Mục tiêu của chính sách giáo dục và đào tạo

a. Nhiệm vụ của giáo dục và đào tạo

- Vai trò: Giáo dục được coi là quốc sách hàng đầu, có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn, phát triển và truyền bá văn minh nhân loại, là động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người.

- Nhiệm vụ: Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài.

b. Phương hướng cơ bản để phát triển giáo dục và đào tạo

- Nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo.

- Mở rộng quy mô giáo dục.

- Ưu tiên đầu tư giáo dục.

- Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục.

- Xã hội hóa sự nghiệp giáo dục.

- Tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo.

2. Chính sách khoa học và công nghệ

a. Nhiệm vụ của khoa học và công nghệ

- Vai trò: Là quốc sách hàng đầu, là động lực thúc đẩy sự nghiệp phát triển đất nước.

- Nhiệm vụ:

+ Giải đáp kịp thời những vấn đề lí luận và thực tiễn do cuộc sống đặt ra.

+ Cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước.

+ Đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

+ Nâng cao trình độ quản lí, hiệu quả của hoạt động khoa học và công nghệ

b. Phương hướng cơ bản để phát triển khoa học và công nghệ

- Đổi mới cơ chế quản lí khoa học và công nghệ nhằm khai thác mọi tiềm năng sáng tạo trong nghiên cứu khoa học, lí luận.

- Tạo thị trường cho khoa học và công nghệ.

- Xây dựng tiềm lực khoa học và công nghệ, tập trung nghiên cứu cơ bản định hướng ứng dụng.

- Tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm.

3. Chính sách văn hóa

a. Nhiệm vụ của văn hóa

- Vai trò: Là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, khơi dậy tiềm năng, phát huy sức sáng tạo của con người, tạo ra sự phát triển hài hòa giữa đời sống vật chất và tinh thần.

- Nhiệm vụ:

+ Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc;

+ Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo.

++ Nền văn hóa stein tiến thể hiện tinh thần yêu nước và tiến bộ mà nội dung cốt lõi là lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội theo chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh.

++ Nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc là nền văn hóa chứa đựng những yếu tố tạo ra sức sống, bản lĩnh dân tộc, bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa của dân tộc Việt Nam được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước.

b. Phương hướng cơ bản để xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

- Làm cho chủ nghĩa Mác – Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của nhân dân.

- Kế thừa, phát huy những di sản và truyền thống văn hóa của dân tộc.

- Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.

- Nâng cao hiểu biết và mức hưởng thụ văn hóa, phát huy tiềm năng sáng tạo văn hóa của nhân dân.

4. Trách nhiệm công dân đối với chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa

- Tin tưởng và chấp hành đúng chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về giáo dục đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa

- Thường xuyên nâng cao trình độ học vấn, coi trọng việc tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.

- Ra sức trau dồi phẩm chất đạo đức, chiếm lĩnh kiến thức khoa học – kĩ thuật hiện đại để thực hiện ước mơ làm cho đất nước ngày càng giàu mạnh.

- Có quan hệ tốt đẹp với mọi người xung quanh, biết phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội.

Từ trước đến nay, giáo dục luôn là vấn đề được Nhà nước và xã hội quan tâm hàng đầu, đặc biệt là đối với một đất nước đang phát triển như Việt Nam. Đầu tư cho giáo dục là mục tiêu đầu tư dài hạn, với mục tiêu phổ cập giáo dục trong phạm vi toàn quốc. Vậy chính sách giáo dục là gì? Mục tiêu của chính sách giáo dục là gì và vai trò của chính sách giáo dục đối với một quốc gia như thế nào? Chúng tôi sẽ cung cấp thông tin về các vấn đề trên cho quý bạn đọc trong bài viết sau đây.

Chính sách giáo dục là gì?

Chính sách giáo dục là một hệ thống các quan điểm, các mục tiêu của Nhà nước về giáo dục, cùng các phương hướng, giải pháp nhằm thực hiện các mục tiêu đó trong một giai đoạn nhất định của sự phát triển đất nước.  Chính sách này được coi là một trong những chính sách xã hội cơ bản nằm trong hệ thống các chính sách kinh tế – xã hội của Nhà nước và là công cụ quản lí vĩ mô của Nhà nước đối với hoạt động giáo dục nhằm thực hiện các mục tiêu của Nhà nước về lĩnh vực này.

Mục tiêu của chính sách giáo dục có thể sẽ thay đổi và khác nhau theo từng giai đoạn phát triển của xã hội, nhưng nói chung, các mục tiêu cơ bản của chính sách giáo dục được phân loại như sau:

  • Mục tiêu giáo dục tiếp cận với truyền thống. Với mục tiêu này, thông qua các chính sách được ban hành, con người sẽ được giảng dạy, giáo dục về kiến thức, kỹ năng để hình thành một mẫu người theo tiêu chuẩn đã đề ra, đáp ứng được các yêu cầu của xã hội.
  • Mục tiêu giáo dục tiếp cận cá nhân. Đây là mục tiêu hướng đến việc tạo điều kiện cho cá nhân tự do phát triển theo khả năng của bản thân, song có nhược điểm là có phần tự do và hơi buông thả.
  • Mục tiêu giáo dục truyền thống – cá nhân. Đây là mục tiêu kết hợp giữa giáo dục truyền thống và cá nhân. Điều này giúp hạn ᴄhế ᴄáᴄ nhượᴄ điểm ᴠà phát huу ưu điểm đồng thời ᴄủa mụᴄ tiêu truуền thống ᴠà mụᴄ tiêu ᴄá nhân.

Tuy nhiên, tất cả các mục tiêu nói trên đều hướng đến kết quả là cung cấp, trang bị kiến thức, kỹ năng cần thiết cho con người; rèn luyện đạo đức, nhân cách và lối sống giúp mọi người hoà nhập với cộng đồng, xã hội.

Chính sách giáo dục là một trong những chính sách có vai trò đặc biệt trong quá trình phát triển, hình thành nhân cách, đạo đức con người, được coi là quốc sách hàng đầu của quốc gia. Chính sách giáo dục có những vai trò cụ thể như sau:

  • Xuất phát từ yếu tố con người là chủ thể của mọi sáng tạo, mọi nguồn của cải vật chất và văn hóa, mọi nền văn minh của quốc gia. Cho nên, với mục tiêu thực hiện chiến lược xây dựng và phát triển con người trí tuệ cao, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức, giáo dục là chính sách có vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của một quốc gia.
  • Phát triển chính sách giáo dục góp phần nâng cao dần về mặt bằng dân trí, yếu tố thúc đẩy sự phát triển và tiến bộ xã hội của môi trường quốc gia
  • Phát triển chính sách giáo dục tạo nên một nguồn nhân lực có đạo đức và trí tuệ cao đáp ứng yêu cầu của sự phát triển, đặc biệt yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Chính sách giáo dục luôn được ưu tiên phát triển và được quy định tại Điều 61 Hiến pháp 2013, cụ thể: “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Nhà trường ưu tiên đầu tư và thu hút các nguồn đầu tư khác cho giáo dục; chăm lo giáo dục mầm non; bảo đảm giáo dục tiểu học là bắt buộc, Nhà nước không thu học phí; từng bước phổ cập giáo dục trung học; phát triển giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp; thực hiện chính sách học bổng, học phí hợp lý”.

Trong đó, những chính sách giáo dục cơ bản của Việt Nam có thể kể đến là:

  • Đổi mới tư duy giáo dục một cách nhất quán để tạo được chuyển biến cơ bản và toàn diện của nền giáo dục nước nhà, tiếp cận với trình độ giáo dục của khu vực và thế giới;
  • Xây dựng nền giáo dục hiện đại của dân, do dân và vì dân, bảo đảm công bằng về cơ hội học tập cho mọi người trong xã hội;
  • Ưu tiên hàng đầu cho việc nâng cao chất lượng dạy và học, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, phát huy khả năng sáng tạo và độc lập suy nghĩ của học sinh, sinh viên.
  • Mở rộng quy mô dạy nghề và trung học chuyên nghiệp, đảm bảo tốc độ tăng nhanh hơn đào tạo đại học, cao đẳng;
  • Tích cực triển khai các hình thức giáo dục từ xa.
  • Ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục, đào tạo ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
  • Đổi mới tổ chức và hoạt động, đề cao và đảm bảo quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của nhà trường, nhất là các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề.

Một số chính sách giáo dục mới, có hiệu lực từ đầu năm 2022 đó là:

  • Định kỳ chuyển công tác công chức ngành giáo dục không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và viên chức giáo dục từ 3 – 5 năm, theo Thông tư 41/2021/TT-BGDĐT quy định danh mục và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc, trực thuộc của Bộ Giáo dục;
  • Khám sức khoẻ cho sinh viên ít nhất 1 lần/năm học [Thông tư 33/2021/TT-BYT];
  • Đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học viên theo học Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông với hình thức đánh giá bằng nhận xét và đánh giá bằng điểm số [Thông tư 43/2021/TT-BGDĐT].

Trên đây là toàn bộ nội dung về chính sách giáo dục là gì, mục tiêu và vai trò của chính sách giáo dục và chính sách giáo dục tại Việt Nam được quy định như thế nào mà Công ty Luật ACC cung cấp tới quý bạn đọc. Nếu có những vướng mắc cần được giải đáp, quý bạn đọc vui lòng liên hệ với chúng tôi qua:

  • Hotline: 19003330
  • Zalo: 084 696 7979
  • Gmail:

Video liên quan

Chủ Đề