Người lái thuyền gọi là gì

Tàu đường sắt hay còn gọi là tàu hỏa là phương tiện giao thông di chuyển trên hệ thống đường ray bằng kim loại (đường sắt). Mỗi tàu lửa thường bao gồm một hoặc hai đầu kéo, phía sau là nhiều toa tàu nối lại với nhau, tạo thành đoàn tàu. Trên các toa tàu có thể chứa người hoặc hàng hóa.

Sở dĩ gọi là tàu hỏa (tàu lửa) là vì trước đây người ta phải đốt than nung nóng nước bốc hơi để vận hành động cơ hơi nước tạo lực đẩy tàu đi, khiến cho đầu tàu thường có khói, lửa. Ngày nay, tàu đường sắt đã sử dụng các công nghệ tiến bộ hơn, sử dụng động cơ đốt trong chạy bằng dầu diesel, khí hidro hoặc động cơ điện.

Ngưới lái tàu đường sắt là người được đào tạo chuyên môn và được cấp phép để điều khiển tàu di chuyển trên đường ray. Mục tiêu của người lái tàu đó là đảm bảo tàu vận hành an toàn, đúng tốc độ quy định và đúng lịch trình.

Người lái tàu đường sắt còn được gọi là kỹ thuật viên lái tàu, công nhân lái tàu. Lái tàu đường sắt có 3 cấp bậc theo thứ tự từ cao xuống thấp như sau:

– Lái chính (tài xế): là người trực tiếp điều khiển tàu, chịu trách nhiệm chỉ huy tổ lái tàu

– Lái phụ 2: đã làm lái phụ được 24 tháng trở lên, có từ 30.000km chạy tàu an toàn

– Lái phụ 1: người mới được nhận vào làm lái tàu

Người lái thuyền gọi là gì

2. Nghề lái tàu đường sắt làm công việc gì ?

Các công việc thường xuyên của người lái tàu là:

– Thực hiện bài test sát hạch ngắn tầm 5 – 10 phút, đo nồng độ cồn trước khi được lên lái tàu. Việc này giúp kiểm soát lái tàu phải đảm bảo sức khỏe, tỉnh táo, ý thức tốt trước khi lái tàu để đảm bảo an toàn cho đoàn tàu

– Thao tác kiểm tra trạng thái kỹ thuật đầu máy trước, trong và sau khi chạy tàu

– Vận hành tàu chạy theo tốc độ quy định, đúng lịch trình và theo mệnh lệnh của trưởng tàu, tín hiệu chỉ dẫn của trực ban chạy tàu, biển hiệu biển báo trên đường

– Báo cáo và đề xuất sửa chữa các hỏng hóc, trục trặc của tàu, kiểm tra giám sát kết quả sửa chữa tàu

– Xử lý các sự cố phát sinh trong quá trình tàu chạy: tàu bị hư hỏng, tai nạn, đường ray bị hỏng,…

– Thực hiện các báo cáo, ghi chép giấy tờ, sổ sách nhật ký công việc

– Lái tàu chính sẽ chịu trách nhiệm hướng dẫn, giám sát phụ lái thực hành lái tàu

– Đối với tàu hàng không có trưởng tàu thì lái tàu chính đảm nhiệm các công việc của trưởng tàu

3. Làm sao để trở thành người lái tàu đường sắt ?

Để làm lái tàu đường sắt, bạn cần đáp ứng các tiêu chuẩn như sau:

– Đối tượng: nam giới, trong độ tuổi lao động

– Chuyên môn: có giấy phép điều khiển phương tiện đường sắt

– Đủ sức khỏe theo quy định đối với nghề lái tàu, phụ lái đường sắt do Bộ Y tế quy định Lái tàu tại Nhóm 3, Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư số 24/2015/TTLB-BYT-BGTVT ngày 21/8/2015

– Có lý lịch nhân thân rõ ràng, không có tiền án tiền sự

Để trở thành lái tàu đường sắt, bạn cần phải thực hiện lộ trình ít nhất khoảng 8 – 10 năm kể từ thời điểm tốt nghiệp THPT. Cụ thể:

– Thi tuyển vào trường Cao đẳng đường sắt, chuyên ngành Lái tàu đường sắt. Thời gian học khoảng 36 tháng (03 năm), bạn sẽ được cấp chứng chỉ chuyên ngành lái phương tiện giao thông đường sắt, là điều kiện quan trọng nhất để được nhận vào làm lái tàu tại các công ty đường sắt.

– Sau khi được nhận vào ngành đường sắt, bạn sẽ được làm phụ lái tàu với chức danh phụ lái 1.

– Khi thời gian làm phụ lái 1 đươc ít nhất 24 tháng và có số km lái tàu an toàn từ 30 nghìn km trở lên thì bạn sẽ được thi lên chức danh lái tàu 2.

