Nét đẹp an tình thủy chung của con người Việt Nam qua hai bài thơ Bếp lửa và Ánh trăng

Gợi ý :Triển khai bày tỏ cảm nhận về nét đẹp ân tình, chung thuỷ của con người Việt Nam qua hai bài thơ trên cơ sở những ý chính sau:

1. Trong bài thơ “Bếp lửa”, nét đẹp ân tình, chung thuỷ được thể hiện trong tấm lòng của người cháu yêu thương và nhớ ơn bà khi đã khôn lớn trưởng thành:

♦ Khi đã trưởng thành, sống trong điều kiện sung túc, người cháu vẫn nhớ về những năm tháng tuổi thơ xa cha mẹ, sống bên bà, trong tình yêu thương chăm sóc của bà. Lời tự nhắc của cháu cuối bài thơ đã thể hiện tấm lòng biết ơn với bà.♦ Cháu [nhân vật trữ tình] xót xa, thương cảm, thấu hiểu cuộc đời bà nhiều gian nan cơ cực:Cháu thương bà biết mấy nắng mưa…Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa…♦ Cháu khẳng định công lao to lớn của bà, ngọn lửa từ tay bà nhóm lên trở thành ngọn lửa thiêng liêng kì diệu trong tâm hồn cháu, toả sáng, sưởi ấm và soi rọi suốt cuộc đời cháu:Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm…Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa!

2. Trong bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy, nét đẹp ân tình chung thuỷ được thể hiện qua tâm tình và lời nhắn nhủ của người chiến sĩ sau những năm tháng trở về từ cuộc kháng chiến:

♦ Anh [nhân vật trữ tình] nhắc lại những kỉ niệm gắn bó với vầng trăng, với thiên nhiên nghĩa tình trong quá khứ:hồi chiến tranh ở rừngvầng trăng thành tri kỉ.♦ Anh nghĩ lại những tháng ngày đầu tiên trở về thành phố, quen dần với cuộc sống hào nhoáng, anh đã lãng quên và quay lưng với quá khứ, với những năm tháng gian lao, sâu nặng ân nghĩa vừa trải qua:vầng trăng đi qua ngõnhư người dưng qua đường.♦ Anh giật mình, thức tỉnh lương tâm khi mặt người và mặt trăng đối diện nhau, quá khứ ùa về trong tâm thức:có cái gì rưng rưngnhư là đồng là bểnhủ là sông là rừng.♦ Anh suy ngẫm và nhắn nhủ với mọi người: nhân dân, đất nước luôn độ lượng vị tha, tràn đầy ân nghĩa. Hãy biết sống ân tình chung thuỷ với quá khứ, với lịch sử, với nhân dân và đất nước. sự “giật mình” của anh đã nói được điều đó.

▪ Khái quát: Nét đẹp ân tình, chung thuỷ trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc, truyền thống ấy bao trùm cách sống, cách ứng xử của con người Việt Nam trong mọi quan hệ. Từ mối quan hệ gia đình như tình bà cháu trong bài “Bếp lửa” đến mối quan hệ với quá khứ, với lịch sử, với nhân dân và đất nước như người chiến sĩ trong bài “Ánh trăng”.


3. Vài nét về nghệ thuật thể hiện:• “ Bếp lửa”: - Thể thơ tám chữ, âm hưởng giọng điệu tha thiết, hình ảnh thơ [bà, bếp lửa…] bình dị mà gợi cảm, có sức lay động tâm hồn…

• “Ánh trăng”: - Thể thơ năm chữ, giọng điệu tâm tình nhẹ nhàng sâu lắng mà chất chứa suy tư day dứt, hình tượng vầng trăng, ánh trăng mang tính biểu tượng gợi những suy tưởng sâu xa…

Đề bài : Cảm nhận của em về nét đẹp đạo lý ân nghĩa, thủy chung của con người Việt Nam được thể hiện trong hai bài thơ Bếp lửa [Bằng Việt] và Ánh trăng [Nguyễn Duy]. 1/ Mở bài:  …

I- Mở bài "Đừng đánh mất quá khứ vì với quá khứ, người ta xây dựng tương lai" Thật vậy, "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây", "Uống nước nhớ nguồn" đó là truyền thống lâu đời của con người Việt Nam. Truyền thống ấy đã được nhắc đến rất nhiều trong các tác phẩm văn học từ bao đời nay. - Nổi bật là hai bài thơ "Ánh trăng" của Nguyễn Duy và "Bếp lửa" của Bằng Việt. - Qua các tác phẩm, các tác giả đã kín đáo bộc lộ những suy nghĩ, những chiêm nghiệm về một lẽ sống ân nghĩa thuỷ chung cao quí trong cuộc đời mỗi con người.

II. Thân bài:


1. Khái quát [ Dẫn dắt vào bài ] - Hoàn cảnh sáng tác: Bằng Việt và Nguyễn Duy đều đã từng sống, trải qua những năm tháng khó khăn, thiếu thốn, khốc liệt của chiến tranh và được cưu mang, đùm bọc,sẻ chia…-> khi viết những tác phẩm này, hai nhà thơ đã được hưởng cuộc sống hoà bình, ấm no, hiện đại. - Gợi nhắc đạo lí về lòng biết ơn, lối sống ân nghĩa, thuỷ chung đối với mỗi người.Dù là lòng thương nhớ, biết ơn bà hay ân tình với nhân dân, đất nước thì đều có chung một nét đẹp nhân văn - đạo lí uống nước nhớ nguồn.

2. Nét đẹp ân nghĩa, thuỷ chung trong bài thơ "Bếp lửa" của Bằng Việt.

* Đó là tình cảm của người cháu đối với bà khi đã trưởng thành, xa nhà. Nơi đất khách nhưng người cháu vẫn đau đáu nhớ về bà, nhớ về những năm tháng tuổi thơ xa cách cha mẹ, gắn bó với bà. Những năm tháng đói khổ được bà chăm sóc. - Cháu nhớ bà, xót xa, thương cảm thấu hiểu cuộc đời của bà cơ cực, gian nan mà giàu đức hi sinh. - Kỉ niệm thời thơ ấu bên bà: Bà chăm sóc, nuôi dưỡng, dạy dỗ cháu. - Cuộc sống khó khăn, cuộc đời nhiều gian khổ nhưng tấm lòng bà vẫn bền bỉ, mênh mông, giàu đức hi sinh. - Người cháu không nguôi nhớ về bà, nhớ về quê hương cội nguộn => Hình ảnh "bếp lửa" bình dị, thân thuộc=> hình ảnh kỉ niệm tuổi thơ, gian khó nhọc nhằn, ấm áp tình bà cháu, xóm làng=>hình ảnh quê hương, cội nguồn – nỗi nhớ trong lòng người xa quê. => Khẳng định giá trị nghệ thuật của bài thơ nhé!

3. Nét đẹp ân nghĩa, thuỷ chung trong bài thơ "Ánh trăng" của Bằng Việt.

* Trong bài thơ này, truyền thống ân nghĩa, thuỷ chung được thể hiện qua lời tâm tình của nhân vật trữ tình. - Gợi nhớ kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ gắn bó với thiên nhiên, quê hương. - Trân trọng những sẻ chia trong những năm tháng gian lao, vất vả ở những năm tháng chiến tranh. => Ánh trăng là hình ảnh của thiên nhiên, là người bạn tri kỉ là biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình, vẻ đẹp vĩnh hằng của cuộc sống. - Nhắc nhở, thức tỉnh con người lối sống ân tình, ân nghĩa,đừng bao giờ lãng quên quá khứ.

4. Nhận xét, đánh giá:

- Mỗi bài thơ là một hình ảnh, một mạch cảm xúc nhưng đều sâu lắng, thiết tha. - Cả hai bài thơ đều khẳng định: hãy sống ân tình, thuỷ chung với quê hương, với quá khứ, với lịch sử và nhân dân. Chẳng ai hạnh phúc nếu không biết trân trọng, tri ân và chung thuỷ với quá khứ.


