Nguyên nhân gây bệnh ung thư là gì

Các bài thuốc cổ truyền có hiệu quả nhất:

bệnh thoát vị đĩa đệm

1. Hút thuốc lá gây bệnh ung thư phổi
Hút thuốc lá không những ảnh hưởng đến chính bản thân người hút thuốc mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ của những người xung quanh, đặc biệt là trẻ nhỏ. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thành phần các chất gây nghiệm Nicotine và Carbon monoxide trong thuốc lá có thể làm ngăn cản sự vận chuyển Oxy trong máu, gây nên hiện tượng suy hô hấp. Các chất khác như phenol và benzopyrens gây bệnh viêm phế quản và rối loạn thông khí, từ đó dẫn đến bệnh ung thư phổi nguy hiểm.

Ngoài ung thư phổi, một số bệnh ung thư nguy hiểm khác cũng liên quan trực tiếp tới việc hút thuốc lá như: ung thư vòm họng, ung thư thực quản…

2. Bỏ bữa sáng gây bệnh ung thư túi mậtBỏ bữa sáng là nguyên nhân trực tiếp của bệnh sỏi thận và túi mật thường gặp. Vì sau 8 tiếng cho giấc ngủ dài ban đêm, thức ăn của bữa tối đã được tiêu hoá hết và dạ dày vẫn tiếp tục tiết ra dịch vị. 

Nếu bạn không “nạp năng lượng” vào bữa sáng, dịch vị tiết ra nhiều mà không được sử dụng sẽ gây nên bệnh đau dạ dày hoặc viêm niêm mạc dạ dày. Đồng thời các chất cặn bã tích tụ trong dạ dày không có cơ hội đào thải ra ngoài, lâu ngày sẽ kết lại thành sỏi.

3. Thức khuya gây bệnh ung thư tuyến tiền liệtCác nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, tỷ lệ mắc ung thư tuyến tiền liệt ở đàn ông thường thức khuya cao gấp 2 lần so với những người bình thường khác.
Thức khuya thường xuyên làm thay đổi đồng hồ sinh hoạt của các tế bào trong cơ thể. Việc thức khuya có thể làm ngăn cản cơ thể sản sinh ra chất melatonin, chất chỉ tạo ra ở buổi đêm và có khả năng ngăn cản, tiêu diệt các tế bào ung thư cũng như ngăn cản quá trình oxy hoá các tết bào trong cơ thể.

4. Ăn nhiều thịt gây bệnh ung tư vú
Phụ nữ ăn nhiều thịt, đặc biệt là các loại thịt đỏ thường dễ mắc bệnh ung thư vú. Các chất béo bão hoà có trong thịt đỏ tích tụ lâu ngày trong cơ thể sẽ làm kích thích sự tăng trưởng của các tế bào ung thư.

Đặc biệt đối với món thịt nướng mà chúng ta yêu thích, chất béo bão hoà ở nhiệt độ cao sẽ sản sinh ra chất polycylic aromatic hydrocarbon, tác nhân gây bệnh ung thư.

Vì vậy, hãy giảm bớt thịt trong các bữa ăn hàng ngày và thay thế bằng rau xanh, hoa quả để ngăn ngừa căn bệnh ung thư vú nguy hiểm.

5. Lười vận động gây bệnh ung thư dạ dày
Tổ chức y tế thế giới đã nghiên cứu và kết luận, mỗi năm, trên thế giới có tới 200 người chết do nguyên nhân lười vận động. Báo cáo cũng dự đoán, với thói quen sinh hoạt thiếu khoa học như ngày nay, tới năm 2020, 70% dân số thế giới mắc bệnh do nguyên nhân trên. Chất béo được nạp vào trong các bữa ăn để sản sinh năng lượng đảm bảo hoạt động của các tế bào trong cơ thể. Khi chúng ta lười vận động, các chất béo không được chuyển hoá và sử dụng hết sẽ tích tụ trong dạ dày, gây nên bệnh viêm dạ dày, đau dạ dày và lâu ngày sẽ dẫn tới bệnh ung thư dạ dày nguy hiểm.


