Người sáng tác quốc ca việt nam là ai

Theo điều 143 Hiến pháp năm 1992: "Quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhạc và lời bài Tiến quân ca". Bài hát do cố nhạc sĩ Văn Cao sáng tác. Năm 2016, gia đình cố nhạc sĩ đã hiến tặng cả phần nhạc và lời cho nhân dân và tổ quốc Việt Nam.

Phần hát quốc ca bị ngắt lời "vì lý do bản quyền". Ảnh: Chụp màn hình

Dưới góc độ pháp lý, luật sư Lê Thị Thu Hương [Công ty Luật TNHH T2H] cho biết, bản Tiến quân ca gia đình cố nhạc sĩ Văn Cao tặng lại nhân dân là bản nhạc viết trên giấy, không phải bản ghi hình, ghi âm có thể dùng ngay. Bài hát muốn sử dụng được để phát sóng, đăng tải cần ghi âm hoặc ghi hình để phổ thành bản nhạc.

Quảng cáo

Viện dẫn Luật Sở hữu trí tuệ, luật sư Hương cho rằng, quyền tác giả với tác phẩm âm nhạc phát sinh từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không bắt buộc đăng ký hay công bố. Một tác phẩm được thể hiện dưới dạng nhạc nốt trong bản nhạc hoặc các ký tự âm nhạc khác có hoặc không có lời, không phụ thuộc vào việc trình diễn hay không trình diễn.

Bởi thế, liên quan đến một tác phẩm âm nhạc sẽ có hai quyền: Quyền tác giả và Quyền liên quan đến quyền tác giả.

Theo Luật Sở hữu trí tuệ, Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Quyền sở hữu bản ghi [quyền liên quan đến quyền tác giả] là quyền của tổ chức, cá nhân với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng,...

Quảng cáo

Gia đình cố nhạc sĩ đã hiến tặng bản Tiến quân ca cho nhà nước nên việc sản xuất bản ghi bài hát này không cần xin phép chủ thể nào. Khi một đơn vị sản xuất bản ghi âm, ghi hình, họ có quyền với bản ghi do mình tạo ra, theo điều 30 Luật Sở hữu trí tuệ.

Nhà sản xuất có quyền phân phối đến công chúng bản gốc hoặc bản sao bản ghi âm, ghi hình của mình bằng hình thức bán, cho thuê. Đơn vị sản xuất ra bản ghi âm còn có quyền hưởng lợi vật chất khi sản phẩm của mình được phân phối.

"Từ đó, người nào sử dụng phần lời bài hát thì không phải xin phép. Còn trường hợp dùng bản ghi, hòa âm, phối khí của bài Tiến quân ca do đơn vị nào sản xuất thì phải xin phép họ và thậm chí là trả tiền bản quyền. Giả dụ, các cầu thủ hát quốc ca mà không theo bản nhạc hòa âm sẽ không vi phạm bản quyền khi phát sóng", luật sư nói.

Đại diện một công ty truyền thông đa phương tiện ở Hà Nội cho biết, vấn đề bản quyền âm nhạc, hình ảnh được quản lý rất chặt, nhất là khi đưa lên môi trường mạng. Tuy nhiên hiện nay nhiều người vẫn chưa chú trọng và hiểu rõ về bản quyền nên thường "tự do sử dụng mà không xin phép". Họ sử dụng nhạc không bản quyền như một thói quen.

Bài Tiến quân ca có nhiều đơn vị cả trong và ngoài nước đều sản xuất bản ghi. Khi cá nhân, tổ chức tự bỏ tiền sản xuất bản ghi Tiến quân ca riêng, họ là chủ sở hữu hợp pháp của bản ghi. Vậy ai vô tình" sử dụng bản ghi của đơn vị nào mà không xin phép sẽ bị "đánh" bản quyền dẫn đến mất doanh thu quảng cáo trên Youtube hoặc thậm chí nặng hơn là khóa kênh.

