Nền văn hóa mang tính dân tộc là gì

70 năm Đề cương văn hóa Việt Nam

Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống văn hóa lâu đời. Dòng chảy văn hóa ấy qua bao nhiêu biến thiên của lịch sử ngày càng mạnh mẽ và thấm đẫm, trở thành bản sắc riêng của dân tộc. Ngay từ những ngày tháng non trẻ, Đảng ta rất coi trọng phát triển văn hóa. Đã 7 thập kỷ đi qua, đến nay, bản Đề cương văn hóa năm 1943 vẫn còn nguyên giá trị, trở thành “hòn đá tảng” cho đường lối, chính sách của Đảng suốt cả chặng đường cách mạng, đặc biệt là 3 nguyên tắc của văn hóa Việt Nam mà bản đề cương đã đề cập đến: dân tộc, khoa học và đại chúng.

Trong phần “Cách đặt vấn đề”, bản đề cương đã nêu rõ thái độ Đảng Cộng sản Đông Dương đối với vấn đề văn hóa: “Mặt trận văn hóa là một trong 3 mặt trận [kinh tế, chính trị, văn hóa], ở đó, người cộng sản phải hoạt động và “cách mạng văn hóa muốn hoàn thành phải do Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo…”. Đặc biệt, bản đề cương đã đưa ra 3 nguyên tắc vận động của văn hóa nước Việt Nam trong giai đoạn này: dân tộc hóa [chống mọi ảnh hưởng nô dịch và thuộc địa khiến cho văn hóa Việt Nam phát triển độc lập]; đại chúng hóa [chống mọi chủ trương hành động làm cho văn hóa phản lại đông đảo quần chúng hoặc xa đông đảo quần chúng]; khoa học hóa [chống lại tất cả những cái gì làm cho văn hóa trái khoa học, phản tiến bộ].

Nhìn lại chặng đường 70 năm qua, chúng ta càng thấy rõ con đường đi của văn hóa Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là đúng đắn và ưu việt. Văn hóa luôn được coi là một mặt trận như Bác Hồ đã nói: “Văn hóa, văn nghệ là một mặt trận, anh chị em văn nghệ sỹ là chiến sỹ trên mặt trận ấy”. Văn hóa luôn song hành và phục vụ chính trị, phục vụ cách mạng và luôn được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đặc biệt, trong 7 thập kỷ qua, văn hóa Việt Nam luôn đảm bảo được 3 nguyên tắc [cũng có người gọi là 3 tính chất] đó là dân tộc, khoa học và đại chúng.

Tính dân tộc được thể hiện rõ nhất ở việc phản ánh khát vọng của dân tộc Việt Nam, đó là khát vọng giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, khát vọng hòa bình. Đời sống tâm hồn, tình cảm, mọi mối quan hệ riêng chung của người dân Việt Nam mấy chục năm qua đều xoay quanh khát vọng ấy. Và từ khát vọng trở thành lý tưởng, hành động của cả một thế hệ. Tiếng Việt trong sáng, đa thanh, đa ngữ cảnh được làm giàu có và phong phú bởi thể thơ lục bát, ca dao, văn xuôi Việt Nam thời kỳ hiện đại “Ôi Tiếng Việt như đất cày, như lụa. Óng tre ngà và mềm mại như tơ” [Lưu Quang Vũ]. Các loại hình văn nghệ dân gian được gìn giữ và lưu truyền như chèo, tuồng, cải lương, ca trù, ví, giặm, hát then, nhã nhạc cung đình Huế, cồng chiêng Tây Nguyên… cùng các sinh hoạt, tập tục, lễ hội trong đời sống của người Việt hàng ngàn năm được lưu truyền, phục dựng… đã chứng tỏ sức sống lâu bền và bản sắc của văn hóa Việt Nam.

Trong thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc, bản sắc dân tộc và khát vọng thời đại hòa làm một tạo thành dòng chảy mãnh liệt của văn hóa Việt Nam, làm xuất hiện nhiều nhà văn, nhà thơ, nghệ sỹ say mê sáng tạo, đóng góp sức mình cho dân tộc như: Nguyễn Phan Chánh, Trần Văn Cẩn, Bùi Xuân Phái, Văn Cao, Tô Hoài, Huy Cận, Xuân Diệu, Tố Hữu, Chế Lan Viên, Nguyễn Đình Thi, Lưu Quang Vũ…

Sông quê. Ảnh: Đậu Bình

Một thế hệ các nhà nghiên cứu, phê bình như các giáo sư: Vũ Khiêu, Phan Huy Lê, Phan Ngọc, Trần Đình Sử, Cao Xuân Hạo… đã làm cho truyền thống lịch sử, văn hóa Việt Nam thêm dồi dào sinh lực, kết tinh và hài hòa tinh hoa dân tộc qua các thời đại. Đặc biệt, từ năm 1998, khi Đảng ta ban hành Nghị quyết Trung ương V khóa VIII về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc, việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa càng được các cấp ủy đảng, chính quyền và toàn dân coi trọng. Hình ảnh con người Việt Nam yêu nước, trọng nghĩa tình, chung thủy và nhân ái ngày càng được tô đậm. Điều hiện nay nhiều người băn khoăn và cũng là trách nhiệm của Đảng, chính quyền, ngành VH-TT&DL là sự phai nhạt lý tưởng, lối sống thực dụng, xa rời lịch sử truyền thống của dân tộc, lai căng, bắt chước không phù hợp trong đời sống văn hóa của một bộ phận thanh niên. Đây cũng là vấn đề cấp bách trong việc gìn giữ tính dân tộc của văn hóa Việt Nam.

