Nguyên nhân có đờm ở cổ họng

Dị ứng, hen suyễn, viêm xoang và hút thuốc lá là một trong những thủ phạm gây nên cảm giác khó chịu do đờm xuất hiện dày đặc ở cổ họng.

Đờm là một dạng chất nhầy được hình thành trên niêm mạc đường hô hấp. Chúng có kết cấu khác nhau tùy thuộc vào thể trạng, tình trạng sức khỏe. Khi cơ thể khỏe mạnh, chất nhầy đóng vai trò là tấm màng bắt dính bụi bẩn, chuyển xuống dạ dày. Tấm màng này rất mỏng, mỗi người thường không thể cảm nhận sự hiện diện của chúng. Tuy nhiên, khi cơ thể trở nên yếu ớt, lượng chất nhầy sẽ tiết ra nhiều hơn, có xu hướng đặc dần. Tình trạng này gọi là đờm, mang đến cảm giác khó chịu ở cổ họng.

Theo Verywell Health, đờm tích tụ lâu ngày có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, làm tổn thương đường hô hấp. Dưới đây là những nguyên nhân khiến cơ thể tích tụ đờm.

Dị ứng

Khi bị dị ứng, hệ thống miễn dịch trong cơ thể sẽ phản ứng lại với một số chất gây hại như: phấn hoa, khói bụi, chất gây ô nhiễm hoặc lông thú cưng. Sau đó, tế bào quanh đường thở sẽ giải phóng chất histamine, gây ra những phản ứng dị ứng. Ngoài ra, tình trạng này cũng làm cho màng nhầy trong mũi sưng lên, tạo ra nhiều chất nhầy hơn.

Bệnh hen suyễn

Phế quản của những người bị hen suyễn dễ viêm, nhạy cảm. Nếu người bệnh tiếp xúc với chất gây kích ứng phổi, đường thở của họ sẽ trở nên hẹp, làm tăng sản xuất chất nhầy. Hơn nữa, bệnh hen suyễn cũng có liên quan đến tình trạng sưng và viêm đường hô hấp, khiến chất nhầy xuất hiện nhiều.

Hút thuốc lá

Hút thuốc lá, tiếp xúc với khói thuốc lá là những yếu tố lớn nhất dẫn đến việc sản xuất chất nhờn dư thừa mạn tính. Người hút thuốc lá có thể bị cả viêm phế quản mạn tính, hạn chế luồng không khí. Một số nghiên cứu cho thấy những người này có số lượng tế bào cốc, tế bào viêm trong đường thở ngày càng tăng theo thời gian.

Nhiễm trùng

Các bệnh nhiễm trùng về đường hô hấp như: cúm, cảm lạnh thông thường, viêm phế quản cấp, viêm phổi có thể khiến đường thở của người bệnh tăng tiết chất nhầy tạo thành đờm, khiến cơ thể thường xuyên bị ho. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, chất nhầy này có thể mang màu xanh lá cây hoặc màu vàng.

Nguyên nhân có đờm ở cổ họng

Đây là 5 nguyên nhân bệnh lý gây ra tình trạng cổ họng nhiều chất nhầy, nước bọt đặc nhầy hay cổ họng có đờm. Bên cạnh đó, đờm nhiều trong cổ họng hay cổ họng có nhiều dịch nhầy cũng có thể là do các yếu tố môi trường và lối sống, chẳng hạn như:

  • Đờm trong cổ họng do độ ẩm không khí trong nhà thấp
  • Đờm nhiều ở cổ họng do uống quá ít nước và chất lỏng
  • Nước bọt nhớt có thể do tiêu thụ quá nhiều cà phê, trà, rượu, dẫn đến hiện tượng mất nước
  • Cổ họng nhiều đờm do tác dụng phụ của một số loại thuốc
  • Cổ họng nhiều đờm cũng có thể do hút thuốc lá

Điều trị tình trạng cổ họng nhiều chất nhầy

Nếu tình trạng cổ họng nhiều chất nhầy, đờm nhiều ở cổ họng hay cổ họng có đờm diễn ra thường xuyên và ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống, bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và tư vấn kế hoạch điều trị cụ thể. Trong đó, một số cách sau đây có thể giúp bạn kiểm soát tình trạng cổ họng nhiều đờm:

