So sánh 3 to chức cách mạng Việt Nam

1. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên

a. Hoàn cảnh:

Cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu, Trung Quốc lựa chọn một số thanh niên tích cực trong nhóm Tâm tâm xã, lập ra cộng sảnđoàn.

-Tháng 6/1925, thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên , cơ quan lãnhđạo là Tổng bộ , trụ sởđặt tại Quảng Châu; ra báo Thanh niên, cơ quan ngôn luận của Hội.

=> Quađó ta thấyđược “ tầm nhìn xa trông rộng” của Nguyễn Ái Quốc khi người lựa chọnđối tượng là thanh niênđể làm lực lượng nòng cốt cho cách mạng.

b. Hoạtđộng

- Xuất bản báo thanh niên năm 1925. Sốđầu tiên ra ngày 21-6-1925

- Năm 1927 xuất bản cuốn sáchĐường Kách mệnh trang bị lý luận cách mạng cho cán bộ cách mạng, tuyên truyềnđến giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân Việt Nam.

- Nguyễn Ái Quốc trực tiếp mở các lớp giảng dạyở Quảng Châuđể truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin cho các học viên.

- Xây dựng cơ sở trong nước:đến năm 1929 hầu khắp cả nướcđều có tổ chức Thanh niên. Các kỳ bộđược thành lậpở 3 kỳ.

- Thực hiện chủ trương vô sản hóa [ 1928]đưa thanh niên về nước,đi vào các nhà máy, hầm mỏ, xí nghiệp tự rèn luyện và vậnđộng quần chúng, công nhânđứng lênđấu tranh. Có tác dụng thúcđẩy phong trào công nhân trong nước phát triển mạnh, họ trở thành cốt lõi trong phong tràođấu tranh giải phóng dân tộc sau này.

2. Tân Việt Cách mạng đảng

a. Sự thành lập

-Tháng 7/1925 , một số tù chính trị ở Trung kỳ và một nhóm sinh viên trường Cao đẳng sư phạm Hà Nội lập ra Hội Phục Việt , sau đổi thành Hưng Nam và đến 7/1928 đổi thành Tân Việt Cách mạng đảng [Đảng Tân Việt]

-Thành phần: trí thức nhỏ và thánh niên tiểu tư sản yêu nước.

-Địa bàn hoạt động chủ yếu: Trung kỳ.

b. Sự phân hóa

Do tác động của tổ chức Thanh niên => Tân Việt phân hóa: một số gia nhập tổ chức Thanh niên , số còn lại tích cực chuẩn bị để thành lập chính đảng vô sản.

3. Việt Nam quốc dân đảng

a. Sự thành lập

- Thành lập ngày 25/12/1927 từ tổ chức hạt nhân là Nxb Nam Đồng thư xã

-Người sáng lập: Nguyễn Thái Học, Phạm Tuấn Tài, Nguyễn Khắc Nhu, Phó Đức Chính.Đây là chính đảng tổ chức cách mạng theo khuynh hướng dân chủ tư sản , đại biểu cho tư sản dân tộc yêu nước.

b. Hoạt động

- Nguyên tắc tư tưởng của Đảng : “Tự do – Bình đẳng – Bác ái”.

- Mục tiêu : đánh đổ giặc Pháp , đánh đổ ngôi vua , thiết lập dân quyền.

- Chủ trương tiến hành cách mạng bằng bạo lực , lực lượng chủ yếu là binh lính người Việt trong quân đội Pháp được giác ngộ.

- Tổ chức cơ sở quần chúng ít, địa bàn hoạt động hẹp[ Bắc Kỳ], tổ chức lỏng lẻo , sớm bị thực Pháp khủng bố.

- Khởi nghĩa Yên Bái

+ Tháng 2/1929 Việt Nam Quốc dân đảng tổ chức ám sát tên trùm mộ phu đồn điền Badanh tại Hà Nội => Pháp tiến hành khủng bố dã man.

+Bị động trước tình thế đó, Việt Nam Quốc dân đảng dốc toàn bộ lực lượng tiến hành cuộc khởi nghĩa Yên Bái [ 9/2/1930 ] với phương châm“ không thành công cũng thành nhân” nhưng cuối cùng đã thất bại. Nó chấm dứt vai trò của Việt Nam Quốc dân đảng.

+Thất bại nhanh chóng song có tác dụng cổ vũ to lớn lòng yêu nước và ý chí căm thù giặc của nhân dân ta.

Sự ra đời và hoạt động của ba tổ chức cách mạng

I. Sự ra đời và hoạt động của ba tổ chức cách mạng

1. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên

a] Sự thành lập

- Cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu [Trung Quốc] mở lớp đào tạo cán bộ, giác ngộ một số thanh niên tích cực trong Tâm tâm xã, lập ra Cộng sản đoàn [2 - 1925].

- Tháng 6 - 1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

b] Hoạt động

- Thành phần hội viên: trí thức tiểu tư sản, công nhân, nông dân,...

- Địa bàn hoạt động: Bắc Kì, Trung Kì, Nam Kì và cả Hải ngoại [Xiêm].

- Nền tảng tư tưởng chính trị: chủ nghĩa Mác - Lênin.

- Hoạt động tiêu biểu:

+ Trang bị lý luận cách mạng giải phóng dân tộc cho cán bộ Hội nhằm tuyên truyền cho giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân.

Nguyễn Ái Quốc mở lớp huấn luyện chính trị

+ Ra báo Thanh niên [6 - 1925] làm cơ quan ngôn luận.

+ Ngày 09/7/1925, Nguyễn Ái Quốc và một số nhà yêu nước Triều Tiên, Inđônêxia lập raHội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á Đông.

