Một nuclêôtit thì bằng bao nhiêu ribônuclêôtit

Tuyệt đại đa số các phân tử ARN chỉ được cấu tạo từ một chuỗi pôlinuclêôtit. Mặc dù, chỉ được cấu tạo từ một chuỗi pôlinuclêôtit nhưng nhiều đoạn của một phân tử ARN có thể bắt đôi bổ sung với nhau tạo nên các đoạn xoắn kép cục bộ [hình 6.2].

Các loại ARN khác nhau có cấu trúc khác nhau.

- ARN thông tin [mARN] được cấu tạo từ một chuỗi pôlinuclêôtit dưới dạng mạch thẳng và có các trình tự nuclêôtit đặc biệt để ribôxôm có thể nhận biết ra chiều của thông tin di truyền trên mARN và tiến hành dịch mã.

- Phân tử ARN vận chuyển [tARN] có cấu trúc với 3 thùy giúp liên kết với mARN và với ribôxôm để thực hiện việc dịch mã.

- Phân tử ARN ribôxôm [rARN] cũng chỉ có một mạch nhưng nhiều vùng các nuclêôtit liên kết bổ sung với nhau tạo nên các vùng xoắn kép cục bộ.

Các liên kết hiđrô được hình thành do sự bắt đôi bổ sung trong nội bộ của một phân tử từ ARN cũng như giữa các phân tử ARN với nhau và với ADN giữ một vai trò quan trọng trong quá trình phiên mã và dịch mã.

2. Chức năng của ARN

Trong tế bào thường có tất cả 3 loại ARN là mARN, tARN và rARN. Mỗi loại ARN thực hiện một chức năng nhất định.

- mARN làm nhiệm vụ truyền thông tin từ ADN tới ribôxôm và được dùng như một khuôn để tổng hợp prôtêin.

- rARN cùng với prôtêin cấu tạo nên ribôxôm, nơi tổng hợp nên prôtêin.

- tARN có chức năng vận chuyển các axit amin tới ribôxôm và làm nhiệm vụ như người phiên dịch, dịch thông tin dưới dạng trình tự nuclêôtit trên phân tử ADN thành trình tự các axit amin trong phân tử prôtêin.

Các phân tử ARN thực chất là những phiên bản được “đúc" trên một mạch khuôn của gen trên phân tử ADN nhờ quá trình phiên mã. Sau khi thực hiện xong chức năng của mình, các phân tử ARN thường bị các enzim của tế bào phân hủy thành các nuclêôtit.

Đáp án B

Số nuclêôtit trên 1 mạch của gen là: 5100 : 3,4 = 1500 nuclêôtit.

Gen phiên mã 5 lần tạo ra 5 phân tử mARN.

Số ribônuclêôtit mà môi trường nội bào cung cấp cho phiên mã là: 1500 × 5 = 7500 ribônuclêôtit

Axit nucleic bao gồm những chất nào sau đây?

A. ADN và ARN

B. ARN và Protein

C. Protein và ADN

D. ADN và lipit

Đáp án đúng A.

Axit nucleic bao gồm những chất ADN và ARN, Axit nuclêic có nghĩa là axit nhân, có 2 loại axit nuclêic, đó là: axit đêôxiribônuclêic [ADN] và axit ribônuclêic [ARN].

Giải thích lý do chọn đáp án A:

Axit nuclêic có nghĩa là axit nhân, có 2 loại axit nuclêic, đó là: axit đêôxiribônuclêic [ADN] và axit ribônuclêic [ARN].

ADN được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, gồm nhiều đơn phân là nuclêôtit.

– Cấu tạo của một nuclêôtit: Đường đêôxiribôzơ [C5H10O4], Axit phôtphoric [H3PO4], một trong 4 loại bazơ nitơ [A, T, G, X].

Các nuclêôtit liên kết với nhau theo một chiều xác định [3’ – 5’] tạo thành chuỗi pôlinuclêôtit.

2 chuỗi pôlinuclêôtit liên kết với nhau bằng các liên kết hiđrô:

+ A – T bằng 2 liên kết hiđrô.

+ G – X bằng 3 liên kết hiđrô.

Trên mỗi mạch có các liên kết hóa trị giữa đường và axit phôtphoric.

ADN có 2 chuỗi pôlinuclêôtit xoắn kép song song quanh trục, tạo nên xoắn kép đều và giống 1 cái cầu thang xoắn.

Mỗi bậc thang là một cặp bazơ, tay thang là phân tử đường và axit phôtphoric. Khoảng cách giữa 2 cặp bazơ là 3,4 A0. Mỗi chu kì xoắn gồm 10 cặp nuclêôtit. Đường kính vòng xoắn là 20A0.

ARN cấu tạo theo nguyên tắc đa phân. Đơn phân là các ribônuclêôtit. Cấu tạo của một ribônuclêôtit: Đường ribôzơ [C5H10O5], Axit phôtphoric [H3PO4], một trong 4 loại bazơ nitơ [A, U, G, X].

Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân. Đơn phân là các ribônuclêôtit. Cấu tạo của một ribônuclêôtit: Đường ribôzơ [C5H10O5], Axit phôtphoric [H3PO4], một trong 4 loại bazơ nitơ [A, U, G, X].

Số nuclêôtit trên 1 mạch của gen là: 5100 : 3,4 = 1500 nuclêôtit.

Gen phiên mã 5 lần tạo ra 5 phân tử mARN.

Số ribônuclêôtit mà môi trường nội bào cung cấp cho phiên mã là: 1500 × 5 = 7500 ribônuclêôtit.

- Mã mở đầu trên mARN là AUG qui định axit amin mở đầu không tính vào số aa của chuỗi polipeptit hoàn chỉnh.

Gọi $N_a$ là số aa trong phân tử Prôtêin [mỗi phân tử Prôtêin coi như một chuỗi polipeptit].

• Tổng số aa môi trường cần cung cấp là: $N_a=\frac{N}{2.3}-1=\frac{rN}{3}-1$

• Tổng số axit amin trong Prôtêin hoàn chỉnh là: $N_a=\frac{N}{2.3}-2=\frac{rN}{3}-2$

• Tổng số axit amin trong Prôtêin kể cả aa mở đầu là: $N_a=\frac{N}{2.3}-1=\frac{rN}{3}-1$

Bài tập trắc nghiệm áp dụng:

1. Một gen có 1566 nuclêôtit khi tổng hợp 1 chuỗi pôlipeptit cần môi trường cung cấp bao nhiêu aa [kể cả aa mở đầu]?

A. 261

B. 259

C. 521

D. 260

2. Một ribôxôm dịch mã một lần trên mARN dài 3141,6 Å sẽ cần môi trường cung cấp bao nhiêu aa?

A. 306

B. 308

C. 307

D. 615

3. Một gen cấu trúc có khối lượng 770400 đvC khi tổng hợp một phân tử Prôtêin sẽ cần bao nhiều lượt phân tử tARN tiến vào ribôxôm?

A. 429

B. 427

C. 428

D. 426

4. Phân tử mARN trưởng thành chứa 1649 liên kết cộng hóa trị giữa axit và đường. Một chuỗi polipeptit vừa được dịch mã từ mARN trên chứa bao nhiêu aa?

A. 274

B. 273

C. 275

D. 549

5. Một phân tử Prôtêin hoàn chỉnh chứa 362 aa sẽ được tổng hợp từ gen nào dưới đây là hợp lí?

A. Gen cấu trúc có 2178 nuclêôtit.

B. Gen vận hành có khối lượng 655200 đvC.

C. Gen cấu trúc dài 3712,8 Å.

D. Gen khởi động có 1092 cặp nuclêôtit.

6. Một phân tử Prôtêin hoàn chỉnh chứa 228 aa sẽ được tổng hợp từ 1 gen có bao nhiêu chu kì xoắn?

A. 138

B. 69

C. 230

D. 68,4

7. Phân tử mARN trưởng thành dài bằng 2/3 mARN sơ khai, tổng hợp một phân tử Prôtêin hoàn chỉnh chứa 316 aa. Số cặp nuclêôtit trong gen cấu trúc sẽ là:

A. 954

B. 948

C. 1422

D. 1431

8. Gen cấu trúc dài 6487,2 Å, các đoạn intron chứa gấp đôi số cặp nuclêôtit của các đoạn exon. Phân tử Prôtêin hoàn chỉnh có 4 loại aa: his, val, ser, gln tỉ lệ: 1:2:3:4. Khi được dịch mã 5 lượt, các aa nói trên cần cung cấp sẽ lần lượt là:

A. 21, 63, 42, 84

B. 318, 954, 636, 1272

C. 105, 315, 210, 420

D. 105, 210, 315, 420

9. Gen cấu trúc có 1794 nuclêôtit phiên mã 3 lần, mỗi lần phiên mã đều có 7 riboxom dịch mã 2 lần, có bao nhiêu aa liên kết trong các Prôtêin hoàn chỉnh được tổng hợp?

A. 297

B. 12474

C. 6237

D. 12516

10. Một gen có 4356 nuclêôtit sẽ tổng hợp một phân tử Prôtêin hoàn chỉnh có số aa là:

A. 725

B. 1452

C. 724

D. 726

Nhãn

Bài tập Di truyền Home Sinh học 12

Labels: Bài tập Di truyền Home Sinh học 12

Tính số nhiễm sắc thể, số crômatit và số tâm động qua các kì của nguyên phân và giảm phân

Loài ong mật có bộ NST lưỡng bội 2n=32. Hợp tử của loài trải qua nguyên phân. Hãy cho biết có bao nhiêu NST, crômatit, tâm động có trong một tế bào qua mỗi kì của quá trình nguyên phân? Để giải bài tập sinh học trên trước hết các bạn cần nhớ một số vấn đề sau: NST nhân đôi ở kì trung gian [pha S] trở thành NST kép, tồn tài trong tế bào đến cuối kì giữa. Vào kì sau, NST kép bị chẻ dọc tại tâm động, tách thành 2 NST đơn, phân li đồng đều về 2 cực tế bào. Crômatit chi tồn tại ở NST kép, mỗi NST kép có 2 crômatit. Mỗi NST dù ở thể đơn hay kép đều mang một tâm động. Vậy có bao nhiêu NST trong tế bào thì sẽ có bấy nhiêu tâm động. Do vậy, gọi 2n là bộ NST lưỡng bội của loài, số NST, số crômatit, số tâm động có trong một tế bào qua mỗi kì quá trình nguyên phân như bảng sau: Kì trung gian Kì đầu Kì giữa Kì sau Kì cuối Số NST đơn 0 0 0 4n 2n Sô NST kép 2n 2n 2n 0 0 Số crômatit 4n 4n 4n 0 0 Số tâm động 2n 2n 2n 4n 2n T

53 nhận xét

...xem thêm »

Chu kỳ tế bào, quá trình nguyên phân và giảm phân

Trong chương trình sinh học lớp 10 thì nội dung về chu kỳ tế bào, nguyên phân và giảm phân các em cần học kỹ và làm bài tập liên quan. Đây là kiến thức hết sức quan trọng để có thể học tiếp những kiến thức liên quan ở lớp tiếp tiếp theo. Cơ chế nguyên phân Cơ chế giảm phân Kiến thức các em đọc ở sách giáo khoa sinh học lớp 10, ở phần này tác giả chỉ trích một số câu hỏi thường gặp trong nội dung chuyên đề chu kỳ tế bào, quá trình nguyên phân và giảm phân. Câu 1. Trình bày khái niệm và nêu những giai đoạn của chu kì tế bào? – Chu kì tế bào là khoảng thời gian giữa 2 lần phân bào liên tiếp. Một chu kì tế bào bao gồm kì trung gian và quá trình nguyên phân. Kì trung gian gồm ba pha theo thứ tự là G1 , S, G2, trong đó pha G1 là thời kì sinh trưởng chủ yếu của tế bào; pha S diễn ra sự nhân đôi của ADN và nhiễm sắc thể. Kết thúc pha S, tế bào sẽ chuyển sang pha G2, lúc này tế bào sẽ tổng hợp tất cả những gì còn lại cần cho quá trình phân bào. Nguyên phân diễn ra ngay sau pha G2

117 nhận xét

...xem thêm »

Tính số loại và tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở đời con

Vận dụng toán xác suất để giải nhanh các bài tập sinh học phần quy luật phân li độc lập như: xác định số loại kiểu gen, kiểu hình ở đời con hay tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở đời con trong các phép lai khi biết kiểu gen của bố mẹ mà không cần viết sơ đồ lai. Theo quy luật phân li độc lập ta hiểu rằng: một phép lai có n cặp tính trạng, thực chất là n phép lai một cặp tính trạng. Như vậy khi đề bài cho biết kiểu gen có bố mẹ và tuân theo quy luật phân li độc lập thì ta chỉ cần dung toán xác suất để xác định nhanh số loại cũng như tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở đời con theo quy tắc sau: Tỉ lệ KG khi xét chung nhiều cặp gen bằng các tỉ lệ KG riêng rẽ của mỗi cặp tính trạng nhân với nhau. Số KH khi xét chung nhiều cặp tính trạng bằng số KH riêng của mỗi cặp tính trạng nhân với nhau. Ví dụ:  Cho biết A - hạt vàng : a- hạt xanh; B- hạt trơn : b - hạt nhăn; D - thân cao : d- thân thấp. Tính trạng trội là trội hoàn toàn. Phép lai P: AabbDd x AaBbdd  sẽ cho số loại và tỉ lệ kiểu g

Chủ Đề