Ngân hàng bán thanh lý nhà đất Hà Nội

Nhiều tài sản trị giá hàng nghìn tỷ đồng dù đã qua nhiều lần thanh lý, giá giảm đáng kể so với ban đầu nhưng vẫn rơi vào tình trạng "ế ẩm".

Ngân hàng bán thanh lý nhà đất Hà Nội

Hàng loạt bất động sản, nhà xưởng, máy móc, xe cộ... là tài sản bảo đảm cho các khoản nợ không còn khả năng chi trả đã liên tục được các ngân hàng rao bán thanh lý thời gian qua. Đáng chú ý, nhiều tài sản trị giá hàng nghìn tỷ đồng dù đã qua nhiều lần thanh lý, giá giảm đáng kể so với ban đầu nhưng vẫn rơi vào tình trạng "ế ẩm".

Mới đây nhất, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Nam Hà Nội (BIDV Nam Hà Nội) thông báo bán đấu giá lần thứ 11 khoản nợ của Công ty TNHH Ngọc Linh với giá khởi điểm hơn 1.154 tỷ đồng. So với mức giá chào bán lần đầu hồi cuối năm 2020, giá khởi điểm của khoản nợ này đã giảm hơn 1.000 tỷ đồng sau 11 lần chào bán.

Trong khi đó, theo thông báo của BIDV, tính đến ngày 30/4/2022, tổng dư nợ của khoản nợ là gần 2.198,5 tỷ đồng và hơn 20 triệu USD (tương đương với khoảng 463 tỷ đồng). Trong đó, dư nợ gốc là 1.110 tỷ đồng và 11,8 triệu USD; dư nợ lãi, phí phạt là hơn 1.088 tỷ đồng và 8,1 triệu USD.

Tài sản bảo đảm cho khoản nợ của Công ty TNHH Ngọc Linh là hơn 64 ha Nhà máy điện phân chì kẽm Bắc Kạn tại thôn Bản Cuôn 2, xã Ngọc Phái, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn, bao gồm: các công trình dự án, tòa nhà, công trình xây dựng, các bất động sản khác gắn liền với đất, các phương tiện, máy móc, thiết bị...; các mỏ nguyên liệu, quyền sử dụng và khai thác tài nguyên các mỏ nguyên liệu, nhà máy tuyển quặng, toàn bộ các máy móc thiết bị phục vụ cho việc vận hành nhà máy...

Ngoài ra, tài sản đảm bảo còn có 2 bất động sản khác là quyền sử dụng 14.500 m2 đất nông nghiệp tại xã Lạc Hồng, huyện Mỹ Văn, tỉnh Hưng Yên hiện chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất của ông Vũ Đức Tuấn và bà Trần Thị Vui tại địa chỉ 381 đường Giải Phóng, phường Phương Liệt, quận Thanh Xuân, Hà Nội.

Tài sản cũng bao gồm xe ô tô Lexus LS 460 màu đen, năm sản xuất 2007 và quyền khai thác mỏ chì kẽm Bó Liều tại xã Đồng Lạc và xã Nam Cường huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn.

Ngân hàng bán thanh lý nhà đất Hà Nội

Còn tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) mới đây, thông báo lựa chọn đơn vị để định giá tài sản đảm bảo cho khoản nợ 1.364 tỷ đồng của Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Thương mại Võ Thị Thu Hà cũng được đăng trên website chính thức của ngân hàng.

Khoản nợ được đảm bảo bằng loạt bất động sản gồm 4 lô đất tại xã Tân An, thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương; 5 lô đất tại thị xã Chơn Thành, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước và nhiều lô đất khác, nhà máy, kho gạo thuộc sở hữu của Công ty Võ Thị Thu Hà tại tỉnh Đồng Tháp.

Trước đó, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) nhiều lần rao bán đấu giá tài sản đảm bảo của Công ty TNHH Kỹ Nghệ Evergreen Việt Nam. Giá khởi điểm rao bán trong lần gần nhất vào cuối tháng 3/2022 còn 988,9 tỷ đồng, giảm hơn 110 tỷ đồng so với thông báo hồi đầu tháng đó.