+ Đầu năm 1927, tác phẩm Đường Kách mệnh của Nguyễn Ái Quốc được xuất bản.

- Năm 1928, chủ trương “vô sản hóa”, tuyên truyền vận động cách mạng, nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân.

c]Vai trò của tổ chức đối với việc thành lập Đảng

- Chuẩn bị về chính trị, tư tưởng, tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.

+ Chuẩn bị về tư tưởng, chính trị: tuyên truyền lí luận cách mạng giải phóng dân tộc trong phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam.=> thúc đẩy phong trào công nhân và phong trào yêu nước phát triển.

+ Chuẩn bị về tổ chức: xây dựng đội ngũ cán bộ và hệ thống tổ chức, đưa đến sự ra đời các tổ chức cộng sản, từ đó hợp nhất thành Đảng Cộng sản Việt Nam.

Video tư liệu về sự ra đời của hội Việt Nam cách mạng Thanh niên

2. Tân Việt Cách mạng đảng [giảm tải]

3. Việt Nam Quốc dân đảng

a] Thành lập

- Từ cơ sở hạt nhân đầu tiên là Nam đồng thư xã, ngày 25/12/1927 Nguyễn Thái Học, Phạm Tuấn Tài, Nguyễn Khắc Nhu, Phó Đức Chính thành lậpViệt Nam Quốc dân đảng.

- Đây là chính đảng theo xu hướng cách mạng dân chủ tư sản, đại biểu cho tư sản dân tộc Việt Nam.

b] Chương trình hành động

-Chương trình hành động:“Tự do - Bình đẳng - Bác ái”. Được chia thành 4 thời kỳ: cổ động, bãi công, đánh đuổi giặc Pháp, đánh đổ ngôi vua, thiết lập dân quyền.

-Chủ trương:tiến hành cách mạng bằng bạo lực, giác ngộ lực lượng binh lính người Việt trong quân đội Pháp.

- Địa bàn hoạt động: chủ yếu ở Bắc Kỳ còn ở Trung Kỳ và Nam Kỳ không đáng kể.

c] Hoạt động

- Tháng 2/1929, VNQDĐ tổ chức ám sát trùm mộ phu Ba danh ở Hà Nội, bị Pháp khủng bố dã man.

- Bị động, lãnh đạo chủ chốt của VNQDĐ quyết định dốc hết lực lượng thực hiện bạo động cuối cùng “không thành công cũng thành nhân”.

- Ngày 9/2/1930 khởi nghĩa nổ ra ở Yên Bái, Phú Thọ, Hải Dương, Thái Bình… ở Hà Nội có đánh bom phối hợp.

Lược đồ khởi nghĩa Yên Bái [9/2/21930]

=> Nhận xét:

- Ý nghĩa:Khởi nghĩa thất bại nhanh chóng song đã cổ vũ lòng yêu nước, chí căm thù giặc của nhân dân Việt Nam đối với Pháp và tay sai, tiếp nối truyền thống yêu nước bất khuất của dân tộc Việt Nam.

- Vai trò lịch sử:VNQDĐ với tư cách là một chính đảng cách mạng trong phong trào dân tộc, vừa mới xuất hiện đã chấm dứt cùng sự thất bại của khởi nghĩa Yên Bái.

Video tư liệu về Việt Nam quốc dân Đảng

4. Mở rộng:Nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam

Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự thất bại của phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam là do Việt Nam thiếu đi một cơ sở kinh tế - xã hội đủ mạnh để cách mạng tư sản có thể nổ ra và giành thắng lợi.

- Về kinh tế, sự du nhập không hoàn toàn của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa khiến cho cơ cấu kinh tế Việt Nam có sự chuyển biến nhưng chỉ mang tính cục bộ, còn phổ biến vẫn trong tình trạng nghèo nàn, lạc hậu.

- Về xã hội, giai cấp tư sản lại có thế lực kinh tế nhỏ yếu, địa vị chính trị thấp nên không thể đủ sức lãnh đạo cách mạng.

ND chính

- Những nét chính về sự thành lập, tổ chức, hoạt động, sự phân hóa,... củaba tổ chức cách mạng ở Việt Nam.

- Nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam.

Sơ đồ tư duySự ra đời và hoạt động của ba tổ chức cách mạng

Loigiaihay.com

  • Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời

    Tóm tắt mục II. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời

  • Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, Tân Việt Cách mạng đảng và Việt Nam Quốc dân đảng đã ra đời và hoạt động như thế nào?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 86 SGK Lịch sử 12

  • Nêu vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với quá trình vận động chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 1 trang 89 SGK Lịch sử 12

  • Việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930 có ý nghĩa như thế nào?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 2 trang 89 SGK Lịch sử 12

  • Trình bày hoàn cảnh lịch sử và diễn biến của Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

    Giải bài tập Bài 1 trang 89 SGK Lịch sử 12

  • Nêu nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của Cách mạng tháng Tám năm 1945

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 120 SGK Lịch sử 12

  • Hãy lập bảng tóm tắt về nguyên nhân, diễn biến, ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, khởi nghĩa Nam Kì và binh biến Đô Lương

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 2 trang 112 SGK Lịch sử 12

  • Lập bảng so sánh những điểm giống và khác nhau giữa hai chiến lược “Chiến tranh cục bộ” [1965-1968] và “Việt Nam hóa chiến tranh” [1969-1973] của Mĩ ở miền Nam Việt Nam.

    Giải bài tập Bài 1 trang 188 SGK Lịch sử 12

  • Tình hình nước ta sau cách mạng tháng Tám năm 1945 có những thuận lợi và khó khăn gì?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 122 SGK Lịch sử 12

Video liên quan

Chủ Đề