6. Tình dục không an toàn gây bệnh ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung và các căn bệnh phụ khoa nguy hiểm đang trở thành vấn nạn với những người phụ nữ hiện đại. Những năm gần đây, số lượng phụ nữ mắc các bệnh trên ngày một tăng và đang dần trẻ hoá.
Tình dục không an toàn được xem là có liên quan trực tiếp tới căn bệnh ung thư cổ tử cung nguy hiểm. Đó là con đường lây truyền virut HPV nhanh nhất, loại virut lây truyền qua đường tình dục gây nên các bệnh nguy hiểm của phụ nữ.


7. Sử dụng giấy vệ sinh kém chất lượng gây các bệnh ung thư da
Phái đẹp chúng ta có thể sẵn sàng chi ra rất nhiều tiền để mua sắm quần áo, giày dép, mỹ phẩm… nhưng lại thường mua các loại giấy vệ sinh rẻ tiền, không đảm bảo chất lượng vì coi đó là 1 loại đồ dùng không cần thiết. Thực tế đó là 1 suy nghĩ cực kỳ sai lầm. Giấy vệ sinh màu càng trắng thì càng chứa nhiều các chất tẩy trắng. Ở các loại giấy vệ sinh kém chất lượng, hàm lượng các chất tẩy trắng không được xử lý triệt để. Thường xuyên sử dụng loại giấy về sinh này có thể gây hại cho da, lâu ngày dẫn đến viêm da và bệnh ung thư da. Ngoài ra, trong chất tẩy trắng còn chứa thành phần Ecoli, có thể gây nên căn bệnh ung thư gan nguy hiểm. Vì vậy, hãy chọn các loại giấy đảm bảo chất lượng của các nhà sản xuất có tên tuổi để đảm bảo sức khoẻ của mình.

Theo Afamily [suckhoe365.net]

Cơ chế gây bệnh ung thư hay nguyên nhân gây bệnh ung thư là gì? Tổn thương DNA dẫn đến hiện tượng chết theo chu trình, nhưng nếu cái chết tự nhiên của tế bào bị tổn hại sẽ dễ dẫn đến tế bào có nhiều khả năng bị chuyển đổi thành tế bào ung thư.

DNA Medical Technology | 20-09-2019

Sơ lược về cơ chế gây ung thư

Cần hiểu bản chất của bệnh ung thư là các tế bào bình thường bị hư hại và không trải qua quá trình chết tự nhiên [apoptosis] nhanh như tốc độ phân bào của chúng. Các tác nhân gây ung thư có thể tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư bằng cách biến đổi quá trình trao đổi chất của tế bào và tác động trực tiếp lên DNA của tế bào, liên quan đến các quá trình sinh học, bao gồm quá trình phân bào không thể điều khiển, ác tính, cuối cùng dẫn đến sự hình thành các khối u.

Xem thêm: Tại sao ung thư gọi là K

Thông thường, nhiều tổn thương DNA dẫn đến hiện tượng chết theo chu trình, nhưng nếu cái chết tự nhiên của tế bào bị tổn hại sẽ dễ dẫn đến tế bào có nhiều khả năng bị chuyển đổi thành tế bào ung thư.

Các tác nhân môi trường gây ung thư:

Hóa chất: Các hoá chất được liệt kê dưới đây là một trong những chất gây ung thư có khả năng ảnh hưởng nhất đến sức khỏe con người theo báo cáo từ National Toxicology Program's 14th Report on Carcinogens. Không phải vì một chất đã được chỉ định là chất gây ung thư thì có nghĩa là chất đó nhất thiết sẽ gây ung thư. 

=> Xem thêm: Chi phí giải mã gen cho trẻ, giá xét nghiệm gen ung thư di truyền

Nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc một người tiếp xúc với  các chất gây ung thư sẽ phát triển ung thư, bao gồm số lượng và thời gian tiếp xúc cùng với yếu tố di truyền của từng cá nhân. Một số chất thường được khuyến cáo như :

Nicotin: có trong khói thuốc lá. Đây là chất làm gia tăng khả năng ung thư phổi ở người hút [bao gồm cả chủ động hút và hít khói thụ động]

Các sản phẩm thứ cấp từ dầu mỏ: ví dụ như paraffin, benzen… nếu tiếp xúc thường xuyên trong thời gian dài sẽ dễ dẫn đến các tình trạng ung thư khác nhau.

