Nguyễn chí thanh hà nội thuộc phường nào

Hiện cây xanh bóng mát tuyến đường Nguyễn Chí Thanh gồm nhiều loại, đa số là hoa sữa, lát hoa và một số không phải cây đô thị do người dân tự trồng. Hàng hoa sữa với mật độ dày gây ảnh hưởng đến khu dân cư mỗi mùa hoa nở.

Vì thế, UBND quận Đống Đa đã đề xuất Sở Xây dựng phương án thay thế cây xanh khi chỉnh trang tuyến đường Nguyễn Chí Thanh. Cụ thể, khoảng 80 cây hoa sữa cùng hàng chục cây lát hoa sẽ được chuyển đến công viên, vườn hoa trên địa bàn, trồng thay thế bằng cây hoa ban. Mục đích là tạo điểm nhấn kiến trúc, hạn chế ảnh hưởng đến người dân.

Hàng cây hoa sữa bung nở trên đường Nguyễn Chí Thanh năm 2019. Ảnh: Ngọc Thành

Trong văn bản trả lời đầu tháng 10, Sở Xây dựng đề nghị quận Đống Đa không dịch chuyển cây lát hoa để tránh lãng phí. Với cây hoa sữa, Sở lưu ý xem xét, đánh giá mật độ cây trồng cho phù hợp, tránh mùi hoa sữa tỏa nồng nặc. Trường hợp cây hoa sữa có khối lượng lớn có thể trồng tại vùng ảnh hưởng bán kính 500 m ở khu xử lý chất thải Xuân Sơn.

Cho rằng việc dịch chuyển, chặt hạ cây xanh là "vấn đề nhạy cảm, phức tạp", Sở Xây dựng đề nghị quận Đống Đa thông tin rộng rãi để việc thay thế cây được người dân ủng hộ.

Cây lát hoa sau 7 năm trồng trên đường Nguyễn Chí Thanh đã cao khoảng 10 m. Ảnh: Võ Hải

Đường Nguyễn Chí Thanh dài 1,8 km, thuộc phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình và phường Láng Thượng, quận Đống Đa, là đường trung tâm của Thủ đô. Cây xanh trên tuyến đường này đã nhiều lần được đánh chuyển, gây ý kiến trái chiều.

Năm 2015, khi Hà Nội triển khai đề án thay thế khoảng 6.700 cây trên 190 tuyến phố tại 10 quận nội thành, hàng trăm cây hoa sữa, keo... trên đường Nguyễn Chí Thanh được chặt hạ, đánh chuyển. Trước sự phản đối của dư luận, thành phố đã tạm dừng đề án.

Thành phố sau đó trồng cây vàng tâm thay số cây đã được dịch chuyển. Nhưng chỉ vài tháng, toàn bộ số cây mới trồng lại được thay bằng lát hoa, sau cuộc tranh cãi về loại cây mới trồng là mỡ hay vàng tâm. Kết quả giám định cho thấy cây trồng là mỡ, không phải vàng tâm.

Sau khi loại bỏ cây phong lá đỏ, thành phố chưa trồng cây bàng lá nhỏ ở dải phân cách giữa như kế hoạch. Ảnh: Võ Hải

Năm 2018, thành phố trồng hàng trăm cây phong lá đỏ ở dải phân cách giữa đường Nguyễn Chí Thanh. Loài cây này sinh trưởng không tốt, nhiều cây chết khô và được đánh chuyển toàn bộ giữa năm 2021. Hà Nội sau đó thông qua chủ trương thay thế phong lá đỏ bằng bàng lá nhỏ, nhưng đến nay chưa thực hiện.

Hoa sữa là cây dạng thân gỗ, có thể cao 50 m. Bông hoa nhỏ, màu trắng đến vàng nhạt, nở từ tháng 6 đến tháng 11, tỏa mùi thơm. Quả cây dài, có túm lông màu trắng. Toàn TP Hà Nội hiện có khoảng 6.000 cây hoa sữa, được trồng các năm 2000-2004 ở nhiều tuyến phố như Trích Sài, Trung Hòa, Hồ Tùng Mậu, Trần Duy Hưng... Từ năm 2016, hoa sữa không được trồng mới trên tuyến phố.

Trong cuộc bình chọn "Con đường đẹp nhất Việt Nam" do Bộ GTVT tổ chức, đường Nguyễn Chí Thanh – con đường mang tên một vị tướng tài của dân tộc đã được bình chọn là một trong những con đường đô thị đẹp nhất Việt Nam.

Xưa kia, đường nằm trên đất trại Yên Lãng và phường Nhược Công, tổng Hạ, huyện Vĩnh Thuận cũ. Đoạn đầu vốn là các làng Kim Mã, Ngọc Khánh và Giảng Võ, đoạn cuối là đất hai làng Láng Thượng và Láng Trung. Trước khi mở phố, nơi đây là cánh đồng mênh mông thuộc quyền sử dụng của 5 làng trên.

Đường Nguyễn Chí Thanh ngày nay là do nhập lại của đoạn phố Liễu Giai kéo dài và phố Láng Trung. Đến tháng 1/1998 mới đặt tên là đường Nguyễn Chí Thanh. Đường thuộc phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình và phường Láng Trung, Láng Hạ quận Đống Đa.

Con đường mới dài 1,8km, chạy thẳng từ phố Kim Mã cắt ngang qua đường La Thành đến đường Láng, nối với đường Trần Duy Hưng - một trong những cửa ngõ phía tây của Thủ đô Hà Nội.

