Ngành dịch vụ logistics là gì

Dịch vụ logistics là gì? Đặc điểm, quy trình các dịch vụ Logistics

Trang chủ » Tin tức vận tải » Dịch vụ logistics là gì? Đặc điểm, quy trình các dịch vụ Logistics

18/12/2021

Tin tức vận tải, Blog vận tải

Khái niệm logistics và dịch vụ logistics khá quen thuộc với nhiều doanh nghiệp Việt. Xét trên tổng thể khái quát nhất, thì có thể hiểu logistics như một chuỗi dịch vụ vận tải hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ. Logistics có các đặc điểm pháp lý cơ bản, quy trình tương ứng với từng mô hình vận chuyển khác nhau tùy theo yêu cầu của doanh nghiệp.

Mục lục bài viết

  • 1 Dịch vụ logistics là gì?
  • 2 Nền tảng hoạt động của doanh nghiệp logistics
    • 2.1 Logistics sinh tồn
    • 2.2 Logistics hoạt động
    • 2.3 Logistics hệ thống
  • 3 Đặc điểm dịch vụ logistics
    • 3.1 Do thương nhân thực hiện
    • 3.2 Là dịch vụ có tính hoàn thiện cao nhất
    • 3.3 Đóng vai trò quan trọng với doanh nghiệp
    • 3.4 Được thực hiện trên cơ sở hợp đồng các bên
  • 4 Phân loại dịch vụ logistics
    • 4.1 Nhóm dịch vụ logistics chủ yếu
    • 4.2 Nhóm dịch vụ logistics vận tải
    • 4.3 Nhóm dịch vụ logistics liên quan
  • 5 Quy trình chung các dịch vụ logistics
    • 5.1 Chi tiết cụ thể của một quy trình logistics cơ bản
    • 5.2 Ví dụ quy trình logistics cụ thể
    • 5.3 Dịch vụ logistics là gì?
    • 5.4 Đặc điểm dịch vụ logistics?
    • 5.5 Quy trình dịch vụ logistics?

Chuỗi dịch vụ logistics chủ yếu bao gồm những gì?

Ngày nay, logistics nắm một vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế. Vậy chuỗi dịch vụ logistics chủ yếu bao gồm những gì? Hãy tìm hiểu thật kỹ vấn đề này thông qua bài viết này nhé!

“Logistics là gì?” theo Chính phủ Việt Nam

Pháp luật Việt Nam cũng có câu trả lời cho câu hỏi “Logistics là gì?” tại Điều 233 Bộ Luật Thương mại năm 2005 khi quy định Dịch vụ logistics là một hoạt động thương mại.

Theo đó,thương nhân đứng ra tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việcbao gồm: nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, lm thủ tục hải quan hoặc các thủ tục giấy tờ khác, trực tiếp hoặc gián tiếp tư vấn khách hàng, tham gia đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao.

Cho đến nay, chưa có chữ Tiếng Việt nào đủ nghĩa để thay thế cho “Logistics”, vì thế, dịch vụ logistics được phiên âm theo tiếng Việt là dịch vụ “lô-gi-stíc”.

Tổng quan về công việc ngành Logistics

Trong bối cảnh nền kinh tế hàng hóa ngày càng phát triển mạnh mẽ, Logistics ra đời như một giải pháp cho nhu cầu sản xuất và phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng thuận tiện và nhanh chóng nhất. Do đó, mặc dù ra đời chưa lâu nhưng Logistics đã dần khẳng định được vai trò to lớn của mình đối với nền kinh tế của nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Vậy thì Logistics là gì? Công việc ngành Logistics sau khi ra trường như thế nào? Cách xin việc ngành Logistics ra sao? Tất cả sẽ được làm rõ trong bài viết này.

Logistics Là Gì?

Theo Hội đồng quản trị logistics Hoa Kỳ [LAC- The US. Logistics Administration Council]: “Logistics là quá trình lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát dòng di chuyển và lưu kho những nguyên vật liệu thô của hàng hóa trong quy trình, những hàng hóa thành phẩm và những thông tin liên quan từ khâu mua sắm nguyên vật liệu đến khi được tiêu dùng, nhằm thỏa mãn yêu cầu của người tiêu dùng”.

Có thể hiểu đơn giản, Logistics là một chuỗi nhiều hoạt động xoay quanh hàng hóa như: đóng gói, bao bì, lưu trữ hàng hóa, kho bãi, bảo quản, vận chuyển hàng hóa… Các doanh nghiệp có thể tiết kiệm được đáng kể khoản chi phí vận chuyển, tránh việc “đội giá” sản phẩm và tăng mức lợi nhuận thu được nếu thực thi hoạt động Logistics hiệu quả.

Phân loại Logistics theo quá trình

Inbound Logistics [Logistics đầu vào]: gồm hoạt động tiếp nhận và lưu trữ nguyên vật liệu đầu vào từ nhà cung cấp đến doanh nghiệp, đảm bảo các yếu tố đầu vào được cung ứng một cách tối ưu về giá trị, thời gian và chi phí phục vụ cho quá trình sản xuất. Dòng dịch chuyển này cần được giám sát nghiêm ngặt để việc sản xuất diễn ra thuận lợi với mức chi phí thấp nhất, ít rủi ro nhất và hiệu quả nhất có thể.

Outbound Logistics [Logistics đầu ra]: gồm các hoạt động như kho bãi lưu trữ, phân phối sản phẩm đến nơi nhận [nhà bán buôn, bán lẻ, khách hàng,…] sao cho tối ưu về địa điểm, thời gian và chi phí nhằm tạo ra thành phẩm với giá thành rẻ, đáp ứng toàn diện, kịp thời nhu cầu khách hàng và đem về lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp..

Reverse Logistics [Logistics ngược]: gồm các hoạt động của quá trình thu hồi sản phẩm lỗi, phế phẩm, phế liệu,… phát sinh sau khi phân phối sản phẩm, nhằm mục đích tái chế hoặc xử lý.

Video liên quan

Chủ Đề