Nghệ thuật so sánh trong văn miêu tả

Một số biện pháp rèn kỹ năng sử dụng phép so sánh trong văn miêu tả cho học sinh lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây [156.62 KB, 20 trang ]

1. MỞ ĐẦU
LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong nội dung chương trình của cấp Tiểu học hiện nay, mỗi môn học đều có
một vị trí quan trọng góp phần vào sự hình thành phát triển nhân cách của trẻ. Với
tư cách là một môn học công cụ, Tiếng Việt là môn học có một vai trò đặc biệt quan
trọng.
Trong đó, phân môn Tập làm văn của môn Tiếng Việt có vai trò quan trọng
nhất bởi nó tiếp nối tự nhiên các phân môn khác như: Tập đọc, Luyện từ và câu,...
nhằm giúp cho học sinh có một năng lực mới: năng lực sản sinh văn bản [nói và
viết]. Nhờ năng lực này mà các em sử dụng được Tiếng Việt văn hóa làm công cụ
tư duy, giao tiếp và học tập để phát triển một cách toàn diện.
Dạy Tập làm văn ở trường tiểu học là giúp cho học sinh có kĩ năng nói và
viết văn bản; biết huy động kiến thức về nhiều mặt như: hiểu biết cuộc sống, kiến
thức về khoa học và văn học; biết sử dụng các kĩ năng viết bài như: dùng từ, đặt
câu, dựng đoạn, kỹ năng sử dụng từ chính xác kết hợp với cách sử dụng các biện
pháp tu từ như so sánh, nhân hóa, ... để sản sinh nhiều bài văn giàu hình ảnh, giàu
cảm xúc gây rung động tâm hồn người đọc. Từ đó tâm hồn của các em ngày càng
phát triển phong phú hơn.
Phân môn Tập làm văn có tầm quan trọng như vậy, mà quan trọng và gần gũi
với các em hơn cả là thể loại văn miêu tả. Thể loại này các em được làm quen từ
lớp 2 dưới hình thức: quan sát tranh; đến lớp 3 các em được học để viết thành một
bài văn với các kiểu bài: kể về cây cối, đồ vật, ... Lên lớp 4, yêu cầu các em biết
huy động kiến thức để làm bài văn hoàn chỉnh hơn, giàu hình ảnh và giàu cảm xúc
hơn. Vì vậy việc giúp học sinh lớp 4 biết miêu tả sự vật, hiện tượng gần gũi với các
em là vô cùng cần thiết. Trong đó, giúp học sinh có phương pháp viết văn, nối kết
kiến thức ở các lớp trước và sử dụng các biện pháp tu từ - đặc biệt là phép so sánh
trong khi miêu tả để viết được những câu văn, bài văn giàu những rung động mạnh
mẽ của tâm hồn; giúp các em có hành trang cần thiết để học tốt các môn học nói
chung và học tốt phân môn Tập làm văn nói riêng ở lớp 4 và các lớp tiếp theo là
một việc làm đặc biệt quan trọng.
Tóm lại, nhiệm vụ của dạy Tập làm văn [thể loại miêu tả] ở Tiểu học là giúp


học sinh biết quan sát, miêu tả sự vật gần gũi với các em. Qua đó, học sinh nắm
được phương pháp quan sát đối tượng miêu tả, phát triển năng lực phân tích, tổng
hợp; đồng thời năng lực tưởng tượng – liên tưởng qua việc sử dụng biện pháp so
sánh, năng lực cảm thụ cái đẹp của sự vật, năng lực bộc lộ cảm xúc cá nhân cũng
được tạo lập và phát triển. Từ đó giúp các em viết được những bài văn giàu hình
ảnh, giàu cảm xúc làm rung động tâm hồn người đọc, giúp các em có hành trang
cần thiết để học tốt phân môn Tập làm văn ở lớp 4 và các lớp tiếp theo. Đồng thời,
các em có cơ hội làm giàu vốn sống của mình, bồi dưỡng tâm hồn và phát triển
1


nhân cách con người Việt Nam mới.
Mặc dù nhiệm vụ của phân môn Tập làm văn quan trọng như vậy, song việc
dạy và học phân môn này hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế: Bài làm của học sinh
viết còn sơ sài, rời rạc, thiếu cảm xúc, ít sử dụng biện pháp tu từ. Bên cạnh đó, vẫn
còn một số giáo viên chưa thực sự coi trọng việc hướng dẫn sử dụng biện pháp tu
từ [đặc biệt là biện pháp so sánh] để viết văn cho học sinh. Theo họ, các em cứ
viết được bài văn đủ bố cục, tả đủ các chi tiết của sự vật là được. Còn việc viết bài
văn sao cho sinh động, giàu hình ảnh thì chưa cần, vì lên lớp trên các em sẽ được
học tiếp. Từ các vấn đề nêu trên dẫn đến hiệu quả giảng dạy phân môn Tập làm văn
trong những năm qua chưa đạt được yêu cầu đặt ra.
Vì vậy, tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp rèn kỹ năng sử dụng phép so
sánh trong văn miêu tả cho học sinh lớp 4” để làm đề tài nghiên cứu của mình.
Vào năm học 2015 – 2016, tôi tiến hành áp dụng những biện pháp đã tìm tòi,
nghiên cứu vào quá trình giảng dạy [cụ thể là lớp 4A - trường Tiểu học Thiệu
Nguyên] với mục đích giúp học sinh yêu thích môn học hơn, viết được bài văn
miêu tả sinh động, sáng tạo, thấm đượm cảm xúc riêng, có hồn và độc đáo.
MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
+ Tìm hiểu việc dạy Tập làm văn [thể loại miêu tả] của giáo viên trong khối; Thực
trạng sử dụng các biện pháp tu từ [đặc biệt là biện pháp so sánh] trong bài văn của


học sinh khối lớp 4.
+ Trao đổi học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp để tìm được phương pháp tốt
nhất, giúp học sinh có khả năng sử dụng biện pháp so sánh trong văn miêu tả.
+ Xây dựng hệ thống bài tập giúp học sinh sử dụng biện pháp so sánh khi viết văn
miêu tả, tạo hứng thú cho học sinh khi viết văn, góp phần tháo gỡ những khó khăn
trong dạy học văn miêu tả.
+ Rút kinh nghiệm sau mỗi biện pháp để nâng cao kĩ năng sử dụng biện pháp so
sánh trong làm văn cho học sinh lớp 4 nói riêng và cho học sinh tiểu học nói chung.
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
+ Khái niệm về biện pháp so sánh [ở mức cơ bản].
+ Tác dụng của biện pháp so sánh trong văn miêu tả [phạm vi lớp 4 cấp Tiểu học].
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
+ Nghiên cứu lí luận:
Đọc sách giáo khoa phân môn, tham khảo các tài liệu có liên quan đến việc
dạy Tập làm văn [thể loại miêu tả] đặc biệt là các phương pháp rèn kĩ năng sử dụng
phép tu từ [ chú trọng biện pháp so sánh] trong việc làm bài của học sinh; Tìm hiểu
những cơ sở khoa học cùng những vấn đề tài liệu đã đưa ra mà chưa được ứng
dụng triệt để trong giảng dạy.
+ Nghiên cứu bằng điều tra, khảo sát thực tế: Điều tra thực trạng giảng dạy của
giáo viên và thực trạng bài làm Tập làm văn của học sinh trong khối 4 trường Tiểu
học Thiệu Nguyên; của học sinh lớp chủ nhiệm [4A].
2


+ Nghiên cứu bằng thực nghiệm:
So sánh đối chiếu bài làm của học sinh trước và sau khi nghiên cứu để rút
kinh nghiệm, từ đó đưa ra bài học cho bản thân để áp dụng trong các năm học sau.
+ Nghiên cứu bằng phân tích, tổng hợp:
Phân tích, tổng hợp những khó khăn và lỗi thường gặp của học sinh khi sử dụng
biện pháp so sánh để viết văn.



2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
Để giúp học sinh "viết văn hay" giàu cảm xúc là cả một quá trình rèn luyện
kiên trì, liên tục [từ lớp 2, lớp 3 đến lớp 4, lớp 5]. Văn không thể hay được nếu học
sinh chưa có hứng thú học văn và chưa có phương pháp học tập tốt. Vì vậy, mỗi
giáo viên chúng ta cần tích cực tìm tòi, học hỏi để giúp học sinh có phương pháp
học tập tốt và ham thích học phân môn Tập làm văn. Theo đó, việc rèn kĩ năng viết
văn hay vừa nhằm mục đích nâng cao năng lực viết bài vừa nâng cao ý thức tự rèn
luyện ở mỗi học sinh.
Ở thể loại văn miêu tả, để có được bài văn hay, học sinh cần có: vốn từ, kĩ
năng quan sát thực tế một cách tinh tế nhất. Sau đó cần có sự kết hợp giữa hình ảnh
tả thực và hình ảnh sáng tạo nhờ sự liên tưởng một cách phong phú; kết hợp với kĩ
năng sử dụng ngôn ngữ, các biện pháp tu từ [đặc biệt là biện pháp so sánh] để bài
viết của các em giàu hình ảnh, giàu cảm xúc, mang đậm màu sắc của cuộc sống
xung quanh và hấp dẫn người đọc; khiến cho các sự vật thiên nhiên trở nên sống
động, có tâm hồn như con người. Nhờ có kĩ năng sử dụng biện pháp này mà trong
cuộc sống, chúng ta gặp một số nhà văn với các hình ảnh sáng tạo khiến cho tâm
hồn ta rung động mãi.
Chẳng hạn:
"Mặt biển sáng trong như một tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch"
[Vũ Tú Nam]
Nhà thơ Trần Đăng Khoa có cách so sánh độc đáo:
"Trăng bay như quả bóng
Bạn nào đá lên trời"
[Trích "Trăng ơi ... từ đâu đến?"
Hay:
Ngoài thềm rơi chiếc lá đa
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng.
Trong một số tác phẩm văn học, ta bắt gặp cách so sánh một cách rất riêng, rất


"thần kì": Nhìn bầu trời đầy sao, Ga- ga- rin – nhà du hành vũ trụ người Nga- so
sánh nó "như những hạt giống mới mà loài người gieo vào vũ trụ"; còn Vích- to
Huy- gô - đại văn hào Pháp lại so sánh nó "giống như một cánh đồng lúa chín, ở đó
người gặt đã bỏ quên lại một cái liềm con - là vành trăng non". Còn Nam Cao nhà văn Việt Nam ta - thì ví "Trăng là cái lưỡi liềm vàng trên cánh đồng đầy sao".
[Lược trích "Chữ nghĩa trong văn miêu tả"- Phạm Hổ]
3


Chỉ có những tâm hồn giàu cảm xúc cùng với kĩ năng sử dụng phép so sánh
tuyệt vời mới có những câu văn, câu thơ có "hồn" như vậy. Nhờ phép so sánh sinh
động, giàu hình ảnh đó mà những sự vật tưởng như "vô hồn" quanh ta được nâng
lên lung linh tuyệt đẹp. Quả là tả không phải chỉ để tả mà là để "ngụ tình".
Do vậy, dạy cho học sinh viết "văn hay" thuộc thể loại miêu tả, chúng ta những giáo viên tiểu học cần giúp các em hiểu và sử dụng tốt biện pháp so sánh để
làm giàu nhận thức của mỗi em, giúp các em thêm yêu thiên nhiên xung quanh, yêu
con người và yêu cuộc sống, đồng thời biết rung cảm trước vẻ đẹp của cuộc sống
và viết được bài văn mang nét mới, có "hồn" và độc đáo.
2.2 THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SKKN:
2.2.1. Những thuận lợi và khó khăn:
a. Những thuận lợi:
- Đời sống của nhân dân xã Thiệu Nguyên ngày càng được nâng cao, phong
trào xã hội hóa giáo dục được thực hiện có hiệu quả. Vì vậy, đa số phụ huynh rất
quan tâm đến việc học tập của con em mình.
- Nề nếp dạy và học ở trường Tiểu học Thiệu Nguyên được thực hiện nghiêm
túc, trình độ giáo viên ngày càng được nâng cao. Ban giám hiệu thực sự quan tâm,
tạo mọi điều kiện cho các giáo viên đem hết khả năng của mình để nâng cao chất
lượng dạy và học. Việc đổi mới phương pháp dạy học đang được áp dụng và ngày
càng hoàn thiện.
- Lớp chủ nhiệm là lớp mà 100% học sinh có Năng lực và Phẩm chất đều
Đạt. Các em chăm học, có ý thức tự giác học tập. Về học lực: khả năng tiếp thu
tương đối đồng đều. Do vậy, giáo viên có điều kiện tốt để củng cố kiến thức cơ bản


và bồi dưỡng thêm kiến thức cho các em.
b. Những khó khăn:
- Bên cạnh các thuận lợi đã nêu vẫn còn một số gia đình chưa thực sự quan
tâm đến việc học tập của con cái. Lớp 4A do tôi chủ nhiệm có hơn 90% học sinh
thuộc con gia đình nông dân, trong đó có 2 em thuộc hộ nghèo, 3 em thuộc hộ cận
nghèo, 2 em có hoàn cảnh đặc biệt [bố mất, mẹ đi làm xa]. Đa số các em đều ở với
ông bà đã già yếu, nhờ ông bà nuôi nấng, chăm sóc. Do vậy, các em thiếu sự quan
tâm, kèm cặp của bố mẹ; việc học tập chủ yếu nhờ vào sự dạy dỗ của thầy cô.
- Vẫn còn một số ít giáo viên chưa coi trọng việc dạy Tập làm văn, đặc biệt
là dạy các em sử dụng biện pháp so sánh để viết văn. Chưa nghiên cứu kĩ tính chất
liên môn trong các phân môn của Tiếng Việt. Theo họ, các em cứ tả đủ đặc điểm
các chi tiết của sự vật, không lạc đề là được. Còn việc viết văn cho sinh động, giàu
hình ảnh có sử dụng các biện pháp tu từ thì chưa cần vì lên lớp trên các em sẽ được
học và còn phụ thuộc vào năng khiếu của mỗi em. Do vậy, hiện tượng cả lớp viết
bài văn cứ na ná giống nhau [Mở bài giống nhau, so sánh giống nhau, kết bài cùng
một mẫu, ...] vẫn còn tồn tại.
4


- Học sinh lớp chủ nhiệm đạt mức "hoàn thành tốt" chủ yếu ở môn Toán và
các môn khác, còn ở môn Tiếng Việt chỉ đạt "hoàn thành" và vẫn còn một vài em
chưa hoàn thành. Đặc biệt phân môn Tập làm văn chỉ ở mức biết viết đủ bố cục
nhưng nội dung bài làm còn quá sơ sài. Tâm lí các em có đến 90% thích học Toán
còn Tiếng Việt thì rất ngại học.
2.2.2 Tiến hành điều tra và khảo sát:
a. Khảo sát kĩ năng sử dụng biện pháp so sánh:
Sau khi học xong bài Luyện tập miêu tả đồ vật [tiết 2- tuần 16], tôi tiến hành
điều tra thực trạng về việc học phân môn Tập làm văn [coi trọng kĩ năng sử dụng
biện pháp so sánh trong bài viết] của các em thông qua bài làm:
Đề bài: Viết một đoạn văn tả cái cặp sách của em.


Kết quả chưa được như mong muốn: Các em viết bài với việc liệt kê một loạt
đặc điểm của cái cặp, đoạn văn thiếu hình ảnh, thiếu cảm xúc riêng của các em
[Mặc dù tôi đã gợi ý cách sử dụng các biện pháp tu từ, đặc biệt là biện pháp so
sánh]. Toàn bộ bài làm của các em là: vật phải tả có những đặc điểm gì các em kể
hết vào bài theo kiểu tả sinh vật, rất ít hình ảnh, chưa có cảm xúc riêng.
b. Phân loại học sinh:
Tôi tiến hành phân loại học sinh [theo tiêu chí sử dụng các biện pháp so
sánh] như sau:
Phân loại học sinh [tổng 30 em]
Sử dụng tương đối chính xác:
Sử dụng nhưng thiếu chính xác:
Chưa biết sử dụng biện pháp so sánh:

Số lượng
4 em
14 em
12 em

Tỉ lệ
13.3 %
46.7 %
40 %

c. Nguyên nhân
Sau khi phân loại học sinh, tôi đã tìm hiểu và biết được các nguyên nhân dẫn
đến thực trạng trên như sau:
- Những em biết viết câu văn có hình ảnh bằng cách sử dụng các biện pháp
tu từ [so sánh] là do các em biết cách quan sát sự vật, biết liên tưởng và so sánh các
sự vật một cách chính xác, sinh động. Mặt khác, các em rất ham đọc sách, thích
học văn, tham gia viết báo và được gia đình quan tâm đúng cách.


- Những em biết sử dụng biện pháp so sánh nhưng chưa chính xác là do các
em chưa biết cách quan sát, chưa hiểu rõ biện pháp nên liên tưởng thiếu chính xác,
làm cho cách so sánh trong câu văn, bài văn trở nên khập khiễng, thiếu hợp lí, thiếu
thực tế.
- Những em chưa sử dụng biện pháp so sánh vì các em chưa thực sự thích
học văn, đến tiết Tập làm văn là ngại nên bài làm còn ngắn, ý văn nghèo nàn, thiếu
sự liên tưởng sáng tạo. Bên cạnh đó, các em rất ít quan sát thiên nhiên xung quanh.
Ham xem ti vi và chơi các trò chơi điện tử. Do vậy, các em thấy gì viết nấy, bài làm
5


chỉ dừng lại ở việc liệt kê tính chất, đặc điểm của sự vật mà chưa mang tính tả văn
học. Bên cạnh đó, gia đình chưa thực sự quan tâm, các em phải làm giúp bố mẹ
nhiều việc. Vì thế, các em không có thời gian để học chưa nói đến việc đọc sách
tham khảo hay quan sát chi tiết, kĩ càng các đối tượng miêu tả.
Từ thực tế như vậy, tôi thấy cần phải giúp các em chăm học [đặc biệt là phân
môn Tập làm văn], các em hiểu và sử dụng tốt biện pháp so sánh – một phép tu từ
rất cần khi miêu tả sự vật để bài văn của các em giàu hình ảnh, thấm đượm tình
cảm hồn nhiên tuổi thơ các em và để có "hành trang" mà học tốt môn học này ở
các lớp tiếp theo.
2.3 CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
Biện pháp1: Tổ chức và xây dựng nề nếp học tập cho học sinh.
Như giáo viên chúng ta thường nói: "nề nếp là chất lượng". Vì vậy để nâng
cao chất lượng giáo dục, việc làm cần thiết và quan trọng là xây dựng nề nếp học
tập cho học sinh.Từ đầu năm học, căn cứ vào lực học và khả năng tiếp thu của học
sinh, tôi đã phân loại học sinh để có phương pháp dạy học phù hợp. Đồng thời
trong từng nhóm đó, tôi phân cặp thi đua để các em đua nhau học tập. Sau mỗi tuần
học, các em tổng hợp việc làm tốt được tuyên dương trừ đi việc phạm lỗi [quên đồ
dùng, sách vở, chưa thuộc bài, …] để biết bạn nào đã tiến bộ hơn, bạn nào còn cần
phải cố gắng. Cách thi đua này do từng nhóm bàn có sổ theo dõi thực hiện và bình


xét, công bố kết quả vào giờ sinh hoạt cuối tuần.
Ngoài ra, khi thấy một số em chưa có sự tiến bộ rõ rệt, tôi đã phát động phong
trào "Đôi bạn cùng tiến" với mục đích: cử học sinh học tốt hơn kèm cặp thêm cho
bạn trước giờ vào học cũng như khi tự học ở nhà.
Bên cạnh đó, trong những lúc thích hợp, tôi giúp học sinh rèn luyện để có
động cơ học tập đúng đắn: học để hiểu biết, học để sống tốt hơn và học để tự khẳng
định mình. Từ đó, các em học sinh chăm chỉ, ham thích học tập hơn.
Cuối mỗi tháng, tôi thường ra đề kiểm tra để kiểm định việc làm của mình và
đồng thời động viên khuyến khích học sinh: Em nào làm bài tốt nhất nhóm [nhóm
đồng trình độ] tôi có phần thưởng cho các em. Biện pháp này đã được các phụ
huynh rất đồng tình ủng hộ và từng bước nâng cao được nề nếp học tập của lớp
cũng như ý thức học tập của từng học sinh.
Biện pháp 2: Giáo viên cần nắm chắc kiến thức về biện pháp so sánh tu từ.
a. Về khái niệm và cấu tạo của phép so sánh tu từ:
Ở trường sư phạm và một số tài liệu nghiên cứu về biện pháp so sánh đã cho
chúng ta một khái niệm như sau: "so sánh là đặt hai hay nhiều sự vật, hiện tượng
vào các quan hệ nhất định nhằm tìm ra các sự giống nhau và khác biệt giữa
chúng". Đó là cách định nghĩa về so sánh nói chung. Trên thực tế tồn tại hai loại so
sánh là so sánh tu từ và so sánh luận lí [so sánh logic]; đối với văn học và đặc biệt
là với học sinh Tiểu học, chúng ta không thể ôm đồm nhiều, chỉ cố gắng giúp các
em hiểu và sử dụng tốt loại so sánh tu từ trong nói và viết văn bản. Muốn vậy,
6


chúng ta cần hiểu một cách cụ thể về cấu tạo của so sánh:
Một mô hình so sánh đầy đủ bao gồm 4 yếu tố:
+Yếu tố 1: Yếu tố được [bị] so sánh [tùy theo việc so sánh là tích cực hay tiêu cực]
+Yếu tố 2: Yếu tố chỉ phương diện so sánh [chỉ tính chất, đặc điểm của sự vật hay
trạng thái của hoạt động].
+ Yếu tố 3: Yếu tố quan hệ so sánh [quan hệ ngang bằng hoặc không ngang bằng].


