Mụn nhọt ở nách bao lâu thì khỏi

Nổi mụn ở nách là một hiện tượng thường gặp và thường không đáng lo ngại. Tuy nhiên, đây cũng có thể là một dấu hiệu cảnh báo những vấn đề bệnh lý, những bất thường của da, kéo dài dai dẳng, tái lại nhiều lần và ngày càng lan rộng, gây khó chịu cho người bệnh. Vậy những nguyên nhân nào gây nổi mụn ở vùng nách và phương pháp điều trị ra sao. Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.

1. Những nguyên nhân gây ra tình trạng nổi mụn ở nách

Một số triệu chứng cho thấy bạn đang nổi mụn ở vùng nách như có cục mụn cứng khiến bạn đau nhức và khó chịu, bị ngứa quanh khu vực mụn, trong mụn có thể chứa dịch vàng hay mủ, mụn có thể là đơn lẻ nhưng cũng có khi mọc thành từng đám,…

Vùng da dưới nách dễ bị nổi mụn khi thường xuyên đổ mồ hôi

Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến mụn xuất hiện ở vùng nách:

  • Vùng nách của bạn bị cọ xát quá nhiều

Đây là nguyên nhân thường gặp nhất. Nách chính là vùng da ở dưới cánh tay và khi chúng ta thường xuyên cử động sẽ khiến cho vùng da này bị cọ sát và dễ gây nổi mụn. Đặc biệt, đối với những trường hợp thường xuyên mặc quần áo bó sát hoặc mặc những chất liệu không thấm mồ hôi thì càng dễ bị nổi mụn vùng nách.

Khi lạm dụng dao cạo hoặc nhíp nhổ lông khiến cho vùng da dưới nách bị tổn thương gây ra viêm da hoặc tình trạng lông mọc ngược. Hiện tượng lông mọc ngược là lông không mọc hướng lên trên mà lại mọc nghiêng ở dưới da. Thật ra tình trạng lông mọc ngược không gây nguy hiểm, nhưng nó có thể khiến cho người bị cảm thấy vô cùng khó chịu, có thể gây nổi mụn sưng đỏ, viêm, ngứa, đau nhức, một số trường hợp có thể gây chảy dịch.

Ngoài gây ra tình trạng lông mọc ngược, thói quen cạo, nhổ lông nách cũng có thể làm tăng nguy cơ tạo vết xước trên da và gây nhiễm trùng, nổi mụn. Hơn nữa, nếu bạn không vệ sinh tốt dụng cụ cạo, nhổ lông thì vi khuẩn từ đây cũng sẽ là nguyên nhân hình thành mụn ở vùng da dưới nách.

Lạm dụng dao cạo râu dễ gây nổi mụn

Nếu bạn bị viêm nang lông ở nách thì cùng rất dễ gây ra mụn. Lúc đầu, tình trạng này có thể giống như những mụn có màu trắng, đỏ,… nhưng sau đó nó phát triển thành những vết rất khó lành. Khi bị viêm nang lông, bạn sẽ có cảm giác ngứa rát, có vết sưng, xuất hiện mụn nước chứa mủ,… Nếu bạn không xử lý đúng cách, nó có thể gây hình thành sẹo vĩnh viễn.

  • Viêm da tiếp xúc dị ứng ở nách

Viêm da tiếp xúc không gây nguy hiểm và thông thường sẽ tự khỏi. Đây là tình trạng phát ban do dị ứng gây ra. Khi đó triệu chứng ngứa rát, nổi mụn ở vùng da bị dị ứng sẽ rất rõ ràng.

Người bệnh cần tìm hiểu để biết nguyên nhân gây ra dị ứng là gì và tránh xa tác nhân đó. Trên thực tế, nguyên nhân phổ biến gây bệnh viêm da tiếp xúc ở nách thường là sử dụng lăn khử mùi, dùng miếng thấm mồ hôi và cũng có thể là do chưa xả sạch xà phòng khi giặt đồ.

  • Tình trạng nhiễm trùng nấm men dưới nách

Da vùng nách rất dễ đổ mồ hôi. Nếu thường xuyên để cho vùng da dưới cánh tay của bạn ẩm ướt thì đây chính là cơ hội để nấm men phát triển và gây nhiễm trùng. Triệu chứng tường gặp là những mụn đỏ hoặc có chứa mủ mọc ở dưới vùng nách.

Sử dụng lăn khử mùi dễ bị kích ứng vùng da nách

Những trường hợp bị viêm tuyến mồ hôi mủ thường khiến bệnh nhân tiết dịch có mùi hôi, khiến người bệnh khó chịu, mất tự tin mà còn có thể gây ra tình trạng nổi mụn ở nách. Nếu không biết cách xử lý, tình trạng mụ có thể lan rộng và gây nhiễm trùng.

2. Cách điều trị tình trạng nổi mụn ở nách

2.1. Nổi mụn ở nách có nguy hiểm không?

Phần lớn những trường hợp nổi mụn ở nách đều không nguy hiểm và có thể điều trị tại nhà. Một số trường hợp nghiêm trọng thì cần phải phẫu thuật hút mủ hoặc thực hiện một số thủ thuật khác để có thể điều trị dứt điểm tình trạng bệnh, phòng tránh nguy cơ nhiễm trùng.

Các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo, bạn cần đến khám và điều trị nếu vùng da dưới nách gặp phải những triệu chứng như sau:

  • Sưng hạch bạch huyết.

  • Mụn to, cứng và gây đau nhức nghiêm trọng đối với người bệnh.

  • Mụn có thể mọc theo từng đám và ngày càng có xu hướng lan rộng.

  • Bệnh nhân có thể kèm theo sốt.

Điều trị sớm chính là cách phòng ngừa tốt nhất những biến chứng của bệnh.

2.2. Phương pháp điều trị tình trạng nổi mụn ở nách

  • Một số phương pháp điều trị tại nhà

Trước hết, bạn cần lưu ý không được nặn mụn để phòng ngừa tình trạng viêm nhiễm tại vùng da bị mụn và vùng da xung quanh.

Giữ vệ sinh vùng da dưới nách để phòng ngừa bị mụn

Có thể chườm nóng để giảm tình trạng sưng mụn ở nách: Chườm nóng sẽ tăng tuần hoàn máu đến vùng da mụn, đồng thời ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý không chườm bằng nước quá nóng để tránh tổn thương da.

Thoa tinh dầu tràm trà để diệt khuẩn và khử trùng, giảm tình trạng mụn. Lưu ý, sau đó cần phải rửa sạch để tránh gây kích ứng cho da.

Đắp tinh bột nghệ: Nghệ có tính kháng khuẩn rất tốt vì thế sẽ hữu ích trong việc điều trị mụn.

Sử dụng kem bôi hoặc thuốc uống: Phương pháp này sẽ có hiệu quả nhanh chóng hơn các phương pháp điều trị bằng liệu pháp tự nhiên nhưng cần phải uống theo đơn của bác sĩ. Không tự ý mua thuốc để tránh gặp phải những rủi ro sức khỏe không mong muốn.

Với những trường hợp mụn sưng to, nhiều mủ hay mụn do bệnh lý, việc điều trị tại nhà, sử dụng thuốc không mang lại kết quả, bạn cần đến thăm khám để được điều trị can thiệp càng sớm càng tốt. Biện pháp có thể được áp dụng đó là hút mủ để điều trị ổ viêm. Cần thực hiện thủ thuật trong điều kiện vô trùng, tại các bệnh viện đảm bảo tốt về cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế.

Như vậy, chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu những thông tin về tình trạng nổi mụn ở nách. Nếu phát hiện bất thường, tình trạng mụn dai dẳng và ngày càng nghiêm trọng bạn nên đến cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị mụn hiệu quả.

Có thể gọi đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được tư vấn. Đường dây nóng 1900 56 56 56 phục vụ 24/7 với cước gọi hoàn toàn miễn phí.

Mụn nhọt ở nách gây sưng tấy, đau nhức và mang lại cảm giác vô cùng khó chịu cho người bệnh. Tại sao nách lại mọc mụn? Tình trạng này có nguy hiểm không và cách điều trị như thế nào? Thông tin dưới đây sẽ giúp bạn!

Mụn dưới cánh tay là tình trạng vùng da dưới cánh tay bị nhiễm khuẩn do tụ cầu hoặc da chết tích tụ lâu ngày. Vùng da dưới nách sẽ sưng đỏ sau đó nổi mụn nước, mưng mủ gây đau rát.

Tình trạng này có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Nhọt bắt đầu hình thành những nốt đỏ, cứng, có kích thước từ 0,5 đến 1cm. Những ngày sau, các nốt sùi sẽ to hơn, đau hơn và bắt đầu hình thành mủ, dịch bên trong.