1. Thuốc không kê đơn và thuốc theo đơn chữa cổ họng nhiều đờm

Để điều trị tình trạng cổ họng nhiều chất nhầy hay đờm nhiều ở cổ họng, bạn có thể dùng thuốc. Một số loại thuốc kê đơn và không kê đơn có khả năng làm loãng và hạn chế sự tích tụ chất nhầy trong cổ họng, bao gồm:

  • Thuốc không kê đơn (OTC): Các loại thuốc ho như guaifenesin có tác dụng giảm cổ họng nhiều đờm và làm loãng dịch nhầy ở họng và ngực.
  • Thuốc kê đơn chữa cổ họng nhiều chất nhầy: Các loại thuốc làm tiêu nước bọt nhầy hay chất nhầy trong cổ họng, như nước muối ưu trương và dornase alfa, giúp giảm vấn đề đờm nhiều ở cổ họng. Bên cạnh đó, nếu chất nhầy dư thừa do bị nhiễm vi khuẩn, bạn cần sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị, nhằm giảm thiểu hiện tượng cổ nhiều đờm hay nhiều chất nhầy ở cổ họng.

Phương pháp tự chăm sóc tại nhà

Nguyên nhân có đờm ở cổ họng

Bạn cũng có thể hạn chế tình trạng cổ họng nhiều chất nhầy, nước bọt đặc nhầy bằng các biện pháp khắc phục tại nhà sau:

  • Súc miệng bằng nước muối để hạn chế nhiều chất nhầy ở cổ họng: Phương pháp này có thể giúp tiêu diệt vi trùng và làm sạch chất nhầy ở phía sau cổ họng. Để pha dung dịch nước muối, bạn hòa 1/2 thìa cà phê muối vào 240ml nước ấm, súc miệng trong vòng 10-15 giây rồi nhổ ra.
  • Làm ẩm không khí bằng máy tạo độ ẩm chữa chất nhầy ở cổ họng: Tăng độ ẩm trong không khí giúp chất nhầy trong cổ họng của bạn không bị đặc.
  • Uống nhiều nước chữa chất nhầy ở cổ họng: Uống nhiều nước lọc có thể giúp loại bỏ chất nhầy ở cổ họng và giúp chất nhầy lưu thông dễ dàng hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng thêm các loại chất lỏng ấm khác như nước dùng hoặc súp nhưng cần tránh uống đồ uống chứa caffeine vì chúng có khả năng gây mất nước.
  • Kê cao gối sau đầu chữa cổ họng nhiều chất nhầy: Việc nằm thẳng ra sàn mà không kê gối hoặc kê gối quá thấp có thể tạo cảm giác chất nhầy đang tích tụ ở phía sau cổ họng.
  • Tránh sử dụng thuốc thông mũi: Các loại thuốc thông mũi có thể khiến việc giảm và loại bỏ chất nhầy trở nên khó khăn hơn.
  • Tránh các chất gây kích ứng, nước hoa, hóa chất và ô nhiễm: Những chất này có thể gây kích thích niêm mạc, khiến cơ thể tiết ra nhiều chất nhầy và cổ nhiều đờm hơn bình thường.
  • Bỏ hút thuốc lá trị cổ họng nhiều chất nhầy: Bỏ hút thuốc lá là việc rất hữu ích, đặc biệt là với bệnh phổi mãn tính như hen suyễn hoặc COPD.

Khi nào bạn cần đi khám bác sĩ?

Nguyên nhân có đờm ở cổ họng

Cơ thể của bạn luôn sản xuất chất nhầy. Mũi và cổ họng có thể sản xuất khoảng 1-2 lít chất nhầy mỗi ngày. Tuy nhiên, nếu cổ họng tiết quá nhiều dịch nhầy hoặc cổ họng nhiều chất nhầy thì đó có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý cần được quan tâm. Bạn cần đến bệnh viện để thăm khám ngay khi có bất kỳ triệu chứng nào sau đây:

  • Dịch nhầy ở cổ họng quá nhiều, kéo dài hơn 4 tuần
  • Chất nhầy ngày càng đặc hơn
  • Chất nhầy gia tăng về khối lượng hoặc thay đổi màu sắc
  • Sốt
  • Đau ngực
  • Khó thở
  • Ho ra máu
  • Thở khò khè

Hy vọng những thông tin mà Hello Bacsi vừa cung cấp bên trên về nguyên nhân cổ họng nhiều chất nhầy cùng cách điều trị tình trạng cổ họng có đờm sẽ hữu ích với bạn.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.