III. Kết bài:

"Ánh trăng" của Nguyễn Duy, "Bếp lửa" của Bằng Việt gợi lại bao suy nghĩ , chiêm nghiệm về một lẽ sống ân nghĩa thủy chung cao quý trong cuộc đời. Có bao giờ ta tự hỏi tại sao cũng chỉ là những hình ảnh quen thuộc thôi mà con người lại có thể nhìn thấy bao điều? Nó níu giữ con người khỏi bị trôi trượt đi bởi những lo toan tất bật hằng ngày, nó bảo vệ con người khỏi những cám dỗ tầm thường. Và trên hết, nó luôn hướng con người đến những giá trị bền vững của cuộc sống.

Nguồn : Trinhle.

Reactions: Monkey D. Luffy

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9Năm học 2014- 2015Môn thi: Ngữ vănThời gian làm bài :150 phút[Không kể thời gian giao đề]Câu 1[4 đ]:Cảm nhận của em về khổ thơ sau:“Không có kính, rồi xe không có đèn,Không có mui xe, thùng xe có xước,Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:Chỉ cần trong xe có một trái tim.”[ Bài thơ về tiểu đội xe không kính- Phạm Tiến Duật]Câu 2 [6đ]:“Phải biến mình thành một ngọn lửa, ta mới có thể làm bừng lên ánh sáng của thànhcông”Viết mội bài văn ngắn không quá 2 trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về câunói trên.Câu 3 [10 đ]:Cảm nhận về nét đẹp ân tình, thủy chung của con người Việt Nam qua hai bài thơBếp lửa [Bằng Việt] và Ánh trăng [Nguyễn Duy].HƯỚNG DẪN CHẤM HỌC SINH GIỎI LỚP 9NĂM HỌC 2014-2015Môn thi: Ngữ vănCâu 1: [4đ]* Hình thức: Yêu cầu viết dưới dạng một bài văn nhỏ hoặc đoạn văn: 0.5đ.* Nội dung và nghệ thuật phải đảm bảo các yêu cầu sau:- Khổ thơ cuối của bài thơ cho chúng ta thấy ý chí chiến đấu vì giải phóng miềnNam, thống nhất đất nước. [0,5đ]- Trải qua mưa bom bão đạn, những chiếc xe ban đầu đã không có kính, nay càng trởnên hư hại hơn, vật chất ngày càng thiếu thốn. [0,5đ]- Điệp ngữ “không có” được nhắc lại ba lần không chỉ nhấn mạnh sự thiếu thốn đến trầntrụi của những chiếc xe mà còn cho ta thấy mức độ ác liệt của chiến trường. Nhưngkhông có gì có thể cản trở được sự chuyển động kì diệu của những chiếc xe không kínhấy. [0,5đ]- Bom đạn quân thù có thể làm biến dạng chiếc xe nhưng không đè bẹp được tinh thần,ý chí chiến đấu của những chiến sĩ lái xe. Xe vẫn chạy không chỉ vì có động cơ máymóc mà còn có một động cơ tinh thần “Vì miền Nam phía trước”. [0,5đ]- Đối lập với tất cả những cái “không có” ở trên là một cái “có”. Đó là trái tim - sứcmạnh của người lính. Sức mạnh con người đã chiến thắng bom đạn kẻ thù. [0,5đ]- Trái tim ấy thay thế cho tất cả những thiếu thốn “không kính”, “không đèn”, “khôngmui ” hợp nhất với người chiến sĩ lái xe thành một cơ thể sống để tiếp tục tiến lên phíatrước hướng về miền Nam thân yêu. [0,5đ]- Trái tim yêu thương, trái tim can trường của người chiến sĩ lái xe trở thành nhãn tự bàithơ, cô đúc ý toàn bài, hội tụ vẻ đẹp của người lính và để lại cảm xúc sâu lắng tronglòng người đọc. [0,5đ]- Trái tim người lính toả sáng rực rỡ mãi đến mai sau khiến ta không quên một thế hệthanh niên thời kỳ chống Mỹ oanh liệt của dân tộc. [0,5đ]Câu 2: [6đ]Bài làm đáp ứng được những yêu cầu sau:- Về kiến thức:Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần phải triển khai các ýcơ bản sau:* Ý nghĩa của câu nói: [ 1đ]- Ngọn lửa và ánh sáng là cách nói bóng bẩy, hình ảnh để diễn tả ý thức tự vận động, ýthức phấn đấu vươn lên, tính kiên trì, lòng đam mê, khát vọng cháy bỏng của bản thântrong công việc, trong cuộc đời mới đạt được những thành công rực rỡ. [0,5đ]-Bản chất của thành công trước hết phải do sự cố gắng vươn lên của chính bản thân chứkhông phải do người khác đem lại cho mình. [0,5đ]*Bình luận: [2,5đ]- Câu nói xác đáng cũng có thể xem như một chân lí cuộc sống. Thành công của mỗingười là kết quả của quá trình đổ mồ hôi, sôi giọt máu, công sức, thời gian, bản lĩnh, trítuệ, gian nan, vất vả, thậm chí phải nếm trải nhiều thất bại mới có được. [0,5đ]-Song chỉ chăm chỉ, cần cù thôi chưa đủ, ta phải biến mình thành ngọn lửa – ngọn lửacủa sức mạnh, niềm tin, tình yêu, sự đam mê cháy bỏng, nhiệt huyết của tuổi trẻ mới cóthể làm bừng sáng lên ánh sáng của thành công. [0,5đ]-Người khác có công chỉ bảo, dẫn dắt ta trên con đường đến với thành công, song điềuquan trọng, căn bản phải ở chính ta. Ta tự đốt cháy ta, nhóm lên lửa trong ta mới tỏasáng được chính ta. [0,5đ]-Ai đó cho rằng thành công là do sự may mắn hay phần lớn do người khác giúp đỡ, đemlại là chưa hoàn toàn đúng. Cái chính phải dựa vào sức của mình. [0,5đ]-Những người lười biếng, ăn bám, ỷ lại thì trên con đường thành công chẳng có bướcchân của họ. [0,5đ]* Chứng minh: [1,5 đ]- Lấy dẫn chứng trong thực tế cuộc sống để chứng minh.* Bài học : [1đ]- Ánh sáng của thành công không phải do người khác tỏa sáng, soi chiếu mà nó đượcchiếu sáng từ chính ngọn lửa nhiệt huyết, say mê, ý thức trách nhiệm ở trong ta.[0,5đ]- Lười biếng chẳng những không có thành công nào mà còn là nguyên nhân của đóinghèo, buồn chán và mọi thói xấu khác. [0,5đ]Câu 3 [10 đ]:*Yêu cầu về kỹ năng:- Biết cách làm bài văn nghị luận văn học về tác phẩm thơ.- Kết cấu chặt chẽ bố cục ba phần rõ ràng, diễn đạt lưu loát, trình bày sạch sẽ, ít mắclỗi về từ, câu, lỗi chính tả.* Yêu cầu về kiến thức:1. Mở bài [1đ]: Giới thiệu vấn đề bàn luận truyền thống ân tình, thủy chung của conngười Việt Nam qua hai bài thơ Bếp lửa và Ánh trăng.2.Thân bài [8đ]:*Đôi nét về truyền thống ân tình, thủy chung của con người Việt Nam. [0,5đ]* Nét đẹp ân tình, thủy chung trong bài “ Bếp lửa” của Bằng Việt.