"Bởi thế với bản nhạc phổ biến như Quốc ca, tôi đề xuất nên có một bản ghi "cấp quốc gia" và phổ biến rộng rãi để tránh gây tranh cãi không đáng có về sau. Bản ghi này có thể thu phí để duy trì hoặc miễn phí cho toàn dân", vị đại diện nói.

Sự việc Next Media - đơn vị tiếp sóng trận Việt Nam gặp Lào ở AFF Cup hôm 6/12 trên YouTube - tắt tiếng màn hát Quốc ca của tuyển Việt Nam, khiến nhiều khán giả bức xúc, thắc mắc về cách bảo tồn di sản tinh thần quốc gia.

Dù đơn vị tiếp sóng trận đấu chưa giải thích về động thái tắt tiếng phần hát Quốc ca, nhiều người cho rằng doanh nghiệp chủ động thực hiện điều này do chưa xác định được nguồn gốc bản thu âm, sợ vi phạm bản quyền trên mạng xã hội. Đại diện VFF sau đó cho biết sẽ gửi ban tổ chức AFF Suzuki Cup bản thu âm mới Quốc ca Việt Nam.

Tiến quân ca của nhạc sĩ Văn Cao được chọn làm Quốc ca của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa năm 1946, đồng hành suốt quá trình đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước cũng như trong thời kỳ hòa bình, xây dựng phát triển và bảo vệ Tổ quốc, được nhiều thế hệ ca sĩ biểu diễn ở các sự kiện long trọng. Năm 2016, đại diện gia đình nhạc sĩ hiến tặng nhạc phẩm cho Nhà nước, nhân dân.

Gia đình cố nhạc sĩ Văn Cao hiến tặng ca khúc "Tiến quân ca" cho Quốc hội và nhân dân tháng 7/2016. Ảnh: Thanh Tùng

Nhạc sĩ Văn Cao chỉ để lại giai điệu, ca từ Tiến quân ca, không chú thích các yếu tố như nhịp điệu, độ mạnh nhẹ, giai điệu, hòa âm, âm sắc, tiết tấu. Nhiều đơn vị, cá nhân sau này tự phát triển những phiên bản khác theo cảm nhận riêng.

Theo điều 43 của Luật Sở hữu trí tuệ, bất kỳ ai cũng có quyền ghi âm, ghi hình, kinh doanh nhạc phẩm này, miễn tôn trọng quyền nhân thân và quyền tác giả [ghi tên tác giả, không được sửa lời, nhạc]. Khi làm mới Quốc ca hồi tháng 10, Tùng Dương không cần xin phép.

Nhiều chuyên gia đề xuất cơ quan quản lý, cụ thể là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, sớm đưa ra quy định chuẩn mực hóa Quốc ca.

Tiến sĩ Nguyễn Công Hóa - nguyên Trưởng Ban Quản lý Dự án website Chính phủ - cho biết bản Quốc ca chuẩn được đăng trên Cổng Thông tin Chính phủ từ năm 2005, do Bộ Văn hóa - Thông tin [nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch] thực hiện, được thông qua Bộ Nội vụ, Văn phòng Chính phủ. Đến nay, phiên bản vẫn được sử dụng trong các nghi lễ ngoại giao. Theo ông Hóa, dù có tuổi đời 15 năm, độ phổ biến của bản nhạc không cao, do công tác tuyên truyền chưa tốt.

* Bản Quốc ca được đăng trên Cổng Thông tin Chính phủ

Nhạc sĩ Võ Thiện Thanh cho rằng về độ kỹ lưỡng âm thanh, hòa âm, phối khí của Quốc ca chỉ sau Thánh ca - là thể loại âm nhạc mang tính đặc thù, gắn liền với sự trang nghiêm, đẹp đẽ, hùng dũng. Để thể hiện điều trên, chỉ có dàn nhạc giao hưởng và đại hợp xướng mới có thể làm được.

Anh nói: "Nếu một bản thu âm không đủ chất lượng về hòa âm phối khí và kỹ thuật thu âm, nhạc phẩm sẽ trở nên lạc lõng, yếu ớt và rời rạc. Tôi đã tìm nghe bản Quốc ca trên Cổng thông tin chính phủ, bản chính thức cho tới lúc này. Tôi nghĩ là bản này được ghi âm khá lâu rồi. Nếu dùng để phát trên các đấu trường quốc tế chắc chắn không thể đáp ứng những điều tôi nói ở trên. Phải tổ chức sản xuất lại một bản ghi âm mới thôi".