Mụn nhọt ở nách

Dưới đây là một số triệu chứng của mụn nhọt ở nách:

  • Mụn từ nhỏ phát triển thành từng cục to, sưng đỏ.
  • Căng cứng, đau đớn.
  • Xuất hiện mủ trắng và dịch vàng đục bên trong nhọt.
  • Ngứa, sưng và đau ở vùng xung quanh nhọt.
  • Xuất hiện đơn lẻ hoặc mọc thành từng đám.

Nguyên nhân chính thường là do tụ cầu khuẩn và nhiễm trùng ở nang lông. Các yếu tố dễ gây viêm và nổi mụn ở nách bao gồm:

  • Mồ hôi ra nhiều khiến vùng da dưới cánh tay luôn trong tình trạng ẩm ướt, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây nổi mụn.
  • Da bị cọ xát quá nhiều, mặc chất liệu không thấm hút mồ hôi dễ gây viêm nang lông vùng nách.
  • Cạo, nhổ lông nách khiến vùng da dưới cánh tay bị tổn thương hoặc các dụng cụ nhổ, cạo có chứa vi khuẩn gây mụn.
  • Viêm lỗ chân lông vùng nách khiến nguy cơ bị mụn cao hơn, dễ gây nhiễm trùng da, bội nhiễm…
  • Bị viêm da tiếp xúc dị ứng vùng nách do dùng nhiều lăn, xịt khử mùi chứa nhiều hóa chất.
  • Bị nhiễm nấm vùng nách khiến vùng da luôn trong tình trạng ẩm ướt, tạo điều kiện thuận lợi cho nấm men phát triển.
  • Mắc các bệnh mãn tính [ung thư, tiểu đường…] làm cho hệ miễn dịch suy yếu, cơ thể không đủ khả năng chống lại vi khuẩn, từ đó gây ra mụn nhọt.

Nếu mụn chỉ ở trạng thái nhẹ thì có thể tự khỏi nhưng khi mụn nặng sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe và cần đến sự can thiệp của y tế để khắc phục. Mụn nhọt vỡ ra có thể bị nhiễm trùng do tính chất của vùng da dưới cánh tay. Khi đó có thể dẫn đến một số biến chứng như nhiễm trùng nặng, nhiễm trùng máu, xuất hiện các khối u dưới nách…

Khi thấy các dấu hiệu sau cần đi khám ngay để được điều trị kịp thời:

  • Sưng hạch bạch huyết.
  • Kèm theo sốt cao.
  • Mụn nhọt ngày càng to, sờ vào rất cứng và rất đau.
  • Mụn nhọt nổi lên thành từng đám và lan rộng.
  • Chuyển động của cánh tay bị cản trở bởi nhọt.

Tùy theo mức độ nặng nhẹ của mụn mà có những cách điều trị khác nhau. Dù mụn nặng hay nhẹ thì bạn cũng tuyệt đối không được nặn mụn nhọt vì sẽ khiến tình trạng viêm nhiễm lan rộng và khó kiểm soát hơn.

Cách trị mụn nhọt ở nách

Dưới đây là những cách trị mụn nhọt ở nách an toàn:

1. Cách trị mụn nhọt ở nách tại nhà

Chườm nóng lên nốt mụn nhọt

Đây là cách trị mụn nhọt ở nách khá đơn giản được nhiều người áp dụng. Khi có tác động của nhiệt độ cao sẽ khiến máu ở vùng nách dễ dàng lưu thông. Điều này làm cho nhọt nhỏ lại và biến mất.

*Chuẩn bị:

  • 1 khăn bông mềm, kích thước nhỏ.
  • 1 chậu nước nóng [sờ vào hơi rát].

*Cách thực hiện

  • Tẩy tế bào chết cho vùng da dưới cánh tay, sau đó lau khô.
  • Dùng khăn nhúng vào nước. Bạn hãy nặn nó ra rồi thoa xung quanh nốt mụn ở nách.
  • Làm liên tục trong vòng 15 – 20 phút.
  • Chườm nóng ngày 2-3 lần cho đến khi mụn nhọt biến mất hoàn toàn.

*Chú ý:

  • Khi thực hiện, bạn cần chú ý đến nhiệt độ của nước. Tránh bỏng hoặc nhọt bùng phát.
  • Bạn nên thoa nhẹ nhàng theo vòng tròn quanh nách. Làm điều này để đảm bảo tất cả các nhọt được bao phủ.