Một số chất sử dụng làm đồ nhựa: chẳng hạn như vinyl clorua, buta-1,3-dien… cũng được cho rằng có khả năng làm gia tăng ung thư.

Bên cạnh đó, cùng với việc công nghiệp hóa hiện đại hóa, các khí thải công nghiệp không được xử lý trước khi đưa ra môi trường như khí thải từ các lò nhiệt điện, chất thải rắn và lỏng khác như formaldehyd, etylen oxide… cũng góp phần gia tăng ô nhiễm môi trường. Từ đó, tình trạng sức khỏe của người dân cũng bị ảnh hưởng theo. 

Bức xạ của các bước sóng nhất định, được gọi là bức xạ ion hóa , có đủ năng lượng để làm hỏng DNA và gây ung thư. Bức xạ ion hóa bao gồm radon, tia X, tia gamma và các dạng bức xạ năng lượng cao khác. Các tia bức xạ mang năng lượng cao, bao gồm tia cực tím [có trong ánh nắng mặt trời]... nhìn chung có khả năng gây ung thư, nếu bị nhiễm đủ liều.

Do chúng có thể tác động tới quá trình di truyền hoặc quá trình trao đổi chất của tế bào trong cơ thể. Các dạng phóng xạ năng lượng thấp, không ion hóa, như ánh sáng nhìn thấy và năng lượng từ điện thoại di động, chưa được tìm thấy gây ung thư ở người.

Tác nhân gây ung thư không phát ra tia bức xạ điển hình là amiăng, dioxin [hay còn gọi là chất độc màu da cam], các hợp chất Ancol có trong rượu, bia và khói thuốc lá [Cadimi, nicotin,...]

Sử dụng thuốc lá gây ra nhiều bệnh ung thư, bao gồm ung thư phổi, thanh quản, miệng, thực quản, họng, bàng quang, thận, gan, dạ dày, tuyến tụy, đại tràng và trực tràng, cũng như bệnh bạch cầu tủy cấp tính. Những người sử dụng thuốc lá không khói [thuốc hít hoặc thuốc lá nhai] và những người hít phải khói thuốc lá thụ động có nguy cơ mắc bệnh ung thư miệng, thực quản và tuyến tụy.

Từ vi sinh vật gây bệnh : Aflatoxin B1, được tạo ra từ bào tử của nấm Aspergillus flavus mọc trên các hạt ngũ cốc là một ví dụ, thường gặp đối với các tác nhân gây ung thư từ vi khuẩn trong tự nhiên.

Các virus như virus viêm gan B và HPV [virus gây ra bệnh ung thư cổ tử cung] là nguyên nhân gây ung thư ở người. Virus đầu tiên được tìm thấy có khả năng gây ung thư ở động vật đó là virus Rous sarcoma, được phát hiện năm 1910 bởi Peyton Rous.

Hiện nay các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác lý do tại sao người này bị ung thư nhưng người khác thì không. Những nghiên cứu đã chỉ ra các yếu tố nguy cơ ung thư có thể làm tăng khả năng mắc bệnh ung thư của một người, từ đó cần giảm tiếp xúc với các nguy cơ này giúp phòng ngừa ung thư.

Các yếu tố nguy cơ ung thư bao gồm tiếp xúc với hóa chất hoặc các chất khác, cũng như một vài hành vi nhất định. Ngoài ra, các yếu tố gây ung thư cũng bao gồm những thứ mà chúng ta không thể kiểm soát, như tuổi tác và tiền sử gia đình. Tiền sử gia đình có người mắc một số bệnh ung thư có thể là dấu hiệu của hội chứng ung thư di truyền có thể xảy ra ở các thế hệ tiếp theo.