- Trong bài thơ Bếp lửa, truyền thống ân tình, thủy chung được thể hiện trong tấmlòng của người cháu yêu thương và nhớ ơn bà khi đã khôn lớn trưởng thành. Nơi đấtkhách quê người nhưng anh vẫn đau đáu nhớ về bà, nhớ về năm tháng tuổi thơ xa chamẹ, gắn bó với bà. Những năm tháng đói mòn đói mỏi được bà che chở nâng niu chămsóc…[ dẫn chứng] . [0. 5đ]- Cháu nhớ bà, xót xa, thương cảm, thấu hiểu cuộc đời nhiều gian khổ mà giàu đứchi sinh của bà.[ dẫn chứng] [0, 5đ]- Cháu khẳng định công lao to lớn của bà. Bếp lửa bà nhóm hàng ngày không chỉ làbếp lửa bình thường , nó là tình yêu thương vô bờ của bà đối với con cháu. Nó là ngọnlửa của niềm tin, đức hi sinh, tinh thần kiên cường của bà .Nó là ngọn lửa thiêng liêng,kỳ diệu tiếp thêm sức mạnh, khơi nguồn khát vọng, tỏa sáng tâm hồn, sưởi ấm suốtcuộc đời cháu. [ dẫn chứng] [0, 5đ]- Bếp lửa- lòng bà thật thiêng liêng, kì diệu, nó luôn nhắc nhở cháu nhớ và biết ơn cộinguồn sinh dưỡng của mình đó là gia đình, quê hương, Tổ quốc. [ dẫn chứng] [0, 5đ]* Nét đẹp ân tình, thủy chung trong bài “Ánh trăng” của Nguyễn Duy .- Trong bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy, truyền thống ân tình thủy chung thể hiệnqua lời tâm tình người chiến sĩ . [0, 5đ]-Anh kể hồi tuổi thơ sống với đồng, với sông, với bể, đến hồi chiến tranh anh là ngườilính ở rừng, suốt những năm tháng tuổi thơ và trưởng thành anh gắn bó với trăng, vớithiên nhiên. Vầng trăng đã thành tri kỉ, ngỡ không bao giờ quên vầng trăng tình nghĩa.[ dẫn chứng] [0, 5đ]- Nhưng từ khi về thành phố- chiến tranh đã qua đi, cuộc sống quen với ánh điện cửagương anh đã vô tình, lãng quên quá khứ, những năm tháng gian lao, sâu nặng nghĩatình. [ dẫn chứng] [0, 5đ]-Anh giật mình thức tỉnh lương tâm khi trăng- người đối diện. . .[ dẫn chứng] [0, 5đ]- Những suy ngẫm sâu sắc và triết lí của nhà thơ, lời nhắn nhủ mọi người luôn độlượng, vị tha. Hãy sống ân tình thủy chung với quá khứ với lịch sử, với nhân dân, vớiđất nước. .[ dẫn chứng] [0, 5đ]* Vài nét về nghệ thuật [1đ]+ Bếp lửa:- Thể thơ tám chữ, âm hưởng giọng điệu thiết tha, tràn trề cảm xúc.[0,25đ]- Hình ảnh thơ bình dị và gợi cảm, có sức lay động tâm hồn người Việt. [0,25đ]+ Ánh trăng:- Thể thơ năm chữ, giọng điệu tâm tình nhẹ nhàng sâu lắng chất chứa suy tư. .[0,25đ]- Hình tượng vầng trăng, ánh trăng mang biểu tượng gợi suy tư sâu xa. .[0,25đ]* Đánh giá: Ân tình thuỷ chung luôn là truyền thống tốt đẹp của dân tộc, truyền thốngấy bao trùm cách sống, cách ứng xử của con người Việt Nam trong mọi quan hệ. Quanhệ với quá khứ, với lịch sử, với nhân dân và đất nước [1đ]3. Kết bài [1đ].- Mỗi bài thơ một nét đẹp ân tình, chung thủy. Đó là nét đẹp truyền thống đạo lí của dântộc.- Tuổi trẻ cần rèn luyện bản thân và giữ gìn truyền thống tốt đẹp ấy, nhất là trong cuộcsống hiện đại hôm nay.

Video liên quan

Chủ Đề