Nên mua cổ phiếu ngân hàng nào 2022

Dòng tiền lớn có dấu hiệu quay lại

Diễn biến khởi sắc ở nhóm cổ phiếu ngân hàng trong 2 tuần qua được các chuyên gia đánh giá là không yếu như các cú hồi chóng vánh trước đó.

Hầu hết báo cáo chiến lược của các công ty chứng khoán đều nhận định, ngân hàng sẽ là một trong những ngành dẫn dắt, hỗ trợ VN-Index vượt đỉnh 1.500 điểm, tiến tới 1.700 - 1.800 điểm trong năm 2022.

Riêng về mặt thanh khoản, đây là nhóm có vốn hoá lớn nhất thị trường, nên chỉ số chung tiến lên các mức cao mới không thể thiếu sự góp sức của cổ phiếu “vua”.

Ghi nhận của người viết cho thấy, không ít nhà đầu tư lớn [tổng tài sản hàng chục tỷ đồng trở lên] đã bắt đầu mua vào cổ phiếu ngân hàng từ tuần cuối tháng 12/2021, với kỳ vọng những cổ phiếu đó sau thời gian tích luỹ có định giá hấp dẫn và câu chuyện riêng sẽ mang lại mức sinh lời cao.

Trong khi đó, mối quan tâm đến cổ phiếu ngân hàng của các nhà đầu tư nhỏ lẻ vẫn thấp, vì họ thường không thích chiến lược “mua và chờ”, nhất là khi sóng cổ phiếu bất động sản chưa có dấu hiệu kết thúc.

Nhìn lại năm 2021, dòng tiền nửa đầu năm tập trung vào nhóm ngân hàng, chứng khoán và thép, còn nửa cuối năm chủ yếu là nhóm bất động sản. Trong nửa cuối năm qua, VN-Index tăng gần 20% từ đáy, nhưng giá nhiều mã ngân hàng giảm 10 - 25% như BID giảm 24,3%, CTG giảm 19,6%, TCB giảm 13,8%, VCB giảm 12,6%, VPB giảm 10,5%.

Chỉ số nhóm cổ phiếu ngân hàng. * Vốn hóa và P/B tại ngày 5/1/2022. TTM: 12 tháng tính đến hết quý III/2021.

Thực tế, quý cuối năm 2020 và 6 tháng đầu năm 2021, ngành ngân hàng có triển vọng lợi nhuận tốt, nhiều nhà băng lập kỷ lục về lợi nhuận, bất chấp đại dịch Covid-19, nên thu hút dòng tiền của nhà đầu tư lớn, qua đó dẫn dắt dòng tiền nhà đầu tư cá nhân tham gia [giá trị giao dịch có thời điểm chiếm 45% thanh khoản toàn thị trường], giúp giá cổ phiếu tăng mạnh, có những mã tăng 2 - 3 lần.

Nhưng nửa cuối năm 2021, dòng tiền lớn có dấu hiệu rút ra, lợi nhuận ngành ngân hàng bắt đầu bị ảnh hưởng bởi đại dịch và nhà đầu tư lo ngại hơn về vấn đề nợ xấu, khiến giá cổ phiếu giảm.

Ở thời điểm này, liệu nhóm cổ phiếu ngân hàng đã hội tụ trở lại cả hai yếu tố là triển vọng lợi nhuận và dòng tiền lớn tham gia để tạo “sóng”?

Thống kê của FIDT cho thấy, trong 4 tuần cuối năm 2021, nhóm cổ phiếu ngân hàng đóng góp trung bình 24,7% vốn hoá toàn thị trường, kế đến là nhóm bất động sản với 21,1%, nhưng tỷ trọng giao dịch nghiêng về nhóm địa ốc [25 - 29% so với 11 - 15%]. Dòng tiền có dấu hiệu quay lại nhóm vốn hóa lớn nhất sau thời gian dài tích luỹ, nhưng không quá mạnh, đà tăng chưa giữ được “nhiệt” qua các phiên.

Tuy nhiên, trong quý I thường có “hiệu ứng tháng Giêng”, tâm lý nhà đầu tư tích cực và các nhà đầu tư tổ chức, quỹ nước ngoài giải ngân cho danh mục năm mới, tập trung vào các nhóm vốn hóa lớn, có thể giúp nhóm cổ phiếu ngân hàng và thị trường chung tăng điểm.

Ông Huỳnh Minh Tuấn, Giám đốc môi giới Hội sở Công ty Chứng khoán Mirae Asset cho rằng, nhóm cổ phiếu ngân hàng là sự lựa chọn không thể thiếu của nhóm quỹ đầu tư quy mô lớn, quỹ ETF, nhà đầu tư chiến lược nước ngoài... Dòng tiền sẽ tập trung vào đây, bên cạnh đó là bất động sản.

Nhiều yếu tố hỗ trợ

Ngân hàng là một trong những ngành được hưởng lợi lớn từ việc thúc đẩy đầu tư công, trong đó vốn nhà nước chỉ là một phần, phần còn lại đến từ vốn tư nhân, đặc biệt là vốn vay. Dĩ nhiên, xu hướng tăng trưởng tín dụng và tiền gửi sẽ không đồng đều giữa các ngân hàng do khác biệt về phân khúc khách hàng. Không ít ngân hàng còn được dự báo sẽ ghi nhận thu nhập bất thường đến từ phí bancassurance hoặc thoái vốn công ty con.

Đáng chú ý, trong bối cảnh mặt bằng lãi suất thấp tạo điều kiện thuận lợi cho thị trường bất động sản, giá nhà đất đang cho thấy tín hiệu tăng trưởng tốt. Trong khi đó, phần lớn các tài sản thế chấp tại ngân hàng là bất động sản, nên giá nhà đất tăng sẽ giảm thiểu rủi ro giảm giá trị tài sản thế chấp, hỗ trợ hoạt động thanh lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ… Đây sẽ là yếu tố “cởi trói” tâm lý của nhà đầu tư đối với vấn đề nợ xấu ngân hàng.

Tổng nợ quá hạn các ngân hàng trên sàn chứng khoán. * TTM: 12 tháng tính đến hết quý III/2021.

Ở góc độ định giá, đợt điều chỉnh của nhóm cổ phiếu ngân hàng từ giữa năm 2021 chủ yếu phản ánh rủi ro áp lực trích lập dự phòng trong bối cảnh nợ xấu gia tăng. Dòng tiền dần len lỏi vào nhóm này sau khi giá có mức giảm phổ biến từ 12 - 17% so với đỉnh.

Bà Hoàng Việt Phương, Giám đốc Trung tâm phân tích đầu tư Công ty Chứng khoán SSI [SSI Research] cho rằng, rủi ro nợ xấu và khả năng tăng trưởng lợi nhuận chậm lại trong 6 tháng đầu năm 2022 đã phản ánh một phần vào giá cổ phiếu ngân hàng, giúp định giá quay về mức hợp lý hơn, P/B dự phóng hiện khoảng 1,8 lần. P/B năm 2022 các ngân hàng trong phạm vi nghiên cứu của SSI Research đang ở mức 1,6 lần, cao hơn so với mức trung bình trong lịch sử là do nhà đầu tư trả cho năng lực tài chính, khả năng phục hồi và lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu [ROE] tốt hơn so với chu kỳ tín dụng trước đây. ROE năm 2022 đối với các ngân hàng trong phạm vi nghiên cứu ước đạt 19% so với mức 10,5 - 18% trong giai đoạn 2015 - 2020.

Kết quả kinh doanh ngành ngân hàng năm 2022 nhiều khả năng sẽ tăng tốc vào nửa cuối năm theo đà phục hồi kinh tế và so với mức thấp trong nửa cuối năm 2021. Theo đó, chiến lược mua cổ phiếu ngân hàng ở thời điểm hiện tại có thể mang lại hiệu quả, nhất là khi nắm giữ trung và dài hạn.

Nhìn nhận triển vọng năm 2022 và cả giai đoạn 5 năm tới, ông Huỳnh Minh Tuấn có góc nhìn lạc quan đối với nhóm cổ phiếu ngân hàng.

Trong bối cảnh kinh tế khó khăn do bị ảnh hưởng bởi đại dịch, nền tảng thu nhập [lợi nhuận] của ngân hàng sẽ đi kèm rủi ro [nợ xấu].

Tuy nhiên, trong 2 năm dịch bệnh vừa qua, quy mô tài sản, chất lượng tài sản của nhóm ngân hàng vẫn “vững chãi” nhờ vào nhiều yếu tố cộng hưởng, trong đó có thành quả của đợt tái cơ cấu triệt để giai đoạn 2011 - 2013.

Vì thế, khi dịch Covid-19 ập đến như một bài kiểm tra sức chịu đựng, “lửa thử vàng”, thì đây là lúc “nghiệm thu” thành quả của giai đoạn đó. Tất nhiên, Ngân hàng Nhà nước cũng đã có những chính sách linh hoạt, kịp thời, hiệu quả như giảm lãi suất, bơm tiền, khoanh nợ. Điều này tạo ra dư địa về “sổ sách” giúp các nhà băng có thời gian xử lý hệ quả của dịch bệnh và từ năm 2022, lo ngại về nợ xấu sẽ giảm và thu nhập gia tăng.

“Các thông tin như nới tỷ lệ sở hữu nước ngoài, tăng trưởng tín dụng đi kèm với kinh tế phục hồi, chiến lược số hoá tổng thể... sẽ hỗ trợ nhóm ngành ngân hàng”, ông Tuấn nói.

Nhìn chung, ngành ngân hàng được nhìn nhận đã qua thời kỳ tăng trưởng đỉnh cao, nhưng triển vọng lợi nhuận tăng 2 chữ số vẫn còn, động lực đến từ nhu cầu vốn tín dụng gia tăng khi kinh tế phục hồi, mảng thu phí còn nhiều tiềm năng [nhất là bancassuarance], đa số ngân hàng đã trích lập xong dự phòng cho nợ tái cơ cấu theo Thông tư 01/2020/TT-NHNN...

Với các yếu tố trên, dòng tiền vào nhóm ngân hàng sẽ gia tăng, hướng đến các nhà băng có tiềm năng tăng trưởng cao, chất lượng tài sản tốt, hoặc có “game” như tăng vốn, bán vốn, ký kết hợp tác độc quyền bán bảo hiểm.

Nhã An

Ảnh minh họa. [Ảnh: CTV/Vietnam+]

Chuẩn bị cho mùa đại hội cổ đông, một loạt ngân hàng đã gửi thông báo đến các cổ đông, trong đó hầu hết các nhà băng đều trình kế hoạch tăng vốn, chia cổ tức…

Sôi động chia cổ tức, tăng vốn

Năm nay, mùa đại hội cổ đông thường niên của ngành ngân hàng đến sớm hơn năm ngoái.

Cụ thể, Vietcombank [mã: VCB] vừa thông báo sẽ tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022 vào 8/4 tại Hà Nội. Ngân hàng này thông báo phát hành hơn 1,02 tỷ cổ phiếu để trả cổ tức từ nguồn lợi nhuận còn lại năm 2019 với tỷ lệ 27,6% [tức cổ đông sở hữu 1.000 cổ phiếu sẽ được nhận 276 cổ phiếu mới]. Sau phát hành, vốn điều lệ của Ngân hàng thêm 10.236 tỷ đồng, lên hơn 47.325 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Thanh Tùng, Phó Tổng giám đốc Vietcombank kiến nghị Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục tạo điều kiện để Vietcombank tăng vốn bằng cách cho phép ngân hàng giữ lại lợi nhuận sau thuế để trả cổ tức bằng cổ phiếu. Đồng thời, có lộ trình tăng giới hạn sở hữu nước ngoài, trước mắt là tăng lên 35%.

BIDV cũng tổ chức Đại hội đồng cổ đông vào ngày 29/4 với kế hoạch phát hành tối đa gần 1,037 tỷ cổ phiếu để trả cổ tức cho cổ đông, tương ứng tỷ lệ 25,77%. Sau phát hành, vốn điều lệ BIDV sẽ tăng từ 40.220 tỷ đồng lên hơn 50.585 tỷ đồng.

Ông Phan Đức Tú - Chủ tịch Hội đồng quản trị BIDV cho hay ngân hàng dự kiến vốn tăng thêm được dùng để đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ, phát triển sản phẩm dịch vụ mới, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, tăng tỷ lệ thu nhập ngoài lãi, nâng quản trị rủi ro... Bên cạnh đó, BIDV sẽ tập trung cơ cấu danh mục tín dụng, bán lẻ...

Tương tự tại VIB, năm 2022, ngân hàng này đặt kế hoạch tăng vốn điều lệ lên trên 21.000 tỷ đồng, tăng 35,7%. Trong đó, ngân hàng dự kiến chia cổ phiếu thưởng 35% cho cổ đông hiện hữu và 0,7% cho cán bộ nhân viên từ nguồn vốn chủ sở hữu.

[Dồn dập tăng vốn điều lệ, ngân hàng tính đường dài với Basel III]

Đề xuất này xuất phát từ nhu cầu vốn của ngân hàng dành cho các dự án đầu tư vào hệ thống công nghệ, mạng lưới, cấp tín dụng, đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn trong kinh doanh theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, chính sách chia cổ phiếu thưởng cho cán bộ nhân viên [ESOP] nhằm phát triển và duy trì đội ngũ nhân sự chất lượng, phục vụ cho các hoạt động kinh doanh, vận hành của ngân hàng.

Trong cuộc họp diễn ra vào đầu tháng 4 tới đây, ACB cũng có phương án tăng vốn điều lệ bằng cổ phiếu. Kế hoạch cụ thể chưa được công bố nhưng trong năm 2020 và 2021 nhà băng này đã phát hành cổ phiếu để trả cổ tức theo tỷ lệ lần lượt 30% và 25%.

Môt số ngân hàng dù chưa công bố kế hoạch Đại hội cổ đông nhưng cũng đã có kế hoạch tăng vốn trong năm 2022. Điển hình tại MSB, lãnh đạo ngân hàng này cho biết sẽ trình Đại hội đồng cổ đông thông qua việc chia cổ tức trong năm nay với tỷ lệ 30% bằng cổ phiếu; OCB dự kiến duy trì mức cổ tức từ 20%-25% cho cổ đông; SHB tiếp tục có kế hoạch chi trả cổ tức năm 2021 bằng cổ phiếu với tỷ lệ tối thiểu 15%....

Thực tế, 2021 là năm "chạy đua" tăng vốn nhằm đáp ứng các tiêu chí an toàn vốn theo tiêu chuẩn quốc tế, trong đó những ngân hàng tăng vốn mạnh phải kể đến là VPBank [tăng 80%], VIB [44,2%], SCB [32,8%], Sacombank [32%], OCB [31,8%], ACB và HDBank [25%]... Ước tính sơ bộ, hơn 2 tỷ cổ phiếu ngân hàng đã được đưa ra thị trường trong năm nay.

Lý giải nguyên nhân việc các ngân hàng dồn dập tăng vốn cuối năm, một chuyên gia ngân hàng cho biết bên cạnh tranh thủ lúc cổ phiếu ngân hàng đang hấp dẫn, thì động lực chính là các ngân hàng phải đáp ứng các yêu cầu an toàn vốn theo tiêu chuẩn Basel II, xa hơn là Basel III.

Giới chuyên môn đánh giá, cuộc đua tăng vốn điều lệ của các ngân hàng sẽ chưa dừng lại, thậm chí có thể diễn ra mạnh mẽ hơn trong năm nay.

Nhiều cổ đông vẫn ngậm ngùi…

Thực tế, không phải ngân hàng nào cũng được chi trả mức cổ tức cao, kể cả với những ngân hàng đã tất toán hết trái phiếu của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam [VAMC].

Bên cạnh các ngân hàng có lịch sử chi trả cổ tức thường xuyên, tại đại hội cổ đông thường niên 2021 mới tổ chức thành công gần đây, ban lãnh đạo Eximbank cũng lần đầu tiên đề xuất chia cổ tức khoảng 18%.

Eximbank là một trong những điển hình không thể chia cổ tức trong vòng 9 năm qua do vấn đề nhân sự cấp “thượng tầng” và phải đẩy mạnh xử lý nợ xấu. Năm nay, sau khi ổn định nhân sự, Eximbank dự kiến chia cổ tức ở mức 2 con số nếu được Ngân hàng Nhà nước cho phép.

Nếu thực hiện đúng kế hoạch, đây là lần đầu tiên Eximbank thực hiện tăng vốn điều lệ sau hơn 10 năm. Lần gần nhất nhà băng này tiến hành tăng vốn diễn ra vào năm 2011 khi thực hiện phát hành cổ phiếu thưởng theo tỷ lệ 17%.

Tương tự tại Sacombank, kết thúc năm 2021, Sacombank đạt hơn 4.400 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 32% so với năm trước, vượt 10% kế hoạch cả năm. Sacombank tiếp tục giữ lại lợi nhuận lũy kế 6.496 tỷ đồng và không chia cổ tức. Trước Đại hội đồng cổ đông thường niên 2021, Hội đồng quản trị đã có tờ trình xin Ngân hàng Nhà nước được chia cổ tức nhưng đã được không được chấp thuận.

Trước mong mỏi của cổ đông về cổ tức, Chủ tịch Hội đồng quản trị Sacombank Dương Công Minh cho hay, lãnh đạo của Ngân hàng cũng muốn chia cổ tức bằng cổ phiếu để tăng vốn, vì giá cổ phiếu đang rất tốt, nhưng vẫn phải chờ Ngân hàng Nhà nước chấp thuận và quá trình tái cơ cấu thành công.

Theo Chủ tịch Sacombank, bản chất vấn đề là tái cơ cấu. Khi tái cơ cấu thành công, Sacombank mới xử lý các vấn đề khác: cổ tức, bán cổ phần cho cổ đông chiến lược trong và ngoài nước. Dự kiến năm 2022 hoặc đầu năm 2023, sau khi hoàn thành việc tái cơ cấu, ngân hàng có thể chia cổ tức.

Cũng giống như Eximbank và Sacombank, các cổ đông của Ngân hàng Sài Gòn cũng đã có tới 8-9 năm không được chia cổ tức vì ngân hàng này cũng đang trong giai đoạn tái cấu trúc.

Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng bán nợ cho VAMC có thời hạn trên 5 năm hoặc được gia hạn thời hạn trái phiếu đặc biệt sẽ không được chia cổ tức, nhằm tạo nguồn xử lý nợ xấu cho tới khi trái phiếu đặc biệt có thời hạn trên 5 năm hoặc trái phiếu đặc biệt đã gia hạn được thanh toán./.

Thúy Hà [Vietnam+]

Video liên quan

Chủ Đề