+ Yếu tố 4: Yếu tố chuẩn [được đưa ra làm chuẩn để so sánh].
Ví dụ:
Yếu tố 1
Yếu tố 2
Yếu tố 3
Yếu tố 4
Bạn Hải
nhanh
tựa
một con sóc
Cây bưởi
cần mẫn
như
một người mẹ
Trong thực tế, không phải lúc nào so sánh sự vật cũng cần có cả 4 yếu tố
trên. Nó có thể thiếu vắng một hoặc hai yếu tố [trong đó yếu tố 1 và yếu tố 4 không
thể thiếu. Nếu vắng yếu tố 1, ta có phép ẩn dụ - chưa đưa vào cấp tiểu học]:
Ví dụ: Cây gạo như treo rung rinh hàng ngàn nồi cơm gạo mới. [Vũ Tú Nam]
b. Về các loại so sánh tu từ:
Có nhiều căn cứ để chia ra các loại so sánh:
- Căn cứ vào từ ngữ chỉ quan hệ so sánh, có thể chia so sánh ra các loại sau đây:
+ So sánh ngang bằng [không có từ so sánh]:
Ví dụ:
Trường Sơn: chí lớn ông cha.
Hoặc so sánh ngang bằng có từ chỉ so sánh [như, giống như, hệt, y hệt, tựa,
bao nhiêu - bấy nhiêu, ...]
Ví dụ:
Con gà trống bước đi như một ông tướng.[câu văn của học sinh]
Mưa bao nhiêu hạt thương bầm bấy nhiêu.
[Tố Hữu]


+ So sánh hơn:
Ví dụ: Áo rách khéo vá hơn lành vụng may. [Tục ngữ]
+ So sánh kém:
Ví dụ:
Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con. [Trần Quốc Minh]
- Căn cứ vào đối tượng, hiện tượng so sánh, ta có các loại:
+ So sánh vật với con người:
Ví dụ: Cây bàng già sừng sững, uy nghi như một người lính gác khổng lồ.
+ So sánh người với người.
Ví dụ: Bà hiền như một bà tiên trong truyện cổ tích.
+ So sánh người với các con vật:
Ví dụ: Trông anh ta như một con gấu và cần mẫn làm việc như một con la.
+ So sánh người với cây cối.
Ví dụ: Chấm cứ như một cây xương rồng. [ Đào Vũ]
7


+ So sánh vật với vật, cảnh với cảnh:
Ví dụ: Những cánh hoa đỏ rực quay tít như chong chóng.
[Vũ Tú Nam]
- Căn cứ cách thức, ta có những hiện tượng so sánh sau:
+ So sánh theo hướng thu nhỏ lại:
Ví dụ: Trái đất như một giọt nước màu xanh lơ lửng giữa không trung.
+ So sánh theo hướng phóng đại lên:
Ví dụ: Rệp bò lổm ngổm như xe cóc - Muỗi lượn nghênh ngang tựa máy bay.
[Hồ Chí Minh]
+ So sánh theo hướng cụ thể hóa:
Ví dụ: Mặt trời nhô lên như một quả bóng bay mềm mại.
Còn rất nhiều căn cứ để chia ra các tiểu loại so sánh. Tuy nhiên, ở Tiểu học,


giáo viên cần chọn và giúp học sinh tạo lập và sử dụng một số cách so sánh dễ hiểu,
gần gũi với các em [như đã nêu ở trên].
c. Về chức năng và vài trò của biện pháp so sánh tu từ:
Biện pháp so sánh tu từ có hai chức năng chủ yếu là chức năng nhận thức và
chức năng biểu cảm. Chức năng nhận thức được thể hiện ở chỗ: nó đem lại cho
chúng ta những hiểu biết tri giác mới mẻ, hoàn chỉnh về sự vật, hiện tượng, tính
chất, trạng thái, ...trong thế giới quan qua hình ảnh so sánh. Phần lớn các phép so
sánh đều lấy cái không cụ thể hoặc kém cụ thể để so sánh với cái cụ thể nhằm giúp
mọi người hình dung được sự vật cần miêu tả.
Ví dụ:
Công cha như núi Thái Sơn. [Ca dao]
Còn chức năng biểu cảm thể hiện cụ thể như sau: qua bất kì một phép so sánh tu từ
nào, chúng ta cũng đều nhận ra thái độ của người nói và viết với đối tượng miêu tả:
đó là sự yêu, ghét, khen, chê, .... Chính chức năng này sẽ giúp ta tạo nên những
hình ảnh sống động, gợi cảm; tạo ra những cách nói mới mẻ, giúp ta diễn đạt một
cách biểu cảm hơn, sinh động hơn. Đồng thời qua cách sử dụng hình ảnh so sánh sẽ
bộc lộ được thái độ, tình cảm của người nói và viết với đối tượng miêu tả.
So sánh tu từ được sử dụng phổ biến trong Tiếng Việt, nhưng chỉ trong văn
chương nó mới thể hiện đầy đủ nhất khả năng tạo hình cũng như khả năng biểu
cảm của nó. Vì vậy, chúng ta mới có cách cảm nhận đầy biểu cảm của một Trần
Đăng Khoa với:
"Ngoài thềm rơi chiếc lá đa
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng".
d. Về cơ chế tạo ra biện pháp so sánh tu từ:
So sánh là hệ quả của quá trình liên tưởng, tưởng tượng. Khi quan sát một
đối tượng nào đó, hình ảnh của đối tượng ấy [từ màu sắc, hình dáng tới kích thước,
trạng thái, ...] thường gợi cho người quan sát nghĩ tới những hình ảnh khác có một
nét tương đồng nào đấy [dĩ nhiên, mỗi người có một cách liên tưởng riêng thì sẽ tạo
ra một hình ảnh so sánh độc đáo, mới mẻ]. Chính sự liên tưởng so sánh này làm
8




cho trang văn miêu tả hay hơn, đối tượng miêu tả rõ hơn, đẹp hơn và hấp dẫn hơn.
Do đó, chúng ta cần giúp học sinh biết quan sát, liên tưởng để tạo ra hình ảnh
so sánh mới, mang nét thơ ngây, hồn nhiên và trong sáng của các em mà không bắt
chước một cách máy móc, cứng nhắc và sáo rỗng theo văn mẫu.
Biện pháp 3: Giúp học sinh hiểu "Thế nào là biện pháp so sánh".
a. Qua các đoạn văn, thơ trong môn Tiếng Việt
Do ở lớp 3, các em đã được làm quen với phép so sánh từ tuần 1 và được học
trong suốt học kì I ở phân môn Luyện từ và câu, nên đã có kiến thức cụ thể về so
sánh. Điều này giúp học sinh sớm vận dụng được biện pháp so sánh trong cách nói
và viết làm cho câu văn trở nên sinh động hơn, có hình ảnh hơn. Tuy nhiên, hầu
như các em chỉ biết nói, viết theo câu mẫu và cứ có các từ như, giống, tựa, ... là đã
so sánh rồi. Theo đó, thế nào là so sánh thì các em chưa được học ở mức khái niệm
khái quát. Vì vậy, ở lớp 4, giáo viên cần phải tiếp tục lồng ghép dạy trong các phân
môn của môn Tiếng Việt để các em hiểu được thế nào là phép so sánh nhằm giúp
các em sử dụng tốt "công cụ" này khi làm văn.
* Ví dụ: Bài "Cây bút máy" [SGK Tiếng Việt 4 tập 1- trang 170]
- Giáo viên cần chỉ cho học sinh nhận ra phép so sánh qua các câu văn:
"Thân bút tròn, nhỏ nhắn, bằng ngón tay trỏ."
"Bút cùng em làm việc chăm chỉ như chiếc cày của bác nông dân cày trên
đồng ruộng."
- Giáo viên hỏi học sinh:
+Trong hai câu văn trên, tác giả đã dùng những hình ảnh nào khiến ta hình dung sự
vật [cái bút] cụ thể hơn, đẹp hơn và sinh động hơn?
+ Tác giả đã sử dụng biện pháp gì khi miêu tả?
Qua đó, giáo viên cung cấp cho học sinh khái niệm: " Các em ạ! Khi nói hay
viết, người ta thường so sánh sự vật này với sự vật khác có nét giống nhau để cho
lời nói, câu văn sinh động, gợi cảm; giúp cho người đọc, người nghe hình dung sự
vật một cách cụ thể hơn . Đó chính là ta đã sử dụng biện pháp so sánh."


* Trong đoạn văn [trang 172- SGK Tiếng Việt 4 tập1]: Giáo viên có thể hỏi
thêm [ngoài câu hỏi của bài tập] "Tìm hình ảnh so sánh trong đoạn văn tả cái cặp
của Ngô Xuân Hương":
+ Học sinh đã tìm được hình ảnh so sánh:
"Đó là chiếc cặp màu đỏ tươi, chỉ nhỉnh hơn chiếc bảng con một chút"
"Cặp có hai mắt khóa mạ kền giống như hai con mắt sáng long lanh"
* Tôi chọn ra một số đoạn thơ văn, yêu cầu học sinh phát hiện biện pháp so
sánh mà tác giả đã sử dụng:
Chẳng hạn:
"Những ngôi sao trên trời
Như cánh đồng mùa gặt
Vàng như những hạt thóc
Phơi trên sân nhà em " [Nguyễn Hưng Hải]
9


+Tôi hỏi học sinh: "Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?"
[Các em nêu: biện pháp so sánh].
+Yêu cầu nâng cao hơn: "Vì sao em biết?"
Học sinh trả lời: Vì tác giả đã nói "ngôi sao" vàng như "hạt thóc" phơi trên sân.
Hay bài: Cây dừa của Trần Đăng Khoa:
" Thân dừa bạc phếch tháng năm
Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao,
Đêm hè hoa nở cùng sao
Tàu dừa - chiếc lược chải vào mây xanh."
Cũng với câu hỏi trên, học sinh nêu được: Tác giả đã sử dụng biện pháp so
sánh vì tác giả đã ngầm viết: Quả dừa như đàn lợn con, tàu dừa như chiếc lược....
Để hấp dẫn học sinh, trong những lúc thích hợp, tôi thường tổ chức trò chơi
"Ai tìm nhanh" để học sinh thi đua tìm biện pháp so sánh trong hai đoạn văn, thơ có
hình ảnh so sánh tương đương. Học sinh khác sẽ phát vấn bạn "Vì sao bạn biết đó


là biện pháp so sánh ?". Yêu cầu nâng cao hơn: "Cách so sánh ấy có gì hay?"
Ví dụ: Thi tìm hình ảnh dùng phép so sánh trong hai khổ thơ bài Bè xuôi sông La:
A
B
Sông La ơi sông La
Bè đi chiều thầm thì
Trong veo như ánh mắt
Gỗ lượn đàn thong thả
Bờ tre xanh im mát
Như bầy trâu lim dim
Mươn mướt đôi hàng mi.
Đằm mình trong êm ả.
[Vũ Duy Thông]
Từ tuần 22 trở đi, trong các bài tập đọc, các đoạn văn trong tiết Tập làm văn,
có rất nhiều hình ảnh so sánh độc đáo - là điểu kiện để giáo viên giúp học sinh hiểu
hơn về biện pháp so sánh tu từ trong văn miêu tả. Nhờ cách này mà học sinh có
hứng thú học trong từng tiết học, đa số các em đã hiểu được thế nào là biện pháp so
sánh và bước đầu hiểu được tác dụng của biện pháp so sánh trong miêu tả. Bên
cạnh đó, học sinh tích cực học tập, không khí lớp học trở nên sôi nổi hẳn lên.
b. Qua các môn học khác:
- Cho học sinh tìm sự giống nhau và khác nhau giữa các con vật, cây cối, hoa quả
trong các môn Khoa học, Kĩ thuật.
- So sánh hình ảnh của sự vật trong môn Đạo đức, Kể chuyện.
Việc giúp các em so sánh sự vật ở các môn học này mặc dù chỉ mang tính
chất sinh học, song qua quan sát, so sánh, các em sẽ kết nối được đặc điểm các sự
vật với nhau. Từ đó, giúp các em rèn kĩ năng so sánh, biết so sánh một cách chính
xác và chân thực.
Biện pháp 4: Giúp học sinh nhận biết tác dụng của biện pháp so sánh trong
miêu tả.
Khi các em đã hiểu về biện pháp so sánh, tôi giúp các em phát hiện ra giá trị


nghệ thuật của biện pháp này trong miêu tả như sau:
10


a. Tác dụng gợi tả:
* Khi tả màu sắc của chiếc bút mực [Tả đồ vật], có bạn đã viết:
+ Chiếc bút của em có hai màu: màu xanh và màu trắng.
+ Chiếc bút của em có màu trắng pha xanh rất đẹp.
+ Chiếc bút của em màu trắng pha xanh như một cái áo tuyệt đẹp.
- Giáo viên chép các câu văn lên bảng, yêu cầu học sinh so sánh xem câu văn nào
hay hơn? Vì sao?
- Cuối cùng giáo viên kết luận và giúp học sinh hiểu rằng:
+ Câu thứ nhất đã nêu được màu sắc cụ thể của cái bút. Câu văn thứ hai diễn đạt
hay hơn vì biết dùng cụm từ "màu trắng pha xanh". Nhưng câu văn thứ ba mới là
câu hay nhất bởi đã biết so sánh màu của bút như chiếc áo đẹp. Qua câu văn này,
người đọc hình dung được một cái bút có chiếc áo đẹp với màu sắc rực rỡ.
Như vậy, nhờ biết sử dụng phép so sánh mà cái bút hiện lên trước mắt người đọc
cụ thể hơn, sinh động hơn và đẹp hơn.
* Hay qua bài Sầu riêng [Tập đọc tuần 22], sau khi giúp học sinh tìm hiểu
bài, tôi đã đặt câu hỏi giúp các em hiểu tác dụng của biện pháp so sánh:
+ Chúng ta hãy xem cách miêu tả hương vị độc đáo trong trái sầu riêng của nhà
văn Mai Văn Tạo thông qua phép so sánh "Sầu riêng thơm mùi thơm của mít chín
quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái vị của mật ong già hạn."
Cách miêu tả đó có gì hay?
Tôi giúp HS phân tích để thấy cái "thần kì" của phép so sánh trong miêu tả: Việc
so sánh hương vị của trái sầu riêng với hàng loạt các mùi vị thân thuộc, gần gũi [là
mít chín, hương bưởi, trứng gà, mật ong] khiến người đọc như được cùng nếm,
cùng thưởng thức hương vị đặc biệt đó qua từng từ ngữ, từng hình ảnh mà tác giả
dùng để miêu tả; giúp cho người đọc dù chưa một lần được ngửi hay ăn trái sầu
riêng hình dung được mùi vị của nó như quen quen, như đã được nếm lần nào rồi.


Cũng miêu tả hương vị trái sầu riêng mà chúng ta chỉ nói rằng: sầu riêng rất thơm
và rất ngon, thì liệu người đọc có hình dung ra hương vị đặc biệt của loại trái cây
này chăng?
Như vậy, biện pháp so sánh khi sử dụng chính xác sẽ làm cho người đọc
hình dung vật được miêu tả một cách rõ ràng, cụ thể. Từ đó, mỗi câu văn, câu thơ,
cả bài miêu tả sẽ sinh động, hấp dẫn và rung động tâm hồn người đọc.
b. Tác dụng gợi cảm:
Bằng cách sử dụng phép so sánh, người viết còn bộc lộ được cảm xúc của
mình với sự vật được miêu tả:
* Trở lại với "hương vị trái sầu riêng" của nhà văn Mai Văn Tạo, tôi giúp học
sinh hiểu: Qua cách so sánh hương vị của trái sầu riêng với mùi vị thân thuộc như
hương cau, hương bưởi, trứng gà, mật ong, tác giả không chỉ giúp chúng ta hình
dung được hương vị độc đáo của trái sầu riêng mà còn bộc lộ được tình cảm yêu
mến, đam mê hương vị sầu riêng của chính tác giả. Người đọc nhận ra rằng: tác giả
11


miêu tả trái sầu riêng bằng cả tâm hồn trân quí của mình; đồng thời, cách miêu tả
đó còn giúp người đọc thấy sự hấp dẫn, lôi cuốn của mùi vị trái sầu riêng mà thêm
yêu quí, trân trọng nó, mong muốn được thưởng thức mùi vị quyến rũ đó.
* Trong đoạn văn Cây sồi già [Lép Tôn - xtôi], sau khi cho học sinh tìm hình
ảnh so sánh trong bài, tôi gợi ý:
+ Khi so sánh cây sồi "như một con quái vật già nua, cau có và khinh khỉnh",
tác giả đã bộc lộ cảm xúc gì?
Học sinh đã phát hiện: tác giả chẳng yêu quí gì cái cây sồi này cả và còn giúp
người đọc hình dung cây sồi già này thật xấu xí và đáng ghét.
Tóm lại, sử dụng biện pháp so sánh trong miêu tả, không chỉ đem lại cho các
em sự nhận thức chính xác, mới mẻ về sự vật được miêu tả mà còn giúp các em
biết thể hiện một cách sâu sắc thái độ, tình cảm của mình trong từng hình ảnh so
sánh sự vật. Đồng thời bài viết của các em trở nên độc đáo, sáng tạo, sinh động và


hấp dẫn hơn.
Biện pháp 5: Tập viết câu văn có sử dụng biện pháp so sánh hợp lí.
Sau khi các em thấy được tác dụng của biện pháp so sánh trong miêu tả, tôi
cho các em luyện viết các câu văn có sử dụng biện pháp so sánh theo các cách:
a. Dạng bài tập thứ nhất:
Tập dùng biện pháp so sánh
Ví dụ: Cho các câu văn sau:
- Cái khoá cặp sáng bóng.
- Bông hoa thắm tươi.
- Cái mào gà đỏ rực.
- Tán bàng xanh che mát cả sân trường.
Em hãy sử dụng biện pháp so sánh để viết câu văn trên thành các câu văn
giàu hình ảnh, hấp dẫn người đọc.
Ở dạng bài tập này, ngoài yêu cầu các em biết dùng biện pháp so sánh chính
xác mà còn phát triển tính sáng tạo mang tâm hồn riêng của mỗi em.
Các em đã viết những câu sau:
- Hai chiếc khoá cặp sáng long lanh như cặp mắt luôn nhìn em trìu mến.
- Bông hoa hồng thắm tươi như cười với gió xuân.
- Cái mào gà đỏ rực như cái mũ của một võ quan.
- Tán bàng xoè ra như một chiếc ô khổng lồ che mát cả sân trường.
b. Dạng bài tập thứ hai:
Sửa câu
Bài1: Hãy nhận xét cách dùng biện pháp so sánh trong các câu văn sau và sửa lại
cho đúng:
- Chiếc bút chì của em chỉ to hơn cái thước một chút. [Tả đồ vật]
- Thân cây chuối mật nhà em to như cái cột đình. [Tả cây cối]
- Con lợn nhà em to hơn con lợn nhà bác Diệp. [Tả con vật].
* Yêu cầu thứ nhất: Các em tìm ra cách so sánh chưa chính xác:
Chiếc bút chì mà so sánh với cái thước đã hợp lí chưa?
12




Cây chuối mật có to bằng cái cột đình không nhỉ?
Con lợn nhà em to bằng con lợn nhà bác Diệp thì người đọc [không biết con
lợn nhà bác Diệp] có hình dung nó to bằng chừng nào chưa?
Học sinh sẽ phát hiện ra cái chưa hợp lí của mỗi cách so sánh trên.
* Yêu cầu thứ hai: Các em phải sửa lại cho đúng.
Học sinh sẽ thi đua lên sửa câu. Tôi là người giúp các em chọn câu sửa lại đúng
nhất, hay nhất.
Bài 2: Yêu cầu tương tự, nhưng câu sai lấy ngay trong bài làm của học sinh trong
lớp để cùng sửa.
- Loại bài này tiến hành làm trong tiết "Trả bài" của phân môn Tập làm văn.
Thông qua các bài tập này, kĩ năng nhận biết và sử dụng biện pháp so sánh
ngày càng được nâng cao trong mỗi em. Lúc đầu các em còn lúng túng, tôi kiên trì
gợi mở cho các em từng bước một, các em đã có tiến bộ rõ rệt.
Biện pháp 6: Rèn kỹ năng sử dụng phép so sánh thông qua quan sát sự vật.
Khi học sinh đã biết sử dụng biện pháp so sánh tương đối chính xác trong
các câu văn, tôi đã hướng dẫn các em sử dụng ngay trong các bài Tập làm văn ở lớp
4.
* Ở bài Tả đồ vật: Tả một đồ dùng học tập mà em thích.
Khi quan sát đồ vật, muốn cho học sinh biết sử dụng và sử dụng chính xác
biện pháp so sánh thì bước đầu tiên quan trọng là giúp các em biết quan sát rồi liên
tưởng so sánh các chi tiết đã quan sát được với sự vật gần gũi hơn - từ đó các em so
sánh một cách hợp lí, sinh động mà không bị gượng ép hoặc sáo rỗng.
Ví dụ:
+ Nhìn thấy chiếc bút có đai sắt ở giữa thân, gợi cho em nghĩ tới hình ảnh gì?
[Giống như cái thắt lưng của con người.]
+ Cái vòng sắt trên nắp bút cùng cái gài bút bằng kim loại giúp em liên tưởng đến
sự vật nào đẹp? [ Giống như một chiếc mũ bút đội trên đầu]
+ Cái ngòi bút trông giống cái gì? [ Như cái lá tre]. .....


+ Hãy dùng biện pháp so sánh để tả cái bút theo ý trên.
Học sinh đã làm được một đoạn văn sau:
" Cái bút của em có màu trắng pha xanh như được mặc một chiếc áo đẹp. Trên
nắp bút, một cái vòng kim loại để gắn gài bút trông giống như cái mũ xinh xinh.
Giữa thân bút là một chiếc thắt lưng bằng kim loại sáng bóng trông rất oai. Mở
nắp bút ra, một cái ngòi y hệt hình lá tre xinh xắn xuất hiện ...".
Như vậy, qua quan sát, liên tưởng, các em đã biết so sánh các sự vật, khiến
cho bài văn sinh động và hấp dẫn người đọc hơn.
* Ở bài Tả cây cối: Cây bóng mát
Để giúp học sinh quan sát cây cối và so sánh chính xác, tôi đã gợi ý bằng hệ
thống câu hỏi sau:

13


+ Khi nhìn thấy thân cây xù xì, các mắt bàng to u ra, em liên tưởng tới hình ảnh
nào? [Cây bàng như một lực sĩ...]
+ Mỗi khi gió thổi, lá bàng chuyển động thế nào?[ Như những bàn tay vẫy vẫy
theo làn gió]
+ Ánh nắng chiếu xuống mặt lá bàng tạo nên hình ảnh gì đẹp? [lá lấp lóa như
được dát bạc].
+ Hãy dùng biện pháp so sánh để tả cây bàng theo ý trên.
Mỗi khi có gió thổi, các lá bàng như những bàn tay vẫy vẫy theo làn gió.
Nắng chan hòa dịu dàng ôm ấp cây bàng, từng chiếc lá lấp loá như được dát bạc...
Như vậy, qua quan sát, liên tưởng, các em đã biết so sánh các sự vật, khiến
cho sự vật đó hiện ra lung linh trước mắt người đọc. Đoạn văn, bài văn trở nên sinh
động và gợi tả, gợi cảm hơn.
* Còn ở bài: Tả con mèo nhà em. Tôi gợi ý:
+ Cái đầu của mèo cần so sánh với sự vật nào gần gũi? [quả cam, quả bóngnhỏ.]
+ Đôi mắt mèo giúp em liên tưởng tới sự vật nào? [hòn bi ve, viên ngọc xanh, ...]