– Khi thời gian làm phụ lái tàu 2 được ít nhất 36 tháng và đáp ứng 1 số điều kiện khác, bạn sẽ đủ điều kiện đăng ký thi sát hạch cấp giấy phép lái tàu do Cục đường sắt tổ chức. Khi có giấy phép lái tàu bạn mới đủ điều kiện để được ngồi lái tàu chính

4. Những khó khăn khi làm lái tàu đường sắt là gì ?

Nghề lái tàu có rất nhiều khó khăn mà bạn phải vượt qua khi xác định theo nghề, cụ thể là:

– Thời gian học nghề rất lâu, phải mất 8 – 10 năm mới được lái chính kể từ thời điểm tốt nghiệp cấp 3

– Tai nạn luôn thường trực hệ thống giao thông đường sắt xuống cấp, nhiều đường tự mở cắt ngang đường sắt

– Ý thức của nhiều người còn rất kém, nhiều người lựa chọn lao đầu vào tàu lửa để tự tử

– Hệ thống đường tàu nhiều nơi chỉ có một đường ray nên phải chờ đợi để tránh tàu thường xuyên, áp lực về thời gian chạy tau

– Hàng năm người lái tàu phải trải qua kỳ kiểm tra định kỳ chuyên môn, sức khỏe, nếu không đạt sẽ không được bố trí đi tàu

Nhiều từ/cụm từ được sử dụng phổ biến trong cuộc sống hàng ngày có nguồn gốc rất thú vị nhưng ít người biết đến. Chúng có thể là những từ mượn nước ngoài, từ gần âm,… được biến tấu sử dụng trong đời sống. Lâu dần, trở thành "lời ăn tiếng nói" thân thuộc của người dân. Chắc phải là người yêu thích, đam mê ngôn ngữ Việt mới có thể dành nhiều thời gian, công sức khám phá, tìm tòi ngữ nghĩa.

Trong số các từ có nguồn gốc đặc biệt, nếu bỏ qua từ "tài xế" thì quả thật là điều thiếu sót. Chúng ta không còn xa lạ gì với từ này. Nhưng có bao giờ bạn thắc mắc vì sao người lái xe được gọi là "tài xế" không?

Người lái thuyền gọi là gì

Ảnh minh họa.

Trả lời câu hỏi này, học giả Nguyễn Ngọc San cho rằng, "tài xế" tương đương với một từ Hán Việt là "tải xa". Tuy nhiên, trong Tiếng Trung, hai từ này không được dùng như một từ riêng rẽ mà chỉ xuất hiện trong các tổ hợp như "bát tải xa" (một loại xe chở hàng vào thời Tống), "bố luân kỉ sanh vận tải xa" (một loại xe của quân Anh trong thế chiến thứ hai),… Đây cũng không phải cách người Trung Quốc dùng để chỉ tài xế.

Trong Tiếng Trung, người lái xe được gọi là "tư cơ", âm Bắc Kinh là "siji", còn âm Quảng Đông là "xi géi". Và từ này không hề liên quan với từ "tài xế".

Vậy từ "tài xế" bắt nguồn từ đâu? Thật ra, "tài xế" vốn là phiên âm của từ "đại xa" theo tiếng Quảng Đông, đọc là "dai cé", rất gần với từ "tài xế". Từ này cũng không có nghĩa là "xe to".

Mathew's Chinese English Dictionary dịch "đại xa" là "chief engineer", tức là "trưởng máy". Đương đại Hán ngữ từ điển cả nhóm Lý Quốc Viêm cũng giảng (học giả An Chi dịch) "đại xa" là "tiếng tôn xưng đối với người lái tàu hỏa hoặc người phụ trách việc quản lý máy móc trên tàu chạy bằng hơi nước". Như vậy, cả về âm và nghĩa, "đại xa" đều có liên hệ gần gũi với "tài xế". Chúng ta hoàn toàn có cơ sở khẳng định từ trước là xuất xứ của từ sau.

Nói đến "tài xế" thì không thể không nhắc đến "tài công", tức là người lái thuyền. Huỳnh Tịnh Của có chú thích, "tài công" còn được gọi là "đà công". Từ điển Tiếng Trung cũng ghi nhận "tài công" là "từ chỉ người lái thuyền nói chung". Vậy rõ ràng "tài công" vốn bắt nguồn từ "đà công" trong tiếng Hán. Tuy nhiên, không có một cơ sở ngữ âm học nào để "đà" có thể chuyển thành "tài" được. Việc "đà công" chuyển thành "tài công" như vậy hẳn là do sự lẫn lộn với "tài xế" mà ra.

Cũng nói thêm, chữ "xế" trong "tài xế" tương đương với từ "xa", tức là "xe" trong Tiếng Hán. Đó cũng là lý do vì sao người ta gọi xe hơi là "xế hộp", gọi những kẻ đua xe lạng lách là "quái xế".

Người lái tàu được gọi là gì?

9. Lái tàu: là người trực tiếp điều khiển tàu chạy; chịu trách nhiệm vận hành đầu máy an toàn, đúng tốc độ quy định, đúng lịch trình theo biểu đồ chạy tàu, mệnh lệnh chỉ huy chạy tàu, quy trình, quy phạm; tham gia giải quyết tai nạn giao thông đường sắt theo quy định.

Người lái tàu thủy là gì?

Người lái tàu thủy là người điều khiển và quản lý tàu thủy, một phương tiện di chuyển trên mặt nước để vận chuyển hành khách hoặc hàng hóa. 1. Người lái tàu thủy điều hướng con tàu qua vùng nước gồ ghề.

Tay lái của tàu thủy gọi là gì?

Bánh lái thuyền hay còn gọi là tay lái của tàu thuyền. Ở một số nơi thì vật này được xem là hình ảnh truyền thống của nghề hàng hải, gắn liền với biển cả – tức là yếu tố thuỷ (nước). Giữa biển khơi rộng lớn, rất khó khăn để xác định được hướng đi đúng đắn cho con tàu.

Người lái ghe gọi là gì?

- Thuyền trưởng, người lái phương tiện khi hành trình không được bám, buộc phương tiện của mình vào phương tiện chở khách, phương tiện chở hàng nguy hiểm đang hành trình hoặc để phương tiện chở khách, phương tiện chở hàng nguy hiểm bám, buộc vào phương tiện của mình, trừ trường hợp cứu hộ, cứu nạn hoặc trường hợp bất ...