Nói về tính khoa học của văn hóa, bản đề cương giải thích rõ rằng: chống lại tất cả những gì trái khoa học, phản tiến bộ. Nền văn hóa của chúng ta suốt 7 thập kỷ qua đã đưa đến một tư duy khoa học cho mọi tầng lớp nhân dân, giúp nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, ứng dụng KHKT vào sản xuất và đời sống, bài trừ hủ tục lạc hậu, đấu tranh với tư tưởng bảo thủ, trì trệ. Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị 27 về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội. Từ chỗ 95% dân số mù chữ sau 1945, nhờ chủ trương diệt “giặc dốt”, chăm lo đẩy mạnh GD-ĐT, phát triển KHCN, đến nay, cả nước có gần 30 triệu người đi học ở tất cả các cấp học, các loại hình đào tạo.

Hàng năm, Việt Nam đã ghi tên mình vào danh sách các nước có học sinh giỏi quốc tế và được UNESCO đánh giá cao về các lĩnh vực giáo dục, y tế, XĐGN. Nền văn hóa của chúng ta phù hợp với quá trình vận động của lịch sử, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển lành mạnh, bền vững. Điều cần quan tâm nhất hiện nay là công tác quản lý di tích, lễ hội, thiết chế văn hóa, dịch vụ viễn thông và Internet, dịch vụ giải trí… cần được quản lý một cách khoa học, văn minh hơn.

Ca trù Cổ Đạm - loại hình nghệ thuật đặc sắc. Ảnh: Sỹ Ngọ

Văn hóa là các giá trị tinh thần và vật chất do nhân dân Việt Nam sáng tạo nên và trở lại phục vụ đông đảo quần chúng nhân dân. Tính đại chúng của văn hóa Việt Nam vì thế thể hiện ở mục đích phục vụ đông đảo quần chúng nhân dân, tạo nền tảng tinh thần cho xã hội. Các loại hình văn hóa nghệ thuật, các lễ hội, hệ thống thiết chế văn hóa, di sản văn hóa… do nhân dân dày công sáng tạo và vun đắp đã phát huy tác dụng, phục vụ đời sống nhân dân trong thời kỳ kháng chiến cũng như trong công cuộc xây dựng hiện nay. Tuy nhiên, trong thời đại phát triển vũ bão của công nghệ thông tin, nếu không có cách tiếp nhận, không có phương pháp tổ chức và tuyên truyền thì các hoạt động văn hóa sẽ rất khó lòng thu hút được đông đảo nhân dân tham gia, nhất là với giới trẻ.

Là vùng đất có truyền thống lịch sử văn hóa lâu đời với hệ thống di sản vật thể và phi vật thể phong phú và có giá trị, Hà Tĩnh đang từng bước biến “hòn ngọc truyền thống” thành tài sản chung và có trách nhiệm giữ gìn, phát triển. 70 năm qua, văn hóa Hà Tĩnh đã hòa vào dòng chảy của văn hóa Việt Nam, đã nổi lên như một gương mặt với những nét riêng không thể trộn lẫn. Đó là truyền thống văn chương khoa bảng và hiếu học, truyền thống cách mạng, các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể phong phú, hấp dẫn. Dân ca ví, giặm, ca trù, chèo Kiều… cùng tên tuổi nhiều danh nhân đã trở thành tài sản tinh thần quý giá.

Tỉnh ủy Hà Tĩnh đã ban hành Nghị quyết 11 về xây dựng và phát triển văn hóa Hà Tĩnh theo tinh thần NQ T.Ư 5, Chỉ thị 20 về tiếp tục thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; đẩy mạnh phong trào xây dựng làng xã, gia đình văn hóa… HĐND tỉnh đã ra nghị quyết và UBND tỉnh đã ban hành đề án xây dựng thiết chế văn hóa thể thao ở cơ sở, quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đến năm 2020.

Ngành VH-TT&DL đã có nhiều biện pháp để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, tăng cường công tác quản lý các hoạt động văn hóa nghệ thuật và lễ hội, đồng thời nhìn rõ những hạn chế, yếu kém hiện nay để có giải pháp khắc phục; ngành GD-ĐT, KHCN, các ban, ngành, đoàn thể và cấp ủy, chính quyền các địa phương cũng rất coi trọng việc phát triển xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc. Tất cả để làm cho văn hóa Hà Tĩnh đậm đà tính dân tộc hơn, khoa học hơn, đại chúng hơn, trở thành nền tảng tinh thần xã hội, tạo mục tiêu và động lực cho sự phát triển của tỉnh nhà.