Hầu hết các yếu tố nguy cơ ung thư [và bảo vệ] ban đầu được xác định trong các nghiên cứu dịch tễ học. Trong những nghiên cứu này, các nhà khoa học so sánh với nhóm người mắc bệnh ung thư với những người không mắc ung thư. Những nghiên cứu này chỉ ra rằng những người mắc ung thư ít nhiều đều có những hành vi nhất định hoặc tiếp xúc với một số chất nhất định nhiều hơn so với những người không mắc ung thư.

Tuy nhiên các nghiên cứu này không thể khẳng định hoàn toàn rằng một hành vi hoặc chất gây ung thư. Ví dụ, phát hiện có thể chỉ là kết quả của sự tình cờ, hoặc yếu tố rủi ro thực sự có thể là một cái gì đó khác với yếu tố rủi ro bị nghi ngờ. Nhưng những phát hiện thuộc các loại nghiên cứu dịch tễ này đôi khi nhận được sự chú ý trên các phương tiện truyền thông và điều này có thể dẫn đến những ý tưởng sai lầm về cách ung thư bắt đầu và lây lan.

Danh sách dưới đây bao gồm các yếu tố nguy cơ được biết đến nhiều nhất hoặc nghi ngờ nhất đối với bệnh ung thư. Mặc dù có thể tránh được một số yếu tố rủi ro này, nhưng một số yếu tố khác như thì không thể. Hạn chế tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ có thể làm giảm nguy cơ phát triển một số bệnh ung thư.

Có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây ra ung thư

2.1 Tuổi tác

Tuổi tác là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất đối với ung thư. Theo dữ liệu thống kê gần đây nhất từ ​​Chương trình Theo dõi, Dịch tễ và Kết quả của Viện Ung thư Quốc gia Hoa kỳ, tuổi trung bình chẩn đoán mắc ung thư là 66 tuổi. Điều này có nghĩa là một nửa số trường hợp ung thư xảy ra ở những người dưới độ tuổi này và một nửa ở những người trên độ tuổi này. Một phần tư các trường hợp ung thư mới được chẩn đoán ở những người từ 65 đến 74 tuổi.

Mô hình về tuổi tương tự cũng được phát hiện cho nhiều loại ung thư phổ biến. Ví dụ, độ tuổi trung bình khi chẩn đoán ung thư vú là 61 và 68 tuổi đối với ung thư đại trực tràng, 70 tuổi đối với ung thư phổi và 66 tuổi đối với ung thư tuyến tiền liệt.


Nhưng bệnh ung thư có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Ví dụ, ung thư xương được chẩn đoán thường xuyên nhất ở những người dưới 20 tuổi, với hơn một phần tư các trường hợp xảy ra ở nhóm tuổi này. Và 10% bệnh bạch cầu cấp được chẩn đoán ở trẻ em và thanh thiếu niên dưới 20 tuổi, trong khi chỉ có 1% ung thư nói chung được chẩn đoán ở nhóm tuổi đó. Một số loại ung thư, chẳng hạn như u nguyên bào thần kinh, phổ biến hơn ở trẻ em hoặc thanh thiếu niên so với người lớn.

2.2 Rượu

Uống rượu có thể làm tăng nguy cơ ung thư miệng, cổ họng, thực quản, thanh quản, gan và vú. Bạn càng uống nhiều, nguy cơ của bạn càng cao. Nguy cơ ung thư cao hơn nhiều đối với những người vừa uống rượu vừa hút thuốc lá.Các bác sĩ khuyên những người uống nên uống với số lượng vừa phải, tối đa một ly mỗi ngày đối với phụ nữ và tối đa hai ly mỗi ngày đối với nam giới.

2.3 Các chất gây ung thư trong môi trường

Nguyên nhân của ung thư có thể do những thay đổi trong một số gen làm thay đổi cách thức hoạt động của các tế bào. Một số thay đổi di truyền này xảy ra một cách tự nhiên khi ADN được sao chép trong quá trình phân chia tế bào. Nhưng những người khác lại là kết quả của phơi nhiễm môi trường làm hỏng ADN. Những phơi nhiễm này có thể bao gồm các chất, chẳng hạn như các hóa chất trong khói thuốc lá, hoặc bức xạ, chẳng hạn như tia cực tím từ mặt trời.

