Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy tiếng Trung

Từ xưa đến nay gian gian vẫn thường nói "Mùng 1 Tết cha, Mùng 2 Tết mẹ, Mùng 3 Tết thầy" và nó đã trở thành nét văn hóa truyền thống ăn sâu vào tâm thức của mỗi con người Việt nhất là độ tết đến xuân về. Vậy thực sự ý nghĩa câu nói này như nào hãy cùng Chanh Tươi đi tìm hiểu chi tiết trong bài viết này nhé.

Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy tiếng Trung
Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy tiếng Trung

1. Nguồn gốc câu nói “mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy”

Quan niệm “Mùng 1 Tết cha, Mùng 2 Tết mẹ, Mùng 3 Tết thầy” gợi nhắc đến truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, "Tôn sư trọng đạo" tốt đẹp của dân tộc ta như nhắc nhở về một giá trị truyền thống tốt đẹp trong dịp Tết của mỗi người dân Việt Nam. 

Người ta không xác định được thành ngữ “Mùng 1 Tết cha, Mùng 2 Tết mẹ, Mùng 3 Tết thầy” có từ bao giờ. Trong lịch sử ngàn năm dựng nước và giữ nước của Việt Nam, chỉ có thể nói thành ngữ này được xếp vào Văn hóa dân gian.

Đây là nơi chốn ra đời các tác phẩm đặc thù như truyện cổ tích, ca dao, dân ca, tục ngữ, thành ngữ… vốn là những tác phẩm văn học dân gian phi văn bản, phi tác giả và được lưu truyền bằng hình thức truyền miệng.

Theo lịch âm dương của hệ lịch Á Đông, được tính kết hợp cả chu kỳ mặt trăng lẫn mặt trời, hệ thống lịch âm dương nằm ở phía dưới tờ lịch được treo trên tường, và được bóc mỗi ngày qua.

Trên mỗi tờ lịch hiển thị một ngày với hai tên gọi, một tên theo lịch dương và một tên theo lịch âm dương, hay còn gọi là lịch ta để phân biệt với lịch tây.

Tên theo lịch tây gồm 365 ngày/năm - tính theo đơn vị mặt trời gồm 24 giờ một ngày. Tên các ngày trong tuần, tên tháng và năm, hoàn toàn theo số thứ tự. Còn theo lịch âm dương lại mang tên gọi, ngày, giờ, tháng, năm hoàn toàn khác.

Hai cái khác này lại dùng để chỉ một thời điểm về thời gian, là một ngày nhưng có hai cách gọi tên, bởi hai cách tính lịch khác nhau. Nên Tết tây sẽ vào ngày Mùng 1 trong 365 ngày, còn Tết ta theo lịch âm dương, bao giờ cũng chênh khoảng dưới hoặc trên 1 tháng.

Thí dụ năm nay, Mùng 1 Tết Canh Tý sẽ rơi vào ngày 25/01/2020. Do vậy Tết ta bao giờ cũng rơi vào sau Tết Dương lịch. Chính vì vậy trong thực tế, những quốc gia theo lịch âm dương thường niên đã ăn hai cái Tết. Tết tây theo dương lịch và Tết ta theo lịch âm dương.

Thời khắc quan trọng nhất của Tết ta là ngày Mùng 1 Tết. Tính theo lịch âm dương bao giờ cũng bắt đầu từ 23h00 đêm trước, cho đến 1h00 sáng Mùng 1, nên Giao thừa nhằm giờ Tý kéo dài 2 tiếng (vì chỉ có 12 tên gọi cho 24 giờ, mở đầu là giờ Tý và kết thúc là giờ Hợi).

Vì vậy, tính theo lịch ta ngày Mùng 1 là quan trọng nhất, nhưng trước ngày Mùng 1, đêm Giao thừa lại là quan trọng hơn cả. Nên thời khắc thiêng liêng đó được dành cho lễ gia tiên, cúng ông bà. Và lúc đó, lễ cúng gia tiên để khởi đầu cho ngày Mùng 1 Tết.

Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy tiếng Trung
Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy tiếng Trung

2. Ý nghĩa của thành ngữ: “Mùng 1 Tết cha, Mùng 2 Tết mẹ, Mùng 3 Tết thầy”

Theo quan niệm của người Việt xưa, “mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ" thì từ "cha” dùng để chỉ bên nội, từ “mẹ” dùng để chỉ bên ngoại. cụm “mùng một Tết cha” có nghĩa là vào ngày mùng một Tết, cả gia đình sẽ tập trung bên họ nội để cúng bái tổ tiên, sau đó là chúc Tết ông bà cha mẹ. 

Sau khi con cháu chúc Tết và nhận lì xì mừng tuổi đầu năm, cả gia đình sẽ cùng nhau ăn bữa cơm đầu năm, vừa trò chuyện vui vẻ. Cuối cùng, cả gia đình sẽ cùng nhau đi chúc Tết anh em họ hàng thân thiết bên nội, cùng trò chuyện và chúc nhau sức khỏe, năm mới an lành, hạnh phúc.

Đến ngày mùng 2 Tết, vợ chồng con cái sẽ “xuất hành” sang chúc Tết bên nhà ngoại – tức là bên “mẹ”. Đây là lí do người xưa gọi mùng 2 là “Tết mẹ”. Cũng với những nghi thức tương tự như ngày mùng 1 bên nhà nội, mọi người sẽ có những giây phút quây quần ấm áp bên nhau trong không khí tươi mới, tích cực và phấn khởi của mùa xuân.

Đặc biệt, với những nàng dâu lấy chồng xa quê, ít có điều kiện về thăm nhà, đây là cơ hội lí tưởng để sum vầy, hàn huyên với bố mẹ đẻ và thăm hỏi họ hàng, anh em, bạn bè sau cả một thời gian dài không gặp.

Câu nói “mùng 3 Tết thầy” nhằm thể hiện lòng biết ơn với những người thầy, người cô đã giảng dạy chúng ta. Vào mùng 3 Tết, các học trò thường tới thăm và chúc Tết những người thầy, cô đã dạy họ để thể hiện truyền thống “tốt sư trọng đạo” của văn hóa Việt Nam.

Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy tiếng Trung
Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy tiếng Trung

Mùng 1 Tết cha là gì?

Ngày Mùng 1 Tết sở dĩ dành cho người cha vì trong quan niệm truyền thống dân gian Việt Nam, người cha bao giờ cũng ở vị trí cao nhất, là trên nóc nhà, bởi thế, “con không cha như nhà không nóc”.

Ngày Mùng 1 được coi là ngày các lễ nghi như chúc tụng, mừng tuổi, dành cho người quan trọng nhất trong một gia đình. Dân gian nói vậy, chứ không cụ thể là người cha. Khi còn cụ ông cụ bà hoặc ông bà thì ngôi cao nhất vẫn là của người cao tuổi nhất trong gia đình, nhất là đàn ông…

Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy tiếng Trung
Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy tiếng Trung

Mùng 2 Tết mẹ là gì?

Mùng 2 sau một chút là Tết mẹ - người giữ tay hòm chìa khóa, đảm đương mọi việc chi tiêu, bếp núc, thường được gọi là “nội tướng” trong gia đình.

Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy tiếng Trung
Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy tiếng Trung

Mùng 3 tết thầy nghĩa là gì?

Sau cha và mẹ là thầy - người dạy cho con chữ và đạo làm người, để trở thành người tử tế, biết ăn nói gói mở, biết ứng xử phải đạo với ông bà, cha mẹ, vợ chồng, bạn bè, con cái...

Đã được tôn kính là thầy, thì với người Việt, phải “tôn sư trọng đạo”: Nửa chữ cũng là thầy, một chữ cũng là thầy, nên vào dịp Tết Mùng 3,  sẽ là Tết thầy nhằm thể hiện lòng biết ơn với những người đã giảng dạy chúng ta. V

ào mùng 3 Tết, các học trò thường tới thăm và chúc Tết những người thầy, cô đã dạy họ và gửi tặng lời chúc Tết cũng như những món quà ý nghĩa đến người cha, người mẹ thứ hai của mình.

Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy tiếng Trung
Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy tiếng Trung

Vừa rồi Chanh Tươi đã giải đáp chi tiết nguồn gốc cũng như ý nghĩa của câu thành ngữ "mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy". Hy vọng những thông tin vừa rồi sẽ giúp ích cho bạn hiểu rõ nhất ý nghĩa thực sự của câu nói này và có những ngày tết vui vẻ ấm cúng trọn vẹn bên gia đình.

Câu nói "Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy" không chỉ là lời nhắc nhở về thứ tự chúc Tết, thăm hỏi trong 3 ngày Tết mà nó còn là cách người Việt ta thể hiện truyền thống "uống nước nhớ nguồn", "tôn sư trọng đạo".

Theo quan niệm xưa, ngày mùng 1 là quan trọng nhất. Nó cũng ngày đầu tiên trong năm mới có tính chất tượng trưng cho sự khởi đầu. Vì vậy, mùng 1 Tết cha chính là có ý nhắc nhở hướng về nguồn cội, cúng bái tổ tiên trước sau đó là thăm hỏi gia đình bên nội, cha mẹ.

Sau khi con cháu chúc Tết và nhận lì xì mừng tuổi đầu năm, cả gia đình sẽ cùng nhau ăn bữa cơm đầu năm, vừa trò chuyện vui vẻ.

Sau khi thăm hỏi chúc Tết gia đình, họ hàng bên nội thì đến bên ngoại. Đó là ý nghĩa của câu nói “Mùng 2 tết mẹ” trong quan niệm xưa.

Cũng với những nghi thức tương tự như ngày mùng 1 bên nhà nội, mọi người sẽ cùng quây quần để ăn bữa cơm năm mới, sau đó cùng nhau đi chúc tết họ hàng, xóm giềng.

Cuối cùng là “mùng 3 Tết thầy". Sau khi đã hoàn thành đạo hiếu với bố mẹ hai bên nội ngoại thì ngày mùng 3 là ngày để chúc Tết thầy cô- những người có công dạy bảo chúng ta nên người. Ngày "Tết thầy" này được xem như là "ngày Nhà giáo Việt Nam" thời xưa - khi ngày 20/11 chưa chính thức ra đời, là cơ hội để biết bao thế hệ học trò tỏ lòng biết ơn đến những người "đưa đò".

Về tục chúc Tết, nhà nghiên cứu phong tục Toan Ánh trong cuốn Các thú tiêu khiển Việt Nam đã viết: Sáng ngày mồng một Tết, sau khi lễ gia tiên, con cháu chúc Tết ông bà, cha mẹ.

Lúc này, ông bà, cha mẹ ăn mặc chỉnh tề ngồi ở giữa nhà, thường các nhà sang trọng có kê sập chân quỳ thì các cụ an tọa ở nơi sập. Con cháu ăn mặc quần áo đẹp, chúc Tết ông bà rồi chúc Tết cha mẹ mạnh khỏe, bình an, nếu buôn bán thì đắc tài sai lộc.

Ông bà cha mẹ sung sướng hân hoan đón nhận lời chúc Tết của con cháu, cầu chúc cho con cháu mạnh khỏe, học hành tấn tới được lên lớp hoặc thi đỗ.

Cha mẹ là đấng sinh thành, dưỡng dục, còn dạy dỗ cho nên người hữu dụng chính là thầy học của mình, do đó ngày mùng 3 thì học trò đồng môn rủ nhau đến viếng thầy (dạy chữ hoặc dạy nghề). Họ mang theo lễ vật để tỏ chút lòng. Thầy trò làm thơ, nói chuyện văn chương hoặc trao đổi chuyện làm ăn, nghề nghiệp rất vui vẻ, bổ ích.

Hiện nay, nhiều người linh động hơn trong việc đi chúc Tết và tuỳ vào hoàn cảnh, điều kiện của mỗi gia đình để việc chúc Tết thuận tiện và không quá nặng nề, áp lực. Ngoài các mối quan hệ họ hàng, nội tộc, thầy cô thì có những mối quan hệ xã giao, công việc, làm ăn bên ngoài.