Đường Nguyễn Chí Thanh – Nhộn nhịp, sầm uất từ khi mặt trời mọc

Từ một đường nhỏ chạy len lỏi giữa cánh đồng mênh mông, sau quá trình nâng cấp, mở rộng, đường Nguyễn Chí Thanh ngày nay đã khang trang, sạch đẹp. Vào ban ngày, đây là một trong những con đường sầm uất nhất Hà Nội.

Mỗi người dân đã từng đến, từng sống và từng đi trên con đường này đều có những xúc cảm và ấn tượng riêng. Đường Nguyễn Chí Thanh được người dân xung quanh nhắc đến bởi sự rộng rãi, dải ngăn cách lớn với nhiều cây, hoa đẹp, và còn vì trên con đường này có hồ Ngọc Khánh đẹp thơ mộng. Hồ Ngọc Khánh luôn là địa điểm nghỉ ngơi, thư giãn, tập thể dục rèn luyện sức khỏe lý tưởng cho dân cư nơi đây.

Với những bạn trẻ mê không khí sôi động, trẻ trung, hay những người muốn tìm cho mình khoảng riêng giữa chốn phố xá tấp nập thì họ sẽ nhớ đến café Nguyễn Chí Thanh. Lặng lẽ khiêm nhường có, tấp nập ồn ào cũng có…, mỗi quán mang đến cho mọi người một góc riêng, một khoảnh khắc riêng để cảm nhận cuộc sống. Ồn ào, sôi động như Nắng Sài Gòn, trẻ trung như Maxx hay lãng mạn, tĩnh lăng với café Huế. Tất cả tạo nên những gam màu khác nhau đều có trên con đường mang tên Nguyễn Chí Thanh.

Nằm trong số những tuyến đường trung tâm của thành phố, nối với những hướng quan trọng như Kim Mã, Liễu Giai, La Thành, Láng, Trần Duy Hưng, đường Nguyễn Chí Thanh là nơi tọa lạc của nhiều trường đại học, nhiều cơ quan lớn. Trong áp lực đông đúc đó, luôn giữ được sự trong lành là một trong những nét thú vị đặc thù của con đường này. Đây là con đường đô thị phát triển nhưng vẫn còn đâu đó nét bình yên, nhẹ nhàng rất riêng biệt.

Đường Nguyễn Chí Thanh trở thành điểm đen khi màn đêm buông xuống.

Sôi động, muôn màu muôn vẻ, khang trang sạch đẹp là những từ ngữ người dân Hà Nội quen dùng khi nhắc đến đường Nguyễn Chí Thanh. Những sắc màu đẹp của cuộc sống tấp nập trên con đường luôn hiển hiện khi mặt trời mọc. Nhưng khi ánh mặt trời tắt, cũng trên con đường ấy lại hiện lên một cuộc sống khác, đầy bất cập làm mất đi phần nào vẻ đẹp vốn có của nó.

Khi đêm xuống cũng là lúc các quán karaoke trên đường Nguyễn Chí Thanh hoạt động hết công suất. Và đêm cũng chính là khung giờ hoạt động của “phố đèn đỏ” đã tồn tại ngang nhiên ở đây suốt thời gian rất dài và vẫn ngày càng phát triển ở đây.

Trên giao lộ Nguyễn Chí Thanh – Đường Láng từ lâu đã trở thành phố “đèn đỏ”. Khác với các giao lộ khác, "bóng hồng" hoạt động ở nơi đây tập trung "quân số" ngay từ thời điểm mới chớm chiều, mặt trời còn đang đứng bóng. Khu vực tập trung đông nhất chính là đầu con ngõ 100 đường Nguyễn Chí Thanh - nơi được mệnh danh là trục "tam giác nóng".

Nguyên nhân việc số lượng "bóng hồng" đổ về nơi đây ngày một nhiều, bởi chỉ với chiều dài chưa đầy 500m, hai bên đoạn đầu đường Nguyễn Chí Thanh đã có tới cả chục quán karaoke, nhiều nhà nghỉ kinh doanh hoạt động. Tại những quán này luôn có một lượng lớn thượng khách thường xuyên lui tới để giải trí, tìm "của lạ".

“Phố đèn đỏ” trên đường Nguyễn Chí Thanh có “đẳng cấp” khác hẳn so với những phố còn lại, và cũng tồn tại lâu nhất so với những “phố đèn đỏ” đã bị dẹp bỏ từ lâu. Cuối giờ chiều bắt đầu là lúc “phố đèn đỏ” trở nên nhộn nhịp. Càng đêm phố càng nhộn nhịp và nhốn nhào mất mỹ quan, sự chéo kéo của nhiều quán hát với khách đi đường còn làm mất an ninh trật tự.

Việc hình thành trục "tam giác nóng" đã khiến cuộc sống của cư dân trong khu vực bị xáo trộn. Nhiều loại hình tệ nạn xã hội khác như: gây gổ đánh nhau, bảo kê, cưỡng đoạt tài sản... theo đó cũng luôn tiềm ẩn. Người dân xung quanh và những phương tiện lưu thông qua đây thường xuyên chứng kiến cảnh 4, 5 người không đội mũ bảo hiểm tấp trên một xe. Họ thường xuyên đi trái đường, rú ga, lạng lách, đánh võng gây nguy hiểm cho người, phương tiện lưu thông trên đoạn đường này.

Trước thực trạng đó, cơ quan quản lý cần xử lý triệt để, xóa sổ “phố đèn đỏ” mang lại cuộc sống bình yên, lành mạnh cho người dân trên đường Nguyễn Chí Thanh nói riêng cũng như lấy lại nét đẹp đô thị Hà Nội nói chung. Xóa “phố đèn đỏ” cũng là cách để đường Nguyễn Chí Thanh trở thành con đường đẹp dù ngày hay đêm.

Chủ Đề