Mọi người có thể tránh một số phơi nhiễm gây ung thư, như khói thuốc lá và tia nắng mặt trời. Nhưng trong một số trường hợp rất khó tránh, đặc biệt nếu chúng ở trong không khí mà chúng ta hít thở, trong nước chúng ta uống, thực phẩm chúng ta ăn hoặc các vật liệu chúng ta sử dụng để thực hiện công việc của mình.

Các nhà khoa học đang nghiên cứu những chất phơi nhiễm nào có thể gây ra hoặc đóng góp cho sự phát triển của ung thư. Hiểu rõ về những chất phơi nhiễm nào có hại và nơi chúng được tìm thấy, có thể giúp mọi người tránh những tác nhân này.

2.4 Viêm mãn tính

Viêm là một phản ứng sinh lý bình thường làm cho các mô bị tổn thương lành lại. Quá trình viêm bắt đầu khi các mô bị tổn thương giải phóng các hóa chất và đáp lại, các tế bào bạch cầu tạo ra các chất khiến các tế bào phân chia và phát triển để xây dựng lại mô để giúp sửa chữa chấn thương. Một khi vết thương được chữa lành, quá trình viêm kết thúc.

Trong viêm mãn tính, quá trình viêm có thể bắt đầu ngay cả khi không có tổn thương và nó không kết thúc khi cần thiết. Tại sao viêm vẫn tiếp tục diễn ra mà không kết thúc thì hiện nay các nhà khoa học vẫn chưa giải thích được hoàn toàn. Viêm mãn tính có thể do nhiễm trùng không biến mất, phản ứng miễn dịch bất thường đối với các mô bình thường hoặc các tình trạng như béo phì.

Theo thời gian, viêm mãn tính có thể gây tổn thương ADN và dẫn đến ung thư. Ví dụ, những người mắc bệnh viêm ruột mãn tính, chẳng hạn như viêm loét đại tràng và bệnh Crohn, có nguy cơ mắc ung thư ruột kết.

2.5 Thuốc lá

Sử dụng thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư và tử vong do ung thư. Những người sử dụng các sản phẩm thuốc lá hoặc người thường xuyên hít phải khói thuốc lá từ người khác [còn gọi là hút thuốc lá thụ động] có nguy cơ mắc bệnh ung thư cao hơn do các sản phẩm thuốc lá và khói thuốc lá có nhiều hóa chất làm tổn thương ADN.

Sử dụng thuốc lá gây ra nhiều loại ung thư, bao gồm ung thư phổi, thanh quản, miệng, thực quản, họng, bàng quang, thận, gan, dạ dày, tuyến tụy, đại tràng và trực tràng và bệnh bạch cầu tủy cấp tính. Những người sử dụng thuốc lá không khói [thuốc hít hoặc thuốc lá nhai] có nguy cơ mắc bệnh ung thư miệng, thực quản và tuyến tụy.

Thuốc lá có thể gây ra nhiều loại bệnh ung thư khác nhau

2.6 Ánh sáng mặt trời

Mặt trời, đèn cực tím và máy làm ngăm da [tanning booths] đều phát ra tia cực tím [UV]. Tiếp xúc với bức xạ tia cực tím gây ra lão hóa da sớm và tổn thương da có thể dẫn đến ung thư da.

Mọi người ở mọi lứa tuổi và tông màu da nên hạn chế thời gian tiếp xúc với mặt trời, đặc biệt là giữa buổi sáng và chiều muộn, và tránh các nguồn bức xạ tia cực tím khác, chẳng hạn như giường tắm nắng. Cần lưu ý là bức xạ UV được phản xạ bởi cát, nước, tuyết và băng và có thể đi qua kính chắn gió và cửa sổ. Mặc dù ung thư da phổ biến hơn ở những người có tông màu da sáng, nhưng những người thuộc mọi tông da đều có thể bị ung thư da, kể cả những người có da tối màu.

2.7 Béo phì

Những người béo phì có thể tăng nguy cơ mắc một số loại ung thư, bao gồm ung thư vú [ở phụ nữ đã qua thời kỳ mãn kinh], đại tràng, trực tràng, nội mạc tử cung, thực quản, thận, tụy và túi mật .

