thờ phối cùng thần linh Tứ Phủ, đặt tên đền theo tên Ông. Trong khi đó, đền và lăng mộ Ông Hoàng Bảy Bảo Hà nằm tại vùng Bảo Hà, Lào Cai. Tham khảo thông tin chi tiết về Ông Hoàng Bảy Bảo Hà và đền thờ Ông TẠI ĐÂY.

Tuy nhiên, theo quan niệm và suy nghĩ của nhiều người thì đền Đá Thiên cũng là nơi thờ vọng Ông Hoàng Bảy Bảo Hà trong hệ thống Tứ Phủ. Có giả thuyết lưu truyền rằng, quê gốc Quan Hoàng Bảy Bảo Hà là ở Thái Nguyên xưa. Sau khi mất thì mộ ông được di dời về đây. Điều này chưa được xác nhận chính thống.

Đền Đá Thiên Linh Từ

Đền Đá Thiên Thái Nguyên là tập hợp của các quần thể kiến trúc tâm linh là Lăng mộ, Ban Công Đồng, Động Chúa, Mẫu Âu Cơ, Điện Trung Đường và Cung Vua Cha.

Trước đây, đền là ngôi miếu nhỏ thờ vị thần linh đã có công với nhân dân, đất nước là Ông Bảy Đá Thiên. Tại đây có một lăng mộ được xây trên nấm đất mối đụn thành gò cao. Sau này, chính quyền và người dân bản địa đã góp công góp của để tôn tạo, tu sửa lại thành một ngôi đền khang trang, bề thế như ngày nay. Cùng với đó, những công trình kiến trúc cũng được xây dựng thêm tại đền như Lầu thờ Đức Vua cha Ngọc Hoàng Thượng Đế cùng quan Nam Tào – Bắc Đẩu, Động Sơn Trang hình quả núi thờ Quốc Mẫu Âu Cơ, Tam Tòa chúa bói, Tứ Phủ Thánh Chầu và các Thánh Cô Sơn Trang. Một số hình ảnh công trình kiến trúc tại đền Đá Thiên:

Đền cùng tổ chức hầu thánh, mở phủ theo nhu cầu của nhiều người dân theo tín ngưỡng.

Sắm lễ dâng đền Đá Thiên

Vào các ngày rằm, mùng một hay dịp Tết Nguyên đán, ngôi đền lịch sử trăm năm Đá Thiên đón nhận rất nhiều lượt khách tới tìm cho mình những phút bình yên và cầu mong các đấng linh thiêng phù hộ độ trị cho bản thân và gia đình. Ngoài là nơi nơi thờ phụng và sinh hoạt tâm linh của người dân trong vùng, những du khách thập phương xa gần cũng biết đến và tìm về với vẻ đẹp hoang sơ, mộc mạc và chứa đựng nhiều văn hóa tâm linh của đền. 

Khi hành hương dâng lễ, người ta hay chọn những quanh oản Tài Lộc thiết kế bắt mắt sang trọng mà vẫn trọn vẹn ý nghĩa để dâng đền. Oản Tài Lộc nổi bật bởi chi tiết trang trí công phu tỉ mỉ, làm toát lên vẻ đẹp lộng lẫy, kiêu sa, phục vụ tối đa nhu cầu cúng lễ của quý con hương đệ tử khắp mọi miền tổ quốc 

Quý khách có nhu cầu tìm Oản dâng đền Đá Thiên Linh Từ có thể tham khảo mẫu Oản lễ sau:

Mẫu oản dâng Đền Đá Thiên thiết kế tạo hình vô cùng ý nghĩa
Mẫu oản dâng Đền Đá Thiên thiết kế tạo hình vô cùng ý nghĩa

Oản cô Tâm – cung cấp sỉ lẻ Oản Tài Lộc và phụ kiện làm Oản uy tín

Oản lễ là vật phẩm có mặt trên các mâm lễ từ đời ông cha ta, dùng để dâng tiến các đức bề trên anh linh và bày tỏ tấm lòng thành kính. Ngày nay, Oản đã được đầu tư thiết kế  và trang trí tỉ mỉ với hoa lụa, lá ngọc cành vàng với tên gọi là Oản Tài Lộc và mang nhiều ý nghĩa tốt lành mà vẫn giữ nguyên phần hồn bánh. 

Tất cả mẫu oản lễ tại Oản cô Tâm đều được phát triển bởi các nghệ nhân tài năng thấu hiểu những giá trị trong tín ngưỡng thờ cúng của người Việt. Ngoài ra, chúng tôi còn cung cấp các loại phụ kiện làm Oản để quý khách có thể tự thiết kế Oản lễ. Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết hơn về sản phẩm và cách sử dụng.

Xem thêm: Hướng dẫn cách chọn oản dâng lễ Tứ Phủ – Gia Tiên – Thần Tài – Phật đúng chuẩn 2020.

Vị trí đền và lộ trình di chuyển

Đền Đá Thiên ở Thái Nguyên tọa lạc tại tổ 17, thị trấn Trại Cau, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, cách trung tâm Hà Nội khoảng 90km. Quý khách có nhu cầu tới đây có thể tham khảo lộ trình sau:

  • Ô tô: [thời gian di chuyển dự kiến là 2h]: từ trung tâm nội thành quý khách đi về phía cầu Nhật Tân hướng về đường Võ Nguyên Giáp rồi đi theo đường ĐCT Nội Bài – Hạ Long/QL18. Tới vòng xuyến thì đi lên ĐCT Hà Nội – Thái Nguyên. Tới công ty Samsung Thái Nguyên thì rẽ phải vào đường Công Nghiệp 3 –  đường 261 – đường 266 tại vòng xuyến rẽ trái sang QL37. Đi qua Cầu Mây quý khách đi ven theo bờ con sông Máng – Cầu Bảo Lý đi về hướng đường 265. Đi thêm khoảng 3,5 km nữa là tới đền Đá Thiên Thái Nguyên.
  • Xe máy: từ trung tâm nội thành quý khách đi về phía cầu Nhật Tân hướng về đường Võ Nguyên Giáp đi về hướng đường QL3. Tại đường Trường Chinh nằm trên QL3 quý khách rẽ phải vào Trần Nguyên Hãn băng qua cầu vượt Nam Tiến hướng về đường 4.7M đằng sau Samsung Thái Nguyên – đường 261 – đường 266 tại vòng xuyến rẽ trái sang QL37. Đi qua Cầu Mây quý khách đi ven theo bờ con sông Máng – Cầu Bảo Lý đi về hướng đường 265. Đi thêm khoảng 3,5 km nữa là tới đền.

Video liên quan

Chủ Đề