Tài sản đấu giá bao gồm các quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và nhà xưởng của Công ty TNHH Kỹ nghệ Evergreen Việt Nam; hệ thống thiết bị máy móc sản xuất sợi tại Nhà máy 1 và Nhà máy 2 của Công ty nằm tại số 01 VSIP II, đường số 7, khu công nghiệp Việt Nam - Singapore II, phường Hòa Phú, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương và số 18, đường số 32, Khu Công Nghiệp Việt Nam - Singapore IIA, thị trấn Tân Bình, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.

Hay tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) Chi nhánh Trung tâm Sài Gòn, tài sản thế chấp để thanh toán khoản nợ của Công ty TNHH Phát triển địa ốc Sài Gòn Mới cũng được rao bán hồi đầu năm. Tài sản bao gồm 6 quyền sử dụng đất và công trình nhà cửa gắn liền trên hơn 1.900 m2 đất tại địa chỉ 20 Trần Cao Vân (quận 1, Tp. Hồ Chí Minh) có giá khởi điểm gần 430 tỷ đồng.

Ngân hàng bán thanh lý nhà đất Hà Nội

Tính riêng từ đầu tháng 5/2022 đến nay, BIDV đã đăng 47 thông báo bán nợ, phát mại tài sản, VietinBank cũng có số thông báo tương tự, Vietcombank đăng 15 thông báo, còn tại Agribank, số thông báo cho hoạt động trên lên tới 88.

Có thể thấy, các ngân hàng thời gian qua đã rất rốt ráo xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ, đặc biệt trong bối cảnh nợ xấu được dự báo có nguy cơ tăng cao khi nhiều chính sách điều tiết sắp hết hiệu lực. Tuy nhiên, thế khó của ngân hàng là dù rao bán nhiều lần, thậm chí "đại hạ giá" tài sản nhưng vẫn chẳng tìm được người mua.

Giới chuyên gia cho rằng, nguyên nhân chính của tình trạng trạng ế ẩm trên là do còn vướng nhiều thủ tục pháp lý liên quan đến định giá tài sản, giải chấp khoản nợ. Nhiều tài sản bảo đảm liên quan đến nhiều cá nhân, tổ chức nên việc sang tên sở hữu khá phức tạp, tốn nhiều thời gian...

Mặt khác, theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, Chuyên gia kinh tế, nhiều tài sản bảo đảm khi phát mại được định giá theo giá trị chưa sát với giá thị trường nên dù "đại hạ giá" vẫn khó bán. Chưa kể, giá khởi điểm phải được đồng ý của cả ngân hàng lẫn khách hàng nên mất nhiều thời gian cho thủ tục đấu giá tài sản bảo đảm.

Ông Hiếu đề xuất để đẩy nhanh quá trình phát mại tài sản, giá khởi điểm có thể được xác định bằng chính giá trị khoản nợ ngân hàng và cộng thêm một khoản tiền. Trong trường hợp đấu giá thành công, thì tài sản thuộc về người thắng đấu giá và khoản tiền dư ra so với giá khởi điểm của ngân hàng có thể thanh toán chi phí đấu giá. Còn nếu không có ai đấu giá cao hơn mức giá khởi điểm thì ngân hàng là người nhận tài sản đảm bảo và được xử lý tài sản đó.

Trong khi nợ xấu cũ chưa xử lý hết, nợ xấu mới lại có nguy cơ tăng mạnh khi Thông tư 14/2021/TT-NHNN liên quan đến cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 sẽ hết hạn sau ngày 30/6 tới đây; đồng thời, Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng cũng sẽ hết hiệu lực vào tháng 8 này.

Theo TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng của BIDV, tiến độ cũng như hiệu quả xử lý nợ xấu của hệ thống tổ chức tín dụng sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực nếu Thông tư 14 và Nghị quyết 42 không được tiếp tục gia hạn.

"Trong trường hợp đó, nợ xấu nội bảng năm 2022 được dự báo có thể lên mức 2,3-2,5% và nợ xấu gộp sẽ khoảng 6% trong năm 2022, thậm chí có thể còn ở mức cao hơn từ năm 2024", ông Lực nhận định.