Ngược lại, ăn chế độ ăn uống lành mạnh, hoạt động thể chất và giữ cân nặng khỏe mạnh có thể giúp giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư. Những hành vi lành mạnh này cũng rất quan trọng để giảm nguy cơ mắc các bệnh khác, chẳng hạn như bệnh tim, tiểu đường type II và huyết áp cao.

2.8 Bức xạ

Bức xạ của các bước sóng nhất định, được gọi là bức xạ ion hóa, có đủ năng lượng để làm hỏng ADN và gây ung thư. Bức xạ ion hóa bao gồm radon, tia X, tia gamma và các dạng bức xạ năng lượng cao khác. Các dạng phóng xạ năng lượng thấp, không ion hóa, như ánh sáng nhìn thấy và năng lượng từ điện thoại di động và trường điện từ không làm hỏng ADN và chưa được phát hiện gây ung thư.

Béo phì gia tăng nguy cơ mắc phải một số bệnh ung thư nguy hiểm

2.9 Tác nhân truyền nhiễm

Một số tác nhân truyền nhiễm, bao gồm virus, vi khuẩn và ký sinh trùng, có thể gây ung thư hoặc làm tăng nguy cơ ung thư sẽ hình thành như Epstein-Barr virus, HBV và HCV, HIV, HPVs, HTLV-1, KSHV, MCPyV. Một số virus có thể phá vỡ các tín hiệu dùng để kiểm tra sự phát triển và tăng sinh của tế bào.

Ngoài ra, một số bệnh nhiễm trùng làm suy yếu hệ thống miễn dịch, khiến cơ thể không thể chống lại các bệnh nhiễm trùng gây ung thư khác. Và một số virus, vi khuẩn và ký sinh trùng cũng gây viêm mãn tính, có thể dẫn đến ung thư.

Hầu hết các vi-rút có liên quan đến tăng nguy cơ ung thư có thể được truyền từ người này sang người khác thông qua máu và/hoặc các chất dịch cơ thể khác. Bạn có thể giảm nguy cơ nhiễm trùng bằng cách tiêm vắc-xin, không quan hệ tình dục khi không được bảo vệ và không dùng chung kim tiêm.

Sàng lọc ung thư sớm được coi là biện pháp hoàn hảo trong việc phát hiện và điều trị kịp thời các loại ung thư. Giảm chi phí điều trị và nhất là giảm tỷ lệ tử vong ở người bệnh. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec luôn triển khai và giới thiệu tới khách hàng GÓI KHÁM VÀ SÀNG LỌC UNG THƯ CÔNG NGHỆ CAO giúp xét nghiệm gen, chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm các chất chỉ thị sinh học phát hiện khối u sớm. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec có nhiều gói sàng lọc ung thư sớm.Chỉ một lần xét nghiệm gen có thể đánh giá về nguy cơ mắc của 16 loại ung thư phổ biến ở cả nam và nữ [Ung thư phổi, ung thư đại trực tràng, ung thư vú, ung thư tuyến tụy, ung thư cổ tử cung, ung thư dạ dày, ung thư tiền liệt tuyến,....]

  • Phát hiện sớm các dấu hiệu manh nha của ung thư thông qua chẩn đoán hình ảnh, nội soi và siêu âm.
  • Thao tác khám đơn giản, cẩn thận và chính xác.
  • Đội ngũ chuyên gia được đào tạo bài bản nghề, đặc biệt là về ung thư, đủ khả năng làm chủ các ca khám chữa ung thư.

Với trang bị cơ sở vật chất, thiết bị y tế tiên tiến và hiện đại và đội ngũ bác sĩ có chuyên môn sâu và kinh nghiệm dày dặn. Tại Vinmec, quá trình thăm khám trở nên nhanh chóng với kết quả chính xác, tiết kiệm chi phí và thời gian cho người bệnh.

Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

Nguồn tham khảo: cancer.gov, medicinenet.com

XEM THÊM:

Ung thư: Kiến thức về điều trị, dự phòng

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề