Vì sao mỹ can thiệp vào biển đông

XEM VIDEO:

Trả lời câu hỏi về vấn đề Biển Đông trong buổi giao lưu trực tuyến với độc giả VietNamNet sáng qua, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink cho biết, an ninh hàng hải đóng vai trò sống còn với sự phát triển kinh tế của khu vực, toàn cầu cũng như với mỗi quốc gia trong khu vực. 

Điều quan trọng là luật pháp quốc tế phải được tôn trọng và mọi quốc gia phải hành xử theo luật pháp quốc tế. Không nước nào được dùng vũ lực để cưỡng ép, bắt nạt các quốc gia khác và để thúc đẩy lợi ích riêng của họ.

Ông khẳng định, Mỹ phản đối việc một quốc gia nào đó tìm cách can thiệp vào hoạt động khai thác dầu khí vốn có từ lâu của các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam.

Đại sứ Daniel Kritenbrink: Mọi quốc gia phải hành xử theo luật pháp quốc tế. Ảnh: Phạm Hải

Đại sứ Daniel Kritenbrink chia sẻ về những nội dung trong chiến lược Biển Đông của Mỹ. Thứ nhất là các hoạt động ngoại giao. Mỹ sẽ hợp tác với các quốc gia trong khu vực để thúc đẩy giải pháp hoà bình cho những tranh chấp trên Biển Đông cũng như tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có hợp tác với các nước trong ASEAN và các tổ chức quốc tế khác để đảm bảo duy trì tự do hàng hải, quyền bay ngang qua và các hoạt động thương mại không bị cản trở trong khu vực này. 

Thứ hai, tập trung hỗ trợ cho các quốc gia trong khu vực để tăng cường năng lực, giúp họ nhận thức điều gì đang diễn ra trong phạm vi lãnh thổ của mình, giúp họ có năng lực để đảm bảo các quyền lợi của mình.

“Đó là lý do Mỹ hợp tác với các nước trong khu vực ASEAN, trong toàn vùng, để nâng cao năng lực hàng hải của các nước đó. Mỹ tin rằng các nước có thể tự bảo vệ lợi ích của mình thì họ sẽ giúp sức cho duy trì sự ổn định khu vực và tránh xung đột”, ông nói. 

Thứ ba, Mỹ sẽ tiếp tục phát triển năng lực và thực hiện quyền của Mỹ. Đây là lý do hải quân Mỹ hiện diện ở khu vực Biển Đông, dù là các hoạt động thông thường hay hỗ trợ tự do hàng hải. Đại sứ Mỹ nhấn mạnh: “Các hoạt động này thể hiện cam kết của Mỹ ở khu vực, với những nguyên tắc mà tôi vừa đề cập, với thực hiện pháp luật trong khu vực. Mỹ sẽ tiếp tục bay ngang, di chuyển tới bất cứ nơi nào luật pháp cho phép”. 

Việt Nam là trung tâm trong chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương 

Đại sứ Daniel Kritenbrink cho rằng, Việt Nam có vai trò trung tâm trong chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương của Mỹ.

“Tôi cũng muốn nhắc lại sự kiện diễn ra hồi tháng 11/2017, trong chuyến thăm đầu tiên tới Việt Nam của mình, Tổng thống Donald Trump đã có phát biểu tại Đà Nẵng, trong đó ông đưa ra tầm nhìn của Mỹ về khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương.

'Khi chúng ta là đối tác có cùng suy nghĩ, chúng ta có thể cùng thúc đẩy thịnh vượng trong khu vực'

Tại sao tôi nói Việt Nam có vai trò trung tâm trong chiến lược này? Tôi muốn chia sẻ rằng có lẽ không phải chỉ Việt Nam nhưng nếu các bạn nhìn vào chiến lược của chúng tôi, các bạn sẽ thấy, chính sách đối ngoại của chúng tôi thể hiện niềm tin rằng chúng tôi sẽ trở nên mạnh hơn, an toàn hơn và thịnh vượng hơn khi chúng tôi có các đối tác, đồng minh cũng như những người bạn cũng mạnh mẽ, thịnh vượng và độc lập trong khu vực”, ông nói.

Đại sứ khẳng định, Mỹ hết sức quan tâm đến thành công của Việt Nam. Bởi theo ông, một nước Việt Nam mạnh mẽ, độc lập có vai trò rất lớn, giúp ích rất nhiều cho mối quan hệ Việt - Mỹ, không chỉ Việt Nam mà toàn bộ 10 nước trong khối ASEAN, mở rộng ra trong khu vực với nhiều đối tác khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand…

Ông bày tỏ tin tưởng, khi cùng làm việc với các đối tác này, các bên có thể thúc đẩy lợi ích, trong đó có hòa bình, ổn định và tôn trọng luật pháp quốc tế.

Không ai tồn tại riêng lẻ

Đại sứ Daniel Kritenbrink nhấn mạnh, không ai chỉ tồn tại riêng lẻ. Nước Mỹ trên hết, không có nghĩa là nước Mỹ đứng một mình. 

“Khi chúng ta thành công, chúng ta có thể hỗ trợ lẫn nhau. Khi chúng ta là đối tác có cùng suy nghĩ, chúng ta có thể cùng thúc đẩy thịnh vượng trong khu vực”, ông cho biết. 

Đại sứ nhắc lại về nguyên tắc Mỹ hợp tác với các nước không nhắm tới một đối tượng cụ thể nào.

“Sự hợp tác này để hướng tới việc tất cả các quốc gia hợp tác với nhau, dù lớn hay nhỏ. Các nước đều tuân thủ luật pháp quốc tế, theo trật tự dựa trên luật pháp và hành xử theo luật pháp quốc tế.

Tôi cho rằng Việt Nam đóng một vai trò trong các hoạt động đó. Việt Nam là Chủ tịch ASEAN trong năm nay và đã có những thành công. Việt Nam tham gia Hội đồng Bảo an LHQ với vai trò đáng kể. Vì vậy, tôi nói rằng Việt Nam đóng vai trò trọng tâm trong chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương”, ông Kritenbrink chia sẻ.

Đánh giá về chặng đường quan hệ Việt - Mỹ, Đại sứ khẳng định, hai bên đang có mối quan hệ tốt nhất từ trước tới nay, thậm chí tốt hơn kỳ vọng. Việt - Mỹ vừa là bạn bè, vừa là đối tác quan trọng của nhau và yếu tố quan trọng nhất đưa 2 nước xích lại gần nhau là nỗ lực của các nhà lãnh đạo của cả hai phía, cùng gác lại quá khứ và hướng tới tương lai.

Tuần Việt Nam

Nhân kỷ niệm 25 năm quan hệ ngoại giao Việt - Mỹ, Tuần Việt Nam mời Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink tham gia giao lưu trực tuyến với độc giả.

Chính quyền mới của Tổng thống Donald Trump đã thể hiện một số tín hiệuvề đường lối cứng rắn đối với Trung Quốc về Biển Đông.

Hôm qua 23/1, thư ký báo chí của Nhà Trắng tuyên bốHoa Kỳ sẽ ngăn chặn Trung Quốc xâm chiếm lãnh thổ trên Biển Đông. Tuyên bố này đã khiến giới chuyên gia xôn xao về nguy cơ leo thang giữa hai cường quốc thế giới.

Chưa đầy hai tuần trước đó, ông Rex Tillerson, người sắp được phê chuẩn làm Ngoại trưởng Mỹ,đã đưa ra bình luận táo bạo về Biển Đông tại phiên điều trần trước Thượng viện Mỹ.Ông kêu gọi Mỹ phải cấm Trung Quốc tiếp cận các hòn đảo nhân tạo trên Biển Đông, tuyên bố này khiến giới truyền thông đại lục đe dọa ông về ‘cuộc đối đầu tàn khốc‘ giữa hai nước.

Trong khi đó, tân Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis tuyên bố trước Thượng viện vào ngày 12/1 rằng hoạt động quân sự hóa của Trung Quốc trên Biển Đông là mối đe dọa đối với trật tự toàn cầu, theo Reuters.

Bản thân Tổng thống Trump cũng từng chất vấn hoạt động quân sự của Trung Quốc trên Biển Đông, không lâu saukhi ông làm kinh chấn động tới mối quan hệ Mỹ – Trung bằng cuộc điện đàm với lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn.

Vậy tại sao Biển Đông lại quan trọng đối với Mỹ như vậy?

Điều đó có liên quan đến trật tự toàn cầu mà Mỹ thúc đẩy từ thời chiến tranh Thái Bình Dương, theo phân tích của ông Leszek Buszynski, Giảng viên thỉnh giảng tại Đại học Quốc gia Australia, được đăng trên The Conversation.

Ông viết: “Trật tự khu vực sau chiến tranh dựa trên sự hiện diện của Mỹ, trong đó đã tạo ra một giai đoạn tăng trưởng kinh tế ấn tượng và thịnh vượng trong khu vực, mà không có sự đe dọa về chiến tranh hay xung đột nào.Nóđảm bảo rằng các tranh chấp hàng hải và yêu sách lãnh thổ phải được giải quyết thông qua thương lượng, mà không phải nhờ sức mạnh quân sự. Và nó đã thể hiện mình là cơ sở cho sự phát triển thương mại và quan hệ kinh tế, mà từ đó tất cả các nước trong khu vực đều hưởng lợi.”

Tuy nhiên, Trung Quốc đã thách thức trật tự này khi cố gắng kiểm soát lãnh hải và các nguồn tài nguyên ở Biển Đông, và vì vậy Mỹ buộc phải quan tâm hơn đến vấn đề Biển Đông, theo ông Buszynski.

Chính quyền Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với phần lớn khu vực Biển Đông thông qua đường 9 đoạn, bất chấp Việt Nam, Brunei, Malaysia, Philippines và Đài Loan cũng có khẳng định chủ quyền tại khu vực.

Vào tháng 7 năm 2016, tòa trọng tài quốc tế đã ra phán quyếtbác bỏ tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông.Tuy nhiên, Trung Quốc đã phớt lờ phán quyết này và củng cố yêu sách của mình bằng hoạt động quân sự.

Hôm 14/12, một cơ quan nghiên cứu của Mỹ công bố báo cáo cho thấy Trung Quốc đã lắp đặt nhiều vũ khí đánh gần trên tất cả 7 hòn đảo nhân tạo mà họ xây dựng trên Biển Đông. Ngay sau khi thông tin này được đưa ra, Trung Quốc tuyên bố việc trang bị vũ khí trên các hòn đảo là ‘hợp pháp và chính đáng’.

Ông Buszynski nhận định: “Nếu Trung Quốc không thừa nhận phán quyết [của tòa trọng tài], thì trật tự khu vực mà Mỹ đã và đang thúc đẩy, sẽ bị phá vỡ.”

Ông cũng phân tích rằng hoạt động quân sự gia tăng trên vùng biển khiến“Trung Quốc có khả năng kiểm soát Biển Đông” và “vị thế lớn mạnh của họ ở khu vực này sẽ có các hậu quả địa chính trị đối với Mỹ.”

Hơn nữa, Biển Đông còn là mộtkhu vực quan trọng để Trung Quốc thực hiện chiến lược hải quân,bao gồm phong tỏa Đài Loan, và triển khai sức mạnh tại Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, theo ông Buszynski. Đó là chưa kể, đây cũng có một số tuyến đường vận tải quốc tế nhộn nhịp nhất thế giới.

Ông nhận định rằng việc kiểm soát được Biển Đổng sẽ cho phép Trung Quốc can thiệp vào hoạt động thương mại của Nhật Bản và Hàn Quốctại khu vực này.

Đối với Mỹ, tương lai của trật tự tại khu vực và an ninh của các đồng minh như Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ bị đe dọa nếu Trung Quốc kiểm soát Biển Đông. Để duy trì vị thế địa chính trị của mình ở tây Thái Bình Dương, Mỹ có nghĩa vụ bảo vệ hệ thống đồng minh trong khu vực, và trấn an các nước trong khu vực vốn quan ngại về những ý đồ của Trung Quốc,ông Buszynski nhận định.

Ngược lại, ông cho rằng việc bỏ mặc Biển Đông cho Trung Quốc sẽ làm suy yếu hệ thống liên minh và sự hiện diện của Mỹ ở khu vực tây Thái Bình Dương, đồng thời Trung Quốc sẽ trở thành thế lực thống trị trong khu vực, và các nước trong khu vực có thể sẽ hướng theo Trung Quốc.

Ông Buszynski cũng nhận định rằng: “tất cả các dấu hiệu đến nay cho thấy, chính quyền của ông Trump có thể sẽ cứng rắn hơn trong việc chống lại Trung Quốc ở Biển Đông, và sẽ mạnh mẽ hơn trong việc ngăn chặn sự xói mòn vị thế của Mỹ trong khu vực.”

Phạm Duy, Mai Lan

Xem thêm:

  • Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể ngăn chặn xung đột ở Biển Đông?
  • Tư lệnh Thái Bình Dương tuyên bố Mỹ sẵn sàng đối đầu với Trung Quốc trên Biển Đông
  • Trung Quốc lắp đặt súng ống khổng lồ và vũ khí đánh gần trên quần đảo Trường Sa

Từ Khóa:Biển Đông Hoa Kỳ Trung Quốc

Video liên quan

Chủ Đề