Việc kéo dài Nghị quyết số 42/2017/QH14 đang được đưa ra thảo luận tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV và nhận được nhiều ý kiến thống nhất cần thiết kéo dài thời hạn áp dụng Nghị quyết số 42 đến ngày 31/12/2023.

Việc kéo dài thời hạn áp dụng Nghị quyết 42 được kỳ vọng sẽ tiếp tục phát huy hiệu quả các chính sách hiện hành, nâng hiệu quả xử lý nợ xấu; hỗ trợ doanh nghiệp và người dân. Đồng thời, khuyến khích, huy động các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia cơ cấu lại các tổ chức tín dụng, nhất là các tổ chức tín dụng yếu kém.

  • Ngân hàng bán thanh lý nhà đất Hà Nội

    Dù nhiều khoản nợ xấu có tài sản đảm bảo đầy đủ nhưng các ngân hàng vẫn gặp khó trong việc thanh lý. Thậm chí, có khoản nợ đã rao bán nhiều lần vẫn chưa có người mua.

Trước tiên có thể kể đến ViettinBank - ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam. Từ đầu tháng 7 năm nay, ViettinBank đã liên tục đăng tải các thông tin rao bán nhiều tài sản bảo đảm là quyền sở hữu nhà, quyền ở hữu đất và các tài sản gắn liền với đất.

Trong đó, tại thành phố Cần Thơ là Trung tâm thương mại phức hợp Cần Thơ Center 3,23 ha với mức giá khởi điểm là 190 tỷ đồng.

Còn tại Hòa Bình là tài sản bảo đảm gồm 30 quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất với diện tích hơn 5 ha tại huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình, cùng nhiều tài sản khác. Với mục đích xử lý 105 tỷ đồng dư nợ của Công ty Cổ phần Thép Việt Thái.

Ngân hàng bán thanh lý nhà đất Hà Nội
Bất động sản phát mãi

Ngoài ra, ViettinBank cũng rao bán quyền sử dụng đất và nhà 6 tầng với tổng diện tích xây dựng là 228m2 tại quận Tây Hồ, Tp Hà Nội với mức giá khởi điểm từ 3,4 tỷ đồng.

Gần đây nhất là ngày 21/7, ngân hàng đã thông báo đấu giá quyền sử dụng đất và tài sản gắn với đất thửa số 1017 và 1018, tờ bản đồ số 8 tại thôn Trung Châu Đông, xã An Cầu, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình với mức giá khởi điểm gần 1,3 tỷ đồng.

Bên cạnh ViettinBank, hàng loạt ngân hàng lớn như Techcombank, BIDV, Sacombank,... cũng đồng loạt thông báo rao bán bất động sản cầm cố kể từ đầu năm nay đến nay.

BIDV rao bán đấu giá tài sản tại huyện Cao Lãnh, Đồng Tháp với tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn với đất tại Cụm công nghiệp Mỹ Hiệp, xã Mỹ Hiệp, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. 

Trước đó, BIDV cũng thông báo chọn tổ chức đấu giá khoản nợ của Công ty TNHH xây dựng sản xuất thương mại Tài Nguyên. Tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai thuộc dự án Kenton Node (huyện Nhà Bè, TP.HCM). Toàn bộ số nợ gốc, tiền lãi phát sinh tại thời điểm bán đấu giá (tính đến ngày 29/3) là 4.063 tỷ đồng.

Ngân hàng bán thanh lý nhà đất Hà Nội
Bất động sản phát mãi

Không chỉ các ngân hàng thương mại lớn, nhiều ngân hàng cổ phần quy mô vừa và nhỏ trong các ngày gần đây cũng dồn dập rao bán khoản nợ hoặc phát mãi các tài sản thế chấp nhằm thu hồi khoản nợ. Hầu hết các tài sản được các ngân hàng phát mãi trong thời gian gần đây là bất động sản thương mại hay nhà ở dân cư.

Trên Website của Ngân hàng thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB) đang rao bán trực tiếp 10 tài sản là bất động sản có giá trị từ vài tỷ đồng đến hàng trăm tỷ đồng.