+ Đưa tay vuốt bộ lông của nó, em có cảm giác gì? Như vuốt vào vật nào?
[thấy rất êm, như vuốt vào cuộn bông mềm mại....]
Tôi đã giúp các em: Đặt câu có sử dụng phép so sánh tả về con mèo và đọc
trước lớp - sửa chữa rồi liên kết thành đoạn, thành bài.
Đây là một đoạn văn của học sinh:
" Chú mèo nhà em tuyệt đẹp. Chú có bộ lông màu xám vện cau, mềm mại
như một cuộn bông. Cái đầu tròn như quả cam lúc nào cũng nghiêng nghiêng
trông rất ngộ. Đặc biệt là đôi mắt của chú, nó y như hai viên ngọc màu xanh lúc
nào cũng long lanh rất đẹp...."
Tóm lại, nhờ biết dùng phép so sánh chính xác mà các em đã miêu tả các con
vật, khiến chúng trở nên đáng yêu hơn bao giờ hết. Qua đó, người đọc dễ rung cảm
và nhớ mãi những đoạn văn, bài văn đầy "chất văn", "hơi văn" ấy.
Biện pháp 7: Tập thể hiện thái độ, tình cảm thông qua sử dụng biện pháp so
sánh khi miêu tả.
Sau khi học sinh biết quan sát đối tượng miêu tả và biết liên tưởng so sánh
hợp lí, tôi tiếp tục giúp các em tập bộc lộ cảm xúc của mình thông qua việc sử dụng
biện pháp so sánh. Từ đó, giúp các em thêm yêu quí sự vật xung quanh, yêu cuộc
sống đồng thời góp phần bồi dưỡng tâm hồn cho các em.
Đây là một biện pháp cần kiên trì thực hiện vì rất khó để học sinh làm tốt
ngay được. Nhưng nếu rèn luyện cho các em có được kỹ năng này, bài làm của các
em sẽ thấm đượm cảm xúc chân thực, làm rung động tâm hồn người đọc.
Ví dụ: Khi học bài Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối [Tiết 2 tuần 22]
Giáo viên có thể gợi ý cho học sinh tả gốc bàng như sau:
+ Cây bàng là loài cây có ích, không chỉ tạo cho cảnh trường thêm đẹp mà nó
còn là một cây che bóng mát cho các em khi hè về. Em sẽ tả cây bàng như thế nào
14


để bộc lộ tình cảm của mình dành cho cây?
Học sinh quan sát và đã nêu được một số hình ảnh so sánh sau:


+ Cây bàng đứng đó, sừng sững như một người lính khổng lồ, cần mẫn
canh gác cho mái trường.
+ Cây bàng như một người mẹ dịu hiền, cố sức xòe rộng tay mình che nắng
cho chúng em vui chơi.
+ Thân bàng xù xì, thô ráp, nổi cơ bắp cuồn cuộn như một lực sĩ.
+ Lá bàng tươi xanh như một cô gái đang khoe vẻ duyên dáng của mình.
Như vậy, bước đầu các em đã biết bộc lộ tình càm yêu quý của mình dành cho
cây bàng ở sân trường. Đó là kết quả đáng mừng, khích lệ tôi tiếp tục áp dụng biện
pháp này trong các tiết dạy tiếp theo.
Ví dụ: Khi bài Luyện tập miêu tả các bộ phận của con vật.
[Tiết 1 tuần 31]
Tôi gợi ý cho các em làm bài tập 3 như sau:
+ Khi tả một con mèo đáng yêu, em cần sử dụng phép so sánh như thế nào để
bộc lộ điều đó?
Học sinh trả lời theo cảm xúc của mỗi em, tôi luôn trân trọng, khen ngợi cảm xúc
riêng đó, rồi nhẹ nhàng giúp em sửa lại những hình ảnh so sánh chưa hợp lí. Từ đó,
các em mạnh dạn, tự tin bộc lộ cảm xúc chân thực của mình. Đây là một số câu văn
của học sinh:
- Chú mèo nhà em có bộ lông trắng tinh, mượt mà như nhung.
- Bộ ria của chú vểnh ra hai bên oai như một vị quan võ.
- Miu Miu có đôi mắt tròn, to trong sáng như thủy tinh, lúc nào cũng nhìn em
nũng nịu. Tròng mắt như hạt nhãn lấp lánh ánh sáng xanh lam.
- Khi chú nghịch ngợm làm đổ mực, em mắng chú, chú tiu nghỉu cụp đuôi như
người biết lỗi.
+ Bắt chuột là nhiệm vụ của mèo, em thấy chú mèo làm việc thế nào?
+ Con chuột đáng ghét ra sao?
+ Hãy sử dụng biện pháp so sánh kết hợp bộc lộ thái độ của em để tả hai con
vật đó!
Các em đã tạo lập được một số hình ảnh so sánh sau:
- Miu làm nhiệm vụ rình chuột như một người đầy trách nhiệm với công việc của


mình. Chú ngồi im, đến một cái lông cũng không động đậy. Chỉ có bộ ria là cử
động liên tục như một cái ra - đa dò tìm "sóng" chuột.
- Một thằng chuột nhắt mắt la mày lét y hệt một tên trộm xuất hiện. Rồi sành sỏi
như gã trộm chuyên nghiệp, hắn lẻn ngay vào thùng gạo.
- Chuột như một tên trộm hợm hĩnh, tự tiện chui vào thùng gạo.
- Hệt một chú lính lành nghề, trong nháy mắt, mèo ta tóm gọn con chuột.
Như vậy, qua gợi ý của giáo viên, bước đầu học sinh đã biết sử dụng biện
pháp so sánh kết hợp bộc lộ thái độ, tình cảm riêng của mình với đối tượng được
15


miêu tả. Từ đó, các em viết được những bài văn giàu cảm xúc với cảm nhận riêng
đầy nét chân thực, giúp các em thêm yêu sự vật, yêu thiên nhiên xung quanh.
Biện pháp 8: Xây dựng hệ thống bài tập rèn kĩ năng sử dụng biện pháp so
sánh trong văn miêu tả cho học sinh.
Các biện pháp nêu trên được áp dụng xen kẽ, bổ sung trong các tiết học [khi
có điều kiện]. Mặc dù đã có được hiệu quả khả quan, song vẫn rất cần một hệ thống
bài tập để giúp các em rèn luyện thêm kỹ năng sử dụng biện pháp so sánh trong văn
miêu tả, nhằm củng cố, khắc sâu kiến thức cho học sinh trong điều kiện thời gian
tiết học trên lớp không cho phép. Tuy nhiên, để tránh quá tải, gây áp lực cho học
sinh, các dạng bài tập xây dựng cần đảm bảo nguyên tắc nhẹ nhàng, có hiệu quả,
gắn với nội dung đã học trong chính khóa.
a. Loại bài tập nhận diện và phân tích tác dụng của biện pháp so sánh:
* Mục đích của bài tập: Thông qua các bài tập này, giáo viên giúp học sinh
phân tích, tổng hợp để có kỹ năng nhận diện hình ảnh so sánh có trong mỗi đoạn
văn thơ, đồng thời giúp các em thấy được tác dụng của biện pháp so sánh trong văn
miêu tả. Từ đó, học sinh học tập cách sử dụng biện pháp này khi viết văn miêu tả.
Bài 1: Trong mỗi đoạn văn dưới đây, tác giả đã so sánh sự vật gì với nhau? Tìm từ
dùng để so sánh.
- Chúng tôi đang đi bên những thác trắng xóa tựa mây trời, những rừng cây âm


âm, những bông hoa huối rực lên như ngọn lửa. Tôi lim dim mắt ngắm mấy con
ngựa đang ăn cỏ trong một vườn đào ở ven đường.
[Đường đi Sa Pa- Nguyễn Phan Hách]
- Ôi chao! Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao! Màu vàng trên lưng chú lấp
lánh. Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng. Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh
như thủy tinh. Thân chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu.
[Con chuồn chuồn nước - Nguyễn Thế Hội]
Bài 2: Tìm hình ảnh so sánh, từ so sánh và nêu tác dụng của biện pháp so sánh
trong các đoạn văn sau đây:
- Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông
hoa là hàng ngà ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến
trong xanh. Tất cả đều lóng lánh, lung linh trong nắng.
[Cây gạo - Vũ Tú Nam]
- Khi cá vàng khẽ uốn lưng thì đuôi xòe rộng như một dải lụa màu da cam còn
khoan thai uốn lượn mãi.
[ Theo Trần Hoài Dương]
Bài 3: Chỉ ra các hình ảnh so sánh có trong đoạn văn. Theo em, cách so sánh bộc lộ
cảm xúc gì của tác giả?
- Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm. Gió đưa hương thơm ngát như hương cau,
hương bưởi tỏa khắp khu vườn. Hoa đậu từng chùm, màu trắng ngà. Cánh hoa nhỏ
như vảy cá, hao hao giống cánh sen con.[ Sầu riêng- Mai Văn Tạo]
16


- Chỉ vài hôm, lộc non đã tràn đầy trên bàn tay mùa đông của cây bàng. Dáng mọc
của lộc rất lạ, thẳng đứng trên cành, như thể đêm qua có ai đã thả ngàn vạn búp lá
nhỏ xíu từ trên trời, xanh biếc chi chít đầy cành. Lá non lớn nhanh, đứng thẳng,
cuộn tròn như những chiếc tai thỏ.
[Theo Hoàng Phủ Ngọc Tường]
Bài 4: Tìm những câu thành ngữ, tục ngữ có sử dụng biện pháp so sánh.


Ở bài tập này, giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi "Ai nhanh, ai
đúng". Nhóm nào thắng cuộc, giáo viên cần có hình thức tuyên dương, khen ngợi
để gây hứng thú cho các em.
*Lưu ý: Loại bài tập này được giao cho các em làm sau khi học các tiết có bài văn,
thơ chứa mỗi đoạn trích trong từng bài tập trên.
b. Loại bài tập chữa lỗi khi dùng biện pháp so sánh:
* Mục đích của bài tập: Loại bài tập này nhằm củng cố thêm kiến thức về
so sánh, đồng thời giúp các em phát hiện ra những lỗi thường gặp, những điều chưa
hợp lí để bản thân tự điều chỉnh và tránh được những lỗi đó.
Bài 1: Tìm các hình ảnh so sánh chưa chính xác trong các câu văn sau rồi sửa lại:
- Tán lá của cây bàng trông như cái bánh đa to tướng.
- Bông hồng nhà em xòe to như cái bát to.
- Khóa cặp được mạ kền sáng loáng như hai con mắt của chú mèo.
- Mắt của chú gà con sáng như sao, to như hai viên bi ve.
- Đầu của chủ Trống Tía y hệt quả cam mẹ thường mua.
Bài 2: Chỉ ra những chỗ hình ảnh so sánh chưa hợp lí va sửa lại cho đúng thực tế:
- Mắt của chú mèo sáng như hai chiếc đèn pin rọi vào lũ chuột.
- Hàm răng của chú sáng bóng như người ta đánh vét ni ở tủ.
- Lúc chị gió bay qua, lũy tre kêu lên ken két như người nghiến răng.
* Lưu ý: Loại bài tập này được tổng hợp qua thực tiễn khảo sát bài làm của học
sinh. Vì vậy, giáo viên nên giúp các em tập luyện trong tiết chữa bài của phân môn
Tập làm văn.
c. Loại bài tập chữa lỗi sử dụng biện pháp so sánh thể hiện thái độ tình cảm
chưa hợp lí.
* Mục đích bài tập:
Loại bài tập này ngoài việc nhằm củng cố cách sử dụng biện pháp so sánh
cho học sinh còn giúp các em bộc lộ thái độ, tình cảm với đối tượng miêu tả một
cách hợp lí, chân thực, tránh sự gượng ép, bắt chước một cách sáo rỗng.
Bài 1:
Đọc các câu văn sau và chỉ ra chỗ chưa hợp lí rồi chữa lại cho đúng:


- Cặp là người bạn thân thiết của em, nó luôn chia sẻ niềm vui nỗi buồn cùng em.
Những lúc vui nó như một đứa trẻ nhảy nhót trên lưng làm em cảm thấy khó chịu.
- Vừa nghe tiếng của em, Mích liền phóng vụt ra. Nó nhảy cẫng lên như một người
bị thần kinh.
17


- Chị gà nhà em rất đẹp. Bộ lông vàng mượt. Cái mào đỏ chót luôn rung rinh theo
nhịp chân đi. Bộ mỏ nhọn hoắt, lúc nào cũng khoằm xuống trông như mỏ diều hâu.
Bài 2: Hãy chỉ ra chỗ sử dụng biện pháp so sánh chưa đúng trong mỗi câu văn sau
rồi chữa lại cho thích hợp:
- Mỗi buổi sáng, chiếc đồng hồ như một người bạn trung thành, đều đặn gọi em
dậy học bài. Tiếng kêu của nó như còi tàu, inh cả tai, nhức cả óc.
- Trên những cành hồng, từng hàng gai như đội lính gác sẵn sàng cào rách tay em.
- Buổi sáng, lũ chim đậu trên mái nhà làm ầm ĩ như người cãi nhau.
- Mùa đông, cây bàng trụi trơ thân cành như người sắp chết.
* Lưu ý: Để tránh sự nhàm chán, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh luyện tập
dưới hình thức trò chơi, giúp các em tiếp thu bài một cách tích cực.
d. Loại bài tập tạo lập hình ảnh so sánh:
* Mục đích bài tập: Thông qua việc giải bài tập, giáo viên giúp học sinh
hình thành kỹ năng tạo lập các câu văn, đoạn văn có hình ảnh so sánh. Yêu cầu học
sinh dựa vào vốn kiến thức về so sánh để viết được những câu văn có hình ảnh, có
cảm xúc khiến câu văn, đoạn văn sinh động, gợi cảm hơn.
Bài 1: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ chấm để tạo thành câu có hình ảnh so sánh:
- Ngang lưng trống quấn hai vành đai như cái ............... nom rất oách.
- Cổ áo sơ mi như .................... trông thật dễ thương.
- Mặt trăng đầu tháng trông như ........... ai bỏ quên trên cánh đồng.
- Tiếng ve râm ran trên lùm cây như ..........
* Lưu ý: Lúc đầu, giáo viên cho sẵn các từ ngữ cần điền để học sinh chọn lựa: thắt
lưng, cái liềm, hai chiếc lá, một dàn đồng ca, ... Sau đó, yêu cầu nâng cao hơn là


học sinh tự tìm từ ngữ để điền vào chỗ trống nhằm tạo điều kiện cho học sinh sáng
tạo hình ảnh so sánh mới mẻ, mang cảm xúc riêng.
Bài 2: Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để tạo thành những câu văn có hình
ảnh so sánh:
- Sương sớm long lanh như .........
- Chùm cà chua đầu mùa chín lúc lỉu như .....................
- Ánh mắt dịu hiền của chị gà mái hệt như ...........................
- Hoa phượng nở dày đặc trên cây tựa ................................
Bài 3: Thêm hoặc thay từ ngữ thích hợp để tạo thành câu văn có hình ảnh so sánh:
- Cái đuôi của chú gà trống cong cong.
- Lá cây lay động trong nắng trông thật đẹp.
- Hoa đào có năm cánh phớt hồng, rất mỏng.
- Bầy chim đậu trên cây hót líu lo.
Dựa vào cấu trúc bài tập trên, giáo viên có thể xây dựng thêm nhiều bài tập
cho mỗi dạng bài để luyện tập thêm cho các em. Đặc biệt, giáo viên khuyến khích
học sinh lập sổ tay văn học để các em tự ghi chép câu văn hoặc hình ảnh so sánh
hay, độc đáo nhằm tích lũy "vốn" về so sánh, khi cần có thể sử dụng linh hoạt.
18


2.4. HIỆU QUẢ CỦA SKKN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC, VỚI BẢN
THÂN, ĐỒNG NGHIỆP VÀ NHÀ TRƯỜNG.
Sau khi đã tìm hiểu, học hỏi và tìm ra được các biện pháp trên, tình trạng
miêu tả theo kiểu liệt kê ở bài làm của các em giảm dần, thay vào đó là những bài
viết có sử dụng tốt các biện pháp tu từ [đặc biệt là biệp pháp so sánh] khiến cho bài
văn của học sinh thực sự có "hồn", mang được cảm xúc hồn nhiên ngây thơ của các
em. Theo đó, kĩ năng quan sát, liên tưởng để so sánh sự vật của các em ngày càng
tiến bộ.
Qua một thời gian nghiên cứu và sử dụng các biện pháp trên, tôi đã ra đề
khảo sát lại chất lượng phân môn Tập làm văn [chủ yếu là văn miêu tả và coi trọng


kĩ năng sử dụng biện pháp so sánh trong bài viết] của học sinh thông qua bài làm:
Đề bài: Em hãy tả một con vật mà em yêu thích.
Kết quả việc sử dụng phép so sánh trong văn miêu tả của các em như sau:
Phân loại học sinh [30em]
Sử dụng chính xác, hợp lí, có cảm xúc.
Sử dụng chính xác.
Sử dụng nhưng thiếu chính xác.

Số lượng
14 em
13 em
3 em

Tỉ lệ
46.7 %
43.3 %
10 %

Từ kết quả đạt được như trên, tôi nhận thấy dù thời gian nghiên cứu và áp
dụng đề tài chưa nhiều nhưng kết quả môn Tiếng Việt, đặc biệt là phân môn Tập
làm văn của lớp tôi dạy từng bước đã được nâng lên rõ rệt. Điều đó giúp tôi có thể
tự tin khẳng định rằng: nếu cứ áp dụng đề tài này vào quá trình dạy học một cách
kiên trì, thường xuyên thì chất lượng môn Tiếng Việt của lớp 4A sẽ đạt được mục
tiêu, yêu cầu về kiến thức kỹ năng đã đề ra. Và nếu được Ban giám hiệu tạo điều
kiện, trong năm học tới, chúng tôi tiếp tục mở rộng phạm vi nghiên cứu sáng kiến
kinh nghiệm trong tổ 4, 5 của trường nhằm góp phần nâng cao chất lượng phân
môn Tập làm văn nói riêng và môn Tiếng Việt nói chung trong nhà trường.

3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN:


Qua việc tìm tòi, học hỏi và áp dụng sáng kiến kinh nghiệm nêu trên, tôi rút ra
một số kinh nghiệm sau:
+ Để học sinh nhận biết và sử dụng chính xác biện pháp so sánh khi miêu tả,
giáo viên phải hiểu rõ về biện pháp tu từ này. Sau đó hướng dẫn các em từng bước,
kiên trì áp dụng kết hợp trong các tiết Tập đọc, Luyện từ và câu và Tập làm văn.
+ Dạy sử dụng biện pháp so sánh, giáo viên cần giúp các em quan sát cuộc
sống và thiên nhiên xung quanh các em. Vì từ khả năng quan sát trực tiếp các em
mới có sự liên tưởng để so sánh một cách cụ thể nhất, chân thực và chính xác nhất.
19


Nếu không sự so sánh sẽ trở nên gượng ép và sáo rỗng.
+ Khi giúp học sinh sử dụng biện pháp so sánh, giáo viên cần hướng dẫn các
em biết gửi gắm tình cảm của mình qua cách so sánh bằng các từ ngữ thích hợp,
để bài văn miêu tả là tả ngụ tình mang đầy vẻ hồn nhiên của tuổi thơ các em.
+ Giáo viên cần phải khuyến khích động viên học sinh kịp thời khi các em
tiến bộ [dù là tiến bộ một chút thôi] để các em tự tin và gây hứng thú học văn ở các
em, bồi dưỡng tâm hồn và tạo "hành trang" cần thiết giúp các em học tốt môn này ở
các lớp tiếp theo.
+ Điều quan trọng là: nên kết hợp cùng gia đình quan tâm, tạo điều kiện và
động viên các em học tập.
KIẾN NGHỊ:
+ Để nâng cao chất lượng phân môn Tập làm văn nói riêng và môn Tiếng Việt
nói chung, tôi rất mong Ban giám hiệu nhà trường tham mưu với chính quyền địa
phương thực hiện tốt phong trào xã hội hoá giáo dục để có phòng chức năng với
đầy đủ đồ dùng dạy học cần thiết nhằm nâng cao chất lượng giáo dục – tiêu chuẩn
quan trọng nhất để trường Tiểu học Thiệu Nguyên tiến tới đạt chuẩn Quốc gia giai
đoạn II.
+ Đồng thời, kính mong Ban giám hiệu phối kết hợp với Hội phụ huynh học
sinh của trường nâng cao vai trò của Hội phụ huynh các lớp để họ quan tâm hơn


nữa đến việc học tập của con em mình, tạo điều kiện tốt nhất cho giáo viên và học
sinh các lớp thực hiện tốt Câu lạc bộ Văn tuổi thơ nhằm bồi dưỡng năng khiếu văn
học cho học sinh, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ dạy và học.
Trên đây là một vài kinh nghiệm về tìm “Một số biện pháp rèn kỹ năng sử
dụng phép so sánh trong văn miêu tả cho học sinh lớp 4” mà tôi đã rút ra được
trong quá trình dạy học. Chắc chắn rằng đây không phải là những kinh nghiệm khả
quan nhất. Vì vậy, tôi rất mong các cấp lãnh đạo trong ngành và bạn bè đồng
nghiệp đọc, góp ý cùng trao đổi để chúng ta đi đến mục đích chung nhất: thực hiện
tốt sự nghiệp “Trồng người” mà Đảng và nhân dân giao cho.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

................................................................
của ................................................................
................................................................
................................................................
................................................................
................................................................
................................................................

Thanh Hoá, ngày 20 / 4 / 2016.
Tôi xin cam đoan đây là SKKN
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.
Người thực hiện

Đỗ Thị Vượng

20




CHỦ đề so sánh trong văn miêu tả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây [373 KB, 30 trang ]

CHỦ ĐỀ 2 – VĂN 6:
TỪ TIẾT 79 ĐẾN TIẾT 85
CHỦ ĐỀ : HÌNH ẢNH SO SÁNH TRONG VĂN MIÊU TẢ
[7 TIẾT]
I. MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ:
Thông qua dạy học chủ đề giúp học sinh:
1. Kiến thức
- Sơ giản về tác gỉa và tác phẩm.
- Vẻ đẹp của tự nhiên và c/s con người một vùng đất phương Nam; Tác dụng của một số
biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích.
- Tình cảm của tác giả đối với cảnh vật quê hương.
- Một số phép tu từ được sử dụng trong văn bản nhằm miêu tả thiên nhiên và con người.
- Nắm được khái niệm so sánh và vận dụng nó để nhận diện nó trong một số câu văn có
sử dụng phép tu từ so sánh.
- Nắm được các kiểu so sánh thường gặp.
2. Kĩ năng:
a. Đọc hiểu:
- Nêu được ấn tượng chung về văn bản
- Nhận biết được câu chuyện và tóm tắt một cách ngắn gọn
- Nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện quan ngôn ngữ văn bản
- Nhận biết và phân tích được đặc điểm của nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành
động...của nhân vật
- Nhận biết được vẻ đẹp của thiên nhiên và cuộc sống con người vùng đất phương Nam.
- Nhận biết được nội dung văn bản truyện hiện đại có yếu tố miêu tả kết hợp thuyết
minh.
- Nhận biết các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản và vận dụng
- Hiểu biết bước đầu về văn miểu tả
- Nhận biết được điểm giống và khác nhau giữa hai nhân vật trong hai văn bản
- Nêu được bài học về cách nghĩ và cách ứng xử cuả cá nhân do văn bản đã đọc gợi ra
b. Viết :
- Biết viết bài văn đảm bảo các bước: chuẩn bị trước khi viết [xác định đề tài, mục đích,


thu thập tư liệu]; tìm ý và lập dàn ý; viết bài; xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm
- Viết được bài văn tả cảnh sinh hoạt, tả quang cảnh
c. Nói và nghe
- Trình bày được ý kiến cá nhân về các vấn đề phát sinh trong quá trình học tập


- Biết tham gia thảo luận nhóm nhỏ về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất, biết đặt
câu hỏi và trả lời, biết nêu một vài đề xuất dựa trên các ý tưởng được trình bày trong quá
trình thảo luận
- Nghe tóm tắt được nội dung thuyết trình của người khác và nhận biết được tính hấp dẫn
của bài trình bày; chỉ ra được những hạn chế [nếu có] của bài
3. Thái độ:
- Biết yêu thiên nhiên, đất nước với những biểu hiện phong phú trong cuộc sống cũng
như trong văn học;
- Yêu quý và tự hào về truyền thống của đất nước, kính trọng, biết ơn người có cơng với
đất nước; biết trân trọng và bảo vệ cái đẹp;
- Giới thiệu và gìn giữ các giá trị văn hóa, các di tích lịch sử, có lý tưởng sống và có ý
thức sâu sắc về chủ quyền quốc gia và tương lai dân tộc.
- Chăm đọc sách báo; thường xuyên hoàn thành nhiệm vụ học tập, siêng năng trong cơng
việc gia đình, nhà trường; u lao động; có ý chí vượt khó; tích cực rèn luyện để chuẩn bị
nghề nghiệp cho tương lai
4. Định hướng phát triển các năng lực.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ, thuật ngữ , hợp tác nhóm.
- Năng lực giải quyết vấn đề, tư duy, sáng tạo, giao tiếp tiếng Việt.
- Năng lực thực hành, vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
- Năng lực tự học.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên: Sưu tầm tài liệu, lập kế hoạch dạy học .
+ Chuẩn bị phiếu học tập và dự kiến các nhóm học tập.
+Các phương tiện : Máy vi tính, máy chiếu đa năng...


+Học liệu:Video clips , tranh ảnh, bài thơ, câu nói nổi tiếng liên quan đến chủ đề.
2. Học sinh : - Đọc trước và chuẩn bị các văn bản SGK.
+ Sưu tầm tài liệu liên quan đến chủ đề.
+ Thực hiện hướng dẫn chuẩn bị học tập chủ đề của GV.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC.
1. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
-Kĩ thuật động não, thảo luận

- Kĩ thuật trình bày một phút

- Kĩ thụât viết tích cực: Hs viết các đoạn văn .
- Gợi mở

- Nêu và giải quyết vấn đề

- Thảo luận nhóm

- Giảng bình, thuyết trình

2. Phương tiện dạy hoc:
-Sách giáo khoa, máy tính có kết nối mạng, máy chiếu...

-Bài soạn [ in và điện tử]


IV. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ HỆ THỐNG CÂU HỎI, BÀI
TẬP.
1. Bảng mô tả các mức độ nhận thức theo định hướng phát triển năng lực

NHẬN BIẾT



THƠNG
HIỂU

- Nhận biết được câu chuyện
và tóm tắt một cách ngắn gọn
- Nhận biết được tình cảm,
cảm xúc của người viết thể
hiện quan ngôn ngữ văn bản
- Nhận biết và phân tích được
đặc điểm của nhân vật thể
hiện qua hình dáng, cử chỉ,
hành động...của nhân vật
- Nhận biết được vẻ đẹp của
thiên nhiên và cuộc sống con
người vùng đất phương Nam.

- Nêu được
ấn tượng
chung về
văn bản
- Hiểu biết
bước đầu
về
văn
miểu
tả,
hình ảnh so
sánh trong
văn miêu


tả.

VẬN DỤNG
Vận dụng
thấp

- Biết viết bài
văn đảm bảo
các bước:
chuẩn bị
trước khi viết
[xác định đề
tài, mục đích,
thu thập tư
liệu]; tìm ý và
lập dàn ý; viết
bài; xem lại
và chỉnh sửa,
- Nhận biết được nội dung
- Nêu được rút kinh
văn bản truyện hiện đại có
nghiệm
yếu tố miêu tả kết hợp thuyết bài học về
cách nghĩ
minh.

cách
- Nhận biết các biện pháp ứng xử cuả
nghệ thuật được sử dụng cá nhân do
trong văn bản nhất là biện văn bản đã


pháp so sánh và vận dụng.
đọc gợi ra
- Nhận biết được điểm giống
và khác nhau giữa hai nhân
vật trong hai văn bản

Vận dụng cao
- Viết được bài văn tả cảnh sinh
hoạt, tả quang cảnh.
- Trình bày được ý kiến cá nhân
về các vấn đề phát sinh trong
quá trình học tập
- Biết tham gia thảo luận nhóm
nhỏ về một vấn đề cần có giải
pháp thống nhất, biết đặt câu
hỏi và trả lời, biết nêu một vài
đề xuất dựa trên các ý tưởng
được trình bày trong q trình
thảo luận
- Nghe tóm tắt được nội dung
thuyết trình của người khác và
nhận biết được tính hấp dẫn của
bài trình bày; chỉ ra được
những hạn chế [nếu có] của bài

- Câu hỏi định tính và định lượng: Câu tự luận trả lời ngắn, Phiếu làm việc nhóm.
- Các bài tập thực hành: Hồ sơ [tập hợp các sản phẩm thực hành].
Bài trình bày [- HS thuyết trình, giới thiệu, đọc diễn cảm, trao đổi thảo luận...]
2.Tiêu chí đánh giá được xác định ở 4 mức độ theo định hướng phát triển năng lực
NHẬN BIẾT


THÔNG HIỂU
VẬN DỤNG
Mức độ thấp
Mức độ cao
- Nhận diện thể - Cảm nhận được vẻ - Đánh giá nội dung - Viết bài văn miêu tả
loại văn bản.
đẹp của các chi tiết , và nghệ thuật của văn cảnh, miêu tả người,
- Sơ giản về tác hình ảnh.
bản.
vận
dụng
nhuần


giả, tác phẩm
-Tóm tắt văn
bản, nắm vững
nhân vật.
- Chỉ ra được
các hình ảnh
tiêu biểu, biện
pháp
nghệ
thuậtđặc sắc…

- Phân tích nhân vật,
những nét đặc sắc về
nghệ thuật của các
văn bản [qua việc sử
dụng hình ảnh, chi


tiết,...].
- Nhận diện được
phương thức diễn đạt.
Xác định được những
chi tiết tiêu biểu

- Hiểu được
khái niệm so
sánh, các loại so
sánh và tác dụng
.
- Có khả năng
tiếp cận vấn
đề/vấn đề thực
tiễn liên quan
bài học.

- Nêu quan điểm / suy
nghĩ riêng về nội
dung, ý nghĩa của văn
bản.
- Rút ra những bài
học về nghệ thuật sử
dụng từ ngữ, lựa chọn
hình ảnh, kết hợp các
biện pháp tu từ của
tác giả và vận dụng
vào bài viết văn miêu
tả của bản thân.
- Phân tích được nội


dung, nghệ thuật, ý
nghĩacủa văn bản..
- Lập kế hoạch để
giải quyết tình huống
GV đặt ra.

nhuyeenc biện pháp
so sánh và các biện
pháp tu từ khác.
- Nói trước lớp đoạn,
bài văn văn miêu tả
có vận dụng hình ảnh
so sánh.
- Viết các đoạn văn,
bài văn miêu tả

- Có hiểu biết và hình
- Đề xuất được giải
dung được về thế giới
pháp giải quyết tình
tự nhiên và xã hội đề
huống đề ra.
cập trong văn bản.
- Thực hiện giải pháp
- Xác định được và
giải quyết tình huống
biết tìm hiểu các
và nhận ra sự phù
thơng tin, chi tiết,
hợp hay khơng phù


hình ảnh, nghệ thuật
hợp của giải pháp
sử dụng trong văn
thực hiện.
bản và nội dung, ý
nghĩa của văn bản.
- Câu hỏi định tính và định lượng: Câu tự luận trả lời ngắn, Phiếu làm việc nhóm.
- Các bài tập thực hành: Hồ sơ [tập hợp các sản phẩm thực hành].
Bài trình bày [thuyết trình, đóng vai, chuyển thể, đọc diễn cảm, …]
V. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Thời lượng: 7tiết
2. Các bài học có liên quan:

Tuần
20

21

Tiết

Bài dạy

79-80

- Sông nước Cà Mau

81-82

- Vượt thác


83

- So sánh

84

- So sánh [tt]

85

- Luyện tập chủ đề

Ghi chú


3. Ổn định tổ chức:
- Lớp 6A5 dạy ngày:

/ /2021

- Sĩ số:41

- Vắng:

- Lớp 6A11 dạy ngày:

/ /2021

- Sĩ số:41


- Vắng:

4. Tiến trình dạy học:
I. SƠNG NƯỚC CÀ MAU: [90p]
* Hoạt động 1: Khởi động:
- Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho hs.
- Phương pháp: Thuyết trình
- Thời gian: 2p
Quan sát hình ảnh sau và trả lời câu hỏi:

? Bức ảnh chụp cảnh gì? Em thấy cảnh đó bao giờ chưa?
?Em thử đốn xem cảnh đó thuộc vùng nào trên đất nước ta.
GV: Cà Mau là vùng đất được biết đến là cực Nam của tổ quốc với hệ thống sơng ngịi,
kênh rạch chằng chịt. Đặc trưng đó của Cà Mau khơng chỉ được thể hiện qua những câu
dân ca đậm chất Nam Bộ " mà cịn được nhà văn Đồn Giỏi phản ánh trong VB “Sơng
nước Cà Mau”.
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
- Mục tiêu: Nắm được sơ lược về t/g, t/p,bố cục, phương thức, nội dung chính trong vbản.
- PP: Nêu và giải quyết vấn đề, vấn đáp, giải thích, nhóm …
- Thời gian: 70p.
Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung cần đạt

* HĐ chung
? Qua soạn bài ở nhà, nêu hiểu biết của em về nhà văn
Đoàn Giỏi và bài văn "Sông nước Cà Mau"
- GV: ĐRPN là 1 trong những TP xuất sắc nhất của VH thiếu
nhi nước ta. Từ khi ra mắt bạn đọc, nó đã có sức hấp dẫn lâu
bền với nhiều thế hệ bạn đọc nhỏ tuổi cho đến tận ngày nay.


TP được in lại nhiều lần, được dựng thành phim.

I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
- Nhà văn Đoàn Giỏi [1925 –
1989].
- Quê: Tiền Giang.
- Viết văn từ năm kháng chiến
chống Pháp.


- Sinh [1925 - 1989] quê ở Tiền Giang.
- Viết văn từ kháng chiến chống Pháp.
? VB: "Sông nước Cà Mau" được trích từ t/p nào?
- Bài văn trích từ chương 18 của TP "Đất rừng phương Nam"
sáng tác 1957.
- Truyện đã đc chuyển thể thành phim nhiều tập.
* GV: hướng dẫn đọc.
- Phần đầu đọc chậm, đều.
- Phần sau đọc nhanh, giọng linh hoạt, vui tươi.
* GV: Đọc mẫu.
* Gọi hs đọc – cho hs khác nhận xét.
* Chú ý hs phần từ khó trong chú thích.
? Em thấy vb được viết theo phương thức biểu đạt nào?
- Miêu tả [ xen thuyết minh]
? Văn bản miêu tả cảnh gì?
- Quang cảnh sơng nước Cà Mau.
? Vb được kể theo ngôi thứ mấy, người kể là ai?
- NV Tôi – chú bé An.
? Người kể ở vtrí nào quan sát để miêu tả cảnh?


- NV Tôi – chú bé An ở trên thuyền xi theo dịng các con
rạch vùng Cà Mau đổ ra dịng sơng Năm Căn rồi dừng lại ở
chợ Năm Căn.
* HĐ cặp đôi
? Cảnh sông nước Cà Mau được tả theo trình tự:
- Ấn tượng ban đầu về toàn cảnh.[ Từ đầu đến màu xanh đơn
điệu]
- Cảnh kênh rạch sơng ngịi Cà Mau [Tiếp... khói sóng ban
mai.]
- Cảnh chợ Năm Căn [phần còn lại]
? Em hãy xác định các đoạn văn ứng với từng cảnh đó
trên VB? Căn cứ vào đâu để xác định thế?
- Ở đây, cảnh được cảm nhận và miêu tả trực tiếp vì nhân vật
"Tơi" trực tiếp quan sát cảnh sơng nước Cà Mau từ trên con
thuyền và trực tiếp miêu tả.
? Cách miêu tả bằng quan sát và cảm thụ trực tiếp có t/d
gì?
- Khiến cảnh SNCM lần lượt hiện lên 1 cách sinh động.
- Người miêu tả có thể trực tiếp bộc lộ p/c: quan sát, so sánh,
liên tưởng, cảm xúc....

2. Tác phẩm.
- "Sơng nước Cà Mau" trích
từ chương 18 của TP "Đất
rừng phương Nam" [1957].

- Phương thức biểu đạt: Miêu
tả.
-


Bố cục: 3 phần


* HĐ nhóm
? Quan sát phần đầu, cho biết những hình ảnh và âm
thanh nào của thiên nhiên gợi cho con người nhiều ấn
tượng. Khi đi qua nơi đây?
- Hình ảnh :
+ Sơng ngịi, kênh rạch chi chít như mạng nhện.
+ Trời, nước, cây toàn 1 sắc xanh.
+ Âm thanh: Tiếng sóng biển rì rào bất tận ru ngủ thính giác
con người.
- Thị giác [nhìn]
- Thính giác [nghe]
? Bên cạnh đó, tác giả cịn dùng NT gì để miêu tả cảnh
thiên nhiên?
- NT: So sánh, liệt kê, điệp từ.
? Với NT và cảm nhận của t/g, em có ấn tượng như thế
nào về SNCM?

II. Tìm hiểu văn bản
1. Ấn tượng ban đầu về
cảnh sông nước Cà Mau
[SNCM].

 Không gian rộng lớn mênh
mơng, với sơng ngịi, kênh
rạch chằng chịt. Tất cả được
bao trùm bởi màu xanh ngập
 Ấn tượng về 1 khơng gian rộng lớn với nhiều sơng ngịi, tràn.


cây cối.
- Phủ kín màu xanh.
- Một thiên nhiên nguyên sơ bí ẩn và hấp dẫn.
? Trong đoạn văn tả cảnh sông ngịi, kênh rạch Cà Mau, 2. Cảnh sơng ngịi, kênh
t/g làm nổi bật nét nào của cảnh?
rạch Cà Mau
- Giải thích cách đặt tên sơng, tên đất.
- Độc đáo trong dòng chảy Năm Căn.
- Độc đáo trong rừng đước.
? Đâu là những biểu hiện cụ thể làm nên sự độc đáo của
tên sông, tên đất xứ sở này?
- Cứ theo đặc điểm riêng của nó mà gọi thành tên:
rạch Mái Giầm [nhiều cây, mái giầm], kênh Bọ Mắt [có
nhiều Bọ Mắt], kênh Ba Khía [nhiều con ba khía], Năm Căn
[nhà năm gian].
? Em có nhận xét gì về cách đặt tên này?
- Dân dã, mộc mạc, theo lối dân gian.
? Những địa danh đó gợi ra đặc điểm gì về thiên nhiên và
cuộc sống Cà Mau?
 Thiên nhiên đa dạng phong
 Phong phú, đa dạng, hoang sơ, gắn bó với cuộc sống lao
phú, hoang sơ, gắn bó với
động của con người.
cuộc sống lao động của con
? Ở đoạn văn tiếp theo, t/g tái hiện con sông Năm Căn và


rừng đước. Em hãy tìm những chi tiết nổi bật?
người.
* Hình ảnh:


- Dịng sơng : Mênh mơng, nước ầm ầm... cá bơi hàng đàn
đen trĩu … rộng hơn ngàn thước.
- Rừng đước: cao ngất như 2 dãy trường thành, mọc dài theo
bãi, ngọn bằng tăm tắp, lớp này chồng lên lớp kia.
? Theo em, cách tả ở đây có gì độc đáo?
- TD của cách tả này?
- Tả trực tiếp bằng thị giác, thính giác.
- Dùng NT so sánh.
- Dùng nhiều tính từ miêu tả.
- Ngơn ngữ từ láy tượng hình, tượng thanh
 Cảnh hiện lên sinh động, người đọc dễ hình dung.
? Đoạn văn tả sơng và rừng đước Năm Căn tạo nên một
thiên nhiên ntn trong tưởng tượng của em?
 Thiên nhiên mang 1 vẻ đẹp hùng vĩ, nên thơ, trù phú, một
vẻ đẹp chỉ có thời xa xưa.
 Vẻ đẹp hùng vĩ nên thơ, trù
? Em có nhận xét gì về cách dùng ĐT của t/g ở câu văn phú đầy sức
"Thuyền chúng tôi xuôi về Năm Căn"
- 1 câu văn dùng tới 3 ĐT [thoát, đổ, xuôi] chỉ các trạng thái
hoạt động khác nhau của con thuyền trong những không gian
khác nhau.
- Cách dùng từ như vậy vừa tinh tế, vừa chính xác.
* HĐ chung
? Đây là cảnh nào trong VB?
3. Cảnh chợ Năm Căn.
? Nhìn bức ảnh, em thấy chợ Năm Căn có gì khác biệt với
những chợ đồng bằng?
- Chợ họp trên sông với rất nhiều ghe thuyền đơng đúc, chen
chúc nhau.
* HĐ nhóm:theo dõi đoạn 3: Cho biết chợ Năm Căn được


giới thiệu qua câu văn nào? T/g đã nghe và nhìn thấy
những gì?
- Chợ Năm Căn nằm sát bên bờ sơng, ồn ào, đông vui, tấp
nập:
- Quen thuộc:
+ Những túp lều lá thô sơ cạnh nhà tầng, đống gỗ cao như
núi, thuyền bè.
- Lạ lùng:
+ Nhiều bến, nhiều lò than, hầm gỗ được nhà bè như những


khu phố nổi, chợ nổi.
Những vật dụng cần thiết.
+ Những con gái Hoa Kiều.
+ Những người Chà Châu Giang.
+ Những bà cụ người Miên.
? Trong toàn đoạn, em thấy từ nào, loại cụm từ nào được
lặp lại nhiều lần? Cho em biết gì về cảnh về người, về - Đơng vui, tấp nập trù phú và
hàng hóa chợ Năm Căn? - Những cụm DT lặp lại nhiều lần. độc đáo.
 Chợ Năm Căn đơng vui tấp nập, hàng hóa thật phong
phú, có đủ các tầng lớp người thuộc nhiều DT khác nhau.
 Bức tranh tồn cảnh về sơng nước, thiên nhiên, con người
Cà Mau, làm nên một Cà Mau đặc sắc, 1 CM nơi đầu sóng
ngọn gió ln hiên ngang, bất khuất "Tổ quốc ta như 1 con
tàu mũi thuyền xé sóng - mũi CM".
? Qua trích đoạn SNCM, em cảm nhận được gì về vùng
đất này? Cảnh chợ NC hiện ra ntn trong mắt em?
- Thiên nhiên phong phú, hoang sơ mà tươi đẹp, sinh hoạt
độc đáo, hấp dẫn.
? Em có cảm nhận đc điều gì về t/g qua văn bản này? III/ Tổng kết:


[ NT? T/cảm?...].
 Tác gỉa là người am hiểu cuộc sống Cà Mau, có tấm lịng 1. Nghệ thuật.
gắn bó với mảnh đất này.
- Biết quan sát, so sánh, nhận xét về đối tượng miêu tả, có
2. Nội dung.
tình cảm say mê với đối tượng miêu tả.
* HĐ cá nhân: Viết vào vở tổng kết lại giá trị ND Và NT
theo gợi ý sau:
* Ghi nhớ: SGK
? Nêu những nét nghệ thuật chính của t/g trong xd văn bản?
? Học xong đoạn trích, em ghi nhận được gì về cảnh quan
và con người Cà Mau?
-Điều chỉnh, bổ sung:
*Hoạt động 3: Luyện tập
- Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức giúp học sinh khắc sâu kiến thức.
- Phương pháp: Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, giảng giải….
- Thời gian: 10 phút.
? Viết 1 đoạn văn[5-7 câu] trình bày cảm nhận của em về vùng Cà Mau?
*Hoạt động 4: Vận dụng


- Mục tiêu: Sử dụng kiến thức vừa học để làm bài tập.
- Phương pháp: Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, giảng giải….
- Thời gian: phút.
? Sưu tầm tranh ảnh hoặc vẽ tranh về sông nước, rừng đước CM?
? Trao đổi với người thân về con sông qh em. Viết một vài câu gt vắn tắt về con sông đó?
*Hoạt động 5: Tìm tịi mở rộng
- Mục tiêu: Sử dụng kiến thức vừa học để ứng dụng vào thực tế.
- Phương pháp: Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, giảng giải….
- Thời gian: phút.


? Tìm đọc bài thơ Mũi Cà Mau của Xuân Diệu.
II. VƯỢT THÁC
*. Hoạt động 1: khởi động
- Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng bài học cho hs.
- Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp
- Thời gian: 4p
Giáo viên tổ chức trò chơi "Tinh thần đồng đội", chia lớp thành 2-3 nhóm. Các nhóm sẽ
kể tên các dịng sơng ở nước ta mà em biết trong thời gian 2 phút. Nhóm nào trả lời
nhanh và đúng nhiều nhất sẽ chiến thắng
Giới thiệu bài: Đất nước ta có hệ thống sơng ngịi, kênh rạch chằng chịt, chính vì thế,
những con sơng đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho các nhà thơ, nhà văn. Có nhà
thơ chọn sông Hương với vẻ đẹp lãng mạn, thơ mộng, có nhà thơ lại tìm về dịng sơng
Bạch Đằng lịch sử. Riêng Võ Quảng, tuổi thơ của ông gắn liền với dịng sơng Thu Bồn
xứ Quảng, có lẽ vì điều đó, dịng sơng Thu Bồn đã được khắc họa đậm nét trong thơ ơngbài "Vượt thác"- cũng chính là nội dung bài học hôm nay.
Nếu như trong truyện Sông nước Cà Mau, Đoàn Giỏi đã đưa người đọc tham quan cảnh
sắc phong phú, tươi đẹp của vùng đất cực Nam Tổ Quốc ta, thì Vượt thác trích truyện
Q Nội , Võ Quảng lại dẫn chúng ta ngược dịng sơng Thu Bồn, thuộc miền Trung
Trung bộ đến tận thượng nguồn lấy gỗ. Bức tranh phong cảnh sông nước và đôi bờ miền
Trung này cũng khơng kém phần lí thú.
*. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
- Mục tiêu: Nắm được sơ lược về t/g, t/p,bố cục, phương thức, nội dung, nt chính trong
vbản.
- PP: Nêu và giải quyết vấn đề ,vấn đáp ,giải thích , nhóm …
- Thời gian : 70p
Hoạt động của giáo viên và học sinh
* HĐ chung

Nội dung cần đạt
I. Tìm hiểu chung



? Nêu những hiểu biết của em về tác giả Võ Quảng?
GV: Võ Quảng [1920 – 2007] là một nhà văn nổi tiếng của Việt
Nam. Sự nghiệp văn chương của ông chủ yếu tập trung về đề tài
thiếu nhi. Ông được nhà nước Việt Nam trao tặng Giải thường
Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2007.
- Nhà văn Võ Quảng là người viết nhiều truyện và thơ cho thiếu
nhi với nhiều tác phẩm được các thế hệ yêu thích như:
* Cái Thăng [truyện 1961] * Thấy cái hoa nở [thơ 1962]
* Chỗ cây đa làng [1964]
* Nắng sớm [thơ, 1965]
* Cái Mai [1967]
* Những chiếc áo ấm [truyện 1970]
* Anh Đom đóm [thơ, 1970]
* Măng tre [thơ, 1972]
* Quê nội [truyện 1973]
* Tảng sáng [truyện 1973]
* Bài học tốt [truyện, 1975] * Gà mái hoa [thơ 1975]
* Quả đỏ [thơ 1980]
* Vượn hú [truyện 1993]
* Ánh nắng sớm [thơ 1993] * Kinh tuyến, vĩ tuyến [truyện 1995].
? Trình bày xuất sứ của đoạn trích?
- Theo nhà văn Trần Thanh Địch thì: "Đến Quê nội, Tảng sáng
cương vị một nhà văn có tài năng của anh đã rõ rệt... truyện như
một mùi hương ngâu mê say có sức hấp dẫn và quyến rũ lạ lùng".
Nhà văn Hồng Tiến đã có hẳn 1bài viết đặc sắc về thanh nhạc
trong văn xuôi Võ Quảng mà cụ thể là nhạc văn trong hai cuốn
truyện Quê nội và Tảng sáng.
GV: Đoạn trích tả chuyến ngược dịng sơng Thu Bồn của con
thuyền do dượng Hương Thư chỉ huy – lấy gỗ về dựng trường


học – Đoạn trích là một bài văn miêu tả cảnh quan thiên nhiên hai
bên bờ trên sông qua những vùng khác nhau dọc theo hành trình
của con thuyền từ từ vùng đồng bằng trù phú vượt qua những
ghềnh thác ở vùng núi tới thượng nguồn.

1. Tác giả
-Võ Quảng [1920 – 2007]
là một nhà văn nổi tiếng
của Việt Nam.
- Sự nghiệp văn chương
của ông chủ yếu tập
trung về đề tài thiếu nhi.
- Ông được nhà nước
trao tặng Giải thường
Nhà nước về Văn học
nghệ thuật năm 2007

2. Tác phẩm:
- Xuất sứ: Vượt thác trích
từ chương XI của truyện
ngắn “Quê nội”
[ 1974]

? Nêu cách đọc truyện?
- Đ1: từ đầu đến “Thuyền chuẩn bị vượt nhiều thác nước” Giọng
chậm êm
- Đ2: tiếp theo đến “ cổ cò”: đọc nhanh, mạnh nhấn mạnh các ĐT, TT
- Đ3: phần còn lại: Chậm, thanh thản.
- Bố cục: 3 phần.
* Gọi 2 đến 3 hs đọc đoạn trích.


? Mỗi phần theo bố cục em vừa đọc có nội dung gì?
- Đ1: Cảnh trước khi vượt thác. - Đ2: Cảnh vượt thác.
- Đ3: Cảnh sau khi vượt thác.
? Ai là người miêu tả cảnh vượt thác? Người tả ở vị trí nào để
quan sát? Trình tự miêu tả của người quan sát?


- Nhân vật chính: Cậu bé thiếu niên Cục – trên thuyền – xi theo
dịng sơng.
? Có mấy đối tượng được miêu tả trong đoạn trích? Đó là những
đối tượng nào?
- Cảnh thiên nhiên.
- Hình ảnh con người.
* Hoạt động nhóm
? Tìm những chi tiết miêu tả dịng sơng và hai bên bờ theo từng
đoạn trong văn bản?
Đ1: - Dòng sơng chầm chậm, êm ả, gió nồm thổi, thuyền lướt sóng
bon bon.
- Càng về xi vườn tược càng um tùm……..
Đ2: Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đa dựng đứng…
Đ3: Dịng sơng chảy quanh co dọc những núi cao sừng sững…
? Em có nhận xét gì về cảnh thiên nhiên được miêu tả trong 3
đoạn?
- Có sự thay đổi rõ rệt:
+ Đ1: chuẩn bị đến dòng thác và Đ2: vượt thác cảnh thiên nhiên dữ
dội.. Đ3: cảnh thiên nhiên hiền hồ, êm đềm, thơ mộng
? Tại sao có sự thay đổi đó?
- Người quan sát miêu tả cảnh khác nhau của dịng sơng và thiên
nhiên.
? Theo em, hình ảnh cây cổ thụ ở đ1, đ3 được miêu tả khác nhau


có ý nghĩa gì?
- Đ1: Sắp đến khúc sơng có nhiều ghềnh thác thì cảnh cũng thay đổi
như báo trước về 1 khúc sông hiểm trở vừa mách bảo con người dồn
nén sức mạnh để chuẩn bị vượt thác.
Đ3: Khi thuyền đã vượt qua thác ghềnh, biểu hiện tâm trạng hào
hứng phấn chấn mạnh mẽ của con người vừa vượt qua..tiếp tục đưa
con thuyền tiến lên.
? Em có nhận xét gì về nghệ thuật được sử dụng trong miêu tả
thiên nhiên?
- Nghệ thuật nhân hóa, so sánh...
? Qua phân tích trên, em có cảm nhận gì về bức tranh thiên
nhiên?
- Bức tranh thiên nhiên trên sông Thu Bồn được miêu tả theo hành
trình vượt thác: đẹp hiền hồ, thơ mộng song cũng dữ dội và hiểm
trở…
- Liên hệ: VB “ Sông nước Cà Mau”.
TIẾT 2

- Ngôi kể: ngôi thứ nhất
– nhân vật Cục.

II. Tìm hiểu văn bản.
1, Cảnh sắc thiên nhiên:


* Hoạt động nhóm: Đọc lại đoạn văn 2.
? Hình ảnh dòng thác và con thuyền vượt thác được miêu tả như
thế nào?
- Dòng chảy dựng đứng lên.
- Nước từ cao phóng xuống như chặt đứt dịng sơng....


- Nước bị cản văng bọt tứ tung, thuyền vùng vằng cứ chực trụt xuống
quay đầu lại Phước Hồ.
? Em có nhận xét gì về các từ ngữ được sử dụng trong đoạn văn?
- Động từ mạnh.
- Từ láy "vùng vằng".
? Với những hình ảnh trên, em có cảm nhận gì về dịng thác?
 Các động từ mạnh cùng từ láy diễn tả sự ngang ngược của dịng
sơng, sự khó bảo của con thuyền.,sự cố gắng chống chọi của con
người, trước dòng thác hiểm trở và dữ dội.
? Con người đã làm gì để vượt thác? Ai là người được nhắc đến
nhiều nhất?
- Dượng Hương Thư là người chỉ huy - đứng mũi chịu sào.
? Dượng Hương Thư được miêu tả như thế nào về ngoại hình và
hành động?
- Ngoại hình: cởi trần như 1 pho tượng…
- Động tác: Co người phóng sào xuống lịng sơng,….
Trong khi miêu tả Dượng Hương Thư, tác giả đã sử dụng nghệ
thuật gì? Tác dụng của nghệ thuật đó?
- Sử dụng nhiều động từ, tính từ.
- Sử dụng nhiều hình ảnh so sánh.

- Ở vùng đồng bằng: Đẹp
êm đềm, hiền hoà, thơ
mộng.
- Ở vùng rừng núi.: Đẹp
uy nghiêm, dữ dội và hùng
vĩ.

 Những động từ dùng thích đáng phù hợp với công việc khẩn
trương của người lái thuyền.


 Tô đậm sức khỏe, rắn chắc sẵn sàng vượt thác sự dũng cảm của
con người tinh thần và nghị lực vượt thác.
? Hình ảnh Dượng Hương Thư vượt thác được so sánh với
2. Hình ảnh Dượng
Dượng Hương Thư ở nhà ntn?
- Ngược lại ở nhà: lại nhu mỳ, khiêm nhường trong cuộc sống gia Hương Thư vượt thác.
đình.[càng tơ thêm vẻ đẹp của con người lao động trước thiên nhiên].
GV: bình [ liên hệ hình ảnh chị lao cơng trong bài “ Tiếng chổi tre”]
? Qua phân tích em có cảm nhận gì về Dượng Hương Thư qua
cuộc vượt thác?
 Con người lao động quả cảm, người chỉ huy vượt thác bình tĩnh,
dày dạn kinh nghiệm.
? Qua tìm hiểu bài em có cảm nhận gì về hình ảnh thiên nhiên và


con người được nhà văn miêu tả?
- Hiểu vẻ đẹp phong phú, đa dạng của thiên nhiên miền Trung thơ
mộng, dữ dội và nổi bật là vẻ đẹp hùng dũng và sức mạnh của con
người lao động trên nền cảnh thiên nhiên rộng lớn, hùng vĩ.
? Nhắc lại các biện pháp nghệ thuật nổi bật của đoạn trích?

 Có vẻ đẹp ngoại hình,
tư thế người chỉ huy vượt
thác bình tĩnh, dày dạn
kinh nghiệm, dũng mãnh,
hào hùng trước thiên nhiên
hiểm trở, dữ dội.

III. Tổng kết:
1. Nội dung



1. Nghệ thuật.
* Ghi nhớ: SGK
-Điều chỉnh, bổ sung:
*Hoạt động 3: Luyện tập
- Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức giúp học sinh khắc sâu kiến thức.
- Phương pháp: Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, giảng giải….
- Thời gian: 10 phút.
*HĐ cặp đôi theo hướng dẫn SGK-41
IV. Luyện tập:


-Điều chỉnh, bổ sung:
*Hoạt động 4: Vận dụng
- Mục tiêu: Sử dụng kiến thức vừa học để làm bài tập.
- Phương pháp: Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, giảng giải….
- Thời gian: phút.
Câu hỏi: ? Tả lại quang cảnh 1 dịng sơng mà em có dịp quan sát?
*Hoạt động 5: Tìm tịi mở rộng
- Mục tiêu: Sử dụng kiến thức vừa học để ứng dụng vào thực tế.
- Phương pháp: Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, giảng giải….
- Thời gian: phút.
Đọc thêm trang 41
III. So sánh
* Hoạt động 1: Khởi động
- Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng bài học cho hs.
- Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp
- Thời gian: 5p
GV chiếu ảnh, cho HS tìm các câu thành ngữ tương ứng
Giới thiệu bài: Trong khi nói hoặc viết để gây ấn tượng về một đối tượng nào đó đơi khi


người ta hay dùng cách nói ví von như
“Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần”
hoặc nhão như cháo, dai như đỉa... Cách nói ví von đó người ta gọi là so sánh.
Vậy so sánh là gì? Vận dụng trong văn thơ có tác dụng ntn? Hơm nay chúng ta cùng tìm
hiểu.
* Điều chỉnh, bổ sung:
* Hoạt động 2: Hình thành Kiến thức
- Mục tiêu: HS nắm được thế nào là so sánh, cấu tạo của phép so sánh bao gồm 4 yếu tố.
- PP: Nêu và giải quyết vấn đề, vấn đá,, nhóm, cấ nhân...
- Thời gian: 25p
Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung cần đạt

* HĐ nhóm: GV tổ chức cho hs tìm hiểu ví dụ SGK

I. So sánh là gì?

?Những tập hợp từ nào chứa hình ảnh so sánh?

1. VD


- Tập hợp chứa hình ảnh so sánh:

* Vd.a - SGK - tr24

+ Búp trên cành,


- Tập hợp chứa hình ảnh so
sánh.

+ Hai dãy trường thành vô tận.
? Những sự vật, sự việc nào được so sánh với nhau?

- Các sự vật, sự việc được so sánh: Trẻ em, rừng đước
dụng lên cao ngất.
- Các sự vật, sự việc được so
sánh.
? Dựa vào cơ sở nào để có thể so sánh như vậy?
- Cơ sở để so sánh:
- Cơ sở để so sánh.
Dựa vào sự tương đồng, giống nhau về hình thức, tính
chất, vị trí, giữa các sự vật, sự việc khác.
Dựa vào sự tương đồng, giống
nhau.
Gv bổ sung:
+ Trẻ em là mầm non của đất nước tương đồng với
búp trên cành, mầm non của cây cối -> đó là sự tươi
non, đầy sức sống, chan chứa hi vọng.
+ rừng đước dầy, cao, dài.
-> Đây là sự tương đồng cả hình thức và tính chất.
? So sánh như thế nhằm mục đích gì? [Hãy so sánh
với câu khơng dùng phép so sánh]
- Mục đích: Tạo ra hình ảnh
- Mục đích: Tạo ra hình ảnh mới mẻ gợi liên tưởng cụ
mới mẻ gợi liên tưởng cụ thể,
thể, phong phú, sinh động.
phong phú, sinh động.


* HĐ chung
* VD b/24
? Câu hỏi 3 SGK: Con mèo được so sánh với con gì?
Mèo so sánh với hổ
? Hai con vật này có gì giống và khác nhau?
+ Giống nhau về hình thức lơng vằn.
+ Khác nhau về tính cách: mèo hiền đối lập với hổ dữ.
? So sánh này khác so sánh ví dụ 1ở chỗ nào?
- Chỉ ra sự tương phản giữa hình thức và tính chất cụ
thể của sự vật là con mèo.
- Em hiểu thế nào là so sánh? Vd?


Gv nêu thêm VD

2. Ghi nhớ [SGK- tr24]

Mình đỏ như lửa
Bụng chứa nước đầy
Tớ chạy như bay
Hét vang đường phố

Gv hướng dẫn quy ước về so sánh.

II. Cấu tạo của phép so sánh

Vế A: các sự vật, sự việc được so sánh.

1. Ví dụ:


Vế B: các sự vật, sự việc dùng để so sánh.
T : từ so sánh.
PD: Phương diện so sánh.
* HĐ cá nhân
? Điền những tập hợp từ chứa hình ảnh so sánh ở ví
dụ phần I vào mơ hình phép so sánh?
* Bảng phụ so sánh

Vế A [Sự Phương diện Từ so Vế B [Sự vật dùng
vật được so so sánh
sánh
để so sánh]
sánh]

Trẻ em
rừng đước

ẩn [non nớt Như
cần
được
bảo vệ]

búp trên cành

Cao

dãy trường thành

Chí lớn cha ẩn
ơng;


Lịng
bao la

mẹ

con người

Tìm hiểu ví dụ/25

Như

Thay Trường Sơn ;
bằng
Cửu Long
dấu hai
chấm [đảo vế B]
Như

tre mọc thẳng


a. Trường Sơn: chí lớn ơng cha
Cửu Long: lịng mẹ bao la sóng trào.

* VD/25:

b. Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất
- Chỉ ra phép so sánh và điền vào mơ hình
- Em có nhận xét gì về mơ hình cấu tạo của phép so
sánh trong ví dụ/25?


Gv đưa thêm một số ví dụ cho hs chỉ ra phép so sánh.
a. Thân em như ớt trên cây
Càng tươi ngồi vỏ, càng cay trong lịng.
c. Đường vơ xứ Nghệ quanh quanh

- Vế B đảo lên trước vế A.

Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ.

- khơng có từ so sánh

d. Lịng ta vui như hội,
Như cờ bay, gió reo!
Thân em

ẩn [số phận trớ như
trêu]

Ớt trên cây

Lòng ta

Vui

như

hội, cờ bay, gió
reo.

như



Tranh hoạ đồ

Đường vơ xứ
Nghệ,
non
xanh,
nước
biếc.

HS nêu nhận xét chung về mơ hình cấu tạo của
phép so sánh?

* Nhận xét:

Gv kết luận: thơng thường phép so sánh có đủ 4 phần
- Phương diện so sánh có thể lộ
đó là; vật được so sánh; vật dùng để so sánh; từ so
rõ có thể có từ so sánh hoặc
sánh; phương diện so sánh.
khơng [dấu hai chấm].
Tuy nhiên cũng xảy ra các trường hợp thiếu một bộ
- Vế A và B có thể có nhiều
phận nào đó như các ví dụ vừa tìm hiểu.
hình ảnh so sánh.
Gọi HS đọc ghi nhớ


2. Ghi nhớ: - Tr. 25


-Điều chỉnh, bổ sung:
*Hoạt động 3: Luyện tập
- Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức giúp học sinh khắc sâu kiến thức.
- Phương pháp: Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, giảng giải….
- Thời gian: 10 phút.
III. LUYỆN TẬP
- GV nêu yêu Bài 1:
cầu của bài tập
a. So sánh đồng loại:
GV hướng dẫn
- Người là Cha, là Bác, là Anh
cách làm bài tổ
chức cho hs trả Quả tim lớn lọc trăm ngàn máu nhỏ.
lời dưới hình
thức thi tiếp sức. - Bao bà cụ từ tâm như mẹ
Yêu quý con như đẻ con ra.
[Tố Hữu]
Đêm nằm vuốt bụng thở dài
Thở ngắn bằng trạch, thở dài bằng lươn.
[Ca dao]
b. So sánh khác loại:
So sánh vật với người: Đoạn văn viết về Dế Mèn, Dế Choắt
c. So sánh cái cụ thể với cái trừu tượng:
Chí ta như núi Thiên Thai ấy
Đỏ rực chiều hôm, dậy cánh đồng.
[Tố Hữu]
Đây ta như cây giữa rừng
- HS đứng tại Ai lay chẳng chuyển, ai rung chẳng rời.
chỗ trả lời
[Ca dao]


Bài 2:


- Khoẻ như voi.
- Đen như cột nhà cháy.
- Trắng như ngó cần.
- Cao như cây sào.
*Hoạt động 4: Vận dụng
- Mục tiêu: Sử dụng kiến thức vừa học để làm bài tập.
- Phương pháp: Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, giảng giải….
- Thời gian: phút.
? Tìm những câu văn có sử dụng phép so sánh trong các vb Bài hoc đường đời đầu tiên,
Sông nước CM. Chọ và viết vào vở một câu mà em thích?
*Hoạt động 5: Tìm tịi mở rộng
- Mục tiêu: Sử dụng kiến thức vừa học để ứng dụng vào thực tế.
- Phương pháp: Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, giảng giải….
- Thời gian: phút.
- :? Sưu tầm những câu ca dao, tục ngữ có sử dụng phép so sánh?
IV.SO SÁNH [tt]
* Hoạt động 1: Khởi động
- Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng bài học cho hs.
- Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp
- Thời gian: 2p
Giới thiệu bài: Từ KN so sánh gv dẫn dắt vào bài mới
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
- Mục tiêu: Nắm được các kiểu so sánh cơ bản và t/d của so sánh trong nói và viết.
- PP: Nêu và giải quyết vấn đề, vấn đáp, giải thích, nhóm...
- Thời gian: 25p
Hoạt động của giáo viên và học sinh
? Hãy nhắc lại các từ so sánh đã học?


- Như, như là, bằng, giống...
- Hơn, kém, chẳng bằng...
HĐ cặp đôi
? Vậy trong khổ thơ của Trần Quốc Minh có những từ so sánh
nào?
- Cách 1: chẳng bằng

Nội dung cần đạt
I. Các kiểu so sánh.
1/ Ví dụ:
- A là B.
- A chẳng bằng B.


- Cách 2: là
- Vậy có thể kết luận rằng chúng khác. Em hãy nhóm theo nhóm?
VD: Như, tự như, như là, kém, kém hơn...
HĐ nhóm
? Tìm những câu có phép so sánh?
- Đọc diễn cảm đoạn văn
- ...tựa mũi tên...
- ...như con chim...
- ...như sợ hãi...
? Sự vật nào được đem ra so sánh? Trong những hoàn cảnh
nào?
- SV: Những chiếc lá [vơ tri vơ giác].
- Hình ảnh: đã rụng [rời cành, hết nhựa theo đúng quy luật].
? Cảm nhận của em về những chiếc lá?
- Nơi chiếc lá rụng là một hình ảnh điển hình gợi ra và sâu sắc cho
cả tác giả lẫn người đọc.


? Cảm nghĩ của em sau khi đọc xong đoạn văn?

2. Ghi nhớ 1.
[SGK/42]

II. Tác dụng của so sánh.
1. VD

 Đoạn văn hay, diễn tả hình ảnh gợi cảm và xúc động.
- Trân trọng ngòi bút tinh tế của tác giả.
? Nhờ đâu mà em so được cảm nghĩ ấy?
- Nhờ: Tác giả sử dụng phép so sánh một cách linh hoạt, tài tình
chỉ là một chiếc lá tình cảm vui, buồn của con người được giữu
gắm trong đó.
2. Ghi nhớ: SGK/4
? Em thấy so sánh có những tác dụng gì?
-Điều chỉnh, bổ sung:
*Hoạt động 3: Luyện tập
- Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức giúp học sinh khắc sâu kiến thức.
- Phương pháp: Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, giảng giải….
- Thời gian: 10 phút.
* HĐ cá nhân
Bài tập 1: ? Tìm phép so sánh? Cho biết nó thuộc so sánh gì?

III. Luyện tập.
Bài tập 1:

a, Tâm hồn là buồn trưa hè. So sánh ngang bằng
b, Chưa bằng  so sánh không ngang bằng
c, Như  so sánh ngang bằng hơn  so sánh ngang bằng


Bài tập 2: Tĩm những biến pháp so sánh trong "Vượt Thác" - Võ
Quảng.

Bài tập 2:


- Những động tác thả sào, rút sào, rập ràng như cắt.
- Dương Hương Thu như một pho tượng đồng đúc... như
1 hiệp sỹ của Trường Sơn oai lĩnh hùng vĩ.
- ... như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía
trước
Hoạt động 4: Vận dụng
- Mục tiêu: Sử dụng kiến thức vừa học để làm bài tập.
- Phương pháp: Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, giảng giải….
- Thời gian: phút.
? Viết 1 đoạn văn có sử dụng phép so sánh?

*Hoạt động 5: Tìm tịi mở rộng
- Mục tiêu: Sử dụng kiến thức vừa học để ứng dụng vào thực tế.
- Phương pháp: Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, giảng giải….
- Thời gian: phút.
? Tìm đọc những bài thơ, bài văn có sd phép ss, pt tích td?
V. LUYỆN TẬP CHỦ ĐỀ:
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Luyện tập củng cố, nâng cao kiến thức về chủ đề. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập
cua rhọc sinh.
2. Rèn kĩ năng hệ thống, tổng hợp kiến thức, kĩ năng viết, nói.
3. HS tự hào về vẻ đẹp và thêm yêu quê hương, đất nước, con ngừoi .
4. Phát triển năng lực: giao tiếp, trình bày...
B. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG


HS làm BT 3,4 – T43
BT 3:
Dựa vào bài “ Vượt thác” viết đoạn văn [3-5 câu] tả dượng Hương Thư đang vượt thác có
sử dụng 2 kiểu so sánh.
=> Gọi học sinh lên bảng viết
- Học sinh viết bài [5’]
- Trình bày trước lớp
- GV chiếu đoạn văn mẫu:


[HDtự học NV6 - 39-40].
* Gợi ý:
- Tả hình dáng: Bắp chân, bắp tay, nét mặt…
- Những động tác:….
Nước từ trên cao phóng xuống giữa hai vách đá dựng đứng như hai bàn tay khổng lồ
muốn đẩy thuyền trở lại. DHT cởi trần đứng sau lái co người phóng sào chống trả với
sức nước để đưa thuyền tiến lên. Trông DHT khơng kém gì một hiệp sỹ của Trường Sơn
oai linh hùng vĩ: Các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp
mắt nảy lửa, đơi tay khoẻ khoắn ghì chặt ngón sào. Đến chiều tối, thưyền đã vượt qua
thác Cổ Cò. Mọi người trên thuyền đều thở phào nhẹ nhõm.
BT4: Đặt câu có sd phép so sánh?
- Khuôn mặt của cô ấy đẹp như trăng rằm.
- Đơi mắt của con mèo nhà em trịn như hai hịn bi ve.
* BT:
Đề bài: Từ bài Sơng nước Cà Mau, hãy viết một bài văn tả quang cảnh một dịng sơng
mà em có dịp quan sát
* Giáo viên giao nhiệm vụ hướng dẫn tìm hiểu đề:
+ Đề yêu cầu viết kiểu bài gì?
+ Nội dung và phạm vi bài viết như thế nào?
* Gợi ý ý tưởng cho hs: có thể viết về dịng sơng, hay khu rừng ở quê hương hoặc nơi


mà em từng đi qua, đến thăm/ biết qua sách báo...
- Hướng dẫn hs xác định mục đích và người đọc bằng các câu hỏi:
+ Bài viết của em hướng tới ai?
+ Tại sao em muốn viết về nội dung này?
- Hướng dẫn hs tìm ý cho bài viết
+ Xác định trình tự miêu tả
+ Dịng sơng đó ở đâu, tên gọi là gì, nguồn gốc ra sao. Đặc điểm của dịng chảy thế
nào?...
+ Hình ảnh dịng sơng vào các thời điểm khác nhau trong ngày có gì đặc biệt...
- Hướng dẫn học sinh tìm ý tưởng cho bài viết bằng hoạt động trải nghiệm trước khi viết
+ Hs có thể tìm một ví trí thích hợp để quan sát dịng sơng để có cái nhìn thực tế
+ Có thể hỏi ơng bà, cha mẹ để biết thêm thơng tin về dịng sơng


+ Hoặc tìm hiểu thêm thơng tin trên mạng
- Hướng dẫn học sinh lập dàn ý
+ Mở bài
+ Thân bài
+ Kết bài
=> Giáo viên tổ chức cho HS viết bài trên lớp
=> Gọi HS trình bày trước lớp => nhận xét, bổ sung.
4. Củng cố [3p]: GV khái quát lại chủ đề.
5. Dặn dò: [ 2p]
- Học nội dung bài học.
- Tìm hiểu bài Bức tranh của em gái tơi.
Ngày 19 tháng 01 năm 2021
Duyệt tiết 77 đến tiết 85

Dương Thị Hạnh
-------------------------------------------------------------------------------------





Tìm hiều khả năng sử dụng biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa trong bài văn miêu tả của học sinh lớp

  • pdf
  • 104 trang

Tìm hiều khả năng sử dụng biện pháp tu từ so sánh và nhân
hóa trong bài văn miêu tả của học sinh lớp 4, các dạng bài tập
rèn kỹ năng sử dụng biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong chương trình Tiểu học, Tiếng Việt là môn học chiếm vị trí quan
trọng nhất. Với tính chất là một môn học công cụ, ngoài việc cung cấp các
kiến thức cơ bản về tiếng mẹ đẻ nhằm trang bị cho học sinh một hệ thống kĩ
năng hoạt động giao tiếp bằng Tiếng Việt, đồng thời môn học này còn bồi
dưỡng năng lực tư duy cũng như lòng yêu quý Tiếng Việt. Do đú, môn
Tiếng Việt có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về
tiếng mẹ đẻ, rèn cho các em bốn kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết. Trong đó,
nghe, đọc là hai kĩ năng tiếp nhận ngôn bản cũn núi, viết là hai kĩ năng sản
sinh ngôn bản.
Phõn môn Tập làm văn có nhiệm vụ giúp học sinh hình thành và phát
triển các kĩ năng sản sinh ngôn bản. Môn học này có vị trí đặc biệt trong quá
trình dạy học tiếng mẹ đẻ vì Tập làm văn nhằm thực hiện mục tiêu cuối
cùng, quan trọng nhất của dạy học tiếng mẹ đẻ là dạy học sinh sử dụng ngôn
ngữ Tiếng Việt để giao tiếp, tư duy và học tập. Thông qua môn Tập làm
văn, học sinh vận dụng và hoàn thiện một cách tổng hợp những kiến thức, kĩ
năng Tiếng Việt đã được học vào việc tạo lập nên những bài văn hay, giàu
tính nghệ thuật.
Trong phõn mụn Tập làm văn ở lớp 4, văn miêu tả chiếm thời lượng
lớn nhất so với các loại văn khác. Văn miêu tả là một thể loại văn có tác
dụng rất lớn trong việc tái hiện đời sống, nú giỳp học sinh hình thành và

1

phát triển trí tưởng tượng, óc quan sát và khả năng đánh giá, nhận xét. Qua
các văn bản miêu tả giúp ta có thể cảm nhận văn học và cuộc sống một cách
tinh tế, sâu sắc hơn, làm cho tâm hồn, trí tuệ của chúng ta thêm phong phú.
Những văn bản miêu tả có tác dụng to lớn như vậy một phần bởi sự có mặt
của những biện pháp tu từ. Biện pháp tu từ là những cách phối hợp sử dụng
khéo léo các đơn vị từ vựng [trong phạm vi của một câu hay một chỉnh thể
trờn cõu] có khả năng đem lại hiệu quả tu từ do mối quan hệ qua lại giữa các
đơn vị từ vựng trong ngữ cảnh rộng. Việc dạy học các biện pháp tu từ có ý
nghĩa vô cùng quan trọng bởi nú giỳp người học biết cách sử dụng ngôn từ
có hiệu quả cao. Ngôn từ được dùng không chỉ đảm bảo tính thông báo
thông tin mà còn mang tính nghệ thuật, thẩm mĩ và biểu đạt tình cảm. Thông
qua việc học các biện pháp tu từ này không chỉ giúp người học cảm thụ
được cái hay, cái đẹp trong văn bản nghệ thuật mà còn ham muốn tạo ra cái
hay, cái đẹp bằng ngôn từ.
Hai biện pháp tu từ được sử dụng nhiều nhất trong các bài văn miêu tả
là biện pháp so sánh và nhân hóa.
Khi học sinh được học những kiến thức về sử dụng biện pháp tu từ
so sánh và nhân hóa trong văn miêu tả, các em sẽ nhận thấy cái hay, cái đẹp
chứa đựng trong từng cách so sánh, nhân hóa một sự vật. Từ đó, các em sẽ
biết sử dụng các biện pháp tu từ sao cho đúng, cho hay để viết văn miêu tả
gợi hình, gợi cảm và sinh động hơn.
Thực tế cho thấy khả năng sử dụng biện pháp tu từ so sánh và nhân
hóa để viết văn miêu tả của học sinh lớp 4 còn nhiều hạn chế. Các bài văn
viết của học sinh thường ít sử dụng biện pháp so sánh và nhân hóa hoặc có
sử dụng thì cũng chưa hay, chưa phù hợp hoặc hiệu quả chưa cao. Vì vậy,
các bài văn miêu tả của các em học sinh lớp 4 thường khô khan, câu văn
thiếu hình ảnh, đơn điệu, chỉ mang tính liệt kê, mô tả. Bên cạnh đó, nhiều

2

giáo viên còn lúng túng trong việc hướng dẫn học sinh sử dụng các biện
pháp tu từ này trong bài văn miêu tả.
So sánh và nhân hoá là hai biện pháp tu từ được sử dụng nhiều trong
khi nói và viết văn bản. Hai biện pháp tu từ này không được dạy thành bài
riêng trong chương trình Tiếng Việt tiểu học cũ từ lớp Một đến lớp Năm.
Chúng chỉ được dạy cho học sinh giỏi khối Bốn, khối Năm hoặc được nói
đến trong các giờ tập đọc khi khai thác nội dung của bài học. Trong chương
trình Tiếng Việt Tiểu học mới, hai biện pháp tu từ này được đưa vào cho
học sinh làm quen từ lớp Hai và được dạy chính thức thành bài riêng cho
học sinh líp Ba ở phân môn Luyện từ và câu. Luyện từ và câu là tên gọi mới
của phân môn Từ ngữ, ngữ pháp. Cách gọi này và việc đưa hai biện pháp tu
từ so sánh, nhân hoá vào dạy cho học sinh nhằm phản ánh một sự chuyển
đổi khá căn bản của sách giáo khoa Tiếng Việt. Học sinh học hai biện pháp
tu từ này không phải nh các lớp trên [THCS]. Học sinh không học một tiết
lý thuyết nào về so sánh, nhân hoá. Học sinh tiếp thu kiến thức về so sánh
nhân hoá thông qua hệ thống bài tập. Đặc biệt biện pháp tu từ so sánh được
dạy cho học sinh líp Ba trong suốt học kỳ I, còn biện pháp nhân hoá được
dạy trong suốt học kỳ II. Điều này giúp học sinh sớm vận dụng được các
biện pháp so sánh, nhân hoá trong cách nói, viết, làm cho câu văn trở nên
sinh động, có hình ảnh hơn. Đồng thời nó còn khắc phục được tình trạng
trước đây học sinh viết câu văn khô, không có hình ảnh, không sinh động.
Mặt khác, học hai biện pháp tu từ này, học sinh sẽ thu nhận được ý đồ
của tác giả gửi gắm trong các bài văn, bài thơ. Thông qua đó, học sinh được
trau dồi kiến thức Tiếng Việt một cách tốt nhất. Điều đó giúp học sinh học
Tiếng Việt và sản sinh văn bản có hiệu quả. Theo đó, ta thấy việc đưa hai
biện pháp tu từ so sánh, nhân hoá vào dạy cho học sinh hoàn toàn phù hợp.
Học sinh được luyện nói nhiều hơn trong các giờ học phân môn của Tiếng

3

Việt. Việc hiểu biết về hai biện pháp so sánh, nhân hoá và kỹ năng vận dụng
chúng vào lời nói sẽ giúp học sinh học tiếng Việt ngày một tốt hơn.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi trong đề tài này là biện pháp tu từ
so sánh và nhân hóa được dạy ở Tiểu học, nội dung dạy học phần văn miêu
tả cho học sinh lớp 4.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Tìm hiều khả năng sử dụng biện pháp
tu từ so sánh và nhân hóa trong bài văn miêu tả của học sinh lớp 4, các dạng
bài tập rèn kỹ năng sử dụng biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa.
3. Lịch sử vấn đề
So sánh và nhân hóa là hai biện pháp tu từ khá phổ biến, được dùng
nhiều trong lời ăn tiếng nói hàng ngày cũng như trong các tác phẩm văn
chương nghệ thuật. Chính vì vậy đã có nhiều nhà nghiên cứu, nhiều luận
văn nghiên cứu về vấn đề này.
Về biện pháp so sánh:
Theo GS Đinh Trọng Lạc: so sánh [còn gọi là so sánh hình ảnh, so
sánh tu từ] là một biện pháp tu từ ngữ nghĩa, trong đó người ta đối chiếu hai
đối tượng khác loại của thực tế khách quan không đồng nhất với nhau hoàn
toàn mà chỉ có một nét giống nhau nào đó, nhằm diễn tả bằng hình ảnh một
lối tri giác mới mẻ về đối tượng.
Mô hình cấu tạo so sánh hoàn chỉnh gồm bốn yếu tố:
Yếu tố 1: yếu tố được hoặc bị so sánh
Yếu tố 2: yếu tố chỉ tính chất của sự vật hay trạng thái của hành động.
Yếu tố 3: yếu tố thể hiện quan hệ so sánh
Yếu tố 4: yếu tố được đưa ra làm chuẩn để so sánh
Theo tác giả Cự Đỡnh Tỳ: so sánh tu từ là cách công khai đối chiếu
hai đối tượng cựng cú một dấu hiệu chung nào đấy nhằm biểu hiện một cách
hình tượng phẩm chất bên trong của một đối tượng. So sánh tu từ bao giờ

4

cũng gồm hai vế: vế được so sánh [vế A] và vế so sánh [vế B]. Mối quan hệ
giữa vế A và vế B được gắn với nhau theo công thức sau:
A như B [tựa, dường như]
B [hoặc A] bao nhiêu A [hoặc B] bấy nhiêu
A là B
Theo TS Nguyễn Thế Lịch: so sánh là đưa ra xem xét sự giống nhau,
khác nhau, sự hơn , kém về một phương diện với một vật khác được coi là
chuẩn. Có thể không phải chỉ một mà nhiều sự vật, nhiều thuộc tính được
so sánh.
Theo tác giả Nguyễn Thỏi Hũa: so sánh là hình thức diễn đạt tu từ khi
đem sự vật này đối chiếu với sự vật khác miễn là giữa hai đối tượng cú nột
tương đồng nào đó để gợi ra hình ảnh cụ thể, những xúc cảm thẩm mĩ trong
nhận thức của người đọc, người nghe. So sánh gồm bốn yếu tố: cái so sánh,
cơ sở so sánh, từ so sánh và cái được so sánh.
Về biện pháp nhân hóa
Theo GS Đinh Trọng Lạc: nhân hóa [còn gọi nhân cách hóa] là một
biến thể của ẩn dụ, trong đó người ta lấy những từ ngữ biểu thị thuộc tính,
dấu hiệu của con người để biểu thị thuộc tính, dấu hiệu của đối tượng không
phải là con người, nhằm làm cho đối tượng được miêu tả trở nên gần gũi, dễ
hiểu hơn, đồng thời làm cho người nói có khả năng bày tỏ kín đáo tâm tư,
thái độ của mình.
Về mặt hình thức, nhân hóa có thể được cấu tạo theo hai cách:
- Dùng những từ chỉ tính chất, hoạt động của con người để biểu thị
tính chất, hoạt động của đối tượng không phải con người.
- Coi đối tượng không phải như con người và tâm tình trò chuyện với nhau.
Ngoài ra còn có rất nhiều nhà nghiên cứu hay một số sinh viên, học
viên cao học các khóa học trước đã đi tìm hiểu về biện pháp so sánh hoặc
biện pháp nhân hóa. Tuy nhiên chỉ mới đi sâu tìm hiểu về hai biện pháp này

5

hoặc có ứng dụng trong văn miêu tả thì chỉ là ứng dụng một biện pháp này
trong văn miêu tả. Hoặc nếu có ứng dụng thì chỉ ở một kiểu bài nhất định
như phần văn tả cây cối hay văn tả loài vật.
Về văn miêu tả
Cuốn sách “Văn miêu tả và phương pháp dạy văn miêu tả” của tác giả
Nguyễn Trí đã viết, gồm hai phần lớn:
Phần thứ nhất: cung cấp các tri thức cơ bản, cần thiết về văn miêu tả
nói chung, về các kiểu bài miêu tả nói riêng. Các tri thức này bao gồm các
hiểu biết về ba mặt: yêu cầu miêu tả, đối tượng miêu tả và ngôn ngữ miêu tả.
Ở mỗi kiểu bài, tác giả đã nêu ra được một số hiểu biết có tính chất đặc thù.
Phần thứ hai: trình bày các yêu cầu và đặc biệt đi sâu phân tích một số
điểm về phương pháp dạy văn miêu tả. Trong phần này, tác giả đã trình bày
các yêu cầu cơ bản về phương pháp dạy văn miêu tả theo SGK CCGD: đề
cao tính chân thực, nhấn mạnh yêu cầu quan sát trực tiếp, chú ý yêu cầu rèn
kĩ năng theo hướng HS [chủ thể hoạt động] rèn kĩ năng, GV là người tổ
chức và hướng dẫn HS chiếm lĩnh kiến thức.
Ngoài hai phần chính trên, tác giả còn giới thiệu thêm một số đoạn
văn miêu tả hay, một số kinh nghiệm và một bài soạn dạy văn miêu tả.
Trong cuốn sách này, tác giả cũng đã đề cập đến vấn đề cần phải sử dụng
các biện pháp, phương tiện tu từ nào khi dạy từng kiểu bài văn miêu tả.
Nhưng cũng chỉ dừng lại ở việc liệt kê ra các biện pháp được sử dụng trong
các bài văn chứ tác giả chưa nói tới vấn đề các biện pháp đó được sử dụng
trong từng bài văn như thế nào.
Cuốn sách “Dạy Tập làm văn ở trường Tiểu học” tác giả Nguyễn Trí
cũng đã đề cập đến vấn đề văn miêu tả trong văn học và văn miêu tả trong
nhà trường, đồng thời cũng đề cập đến phương pháp dạy học văn miêu tả
trong nhà trường.

6

Cuốn sách “Văn miêu tả và kể chuyện” của các tác giả Vũ Tú Nam,
Phạm Hổ, Bùi Hiển, Nguyễn Quang Sáng cũng đã giới thiệu những bài viết
của mình về suy nghĩ, kinh nghiệm của bản thân khi viết văn miêu tả và văn
kể chuyện. Tác giả Phạm Hổ gián tiếp nói lên vai trò, vị trí của so sánh và
nhân hóa trong văn miêu tả. Nhưng đó cũng chỉ là nói qua, nói một cách sơ
lược chứ chưa gợi ý, hướng dẫn cách sử dụng biện pháp so sánh và nhân
hóa ra sao.
Cuốn sách “Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học” của tác giả
Lê Phương Nga và Nguyễn Trí. Trong cuốn sách này, tác giả Nguyễn Trí đã
đề cập đến các vấn đề sau: văn miêu tả trong chương trình Tập làm văn ở
Tiểu học, một số vấn đề dạy – học văn miêu tả ở lớp 4, lớp 5, nghệ thuật
miêu tả, dạy tiết quan sát và tìm ý ở lớp 4 và lớp 5.
Ngoài ra còn có rất nhiều cuốn sách tuyển chọn những bài văn miêu
tả hay ở bậc Tiểu học.
Như vậy, văn miêu tả trong nhà trường Tiểu học đã được rất nhiều tác
giả quan tâm. Các tác giả đã tìm hiểu sâu về văn miêu tả và đề ra được các
phương pháp dạy học văn miêu tả trong nhà trường Tiểu học. Tuy nhiờn các
tác giả còn đề cập chưa nhiều đến việc sử dụng biện pháp so sánh, nhân hóa
trong viết văn miêu tả.
Tóm lại, vấn đề hướng dẫn HS lớp 4 sử dụng biện pháp so sánh và
nhân hóa trong văn miêu tả là vấn đề đáng được quan tâm nghiên cứu. Gần
đây đó cú một số luận văn đề cập đến vấn đề này nhưng chưa phải là ứng
dụng cả hai biện pháp này trong văn miêu tả của HS lớp 4. Tuy nhiên những
nghiên cứu đó là nền tảng, là cơ sở cho vấn đề chúng tôi đang nghiên cứu.
Trên đây, chúng tôi đã điểm qua một số công trình nghiên cứu về so
sánh, nhân hóa và văn miêu tả. Song chưa có một tác giả nào đề cập đến vấn
đề hướng dẫn HS sử dụng biện pháp so sánh và nhân hóa trong văn miêu tả.
Hai biện pháp này là những vấn đề SGK mới đưa vào chương trình dạy học

7

của môn Tiếng Việt lớp 3 từ năm học 2004 – 2005. Đây là vấn đề còn mới
và dặc biệt chưa được GV dạy tích hợp với các môn học khỏc nờn HS khó
nắm bắt được kiến thức về so sánh và nhân hóa, do vậy, việc áp dụng hai
biện pháp này trong văn miêu tả cũng gặp những khó khăn nhất định. Điều
đó khiến cho các nhà giáo dục đặt ra một loạt những suy nghĩ trăn trở: làm
thế nào để HS ứng dụng được những điều đã học về hai biện pháp này trong
bài văn? Làm thế nào để HS viết dược một văn miêu tả hay? Cần hướng dẫn
HS như thế nào để HS viết được một bài văn có nhiều hình ảnh, cảm xúc?...
Tất cả những vấn đề trên đây đã định hướng giúp chúng tôi chọn đề
tài này để nghiên cứu.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4. 1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của chúng tôi khi nghiên cứu đề tài này là xây dựng hệ
thống bài tập giúp học sinh sử dụng biện pháp so sánh và nhân hóa khi viết
văn miêu tả, tạo hứng thú cho học sinh khi viết văn, góp phần tháo gỡ khó
khăn trong dạy học văn miêu tả.
4. 2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lí luận liên quan đến việc rèn kỹ năng sử dụng biện
pháp tu từ so sánh và nhân hóa cho học sinh. Tìm hiểu về vấn đề rèn kỹ
năng sử dụng biện pháp so sánh và nhân hóa trong văn miêu tả trong chương
trình sách giáo khoa Tiếng Việt Tiểu học, thực trạng sử dụng biện pháp tu từ
so sánh và nhân hóa trong bài văn miêu tả của học sinh lớp 4.
Xây dựng một hệ thống bài tập rèn kỹ năng sử dụng biện pháp tu từ
so sánh và nhân hóa để luyện viết văn miêu tả cho học sinh lớp 4.
Tiến hành thực nghiệm nhằm đánh giá tính khả thi của hệ thống bài
tập theo các đề xuất của đề tài.
5. Giả thuyết của đề tài

8

Nếu xây dựng được hệ thống bài tập rèn kỹ năng sử dụng biện pháp tu
từ so sánh và nhân hóa đa dạng về thể loại, phong phú về nội dung, phù hợp
với trình độ của học sinh và hướng vào hoạt động luyện viết văn miêu tả cho
học sinh lớp 4 thì kỹ năng sử dụng biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa của
các em sẽ được nâng cao, bài văn miêu tả của học sinh sẽ sinh động, giàu
hình ảnh, hấp dẫn.
6. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết tốt mục đích cũng như những nhiệm vụ của đề tài,
chúng tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
6. 1. Phương pháp phân tích
Phương pháp này được sử dụng để tìm hiểu những quan điểm, luận
điểm trong các tài liệu khoa học liên quan để xác lập cơ sở lí luận của đề tài.
Đó là lý thuyết về văn miêu tả, văn miêu tả đồ vật, cây cối, con vật, biện
pháp tu từ so sánh, nhân hóa.
6. 2. Phương pháp khảo sát thực tế
Chúng tôi sử dụng phương pháp này để khảo sát bài làm của học sinh.
Đây là phương pháp đòi hỏi phải tiến hành công phu, tỉ mỉ và tốn nhiều thời
gian nhằm nắm được thực trạng việc sử dụng biện pháp tu từ so sánh và
nhân hóa trong bài văn miêu tả của học sinh lớp 4.
6. 3. Phương pháp thống kê
Để làm cơ sở cho việc rèn kỹ năng sử dụng biện pháp tu từ so sánh và
nhân hóa cho học sinh lớp 4, chúng tôi dùng phương pháp thống kê để tổng
hợp các tư liệu khảo sát qua bài làm của học sinh, tìm ra những lỗi sai, thống
kê và phân loại lỗi sai trong việc sử dụng biện pháp so sánh và nhân hóa cho
học sinh.
6. 4. Phương pháp thực nghiệm

9

Thực nghiệm là phương pháp rất quan trọng trong quá trình nghiên
cứu, là một trong những nội dung quan trọng của luận văn. Qua phương
pháp thực nghiệm, những kết quả cụ thể được định lượng rõ ràng mới có thể
có những kết luận được về giá trị thực tiễn và tính khả thi của những vấn đề
được đặt ra trong luận văn. Phương pháp này được tiến hành sau khi đã đưa
ra lý thuyết và hệ thống bài tập. Đây là khâu hiện thực hóa nội dung lý
thuyết và bài tập. Đồng thời, đây cũng là khâu kiểm tra, đánh giá kết quả, từ
đó có thể rút ra những nhận xét, kết luận về quá trình nghiên cứu của mình.
7. Đóng góp của đề tài
- Hệ thống hóa các vấn đề liên quan đến việc rèn kỹ năng sử dụng biện
pháp tu từ so sánh và nhân hóa trong bài văn miêu tả của học sinh lớp 4.
- Khảo sát thực trạng việc sử dụng biện pháp tu từ so sánh và nhân
hóa trong bài văn miêu tả của học sinh lớp 4 và chỉ ra những ưu điểm và
nhược điểm.
- Xây dựng những bài tập nhằm rèn kỹ năng sử dụng biện pháp tu từ
so sánh và nhân hóa trong bài văn miêu tả cho học sinh lớp 4 nhằm giúp học
sinh sử dụng hiệu quả biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa trong bài văn
miêu tả.
8. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo. Nội dung chính
của luận văn được chia làm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và tiễn của đề tài
Chương 2: Xây dựng hệ thống bài tập rèn kỹ năng sử dụng biện pháp
tu từ so sánh và nhân hóa khi viết văn miêu tả.
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

10

11

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Văn miêu tả
1.1.1. Khái niệm về văn miêu tả
Miêu tả theo từ điển Tiếng Việt, NXB KHXH, Hà Nội, 1997 có nghĩa
là: “Thể hiện sự vật bằng lời hay nét vẽ”.
Theo sách Tiếng Việt 4: “Văn miờu tả là vẽ lại bằng lời những đặc
điểm nổi bật của cảnh, của người, của vật giúp người đọc, người nghe có thể
hình dung được các đối tượng ấy.”
Văn miêu tả là thể loại văn dùng ngôn ngữ để tả sự vật, hiện tượng,
con người,…một cách sinh động, cụ thể như nó vốn có. Đây là loại văn giàu
cảm xúc, giàu trí tưởng tượng và sự đánh giá của người viết.
Bất kỳ một sự vật, hiện tượng nào trong cuộc sống cũng có thể trở
thành đối tượng của văn miêu tả nhưng không phải bất kỳ một sự miêu tả
nào cũng trở thành văn miêu tả. Miêu tả không chỉ đơn giản ở việc giúp
người đọc thấy rõ được những nét đặc trưng, những đặc điểm, tớnh chất,…
khụng thể chỉ là việc sao chép, chụp lại một cách máy móc mà phải thể hiện
được cả sự tinh tế của tác giả trong việc sử dụng ngôn từ, trong cách thể
hiện cảm xúc, tình cảm của tác giả đối với đối tượng được miêu tả và hơn
thế là: “Bằng những ngôn ngữ sinh động đã khắc họa lên bức tranh đó, sự
vật đó khiến cho người nghe, người đọc như cảm thấy mình đang đứng
trước sự vật, hiện tượng đó và cảm thấy như được nghe, sờ những gì mà
nhà văn nói đến”.
Khi miêu tả lạnh lùng, khách quan nhằm mục đích thông báo đơn
thuần thỡ đú không phải là miêu tả văn học mà là tả theo phong cách khoa
học. Chúng ta có thể thấy rõ điều này qua đoạn văn:

12

Chúng ta hãy so sánh hai đoạn văn miêu tả cây phượng để thấy rõ sự
khác biệt đó:
Đoạn 1: “Cõy gỗ cao khoảng 10 – 20 m. Lá kép lông chim hai lần. Lá
chét nhỏ. Hoa màu đỏ rực mọc thành cụm, mỗi bông hoa có 5 cánh trong đó
có một cánh môi là lớn nhất, có màu đỏ pha lẫn trắng. Quả có hai mảnh vỏ
hóa gỗ. Hạt dài và hẹp, có vân nâu nâu. Ra hoa vào mùa hạ. Là loại cây
được trồng phổ biến ở nước ta để lấy búng mỏt.”
[Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi]
Đoạn 2: Phượng không phải là một đóa, không phải vài cành, phượng
đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực. Mỗi hoa chỉ là một
phần tử của cái xã hội thắm tươi; người ta quên đóa hoa, chỉ nghĩ đến cây,
đến hàng, đến những tán lớn xòe ra, trên đậu khít nhau muôn nghìn con
bướm thắm. Mùa xuân, phượng ra lỏ. Lỏ xanh um, mát rượi, ngon lành như
lá me non. Lá ban đầu xếp lại, còn e; dần dần xòe ra cho gió đưa đẩy lòng
cậu học trò phơi phới làm sao! Cậu chăm lo học hành, rồi lâu cũng vô tâm
quên màu lá phượng. Một hôm, bỗng đâu trên những cành cây báo ra một
tin thắm: mùa hoa phượng bắt đầu! Đến giờ chơi, học trò ngạc nhiên nhỡn
trụng: hoa nở lúc nào mà bất ngờ giữ vậy?
Bình minh của hoa phượng là một màu đỏ còn non nếu có mưa lại
càng tươi dịu. Ngày xuân dần đến, số hoa tăng, màu cũng đậm dần. Rồi hòa
nhịp với mặt trời chói lọi, màu phượng mạnh mẽ kêu vang: hè đến rồi! Khắp
thành phố bỗng rực lên, như Tết đến nhà nhà đều dán câu đối đỏ”…
[Xuân Diệu]
Đọc cả hai đoạn văn trên ta thấy có một điểm chung là đều miêu tả
cây phượng. Song nội dung của đoạn 1 chỉ nhằm một mục đích duy nhất là
nhằm cung cấp cho người đọc những hiểu biết về cây phượng, giúp người
đọc thấy được những đặc điểm về hình dáng bên ngoài và tác dụng của cây
phượng đối với đời sống của con người. Do vậy, đoạn văn này chỉ là sự

13

miêu tả theo phong cách khoa học. Miêu tả khoa học là miêu tả chính xác
những đặc điểm của đối tượng ấy, mang tính chung, chặt chẽ, khách quan.
Còn ở đoạn 2, Xuân Diệu không chỉ cho ta thấy những đặc điểm
chung của cây phượng mà cũn giỳp ta cảm nhận được tình cảm yêu mến,
niềm say mê, thích thú của tác giả đối với cây phượng – một loài cây gắn bó
với tuổi học trò. Do vậy, ở đoạn 2 là miêu tả văn học. Chính vì vậy miêu tả
văn học khác miêu tả khoa học ở sự bộc lộ cảm xúc của người viết đối với
đối tượng miêu tả. Nó đòi hỏi người viết phải có sự quan sát tỉ mỉ, có tình
cảm, có ấn tượng thì mới miêu tả được đối tượng đó.
1.2. Đặc điểm của văn miêu tả
Trong cuốn “Văn miêu tả và phương pháp dạy văn miêu tả”, tác giả
Nguyễn Trớ đó nêu rõ ba đặc điểm của văn miêu tả. Đó là: Văn miêu tả
mang tính thông báo thẩm mĩ, chứa đựng tình cảm của người viết; văn miêu
tả mang tính sinh động, tạo hình; ngôn ngữ miêu tả giàu cảm xúc, hình ảnh.
1.2.1. Văn miêu tả mang tính thông báo thẩm mĩ, chứa đựng tình
cảm của người viết.
Dù đối tượng của bài văn miêu tả là gì đi chăng nữa thì bao giờ người
viết cũng đánh giá chúng theo một quan điểm thẩm mĩ, cũng gửi gắm vào
trong đó những suy nghĩ, tình cảm hay ý kiến nhận xét, đánh giá, bình luận
của bản thân mình. Chính vì vậy mà trong từng chi tiết của bài văn miêu tả
đều mang đậm dấu ấn chủ quan của người viết.
1.2.2. Văn miêu tả mang tính sinh động, tạo hình
Tính sinh động, tạo hình của văn miêu tả thể hiện ở con người, phong
cảnh, sự vật, đồ vật…được miêu tả hiện lên qua từng câu văn, đoạn văn như
trong cuộc sống thực khiến người đọc, người nghe như được ngắm nhìn,
được sờ, được nghe, được ngửi thấy những gì mà tác giả đang cảm nhận.
Muốn bài văn miêu tả được sinh động thì người viết phải tạo nên được
những câu văn, những đoạn, bài văn sống động, gây ấn tượng. Điều quan

14

trọng để có thể làm được điều đó, trước hết người viết phải có sự quan sát tỉ
mỉ, ghi nhớ được những điều mỡnh đó quan sát được kết hợp với khả năng
sử dụng ngôn từ một cách khéo léo, các biện pháp tu từ.
1.2.3. Ngôn ngữ miêu tả giàu cảm xúc, hình ảnh
Đặc điểm nổi bật của văn miêu tả là ngôn ngữ giàu cảm xúc, hình ảnh.
Đây là đặc điểm làm nên sự khác biệt, giúp ta phân biệt được văn miêu tả với
các thể loại văn khác như văn bản tự sự, văn bản trữ tình hay văn nghị luận.
Ngôn ngữ văn miêu tả giàu cảm xúc bởi trong bài viết bao giờ người
viết cũng bộc lộ tình cảm, cảm xúc hay ý kiến nhận xét, đánh giá hay bình
luận của người viết với đối tượng miêu tả. Tình cảm đó có thể là sự yêu
mến, yêu quý, thán phục hay sự gắn bú…với đối tượng được miêu tả.
Ngôn ngữ văn miêu tả giàu hình ảnh bởi trong bài viết thường được
sử dụng nhiều từ ngữ gợi hình như: tính từ, động từ, từ láy hay các biện
pháp tu từ như: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, …Chớnh điều này đã tạo cho ngôn
ngữ trong văn miêu tả có sự uyển chuyển, nhịp nhàng, diễn tả tốt cảm xúc
của người viết. Hơn thế nó có tác dụng khắc họa được bức tranh miêu tả
sinh động như trong cuộc sống thực.
Hai yếu tố giàu cảm xúc và giàu hình ảnh gắn bó khăng khít với nhau
làm nên đặc điểm riêng biệt và làm cho những trang văn miêu tả trở nên có
hồn, cuốn hút người đọc, gây ấn tượng mạnh mẽ và tác động sâu sắc vào trí
tưởng tượng cũng như cám nghĩ của người đọc.
Trong cuốn “Rèn kỹ năng sử dụng Tiếng Việt” hai tác giả Đào Ngọc
và Nguyễn Quang Ninh đã chỉ rõ ba đặc điểm của văn miêu tả. Đó là: Văn
miêu tả là một loại văn mang tính thông báo thẩm mĩ; trong văn miêu tả, cái
mới, cỏi riờng phải gắn chặt với tính chân thật; ngôn ngữ trong văn miêu tả
bao giờ cũng giàu cảm xúc, giàu hình ảnh, giàu nhịp điệu, âm thanh,…
Như vậy, hai tác giả đó nờu thờm một đặc điểm cũng rất quan trọng
của văn miêu tả đó là, tính sáng tạo phải gắn chặt với tính chân thật. Bởi

15

miêu tả là “vẽ lại những đặc điểm nổi bật của cảnh vật, của người” nên sự vẽ
lại đó phải đảm bảo đúng như đối tượng đang tồn tại trong cuộc sống.
Văn miêu tả phát huy trí tưởng tượng, sự sáng tạo của người viết
nhưng dựa trên những đặc điểm, tính chất chân thực như nó vốn có. Một yêu
cầu rất quan trọng đối với một bài văn miêu tả là phải có những cái phát
hiện mới mẻ, những cỏi riờng của người viết về đối tượng miêu tả. Đó chính
sự cảm nhận theo chủ quan của mỗi người, và nó làm nên sự khác biệt giữa
các bài văn miêu tả.
1.3. Về biện pháp so sánh
1.3.1. Khái niệm “so sỏnh”
“So sánh là đặt hai hay nhiều sự vật, hiện tượng vào các quan hệ nhất
định nhằm tìm ra các sự giống nhau và khác biệt giữa chỳng.”
Đó là một cách định nghĩa về so sánh nói chung. Trên thực tế tồn tại 2
loại so sánh là so sánh tu từ và so sánh luận lí [so sánh logic], chúng ta cần
có sự tách bạch giữa 2 loại so sánh này.
So sánh luận lí là “đặt hai hay nhiều sự vật, hiện tượng cùng loại vào
các quan hệ nhất định nhằm tìm ra sự khác nhau giữa chỳng”.
Ví dụ: Bạn Hoa học giỏi hơn bạn Lan.
So sánh tu từ là biện pháp tu từ ngữ nghĩa trong đó người ta đối chiếu
hai đối tượng khác loại của thực tế khách quan không đồng nhất với nhau
hoàn toàn mà chỉ có một nét giống nhau nào đó, nhằm diễn tả hình ảnh một
lối tri giác mới mẻ về đối tượng.
Như vậy điểm khác nhau cơ bản giữa hai kiểu so sánh này là tính hình
tượng, tính dị loại [không cùng loại] và tính biểu cảm của sự vật. Ở so sánh
luận lớ, cỏi được so sánh và cái so sánh là hai đối tượng cùng loại mà mục
đích của sự so sánh này là xác lập sự tương đương giữa hai đối tượng. Còn
trong so sánh tu từ, các đối tượng được đưa ra so sánh có thể cùng loại, có
thể khác loại. Mục đích của so sánh này là nhằm diễn tả một cách có hình

16

ảnh đặc điểm của đối tượng. Trên thực tế có rất nhiều câu diễn đạt sự so
sánh nhưng so sánh tu từ là phải “nhằm diễn tả hình ảnh một lối tri giác mới
mẻ về đối tượng”, tức là phép so sánh đó phải đạt đến một hình thức ổn định
và có một giá trị nội dung nhất định.
Ví dụ về tu từ so sánh cú cỏc đối tượng cùng loại:
- So sỏnh có đối tượng cùng là con người:
Bác Tư có thân hình vạm vỡ, khỏe mạnh như một bác nông dân.
- So sỏnh có đối tượng cùng là loài vật:
Thân hình của Giôn to khỏe và nhanh nhẹn như một chú chó săn.
- So sỏnh có đối tượng cùng là vật:
Thân cây hoa hồng tròn như chiếc đũa.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, chúng ta chỉ chú trọng đến
so sánh tu từ.
1.3.2. Cấu tạo của so sánh
Xét về mặt cấu tạo, mô hình so sánh đầy đủ bao gồm 4 yếu tố sau:
Yếu tố 1: yếu tố được / bị so sánh [tùy theo việc so sánh là tích cực
hay tiêu cực]
Yếu tố 2: yếu tố chỉ phương diện so sánh [chỉ tính chất, đặc điểm của
sự vật hay trạng thái của hành động].
Yếu tố 3: Yếu tố quan hệ so sánh [có thể là quan hệ ngang bằng hoặc
không ngang bằng]
Yếu tố 4: yếu tố chuẩn [được đưa ra làm chuẩn để so sánh]
Ví dụ:
Yếu tố 1
Yếu tố 2
Yếu tố 3
Yếu tố 4
Ông
hiền
như
hạt gạo

hiền
như
suối trong
Trên thực tế, có nhiều phép so sánh không đầy đủ cả 4 yếu tố trờn. Nú
có thể thiếu vắng một hoặc hai yếu tố
Ví dụ: Phớa đụng, ông mặt trời như một khối cầu lửa đang nhô lên.

17

Đàn ông nông nổi giếng khơi
Đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu.
1.3.3. Các loại biện pháp so sánh tu từ
Chúng ta có nhiều căn cứ để chia ra thành các loại biện pháp so sánh
tu từ như sau:
- Căn cứ vào từ ngữ chỉ quan hệ so sánh có thể chia ra các loại so
sánh sau đây:
+ So sánh ngang bằng:
* So sánh ngang bằng không có từ so sánh:
Ví dụ:
Trường Sơn: chí lớn ông cha
Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào.
Thân dừa bạc phếch tháng năm
Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao.
Đờm hè hoa nở cùng sao
Tàu dừa – chiếc lược chải vào mây xanh.
* So sánh ngang bằng có từ so sánh [như, giống như, hệt, y hệt, tựa,
bao nhiêu – bấy nhiờu…]
Ví dụ:
Trăng lên cao như mẹt bánh đúc nhà ai đem treo lơ lửng giữa trời.
Qua đình ngả nón trụng đỡnh
Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu.
+ So sánh hơn:
Ví dụ:
Búng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng.
Hoa mai trổ từng chùm thưa thớt, không đơm đặc như hoa đào, nhưng
cành mai uyển chuyển hơn cành đào.

18

+ So sỏnh kém:
Ví dụ:
Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.
+ So sỏnh không nhằm xác định hơn, kém
Ví dụ:
Nếu như hoa cúc vàng tươi thì hoa hồng đỏ thắm, cả hai đều khoe sắc
trong vườn lộng lẫy.
- Căn cứ vào nghĩa của các đối tượng được so sánh với nhau có
các dạng so sánh sau:
+ Yếu tố được / bị so sánh và yếu tố chuẩn không cùng phạm trù
ngữ nghĩa
• Yếu tố được / bị so sánh thuộc phạm trù người, yếu tố chuẩn
không thuộc phạm trù người
Ví dụ:
Bé chạy ra, chạy vào bày cỗ như con kiến vác đất làm tổ, như con
chim tha mồi.
• Yếu tố được / bị so sánh là tâm trạng, tình cảm; yếu tố chuẩn
không là trạng thái, tình cảm.
Ví dụ:
Nhớ ai bổi hổi bồi hồi
Như đứng đống lửa, như ngồi đống than.
• Yếu tố được / bị so sánh là hành động , yếu tố chuẩn không là
hành động.
Ví dụ:
Chạy nhanh như gió.

19

• Yếu tố được / bị so sánh là các sự việc, yếu tố chuẩn không là các
sự việc.
Ví dụ:
Con mắt em liếc như là dao cau.
+ Yếu tố được / bị so sánh và yếu tố chuẩn cùng thuộc phạm trù
ngữ nghĩa.
• Yếu tố được / bị so sánh và yếu tố chuẩn cùng thuộc phạm trù
người.
Ví dụ:
Bố em cày ruộng thành thạo như một bác nông dân.
• Yếu tố được / bị so sánh và yếu tố chuẩn cùng thuộc phạm trù
hành động.
Ví dụ:
Tìm em như thể tìm chim.
• Yếu tố được / bị so sánh và yếu tố chuẩn cùng thuộc phạm trù tình
cảm.
Ví dụ:
Thương người như thể thương thân.
• Yếu tố được / bị so sánh và yếu tố chuẩn cùng thuộc phạm trù sự
vật.
Ví dụ:
Trăng tròn như quả bóng
Ai vừa tung lên trời.
1.3.4. Chức năng của biện pháp so sánh tu từ
Biện pháp so sánh tu từ có hai chức năng cơ bản và chủ yếu đó là:
chức năng nhận thức và chức năng biểu cảm.

20

Tải về bản full

sử dụng nghệ thuật so sánh, nhân hóa trong văn miêu tả.

Thứ năm - 29/10/2020 21:03

Bài 1: Cho đề văn : hãy tả 1 ngày mưa rất to tại nơi em ở.
-Có thể liên tưởng, so sánh các hình ảnh, sự vật sau:
+ Mặt trời đã trốn đi đâu, từ bao giờ.
+Bầu trời đầy mây đen vần vũ.

tải xuống [3]

+Những hàng cây như được tắm rửa trong trận mưa, nghiêng ngả đùa trong nước mưa.
+ Những dãy nhà như khuôn mặt sáng sủa sau lần rửa mặt.
+Đường đi ngập nước vì chảy không kịp. Lúc mưa to nhất, đường như một dòng sông nhỏ, nhiều em bé gấp thuyền giấy, thả xuống…
+Xe máy, xe đạp không đi nhanh được, giống như từng đoàn xe lội nước.
+Người đi đường mặc áo mưa kín mít như những nhà tu hành, đi rất vội vã…
+Nước chảy trên đường vào cống nghe ồ ồ như người khổng lồ đang khóc.
+ Không gian mưa rơi trắng như tấm màn mưa.
Bài tập 2:Viết 1 đoạn văn ngắn tả cảnh 1 buổi trưa tưa hè nắng gắt tại nơi em ở.
Gợi ý.
Có thể chọ các chi tiết sau:
-Mặt trời như đang dội lửa xuống mặt đất[ so sánh].
-Bầu trời cao xanh vời vợi, không 1 gợn mây
[ nhận xét].
-Không có gió,hàng cây hai bên đường im lặng như đang đứng ngủ[ so sánh].
-Ve kêu râm ran khiến người nghe sốt ruột, chỉ muốn lấy cho lũ ve 1 cốc nước lọc. Kêu nhiều thế thì khản cổ thôi [ tưởng tượng].
-Trên đường nhựa như đang bộc khói, rất vắng. Quán nước nhà chú Chiến rất đông [ nhận xét, tưởng tượng].
Bài tập 3:
-Cho các từ sau:ngang, khệnh khạng, vun vút,chậm chạp, rung rinh, bệ vệ, đùa giỡn…
-Hãy lựa chọn và điền các từ đã cho vào những chỗ trống trong đoạn văn sau:
-Sau khi điền từ, đọc lại đoạn văn, cho biết:
+Đoạn văn tả cảnh gì, ở đâu?
+Người viết có những tưởng tượng, so sánh, nhận xét hay ở chỗ nào?
“ Một con sao biển đỏ thắm đang …bò. Những con tôm hùm mang bộ râu dài…bước trên các hòn đá. Một con cua đang bò…Chỗ nào cũng thấy bao nhiêu vật lạ. Đây là hoa loa kèn mở rộng cánh, …dưới nước. Đàn tôm con lao…như ruồi. Bác rùa biển…, có hai con cá xanh như đôi bướm…phía trên mai.”
Gợi ý
HS lần lượt điền các từ : chậm chạp,bệ vệ, ngang, rung rinh, vun vút, khệnh khạng, đùa giỡn.
-Đoạn văn tả hoạt động của các loài vật dưới đáy biển.
-Người viết có có những tưởng tượng, so sánh, nhận xét rất độc đáo, tài hoa, tạo nên những chi tiết rất hay , thú vị:
+Tôm hùm mang bộ râu dài bệ vệ bước trên các hòn đá.
+ Hoa loa kèn rung rinh trong nước.
+Đàn tôm con lao vun vút được so sánh với lũ ruồi[ cách so sánh của người Nga].
+Bác rùa khệnh khạng, hai con cá xanh như đôi bướm đùa giỡn[ vừa nhân hóa , vừa so sánh hợp lí].

Nghệ thuật miêu tả qua một số văn bản truyện, kí

  • Xem
  • Lịch sử chỉnh sửa
  • Bản đồ
  • Files

Bản để in

Nghệ thuật miêu tả qua một số văn bản truyện, kí

Mục lục

1. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN MIÊU TẢ [edit]

1.1. Trình tự trong văn miêu tả

1.2. Ngôn ngữ trong văn miêu tả

1.3. Yếu tố trữ tình trong văn miêu tả

2. NGHỆ THUẬT MIÊU TẢ QUA CÁC VĂN BẢN TRUYỆN, KÍ [edit]

2.1. 1. Sông nước Cà Mau

2.2. 2. Vượt thác

2.3. 3. Cô Tô

KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN MIÊU TẢ [edit]

Trình tự trong văn miêu tả

Việc sắp xếp trình tự trong văn miêu tả rất linh hoạt. Lựa chọn trình tự nào là tùy thuộc vào đối tượng được miêu tả hoặc điểm nhìn của người tả. Có một số trình tự sau:

1. Trình tự thời gian

Trình tự này thường được dùng trong các dạng văn tả cây cối, tả cảnh thiên nhiên, tả cảnh sinh hoạt. Trong một năm thì tả theo trình tự mùa; trong ngày thì tả theo buổi; khi tả một sự việc thì tả theo diễn biếntừmở đầu đến kết thúc.

1. Trình tự không gian

Trình tự này thường được dùng trong dạng văn miêu tả cảnh thiên nhiên và cảnh sinh hoạt. Có thể theo trình tựtừxa đến gần,từbao quát đến cụ thể; có thể đitừtrái qua phải,từtrên xuống dưới,từtrước ra sau,từngoài vào trong,... tùy theo điểm nhìn và vị trí quan sát của người miêu tả.

Ngoài hai trình tự trên, người viết có thể sắp xếp theo trình tự đặc điểm của đối tượng; trình tự cảm xúc cá nhân hoặc kết hợp cả hai trình tự trên.


Ngôn ngữ trong văn miêu tả

  • Ngôn ngữ trong văn miêu tả phong phú, giàu hình ảnh và có sức biểu cảm lớn. Thông thường cáctừláy,từtượng hình hay tượng thanh đáp ứng được yêu cầu này.
  • Phải đảm bảo được tính chính xác. Phải chọn đúngtừngữ diễn tả chính xác cái thần, cái hồn của đối tượng miêu tả.
  • Ngôn ngữ phải có sự liên tưởng, khơi gợi trí tưởng tượng của người đọc. Cáctừngữ trong văn miêu tả không chỉ mang nghĩa đen mà còn có nhiều lớp nghĩa bóng.
  • Câu văn tả không chỉ cần đúng mà còn phải hay. Có thể đan xen câu bình thường với câu đặc biệt, câu đơn với câu phức, câu dài với câu ngắn,... cũng có thể dùng câu đảo ngữ để gây ấn tượng.


Yếu tố trữ tình trong văn miêu tả

1. Khái niệm

Hình ảnh thiên nhiên và con người được phản ánh trong văn miêu tả thông qua cảm nhận của người viết. Người viết không nên sao chép bức tranh cuộc sống một cách máy móc, khô khan mà phải có thái độ rõ ràng, có tấm lòng, tâm hồn nhạy cảm và biết rung động trước cái đẹp. Đó là chất trữ tình trong văn miêu tả.

2. Phân loại

Có hai cách bộc lộ chất trữ tình trong văn miêu tả:

  • Trực tiếp
- Bằng những câu cảm thán hay trần thuật

- Bằng những lời bình, lời nhận xét

  • Gián tiếp
- Thông qua nghệ thuật sử dụngtừngữ, câu văn

LƯU Ý: Cũng có thể sử dụng kết hợp cả hai cách trên.


NGHỆ THUẬT MIÊU TẢ QUA CÁC VĂN BẢN TRUYỆN, KÍ [edit]

1. Sông nước Cà Mau

Bằng việc sử dụng các từ ngữ có tính cường điệu và các tính từ chỉ màu sắc và trạng thái cảm giác, cùng nghệ thuật liệt kê, điệp từ; nhà văn Đoàn Giỏi đã đưa đến cho người đọc một cảm nhận vô cùng rõ ràng và sắc nét về sự phong phú và độc đáo của cảnh thiên nhiên sông nước vùng Cà Mau và cuộc sống con người nơi đây.

  • Thiên nhiên nơi đây ngập tràn trong sắc xanh của trời, của nước và của cây cỏ; có cả trong mình âm thanh rì rào của gió rừng và sóng biển [đoạn văn thứ nhất trong văn bản truyện]. Cà Mau là nơi có kênh rạch chằng chịt, vì vậy mà tác giả không quên liệt kê và lí giải cái tên của mỗi con sông, và chỉ tập trung miêu tả con sông Năm Căn bởi sự rộng lớn, hùng vĩ của nó và vẻ đẹp của rừng đước ở hai bên bờ sông [đoạn văn số 2 của văn bản truyện].
  • Cuộc sống con người vùng sông nước được tác giả miêu tả sựđông vui, trù phú, đa dạng và độc đáo của cảnh chợ Năm Căn:khung cảnh rộng lớn, tấp nập, hàng hóa phong phú, thuyền bè san sát;màu sắc, trang phục, tiếng nói của người bán hàng thuộc nhiều dân tộc. [đoạn văn thứ 3 của văn bản truyện]

2. Vượt thác

Bằng việc sử dụng các nghệ thuật nhân hoá, so sánh và sử dụng những từ ngữ gợi hình, văn bản miêu tảcảnh vượt thác của con thuyền trên sông Thu Bồn, làm nổi bật vẻ hùng dũng và sức mạnh của con người lao động trên nền cảnh thiên nhiên rộng lớn, hùng vĩ.

  • Cảnh thiên nhiên hiện ra thay đổi theo từng vùng: từvùng đồng bằng êm đềm, hiền hòa, thơ mộng của những bãi dâu "trải ra bạt ngàn đến tận những làng xa tít", thuyền bè tấp nập chở hàng hoá nào "cau tươi, dây mây, dầu rái, những thuyền chở mít, chở quế"cho đếnđoạn thác ghềnh,dòng sông hiểm trở và dữ dội, cảnh thiên thiên hùng vĩ hiện ra: "Núi cao như đột ngột hiện ra chắn ngang trước mặt". [Đoạn đầu của văn bản truyện]
  • Vẻ đẹp dũng mãnh của Dượng Hương Thư khi vượt thác đại diện cho sức mạnh của con người trước thiên nhiên và trong lao động được miêu tả bằng biện pháp nghệ thuật so sánh, liệt kê cho thấy Dượng Hương Thư có ngoại hình gân guốc, vững chắc ["đánh trần", "như một pho tượng đúc đồng", "các bắp thịt cuồn cuộn", "hai hàm răng cắn chặt", "quai hàm bạnh ra", "cặp mắt nảy lửa"] và có hành động mạnh mẽ, nhanh nhẹn ["co người phóng chiếc sào xuống lòng sông", "ghì chặt trên đầu sào", "thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt"].

3. Cô Tô

Bằng việc sử dụng các hình ảnh chọn lọc [bầu trời, nước biển, cây trên núi đảo, bãi cát,…], cácphụtừ"thêm", "lại", "hơn" kết hợp với các tínhtừđặc tả màu sắc và ánh sáng; và nghệ thuậtẩn dụchuyển đổi cảm giác, so sánh để miêu tả vẻ đẹp trong trẻo, tươi sáng và tràn đầy sức sống của quần đảo Cô Tô sau trận bão.

  • Đẹp nhất là cảnh rực rỡ khi mặt trời mọc trên biển được hiện ra qua biện pháp nghệ thuật so sánh ở các hình ảnh:

- Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi.

- Mặt trời nhú lên dần dân, rồi lên cho kì hết. Tròntrĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn.Quả trứng hồng hào, thăm thẳm và đường bệ đặt lênmột bâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng. Ynhư một mâm lễ phẩm tiến ratừbình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông.

  • Khung cảnh của cuộc sống thanh bình sau bão được miêu tả bằng biện pháp nghệ thuật so sánh, liên tưởng và sử dụng các lượng từ chri ý nghĩa toàn thể, quan hệ từ và điệp từ:

-Quanh giếng nước ngọt:vui như một cái bến và đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền.

-Chỗ bãi đá:bao nhiêu là thuyền của hợp tác xã đang mở nắp sạp.

- Thùng và cong và gánh nối tiếp đi đi về về.

- Trông chị Châu Hòa Mãn địu con,thấy nó dịu dàng yên tâm như cái hình ảnh biển cả là mẹ hiền mớm cá cho lũ con lành.

Thẻ từ khoá:

  • văn miêu tả
  • yếu tố miêu tả
  • nghệ thuật miêu tả

◄ Tiếng Việt: Ôn tập về dấu câu

Chuyển tới... Chuyển tới... 1. Ôn tập truyện dân gian 2. Ôn tập từ, từ loại và cụm từ 3. So sánh 4. So sánh [tiếp] 5. Bài học đường đời đầu tiên 6. Sông nước Cà Mau Truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên Văn bản: Con Rồng cháu Tiên Bánh chưng, bánh giầy Văn bản: Bánh chưng, bánh giầy Từ Tiếng Việt: Từ và cấu tạo từ tiếng Việt Phương thức biểu đạt Tập làm văn: Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt Thánh Gióng Văn bản: Thánh Gióng Từ mượn Tiếng Việt: Từ mượn Văn tự sự Tập làm văn: Tìm hiểu chung về văn tự sự Sơn Tinh, Thủy Tinh Văn bản: Sơn Tinh –Thủy Tinh Tiếng Việt: Nghĩa của từ Tập làm văn: Sự việc và nhân vật trong văn tự sự Sự tích Hồ Gươm Văn bản: Sự tích Hồ Gươm Tập làm văn: Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự Tập làm văn: Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự Tập làm văn: Viết bài tập làm văn số 1 - Văn kể chuyện Truyện cổ tích Sọ Dừa Văn bản: Sọ Dừa Từ nhiều nghĩa Tiếng Việt: Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ Tập làm văn: Lời văn, đoạn văn tự sự Thạch Sanh Văn bản: Thạch Sanh Tiếng Việt: Chữa lỗi dùng từ Tập làm văn: Trả bài viết số 1 Em bé thông minh Văn bản: Em bé thông minh Tiếng Việt: Chữa lỗi dùng từ [tiếp] Tập làm văn: Luyện nói: Kể chuyện Cây bút thần Văn bản: Cây bút thần Danh từ Tiếng Việt: Danh từ Tập làm văn: Ngôi kể trong văn tự sự Ông lão đánh cá và con cá vàng Văn bản: Ông lão đánh cá và con cá vàng Tập làm văn: Thứ tự kể trong văn tự sự Tập làm văn: Viết bài tập làm văn số 2 Truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng Văn bản: Ếch ngồi đáy giếng Thầy bói xem voi Văn bản: Thầy bói xem voi Đeo nhạc cho mèo Văn bản: Đeo nhạc cho mèo Tiếng Việt: Danh từ [Tiếp theo] Tập làm văn: Luyện nói kể chuyện Chân, tay, tai, mắt, miệng Văn bản: Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng Tiếng Việt: Cụm danh từ Tập làm văn: Trả bài tập làm văn số 2 Tập làm văn: Luyện tập xây dựng bài tự sự: kể chuyện đời thường Truyện cười Treo biển Văn bản: Treo biển Lợn cưới áo mới Văn bản: Lợn cưới, áo mới Số từ Lượng từ Tiếng Việt: Số từ và lượng từ Tập làm văn: Viết bài tập làm văn số 3 Tập làm văn: Kể chuyện tưởng tượng Chỉ từ Ôn tập truyện dân gian Tiếng Việt: Chỉ từ Tập làm văn: Luyện tập kể chuyện tưởng tượng Truyện trung đại Con hổ có nghĩa Văn bản: Con hổ có nghĩa Động từ và cụm động từ Tiếng Việt: Động từ Tiếng Việt: Cụm động từ Tập làm văn: Trả bài tập làm văn số 3 Mẹ hiền dạy con Văn bản: Mẹ hiền dạy con Tính từ và cụm tính từ Tiếng Việt: Tính từ và cụm tính từ Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng Văn bản: Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng Vẻ đẹp và sức sống của truyện kể dân gian Ôn tập: Vẻ đẹp và sức sống của truyện kể dân gian Ôn tập: Từ và nghệ thuật sử dụng từ Video: Giới thiệu chung về văn tự sự Video: Kiểu bài tự sự số 1. Kể lại chuyện đã học hoặc đã đọc Video: Kiểu bài tự sự số 1. Kể lại chuyện đã học hoặc đã đọc [tiếp theo] Video: Kiểu bài tự sự số 2. Kể truyện đời thường [Giới thiệu chung] Video: Kiểu bài tự sự số 2. Kể chuyện đời thường [Dạng 1] Video: Kiểu bài tự sự số 2. Kể chuyện đời thường [Dạng 2] Video: Kiểu bài tự sự số 2. Kể chuyện đời thường [Dạng 3] Video: Kiểu bài tự sự số 3. Kể chuyện sáng tạo [Giới thiệu chung] Video: Kiểu bài tự sự số 3. Kể chuyện sáng tạo [Dạng 1] Video: Kiểu bài tự sự số 3. Kể chuyện sáng tạo [Dạng 2] Bài học đường đời đầu tiên Văn bản: Bài học đường đời đầu tiên Phó từ Phó từ Văn miêu tả Tập làm văn: Tìm hiểu chung về văn miêu tả Sông nước Cà Mau Văn bản: Sông nước Cà Mau So sánh Tiếng Việt: So sánh Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả Bức tranh của em gái tôi Văn bản: Bức tranh của em gái tôi Vượt thác Văn bản: Vượt thác Tiếng Việt: So sánh [tiếp theo] Tập làm văn: Phương pháp tả cảnh - Viết bài tập làm văn số 5 Buổi học cuối cùng Văn bản: Buổi học cuối cùng Nhân hóa Tiếng Việt: Nhân hóa Tập làm văn: Phương pháp tả người Đêm nay Bác không ngủ Văn bản: Đêm nay Bác không ngủ Ẩn dụ Tiếng Việt: Ẩn dụ Lượm Văn bản: Lượm Mưa Văn bản: Mưa Hoán dụ Tiếng Việt: Hoán dụ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II VIDEO: Cảm nhận văn bản "Cô Tô" Cô Tô Văn bản: Cô Tô Các thành phần chính của câu Tiếng Việt: Các thành phần chính của câu Tập làm văn: Viết bài tập làm văn số 6 - Văn tả người Cây tre Việt Nam Văn bản: Cây tre Việt Nam Câu trần thuật đơn Tiếng Việt: Câu trần thuật đơn Lòng yêu nước Văn bản: Lòng yêu nước Lao xao Văn bản: Lao xao Câu trần thuật đơn có từ "là" Câu trần thuật đơn có từ "là" Câu trần thuật đơn không có từ "là" Tiếng Việt: Câu trần thuật đơn không có từ "là" Tập làm văn: Ôn tập văn miêu tả Tập làm văn: Viết bài tập làm văn số 7 - Văn miêu tả sáng tạo Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử Văn bản: Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử Chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ Tiếng Việt: Chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ Viết đơn Tập làm văn: Viết đơn VIDEO: Cảm nhận văn bản "Bức thư của thủ lĩnh da đỏ" Bức thư của thủ lĩnh da đỏ Văn bản: Bức thư của thủ lĩnh da đỏ Động Phong Nha Văn bản: Động Phong Nha Ôn tập về dấu câu Tiếng Việt: Ôn tập về dấu câu Nghệ thuật miêu tả qua một số văn bản truyện, kí Câu và dấu câu Câu và dấu câu Các biện pháp tu từ Các biện pháp tu từ

Nghệ thuật miêu tả qua một số văn bản truyện, kí ►

Khái niệm biện pháp tu từ so sánh là gì?

a – Khái niệm phép so sánh

Phép so sánh là đối chiếu sự vật, sự việc, hiện tượng này với sự vật, sự việc, hiện tượng khác có nét tương đồng để tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

b – Ví dụ phép so sánh

Thư viện hỏi đáp sẽ đưa ra các ví dụ về phép so sánh trong ca dao – tục ngữ, trong thơ ca gồm:

Ví dụ phép so sánh trong ca dao – tục ngữ

Ví dụ 1: Cày đồng đang buổi ban trưa – Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.

So sánh mồ hôi như mưa = > ý nói sự vất vả của người nông dân khi làm nông.

Ví dụ 2: Công cha như núi Thái Sơn – Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

So sánh công Cha núi ngọn núi Thái sơn, tình mẹ như nước trong nguồn.

Ví dụ so sánh trong thơ ca

Ví dụ 1: Ao thu lạnh lẽo nước trong veo – Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo [ Thu điếu – Nguyễn Khuyến].

So sánh chiếc thuyền câu bé tẻo teo.

Ví dụ 2:

Những đêm trăng hiền từ

Biển như cô gái nhỏ

Thầm thì gửi tâm tư

Quanh mạn thuyền sóng vỗ [Trích tác phẩm Thuyền và Biển – Xuân Quỳnh].

Phép so sánh biển như cô gái nhỏ.

Video liên quan

Chủ Đề