Năm 1997, Đài Tiếng nói Việt Nam từng mời nhiều nhạc sĩ đầu ngành về giao hưởng thực hiện một bộ nhạc lễ, trong đó có phần quốc thiều [nhạc nền Quốc ca], do nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân phối khí. Phiên bản này có sự góp mặt của dàn giao hưởng và hợp xướng, đến nay vẫn được dùng trong lễ thượng cờ ở quảng trường Ba Đình [Hà Nội], phát hàng ngày trên sóng Đài Tiếng nói Việt Nam. Một số đơn vị như Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam cũng sản xuất bản thu riêng, bên cạnh hàng trăm phiên bản do các đơn vị, cá nhân trong, ngoài nước thực hiện.

Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân - Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam - nhận định nhiều bản Quốc ca phổ biến nhưng chưa hoàn chỉnh về mặt nghệ thuật, phối khí lỏng lẻo.

Theo một số chuyên gia, Nhà nước cần thành lập Hội đồng âm nhạc duyệt, xây dựng, thống nhất một bản tổng phổ, thể hiện đúng tinh thần tác phẩm của nhạc sĩ Văn Cao. Ông Đỗ Hồng Quân nói: "Bản nhạc toát lên sự hào sảng, kiên cường, hiên ngang nhưng vẫn nhân văn, chứ không đơn thuần là đánh theo kiểu hành khúc. Anh cũng không thể thêm bộ gõ hay những yếu tố khác vào một cách ngẫu hứng. Như vậy, khi giới thiệu Quốc ca trong những sự kiện lớn, với các nước có nền âm nhạc tiên tiến, họ thấy được sự kỹ lưỡng, trình độ phối khí của Việt Nam. Đây là câu chuyện về kiến thức và kỹ thuật".

Ngoài ra, vấn đề bản quyền Quốc ca nảy sinh khi nhiều nhà sản xuất đưa bài hát lên môi trường số. Để có thể kiếm tiền từ bản ghi mình sở hữu, nhà sản xuất đăng ký tính hợp pháp của nội dung [Content ID], tiến hành trực tiếp với YouTube hoặc gián tiếp qua các đối tác của họ ở Việt Nam. Hệ thống này sau đó cho phép chủ sở hữu bản quyền phát hiện ra những video trên YouTube có chứa nội dung thuộc quyền sở hữu của họ, khiếu nại. Quy định này áp dụng cho tất cả ca khúc, không có cơ chế riêng cho bất cứ Quốc ca của nước nào.

Do đó, ngoài việc thống nhất nội dung, các nhạc sĩ cho rằng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần công bố thông tin để các tổ chức, cá nhân biết bản thu nào thuộc sở hữu tư nhân, bản nào của Nhà nước sản xuất, được dùng miễn phí. Đồng thời, Bộ cũng cần đăng ký bản quyền, quy ước về cách sử dụng ca khúc trên các nền tảng số, tránh cho doanh nghiệp phát sóng bị mất tiền oan. Võ Thiện Thanh lấy ví dụ ở nhiều nước châu Âu, người dân được phổ cập thông tin về bản Quốc ca chính thức, miễn phí.

Hà Thu

Nghe - viết đoạn văn sau: Người sáng tác Quốc ca Việt Nam

3.Nghe - viết đoạn văn sau: Người sáng tác Quốc ca Việt Nam

Bài làm:

Người sáng tác Quốc ca Việt Nam

Nhạc sĩ Văn Cao tham gia cách mạng từ khi còn trẻ. Ông sáng tác bài hát "Tiến quân ca" trong những ngày chuẩn bị khởi nghĩa. Bài hát đã nhanh chóng được phổ biến trong cả nước và được Quốc hội đầu tiên của nước ta chọn làm Quốc ca.

Video liên quan

Chủ Đề