Trong số đó, một tài sản hiện được SCB rao bán với giá 830 tỷ đồng là kho Phước Sơn tại Thuận An, Bình Dương. Nhiều tài sản khác như nhà ở và quyền sử dụng đất cũng đang được SCB rao bán với giá rao bán từ 2,2 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng.

Một ngân hàng khác là LienVietPostBank gần đây cũng rao bán nhiều khoản nợ và đấu giá tài sản thế chấp cho khoản vay như ô tô, bất động sản. Khoảng giá rao bán dao động từ vài trăm triệu đồng đến hàng trăm tỉ đồng.

Không dễ “ăn”

Trong tình trạng dịch Covid-19 ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động sản xuất, kinh doanh. Rất nhiều doanh nghiệp và các cá nhân đã không còn khả năng trả nợ ngân hàng, dẫn đến việc ngân hàng phải bán nợ, rao bán tài sản đảm bảo. Đây là diễn biến đã được các chuyên gia dự báo sớm, không còn gây quá nhiều bất ngờ.

Các sản phẩm BĐS phát mại được không ít nhà đầu tư quan tâm bởi đã được kiểm gia pháp lý và định giá từ các ngân hàng thương mại. Đặc biệt là với những sản phẩm có vị trí đẹp, giá hợp lý.

Ngân hàng bán thanh lý nhà đất Hà Nội
Bất động sản phát mãi

Tuy nhiên, theo cảnh báo từ các chuyên gia nhà đất, mặc dù tài sản phát mãi này có mức giá “mềm” hơn BĐS được rao bán ngoài thị trường nhưng tất cả đều có nguyên nhân. Người mua không nên ham rẻ mà bất chấp đầu tư, không tìm hiểu kỹ trình tự thủ tục, quá trình đưa ra giá phát mãi, chủ đầu tư,...

Nhận định về vấn đề này, chuyên gia tài chính - Tiến sĩ Đinh Thế Hiển cho rằng việc bán đấu giá các tài sản bảo đảm là bất động sản gồm: căn hộ, nhà đất,... tại các ngân hàng thương mại hiện diễn ra khá phổ biến. Trong khi trước đây, tài sản thế chấp như nhà đất phải được xử lý qua nhiều kênh, nhiều cách khác nhau chứ không công khai nhiều như hiện nay. Lý do là bởi trước đây, nhu cầu giải chấp cao, thanh khoản tốt nên các ngân hàng không phải lo đi phát mãi, bán đấu giá.

Ông Hiển cho rằng, đây có thể xem là cơ hội cho người muốn săn lùng tài sản với giá tốt. Dù vậy, những sản phẩm này phải qua nhiều thủ tục giải chấp, đôi khi trục trặc mà người mua sẽ gặp rủi ro. Đứng trên phương diện người mua, khi đã chọn, phải chú ý tính pháp lý quyền mua, đồng thuận của chủ tài sản, quyền bán của NH. Nếu không chặt chẽ có thể dẫn đến tình trạng "dở khóc dở cười" 

Chia sẻ trên truyền thông, Luật sư Nguyễn Đức Toàn - Giám đốc Công ty Luật Vimax Châu Á – cho rằng, việc rao bán và mua lại nhà ở, bất động sản phát mãi đòi hỏi các ngân hàng phải thực hiện đúng và tuân thủ theo rất quy trình mà pháp luật quy định. Các rủi ro sẽ xuất hiện ngay khi ngân hàng tiến hành các bước không như pháp định và người mua sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc nhận được tài sản mua lại.

“Trên thực tế, cơ chế luật liên quan đến việc bàn giao tài sản cho người mua trong trường hợp các bên không đồng ý sẽ được giải quyết bằng một vụ kiện khác. Dẫn đến là hậu quả là kéo dài thời gian bàn giao nhà và trong trường hợp này, người mua sẽ là người chịu rủi ro và thiệt thòi nhất” - luật sư Nguyễn Đức Toàn đánh giá.

Quỳnh Thư (Tổng hợp)

Theo Homedy Blog Thị trường