Dùng tỏi trị mụn nhọt ở nách

*Chuẩn bị:

*Cách thực hiện

  • Cắt tỏi thành từng lát mỏng.
  • Đun tỏi trên bếp sau đó cho hỗn hợp sền sệt vào.
  • Đặt miếng dán tỏi lên nốt mụn ở nách.
  • Để khoảng 10-15 phút rồi lột nhẹ nhàng.
  • Thực hiện 2-3 lần lặp lại hàng ngày.
  • Sau 1 tuần, mụn bọc sẽ biến mất hoàn toàn.

Dùng bột ngô để trị mụn nhọt ở nách

*Chuẩn bị:

*Cách thực hiện

  • Đun sôi 1 cốc nước.
  • Thêm bột ngô để tạo thành một hỗn hợp đặc sệt.
  • Đắp hỗn hợp lên vùng da bị mụn.
  • Sau 15 – 20 phút, rửa sạch bằng nước muối loãng.
  • Thực hiện cách này mỗi ngày một lần bạn sẽ thấy mụn bọc biến mất.

Dùng nghệ để trị mụn nhọt ở nách

*Chuẩn bị:

  • 3 thìa bột nghệ.
  • 1 cốc nước ấm.

*Cách thực hiện

  • Rửa vùng bị ảnh hưởng bằng nước muối.
  • Trộn bột nghệ với nước.
  • Đắp hỗn hợp lên vùng da ở nách.
  • Chờ 20-25 phút rồi rửa lại bằng nước sạch.
  • Thực hiện 2-3 lần / tuần sẽ thấy hiệu quả.

Dùng bã trà để trị mụn nhọt ở nách

*Chuẩn bị:

*Cách thực hiện

  • Làm sạch vùng da ở nách.
  • Lau khô da sau đó thoa bã trà lên. Dùng băng dính để dán lại.
  • Chờ 10-15 phút rồi rửa lại bằng nước sạch.
  • Sau 3-4 lần thực hiện, các nốt mụn sẽ hết sưng tấy và biến mất hoàn toàn.

2. Dùng thuốc Tây chữa mụn nhọt ở nách

Nhiều loại thuốc kháng sinh không kê đơn được sử dụng để giảm đau và giảm viêm. Loại được sử dụng phổ biến nhất là Neosporin. Thuốc có tác dụng tăng tốc độ chữa lành vết thương và ngăn nhiễm trùng lan rộng.

Dùng thuốc mỡ kháng sinh bôi hai lần mỗi ngày cho đến khi nhọt khỏi hẳn. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý trước khi sử dụng với những trường hợp có tiền sử dị ứng.

Một số trường hợp mụn nhọt ở nách sưng tấy đến mức cần đến sự can thiệp của bác sĩ làm tiểu phẫu, không nên áp dụng các cách chữa tại nhà để tránh tổn thương thêm.

Một số loại thuốc được sử dụng để điều trị mụn nhọt ở nách là:

  • Thuốc kháng sinh Tetracycline hoặc Erythromycin hoặc kem Clindamycin để ngăn nhiễm trùng lây lan.
  • Retinoids được sử dụng để giảm viêm và làm tan mủ trong nhọt. Tuy nhiên, thuốc không dùng cho phụ nữ có thai vì sẽ ảnh hưởng đến thai nhi.
  • Thuốc chống viêm infliximab, thường được kê đơn cho những trường hợp nhọt nặng, chỉ được tiêm tĩnh mạch trong bệnh viện.

3. Hút mụn mủ ở nách

Trong trường hợp mụn thực sự nghiêm trọng và ảnh hưởng đến sức khỏe, người bệnh có thể được tiến hành chọc hút mủ ở mụn nhọt.

Đầu tiên, bạn sẽ được sát trùng vùng da bị tổn thương, sau đó rạch một đường nhỏ tại nhọt để nặn mụn nhọt rồi băng vết thương lại trong 24 giờ.

Việc hút nhọt cần được thực hiện hết sức cẩn thận và đảm bảo vô trùng. Vì vậy, cần tìm đến những cơ sở y tế uy tín để đảm bảo an toàn.

Bên cạnh việc sử dụng các cách chữa mụn nhọt ở nách trên, bạn cần thực hiện vệ sinh vùng da dưới cánh tay hàng ngày, xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học để ngăn ngừa tình trạng này.

Tuy có thể nguy hiểm hoặc tự khỏi trong 2 tuần nhưng bạn không nên chủ quan với mụn nhọt dưới cánh tay. Hy vọng với những thông tin trên bạn đã hiểu rõ hơn về tình trạng nổi mụn ở nách và có cách khắc phục phù hợp.

Video liên quan

Chủ Đề