Bùi Minh Huệ

Bùi Minh Huệ

Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là hành động, việc làm của mỗi người hướng tới mục tiêu bảo vệ, gìn giữ những nét đặc trưng, tài sản vô giá, linh hồn của dân tộc hun đúc qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, biết bao mồ hôi xương máu máu của dân tộc Việt Nam.

Trên thế giới, mỗi một quốc gia, mỗi một dân tộc sẽ có những bản sắc văn hóa riêng và hình thành nên nét đặc trưng của từng dân tộc.Văn hóa dân tộc chính là niềm tự hào và là món ăn tinh thần của người dân cả nước.

Vậy bản sắc văn hóa dân tộc là gì, làm thế nào để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Nhằm giải đáp thắc mắc và hỗ trợ tư vấn Luật Hoàng Phi xin chia sẻ bài viết dưới đây.

Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam là gì?

Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam là thuật ngữ chỉ sắc thái, vẻ đẹp và tính chất đặc biệt, cái riêng để phân biệt với những nước trên thế giới, bản sắc văn hóa dân tộc là cái gốc của nền văn hóa, những đặc trưng không thể trộn lẫn trong cội nguồn văn hóa dân tộc Việt Nam.

Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam là những nét đặc trưng đặc biệt làm nên sắc thái, bản lĩnh và dấu ấn riêng của mỗi dân tộc, từ những nét đó để phân biệt dân tộc này với dân tộc khác

>>>>> Tham khảo bài viết: Dân tộc là gì?

Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là gì?

Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là hành động, việc làm của mỗi người hướng tới mục tiêu bảo vệ, gìn giữ những nét đặc trưng, tài sản vô giá, linh hồn của dân tộc hun đúc qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, biết bao mồ hôi xương máu máu của dân tộc Việt Nam.

Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là việc làm cần thiết và quan trọng để vận dụng và phát triển lâu dài, là cách tốt nhất để toàn thể dân tộc hướng tới hành động bảo vệ hệ thống giá trị văn hóa được hình thành trong suốt quá trình lịch sử.

Đặc trưng cơ bản của bản sắc dân tộc Việt Nam

Ngoài hiểu rõ về khái niệm bản sắc văn hóa dân tộc là gì, Luật Hoàng Phi xin cung cấp thêm thông tin về đặc trưng cơ bản của bản sắc dân tộc Việt Nam như sau:

– Bản sắc dân tộc Việt Nam thể hiện những đặc trưng của nền văn hóa. Là gốc hình thành văn hóa từ lâu đời, từ đó ngày càng phát triển, tạo nên những nét riêng biệt đến nay.

– Bản sắc văn hóa dân tộc mang tính bền vững với thời gian. Thời gian có thay đổi nhưng nét văn hóa dân tộc Việt Nam vẫn sẽ được gìn giữ, không khác biệt với bản sắc văn hóa dân tộc ban đầu.

– Đặc trưng cơ bản có thể nhìn nhận từ bên ngoài về bản sắc văn hóa dân tộc là sự tôn kính, thờ cúng tổ tiên, tôn trọng tất cả các giá trị cộng đồng và gia đình, các ngành nghề thủ công mỹ nghệ, người dân lao động cần cù…

– Ở Việt Nam có một nền văn hóa dân tộc phong phú trong cộng đồng 54 dân tộc, có nhiều sinh hoạt cộng đồng, tín ngưỡng, tư tưởng và tôn giáo khác nhau.

– Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam được hình thành và phát triển phụ thuộc vào đặc điểm của từng dân tộc, điều kiện lịch sử, điều kiện tự nhiên, môi trường cư trú, chế độ chính trị giao lưu với các nền văn hóa khác.

– Thực tế qua hàng ngàn năm lịch sử chứng minh rằng để bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam được gìn giữ tốt đẹp chính là nhờ vào tinh thần đoàn kết, sự gắn bó chặt chẽ và gìn giữ của mỗi người dân Việt Nam.

Bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc thể hiện ở những mặt nào?

Bản sắc văn hoá của mỗi dân tộc được thể hiện ở: [i] ngôn ngữ [ii] phương thức sản xuất [iii] phong tục tập quán [iv] trang phục, có thể kể đến một số nét văn hoá tiêu biểu của dân tộc Kinh là :

– Có nhiều các lễ hội trong năm: Ví dụ: Lễ hội đền Hùng, Chùa Hương, Chùa Yên Tử…vv

– Trong các bữa cơm đời thường , họ sẽ ăn cơm tẻ, cơm nếp hoặc cháo, xôi

– Có những món ăn độc đáo và làm nên sự khác biệt của dân tộc Kinh với các dân tộc khác trên cả nước đó chính là món mắm tôm, trứng vịt lộn.

– Lễ tết lớn nhất của người Kinh là lễ tết Nguyên Đán được tổ chức bắt đầu từ mùng 1 tháng giêng theo Âm lịch

Trên đây là toàn bộ những thông tin tư vấn và giải đáp thắc mắc về bản sắc văn hóa dân tộc là gì, làm thế nào để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc mà chúng tôi muốn gửi đến Quý độc giả tham khảo.

Video liên quan

Chủ Đề