Nguồn vốn nước ngoài nào mà chúng ta phải trả năm 2024

FDI là viết tắt của cụm từ Foreign Direct Investment, được hiểu là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Đối với định nghĩa của Tổ chức thương mại thế giới thì FDI được hiểu là đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đây là mối quan hệ giữa nước thu hút đầu tư và chủ đầu tư. Trong đó nước đầu tư sẽ sở hữu tài sản và có quyền quản lý số tài sản đó từ nước thu hút đầu tư.

Nói tóm lại thì FDI là hình thức đầu tư trực tiếp từ các nhà đầu tư nước ngoài. Còn về phía thu hút đầu tư có thể là 1 quốc gia hoặc 1 doanh nghiệp cụ thể nào đó.

Bản chất của FDI

Bản chất của FDI là sự giao nhau giữa nhu cầu của nhà đầu tư và quốc gia nơi tiếp nhận đầu tư. Cụ thể như sau:

  • Nhà đầu tư được thiết lập quyền và nghĩa vụ tại nơi được đầu tư.
  • Nhà đầu tư có quyền thiết lập quyền sở hữu và quản lý nguồn vốn đã đầu tư.
  • Nhà đầu tư có quyền chuyển giao công nghệ, kỹ thuật cho doanh nghiệp được đầu tư.
  • Liên quan đến việc mở rộng thị trường của những doanh nghiệp hay tổ chức của các quốc gia khác.
  • Giúp cho thị trường tài chính và thương mại quốc tế mở rộng và phát triển.

Tác động của FDI đến các nước nhận đầu tư

Nguồn vốn nước ngoài nào mà chúng ta phải trả năm 2024

FDI là hình thức đầu tư không thể thiếu trong nền kinh tế của các quốc gia hiện nay. Vậy tác động của nó đến các quốc gia nhận đầu tư như thế nào?

Ưu điểm

  • Dòng vốn FDI được các công ty nước ngoài dày dặn kinh nghiệm quản lý và điều hành. Các công ty thuộc đa lĩnh vực như sản xuất, đầu tư, tài chính,...
  • Tận dụng được nguồn lao động trong nước cũng như tài nguyên khoáng sản để sản xuất. Từ đó giúp tăng cơ hội việc làm và đào tạo ra nguồn nhân lực có chuyên môn cao.
  • Tăng quy mô sản xuất giúp giảm chi phí, tạo giá thành phù hợp giúp mọi người dân đều tiếp cận các loại hàng hóa một cách dễ dàng.
  • Giảm thuế phí cũng như hàng rào bảo hộ mậu dịch của quốc gia thu hút FDI.
  • Tăng cường nguồn vốn để thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển.
  • Tăng nguồn thu ngân sách cho cả 2 bên thu hút đầu tư lẫn nhà đầu tư.
  • Phân bổ nguồn vốn từ các nước phát triển đến các nước đang phát triển.
  • Bên cạnh thu hút tài chính, các nước nhận đầu tư còn học hỏi được kinh nghiệm quản lý, khoa học kỹ thuật hiện đại và một yếu tố rất quan trọng đó là chuyển giao công nghệ sản xuất.
  • Tạo ra mối quan hệ hợp tác bền vững giữa các quốc gia.

Nhược điểm

  • Nguồn vốn từ nước đầu tư sẽ mất đi do chuyển dòng tiền qua các nước nhận đầu tư.
  • FDI có xu hướng chuyển đến các quốc gia có nguồn nhân lực trẻ, chi phí thấp để tạo ra nguồn lợi nhuận cao. Vậy nên tình trạng thất nghiệp ở nước đầu tư sẽ gia tăng.
  • Các chính sách tại nước nhận đầu tư có thể bị thay đổi nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nước ngoài. Như vậy có thể gây ra những ảnh hưởng, tác động gián tiếp cho các doanh nghiệp trong nước.
  • Nước nhận đầu tư có thể bị phụ thuộc vào các doanh nghiệp FDI.
  • Nước nhận đầu tư sẽ phải chấp nhận việc đánh đổi môi trường tự nhiên để đối lấy lợi ích về kinh tế.

Lợi ích của việc thu hút FDI

Có thể nhận thấy một số lợi ích rõ ràng từ việc thu hút các doanh nghiệp FDI như:

Bổ sung cho nguồn vốn trong nước

Một nền kinh tế muốn phát triển được nhanh chóng, vượt bậc thì trước hết cần có nguồn vốn để làm nền móng vững chắc. Nếu như nguồn vốn đầu tư trong nước không đủ thì việc tiếp nhận FDI là một điều hết sức cần thiết.

Tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý

Các nước phát triển có nền móng khoa học kỹ thuật lâu đời. Bên cạnh đó họ sở hữu tư duy cao, khả năng sáng tạo cùng công nghệ phát triển. Khi tiếp nhận đầu tư từ các doanh nghiệp FDI tại các quốc gia này, các quốc gia kém phát triển hơn sẽ có cơ hội được tiếp thu những công nghệ chuyển giao cũng như bí quyết để quản lý kinh doanh một cách hiệu quả.

Tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu

Khi nhận được đầu tư từ các doanh nghiệp FDI, các doanh nghiệp trong nước cũng có cơ hội phát triển hơn bằng cách phục vụ một số các nhu cầu của các doanh nghiệp này. Vậy nên các doanh nghiệp trong nước cũng sẽ có cơ hội để tham gia vào mạng lưới sản xuất toàn cầu để đẩy mạnh xuất khẩu và tăng cường việc giao thương với nhiều quốc gia trên thế giới.

Tăng số lượng việc làm và đào tạo nhân công

Một mục đích khi các doanh nghiệp FDI đầu tư đó là lợi dụng nguồn lao động chi phí thấp. Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp đều trả lương ở mức cao hơn lương tối thiểu vùng. Từ đó giúp nâng cao thu nhập của người lao động và đóng góp vào sự phát triển kinh tế của địa phương.

Hơn thế nữa, các lao động còn được học hỏi và đào tạo những kỹ năng chuyên ngành. Điều này giúp tạo ra một bộ phận có chuyên môn cao, có cơ hội được bồi dưỡng tại các xí nghiệp tại nước ngoài.

Nguồn thu ngân sách lớn

Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khi hoạt động kinh doanh và sản xuất tại Việt Nam đều phải đóng thuế xuất. Việc thu nguồn thuế này từ các doanh nghiệp FDI đóng góp 1 số tiền khá lớn vào ngân sách nhà nước, chiếm một phần rất quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế nước ta.

Tìm hiểu về nguồn vốn FDI là gì?

Nguồn vốn nước ngoài nào mà chúng ta phải trả năm 2024

Để hiểu rõ hơn về nguồn vốn FDI là gì, độc giả có thể tham khảo qua các yếu tố sau:

Dòng vốn FDI có đặc điểm gì?

Bất kỳ hình thức đầu tư nào cũng có những đặc điểm riêng biệt khác với những hình thức đầu tư khác. Một số đặc điểm của dòng vốn FDI là gì? Bạn có thể dễ dàng nhận thấy qua các yếu tố như:

  • Đem lại các khoản lợi nhuận cho bên đầu tư (Mục đích chỉnh của đầu tư FDI chính là lợi nhuận).
  • Tại mỗi quốc gia sẽ có những quy định riêng về dòng vốn FDI. Trong đó các nhà đầu tư cần góp đủ số vốn tối thiểu mới có thể được quyền kiểm soát doanh nghiệp tiếp nhận đầu tư.
  • Bên đầu tư và quốc gia nhận đầu tư sẽ bàn bạc với nhau để đưa ra con số tỷ lệ vốn FDI hiệu quả nhất.
  • Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ phản ánh việc đầu tư FDI có hiệu quả hay không.
  • Hầu hết các hình thức đầu tư bằng nguồn vốn nước ngoài chủ yếu là đưa công nghệ hay dây chuyền sản xuất vào các nước tiếp nhận đầu tư. Vậy nên năng làm việc sẽ được nâng cao đáng kể.
  • Việc đầu tư FDI cần có hành lang pháp lý rõ ràng nhằm thúc đẩy kinh tế phát triển cho toàn đất nước, xã hội…

Phân loại nguồn vốn đầu tư FDI

Tùy theo mỗi hình thức khác nhau và hoạt động FDI được phân loại khác nhau. Cụ thể như sau:

  1. Theo hình thức xâm nhập
  2. Đầu tư mới (new investment): Là việc một doanh nghiệp đầu tư để xây dựng toàn bộ cơ sở sản xuất hay cơ sở quảng bá, hành chính mới để phục vụ cho mục đích kinh doanh của mình.
  3. Mua lại (Acquisitions): Là hình thức mà doanh nghiệp đó đầu tư hay mua lại xưởng sản xuất hoặc đơn vị đang hoạt động kinh doanh.
  4. Sáp nhập (Merge): Đây là một hình thức đặt biệt theo hình thức mua lại. Trong đó 2 bên sẽ chung vốn để thành lập nên một công ty mới và lớn mạnh hơn. Thường thì cách thức này do các đơn vị có cùng quy mô hợp tác vì có thể dễ dàng hợp nhất các hoạt động kinh doanh và sản xuất trên cơ sở cân bằng tương đối.
  5. Theo định hướng của nước nhận đầu tư
  6. FDI thay thế nhập khẩu: Đây là hình thức doanh nghiệp FDI sản xuất và cung cấp các sản phẩm mà trước đây nước nhận đầu tư phải nhập khẩu. Thông thường có 1 số yếu tố ảnh hưởng nhiều đến hình hình thức FDI này đó là các rào cản thương mại, thị trường hoặc chi phí đầu tư vận tải,...
  7. FDI tăng cường xuất khẩu: Hình thức FDI này nhắm đến thị trường xuất khẩu rộng lớn. Các yếu tố ảnh hưởng đến loại hình này là khả năng cung ứng đầu vào như giá mua nguyên vật liệu hoặc giá bán thành phẩm.
  8. FDI theo các định hướng của chính phủ: Trong một số trường hợp, chính phủ của nước nhận đầu tư sẽ đưa ra những biện pháp khuyến khích đầu tư để điều chỉnh lại dòng vốn thu hút vào nước mình. Từ đó giúp giải quyết các vấn đề như tình trạng thâm hụt cán cân thanh toán.
  9. Theo hình thức pháp lý
  10. Hợp đồng hợp tác kinh doanh: Là văn bản ký kết giữa hai hoặc nhiều bên đầu tư kinh doanh. Trong đó có quy định rõ ràng về trách nhiệm, tỷ lệ phân chia lợi nhuận của từng bên mà không phải thành lập pháp nhân mới.
  11. Doanh nghiệp liên doanh: Là hình thức do hai hoặc nhiều bên hợp tác ký kết thành lập doanh nghiệp tại nước sở tại trên văn bản hợp đồng liên doanh. Một số trường hợp đặc biệt thì hình thức này còn là Hiệp định ký kết giữa các quốc gia.
  12. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: Là doanh nghiệp sở hữu hoàn toàn của nhà đầu tư nước ngoài và được thành lập tại quốc gia nhận đầu tư. Nhà đầu tư nước ngoài sẽ điều hành quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của doanh nghiệp này.
  13. BOT (Build - Operate - Transfer): Đây là hình thức đầu tư dưới dạng hợp đồng mà nhà nước nhận đầu tư kêu gọi các nhà đầu tư tư nhân bỏ vốn xây dựng trước. Sau đó các nhà đầu tư tư nhân sẽ vận hành và khai thác một thời gian. Cuối cùng là chuyển giao lại. Bên cạnh BOT còn có 2 hình thức khác tương tự, đó là BT và BTO. Tùy vào từng công trình và mục đích khác nhau của nhà nước mà sẽ đưa ra loại hình phù hợp.

Mối quan hệ giữa nguồn vốn FDI với thị trường chứng khoán

Nhờ có sự tham gia của các doanh nghiệp FDI đã góp phần làm tăng tính thanh khoản đồng thời thúc đẩy sự thị trường phát triển vượt bậc. Nghiên cứu của Sing (Theo Ngân hàng Thế giới năm 1994, 1997) chỉ ra rằng, nguồn vốn từ bên ngoài có vai trò rất quan trọng đối với các nước đang phát triển. Việc này tạo điều kiện cho giúp chuyển đổi và luân chuyển vốn trên thị trường chứng khoán một cách dễ dàng và thuận lợi hơn.

Ví dụ về FDI ở Việt Nam

Một số các doanh nghiệp có vốn FDI đang hoạt động sản xuất và kinh doanh tại Việt Nam như:

Nguồn vốn nước ngoài nào mà chúng ta phải trả năm 2024

Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam (Nguồn Samsung Việt Nam)

  • Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam: Chuyên sản xuất sản phẩm điện tử công nghệ cao, sản xuất lắp ráp điện thoại, tại nghe,...
  • Cty cổ phần hữu hạn Vedan Việt Nam: Sản xuất tinh bột, mì chính, các sản phẩm sinh học, xút và axit
  • Công ty TNHH HanSung Haram Việt Nam: Sản xuất, nhuộm các loại chỉ, sợi và sản xuất phụ kiện và vật liệu ngành dệt may.
  • Công ty TNHH Suntory Pepsico Vietnam: Sản xuất các loại nước giải khát.
  • Công ty TNHH nước giải khát Coca-Cola Việt Nam: Chuyên về sản xuất các loại nước giải khát.
  • Công ty TNHH Canon Việt Nam: Sản xuất máy in phun, phụ kiện, bán thành phẩm và thiết bị máy in

Đóng góp của FDI vào GDP Việt Nam như thế nào?

Theo báo cáo của Ban Kinh tế Trung ương, trong năm 2020 - 2021, các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI) đóng góp 20,13% GDP, chiếm 72% tổng giá trị xuất khẩu, khoảng 50% sản lượng công nghiệp nước ta.

Vậy là bài viết trên đây của ZaloPay đã chia sẻ những thông tin giúp bạn hiểu thêm về FDI là gì? Đồng thời bài viết cũng đã giới thiệu về đặc điểm dòng vốn FDI là gì, những tác động của vốn FDI lên nền kinh tế của mỗi quốc gia. Nếu như còn thắc mắc bất kỳ vấn đề gì, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể.