Nguyên nhân bị đau lưng

Bạn đang lo lắng khi nhìn bố suốt ngày phải lom khom, còn mẹ thì tay chống hông đi ra đi vào vì bị đau lưng? Chính bản thân bạn cũng bị đau lưng khi ngồi làm việc quá lâu? Vậy bạn hãy dành ít phút đọc hết bài viết này của JEX thế hệ mới để biết nguyên nhân gây đau lưng và cách điều trị đau lưng hiệu quả cho người thân, bạn bè và hay chính mình nhé!


  1. Đau lưng là gì? Phân loại đau lưng
  2. Các vị trí đau lưng thường gặp
  3. Triệu chứng đau lưng thường gặp
  4. Nguyên nhân đau lưng
    1. Cấu trúc lưng
    2. Cơ bắp bị chấn thương, chèn ép và căng cứng
    3. Sai tư thế vận động
    4. Một số bệnh lý khác
    5. Nhóm nguy cơ gây đau lưng 
  5. Khi nào đau lưng cần nhanh chóng đến bệnh viện thăm khám?
  6. Các phương pháp chẩn đoán nguyên nhân đau lưng chính xác nhất
    1. Chẩn đoán thông qua hình ảnh
    2. X-quang
    3. MRI
    4. CT Scan (chụp cắt lớp vi tính)
    5. Điện cơ
    6. Xét nghiệm máu
    7. Nắn chỉnh cột sống
  7. Điều trị đau lưng như thế nào?
    1. Giải pháp điều trị đau lưng tại nhà
    2. Nghỉ ngơi, thư giãn lưng
    3. Chườm lạnh
    4. Thuốc giảm đau không kê toa (OTC)
    5. Giải pháp điều trị Y tế
  8. Giải pháp hỗ trợ điều trị đau lưng hiệu quả
  9. Phòng ngừa đau lưng từ những điều đơn giản nhất
    1. Tập thể dục
    2. Kiểm soát cân nặng
    3. Vận động đúng tư thế
    4. Sử dụng đệm ngủ 
    5. Ăn uống hợp lý

  1. Đau lưng là gì? Phân loại đau lưng
  2. Các vị trí đau lưng thường gặp
  3. Triệu chứng đau lưng thường gặp
  4. Nguyên nhân đau lưng
    1. Cấu trúc lưng
    2. Cơ bắp bị chấn thương, chèn ép và căng cứng
    3. Sai tư thế vận động
    4. Một số bệnh lý khác
    5. Nhóm nguy cơ gây đau lưng 
  5. Khi nào đau lưng cần nhanh chóng đến bệnh viện thăm khám?
  6. Các phương pháp chẩn đoán nguyên nhân đau lưng chính xác nhất
    1. Chẩn đoán thông qua hình ảnh
    2. X-quang
    3. MRI
    4. CT Scan (chụp cắt lớp vi tính)
    5. Điện cơ
    6. Xét nghiệm máu
    7. Nắn chỉnh cột sống
  7. Điều trị đau lưng như thế nào?
    1. Giải pháp điều trị đau lưng tại nhà
    2. Nghỉ ngơi, thư giãn lưng
    3. Chườm lạnh
    4. Thuốc giảm đau không kê toa (OTC)
    5. Giải pháp điều trị Y tế
  8. Giải pháp hỗ trợ điều trị đau lưng hiệu quả
  9. Phòng ngừa đau lưng từ những điều đơn giản nhất
    1. Tập thể dục
    2. Kiểm soát cân nặng
    3. Vận động đúng tư thế
    4. Sử dụng đệm ngủ 
    5. Ăn uống hợp lý

Nguyên nhân bị đau lưng

Những cơn đau lưng chợt đến chợt đi nhưng dai dẳng cả đời

Đau lưng là gì? Phân loại đau lưng

Đau lưng là cảm giác đau nhức xảy ra ở bất kỳ điểm nào trên mặt sau của cơ thể tức là vùng lưng (kéo dài từ đỉnh đốt sống ngực đến đáy của đốt sống thắt lưng). Tình trạng này có thể không gây ra vấn đề nghiêm trọng nếu do chấn thương phần mềm và thường được cải thiện trong khoảng vài ngày. 

Khi bị đau lưng nhẹ, bạn vẫn có thể thực hiện các động tác di chuyển và duy trì sinh hoạt hàng ngày như bình thường. Tuy nhiên, nếu cơn đau vùng lưng tiếp tục kéo dài làm sẽ có nguy cơ ảnh hưởng cuộc sống của bạn. Dựa vào thời gian tồn tại của các triệu chứng, đau lưng được phân loại thành 3 cấp độ cụ thể:

  • Đau lưng cấp tính kéo dài khoảng 6 tuần.

  • Đau lưng bán cấp tính kéo dài từ 6 đến 12 tuần.

  • Đau lưng mạn tính kéo dài hơn 12 tuần.

Các vị trí đau lưng thường gặp

Đau lưng không xảy ra trên toàn cấu trúc lưng mà thường chỉ xuất hiện tại 1 trong 4 khu vực chính dưới đây:

  • Đau lưng trên (bao gồm vùng cột sống ngực, dưới cổ và chạy dọc theo chiều dài xương sườn).

  • Đau thắt lưng còn gọi là đau lưng dưới (bao gồm 5 đốt sống được ký hiệu từ L1 đến L5).

  • Đau lưng vùng xương cụt (bao gồm 4-6 đốt sống cụt dính liền nằm dưới đốt sống thắt lưng thứ 5 là L5).

Trong các dạng đau nhức xảy ra ở vùng lưng, đau thắt lưng là trường hợp phổ biến nhất. Bị đau lưng không chỉ liên quan đến vấn đề xương khớp mà còn là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm, thế nên các bạn không được chủ quan khi nhận thấy lưng có triệu chứng đau mỏi bất thường nhé!

Hiện nay, đau lưng không chỉ là bệnh của riêng người già nữa mà đã trở thành vấn nạn phổ biến của toàn xã hội. Theo số liệu từ Phòng khám Nội Cơ xương khớp Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM: Hơn ⅓ người bệnh đến khám vì đau lưng trong độ tuổi lao động (khoảng từ 20-50 tuổi).

Triệu chứng đau lưng thường gặp

Cảm giác thường gặp nhất chính là cảm giác đau nhức vùng lưng bị đau, trong một số trường hợp các cơn đau có thể lan tới chân cánh tay hay đau lan xuống vùng mông gây ảnh hưởng đến khả năng vận động và sinh hoạt.

Các cơn đau lan sang các bộ phân khác trên cơ thể thường tùy thuộc vào những dây thân kinh bị ảnh hưởng đo đau lưng gây ra.

Nguyên nhân đau lưng

Là vùng lớn trên cơ thể, lưng chịu tác động trực tiếp từ nhiều hoạt động sống thường ngày của con người. Chính bởi vậy, đau lưng không phải do một yếu tố cố định nào gây ra mà có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau:

Cấu trúc lưng

Một số vấn đề và bệnh lý mà các bộ phận trong cấu trúc lưng gặp phải có thể dẫn đến đau lưng như:

  • Đĩa đệm bị vỡ

Mỗi đốt sống trong cột sống được lót bởi một đĩa đệm. Nếu đĩa đệm này vỡ sẽ gia tăng áp lực (chèn ép) lên dây thần kinh khiến lưng bị đau nhức.

Nguyên nhân bị đau lưng

Đĩa đệm bị vỡ hoặc phình gây ra cảm giác đau nhức lưng

  • Đĩa đệm bị phình

Cũng tương tự như khi bị vỡ, đĩa đệm phình to (chưa vỡ) tạo ra nhiều áp lực đối với dây thần kinh làm xuất hiện cơn đau lưng. 

  • Đau thần kinh tọa

Đau thần kinh tọa do một đĩa đệm nào đó bị phình ra hoặc thoát vị đè lên dây thần kinh tọa tạo ra kiểu đau đặc biệt. Cơn đau nhức nhối này chạy dài từ lưng đi qua mông xuống phía sau chân. 

  • Cột sống bị cong bất thường

Nếu cột sống cong một cách bất thường (vẹo cột sống tức là hiện tượng cột sống bị cong sang một bên sườn) cũng sẽ kích thích cơn đau lưng xuất hiện. 

  • Loãng xương

Những đốt sống lưng của người mắc chứng loãng xương thường rất giòn và xốp. Điều này làm giảm khả năng chống đỡ của lưng và tăng nguy cơ gãy xương gây lún (xẹp) đốt sống - Nguồn gốc của cơn đau mỏi lưng đang “tra tấn” bạn bấy lâu.

  • Viêm khớp, thoái hóa khớp

Các bệnh lý xương khớp nghiêm trọng như viêm khớp, thoái hóa khớp làm tiêu giảm tế bào sụn và xương dưới sụn khiến các đầu đốt sống cọ xát với nhau gây ra cảm giác đau nhói ngay cả khi không vận động.

Cơ bắp bị chấn thương, chèn ép và căng cứng

Đau lưng có thể bắt nguồn từ việc cơ bắp bị căng cứng, chấn thương hoặc chèn ép quá độ, cụ thể là:

  • Căng cơ hoặc dây chằng.

  • Co thắt cơ bắp.

  • Gãy xương do ngã hoặc tai nạn.

Các hoạt động khiến cơ bắp căng cứng hoặc co thắt phải kể đến như nâng đồ vật quá nặng, mang vác không đúng cách hoặc thay đổi cử động đột ngột. Đây là nguyên nhân đau lưng phổ biến mà nhiều người trẻ mắc phải.

Sai tư thế vận động

Đau lưng cũng có thể là hậu quả của một số tư thế vận động sai cách mà chúng ta rất hay lặp lại nhiều lần trong ngày:

  • Bước chân quá dài khi đi bộ, chạy hoặc đá bóng.

  • Uốn cong cơ thể trong một khoảng thời gian dài.

  • Mang, vác, đẩy hoặc kéo một vật nặng.

  • Cổ căng về phía trước khi lái xe hoặc ngồi trước máy vi tính.

  • Ngồi hoặc đứng một tư thế quá lâu (nhân viên văn phòng, công nhân).

  • Lái xe liên tục nhiều ngày không nghỉ ngơi.

  • Nằm đệm quá cứng hoặc quá mềm không nâng đỡ được cột sống lưng.

Một số bệnh lý khác

Khi mang trong mình một bệnh lý nào đó, không nhất thiết là bệnh liên quan đến xương khớp, bạn sẽ rất dễ bị đau nhức và mỏi lưng:

  • Hội chứng chùm đuôi ngựa (Equina Cauda Syndrome)

Hội chứng chùm đuôi ngựa xảy ra khi bó dây thần kinh dưới đầu tủy sống bị tổn thương. Các triệu chứng đặc trưng của hội chứng này bao gồm đau lưng dưới gần mông, tê mông và đùi. Đôi khi, chùm đuôi ngựa còn khiến bạn rối loạn chức năng ruột và bàng quang.

  • Ung thư cột sống

Một khối u ác tính mọc trên cột sống có thể đè lên dây thần kinh gây ra những cơn đau lưng dữ dội.

Nguyên nhân bị đau lưng

Đau lưng có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư cột sống

  • Nhiễm trùng cột sống

Cảm giác đau nhức và mỏi lưng dai dẳng kèm theo sốt và nóng vùng lưng có thể là do cột sống của bạn bị nhiễm trùng.

  • Một số bộ phận trong cơ thể bị nhiễm trùng

Cơn đau lưng (thấp) đột ngột xuất hiện kèm sốt có thể là bởi vùng xương chậu, bàng quang hoặc thận đã bị nhiễm trùng.

  • Rối loạn giấc ngủ

Những người bị rối loạn giấc ngủ (ngủ quá nhiều hoặc mất ngủ triền miên) có nguy cơ bị đau mỏi lưng cao hơn so với người có giấc ngủ ổn định.

  • Bệnh Zona

Bệnh Zona hay còn gọi là Zona thần kinh là bệnh nhiễm trùng do virus Varicella Zoster (virus gây bệnh thủy đậu) cũng được xếp vào nhóm các yếu tố dẫn đến đau lưng trên.

  • Bệnh sỏi thận

Đau thắt lưng dữ dội là dấu hiệu đặc trưng của bệnh sỏi thận. Cơn đau sỏi thận sẽ bắt đầu từ thắt lưng rồi lan xuống bụng dưới và đùi khiến bệnh nhân phải chịu những trận nhói buốt khắp một vùng rộng trên cơ thể, nhất là phần lưng. 

Nhóm nguy cơ gây đau lưng 

Bên cạnh những nguyên nhân chính kể trên, các yếu tố liên quan dưới đây có thể khiến nguy cơ bị đau lưng tăng cao hơn:

  • Thai kỳ mang thai.

  • Lối sống ít vận động.

  • Tuổi tác (người lớn tuổi có nguy cơ đau lưng cao hơn người trẻ).

  • Thừa cân-béo phì.

  • Hút thuốc.

  • Tập thể dục hoặc làm việc quá độ.

  • Di truyền.

  • Đau mỏi mắt (một trong những triệu chứng của bệnh nhức mỏi mắt là đau lưng).

  • Căng thẳng, lo âu và mệt mỏi.

  • Nội tiết tố (nữ giới có xu hướng đau lưng dưới phổ biến hơn nam giới).

Chúng ta thường chủ quan cho là cơn đau lưng đến rồi sẽ đi sau một vài ngày không có gì đáng lo ngại. Thế nhưng, như JEX thế hệ mới đã chia sẻ, cơn đau lưng là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý nguy hiểm - Các bạn nên chú ý để giảm tránh tối đa rủi ro xảy đến với sức khỏe.

Khi nào đau lưng cần nhanh chóng đến bệnh viện thăm khám?

Không có nguyên nhân đau lưng cụ thể, chúng có thể xuất hiện do thói quen sinh hoạt chưa tốt; cơ thể bị bệnh hay cấu trúc lưng gặp trục trặc… Chính vì vậy, khi cơn đau lưng “ghé thăm” và kèm theo những vấn đề dưới đây thì bạn cần ngay lập tức đến bệnh viện để thăm khám: 

  • Bị tê ở chân, quanh mông và hậu môn.

  • Bị sốt.

  • Giảm cân không kiểm soát.

  • Viêm hoặc sưng tấy ở lưng.

  • Cơn đau lan xuống phần dưới đầu gối.

  • Không làm chủ được việc tiểu tiện.

Nguyên nhân bị đau lưng

Cơn đau lưng có thể lan rộng xuống đầu gối cản trở di chuyển

Đặc biệt, nếu cơn đau lưng không được cải thiện dù đã nghỉ ngơi nhiều ngày hoặc cơn đau lưng “sinh ra” từ một va chạm mạnh (ngã hoặc tai nạn xe cộ), bạn nhất định phải đến gặp bác sĩ chuyên khoa để kiểm tra tình trạng xương và cột sống lưng sớm nhất có thể. Bởi vì lúc này, lưng bị đau có thể là bởi bạn đang mắc phải một căn bệnh nguy hiểm nào đó hoặc cấu trúc lưng tổn thương nặng nề.

Các phương pháp chẩn đoán nguyên nhân đau lưng chính xác nhất

Đau lưng không chữa trị dứt điểm sẽ tái đi tái lại nhiều lần và mức độ nặng sẽ gia tăng theo thời gian. Vậy nên, chúng ta phải tìm ra “gốc rễ” để loại bỏ triệt để cơn đau mỏi lưng và dưới đây là những phương pháp chẩn đoán nguyên nhân đau lưng chính xác đang được ứng dụng tại các bệnh viện xương khớp uy tín:

Chẩn đoán thông qua hình ảnh

Thông qua hình ảnh ghi lại tình trạng xương khớp và trạng thái các mô mềm xung quanh, bác sĩ có thể xác định được cụ thể nguyên nhân gây đau lưng là gì và vị trí phát ra cơn đau ở đâu? Và những kỹ thuật chẩn đoán bằng hình ảnh tiên tiến ở thời điểm hiện tại là:

X-quang

Phim chụp X-quang cho thấy liên kết của xương và phát hiện các dấu hiệu viêm khớp hoặc gãy xương. Tuy nhiên, hình ảnh X-quang không phản ánh được những tổn thương ở cơ, tủy sống, dây thần kinh hoặc đĩa đệm quanh xương khớp.

MRI

Hình ảnh thu được từ sóng điện từ MRI sắc nét và chi tiết hơn phim X-quang giúp bác sĩ dễ dàng phát hiện hiện tượng phình hoặc thoát vị đĩa đệm và các vấn đề ở mô, gân, dây thần kinh, dây chằng, mạch máu, cơ và xương.

Ưu thế của chụp cắt lớp vi tính là có thể phát hiện khối u xương hoặc gãy xương do loãng xương.