Nguyên nhân rụng tóc vành khăn

Theo Hiệp hội Rụng tóc Hoa Kỳ (ALHA), việc rụng tóc ở trẻ nhỏ xảy ra phổ biến hơn người trưởng thành. Việc rụng tóc ở trẻ không nhiều đáng ngại vì hầu hết các bệnh nhân rụng tóc là trẻ em sẽ được điều trị thành công nếu được chuẩn đoán đúng. Do vậy ALHA khuyên rằng cha mẹ nên tham khảo ý kiến chuyên gia nhi khoa khi thấy có tình trạng rụng tóc của con. 

Nguyên nhân rụng tóc vành khăn

Mục lục

  • 1. Rụng tóc vành khăn ở trẻ sơ sinh là gì?
  • 2. Nguyên nhân gây rụng tóc vành khăn
    • 2.1. Là một dấu hiệu cảnh báo trẻ còi xương
    • 2.2. Thay đổi nồng độ hormone
    • 2.3. Telogen effluvium
    • 2.4. Tổn thương tóc do tác dụng ngoại lực
    • 2.5. Rụng tóc do nấm, hắc lào
    • 2.6. Tình trạng nguy hiểm
  • 3. Các việc cần làm khi trẻ sơ sinh bị rụng tóc vành khăn:
    • 3.1. Rụng tóc vành khăn là thiếu calci?
    • 3.2. Chế độ dinh dưỡng của mẹ và bé
    • 3.3. Việc thay đổi nồng độ hocmoon
    • 3.4. Xem xét các tư thế của con
    • 3.5. Với rụng tóc do nấm hay hắc lào

Rụng tóc có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, kể cả trẻ sơ sinh. Rụng tóc vành khăn là tình trạng trẻ rụng tóc nhiều, đặc biệt là ở phía sau gáy như hình vành khăn. Theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), rụng tóc vành khăn ở trẻ sơ sinh có thể là tình trạng rụng một phần hoặc toàn bộ tóc trong vài tháng đầu đời.

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này và ở mỗi trẻ lại có tốc độ hồi phục khác nhau. Do vậy để chắc chắn hơn về tình trạng của con, cha mẹ nên tham khảo ý kiến chuyên nha nhi khoa khi gặp vấn đề này.

2. Nguyên nhân gây rụng tóc vành khăn

Trong vòng đời của một sợi tóc, nang tóc trong giai đoạn tăng trưởng tạo cho sợi tóc phát triển ổn định từ 2 – 6 năm, trung bình là 3 năm. Tiếp theo có một giai đoạn chuyển ngắn khoảng 3 tuần khi nang tóc thoái hóa. Cuối cùng là giai đoạn nghỉ ngơi (telogen) khoảng 3 tháng, nang tóc trong giai đoạn này không hoạt động.

Chu kì 3 giai đoạn này lặp đi lặp lại. Hầu hết các trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rụng tóc là do một trong số nguyên nhân sau:

2.1. Là một dấu hiệu cảnh báo trẻ còi xương

Calci là một thành phần cấu tạo lên xương, răng, tóc,… Bộ Y tế cảnh báo, rụng tóc vành khăn ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể là một dấu hiệu cảnh báo sớm tình trạng còi xương của trẻ. Ngoài việc thiếu calci (ít hơn), một yếu tố khác có thể dẫn đến tình trạng còi xương là thiếu vitamin D. Trên thế giới, đã có những báo cáo việc thiếu hụt vitamin D do gen di truyền lặn gây ra chứng rụng tóc toàn phần. Do vậy, mẹ cần xem xét đầu tiên là con có được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng hay không.

Nguyên nhân rụng tóc vành khăn

2.2. Thay đổi nồng độ hormone

Đây là nguyên nhân gây rụng tóc vành khăn ở hầu hết trẻ sơ sinh. Việc giảm hormone ở trẻ sơ sinh sau khi sinh có thể là nguyên nhân gây rụng tóc ở trẻ khi mới sinh ra. Những người mới làm mẹ cũng sẽ bị rụng tóc với lý do tương tự. Việc rụng tóc sẽ được cải thiện trong một khoảng thời gian sau khi mà bé điều chỉnh được nồng độ hocmoon trong cơ thể.

2.3. Telogen effluvium

Đây là nguyên nhân gây rụng tóc phổ biến ở hầu hết trẻ em. Mỗi ngày có khoảng 50-150 sợi tóc bị rụng đi và được thay thế bằng những sợi tóc mới. Các nguyên nhân gây gián đoạn vòng đời bình thường của tóc như sốt cao, thừa vitamin A, căng thẳng kéo dài… làm tăng giai đoạn chuyển tiếp và giảm thời gian nghỉ ngơi của nang tóc. Điều này khiến tăng số lượng sợi tóc rụng trong một ngày. Kết quả là chỉ sau 6-16 tuần, hói một phần hoặc toàn phần có thể xuất hiện.

Không có một xét nghiệm nào giúp chuẩn đoán tình trạng này, nó phụ thuộc vào kinh nghiệm của bác sĩ nhi khoa. Thông thường tình trạng này, có thể được cải thiện sau từ 6 tháng đến 1 năm sau loại bỏ các nguyên nhân.

2.4. Tổn thương tóc do tác dụng ngoại lực

Đây là nguyên nhân phổ biến khác gây rụng tóc. Thông thường thì có khả năng là do lực kéo tóc như buộc tóc quá chặt, dùng bím tóc chặt. Nếu bạn quan sát tư thế ngồi của con thấy con thường xuyên tỳ vào vật cứng như giường, ghế, hoặc liên tục cọ xát vào đệm ở cùng một bên đầu cũng có thể khiến tóc bé rụng. Vấn đề này dễ dàng giải quyết bằng cách quan sát và điều chỉnh tư thế cho bé.

2.5. Rụng tóc do nấm, hắc lào

Nấm da tấn công vào cả nang tóc và sợi tóc, là một bệnh lý da liễu. Biểu hiện của bệnh lý này là những nốt hói loang lổ với màu đỏ, vảy bong tróc (và đôi khi là những chấm đen nơi tóc bị gãy). Hãy gặp chuyên gia da liễu ngay nếu trẻ có tình trạng này.

2.6. Tình trạng nguy hiểm

Suy giáp, suy tuyến yên có thể khiến tóc trẻ bị rụng. Đây là tình trạng bệnh lý nguy hiểm nhưng may mắn là hiếm gặp

Trong các nguyên nhân trên, ba nguyên nhân thường gặp và có thể dễ dàng thay đổi cho bé là chế độ dinh dưỡng và tư thế nằm. Các tình trạng bệnh lý như bệnh da liễu nấm, hắc lào hay suy giáp, suy tuyến yên cha mẹ nên đưa bé tới gặp bác sĩ để con được tiếp nhận điều trị sớm nhất.

3. Các việc cần làm khi trẻ sơ sinh bị rụng tóc vành khăn:

3.1. Rụng tóc vành khăn là thiếu calci?

Nguyên nhân rụng tóc vành khăn

Rất nhiều cha mẹ hiểu rằng rụng tóc vành khăn là biểu hiện của việc thiếu calci. Bởi thông thường mọi người hiểu rằng, calci là một thành phần cấu tạo lên xương, răng, móng, tóc,… Nên thiếu bổ sung thiếu calci thì chắc chắn còi xương, rụng tóc – điều này đúng nhưng chưa đủ. Bổ sung đủ calci cũng chưa chắc là hệ xương khớp phát triển khỏe mạnh. Thiếu vitamin D cũng có thể giảm hấp thu calci ở ruột, gây thoái hóa xương để duy trì nồng độ calci máu dẫn tới còi xương ở trẻ, loãng xương ở người lớn.

Ngoài ra, còn có vai trò của Vitamin K2 trong việc gắn Calci vào xương, cũng vitamin D giúp cân bằng nồng độ calci máu. Do vậy, một hệ xương khớp phát triển khỏe mạnh thì cần bổ sung đầy đủ calci và cả vitamin D, K.

3.2. Chế độ dinh dưỡng của mẹ và bé

Còi xương có thể dẫn đến những nguy cơ để lại di chứng vĩnh viễn như chân vòng kiềng, thấp còi, biến dạng các xương dài,… Rụng tóc vành khăn là một dấu hiệu cảnh báo sớm cho tình trạng này. Vitamin D giúp tăng cường hấp thu calci tại ruột của trẻ, duy trì nồng độ calci máu ổn định. Thông thường, nguyên nhân gây ra còi xương ở trẻ có thể liên quan đến việc thiếu hụt một hoặc cả hai yếu tố này. Tuy nhiên không phải bậc cha mẹ nào cũng hiểu rõ về calci và vitamin D.

Trước tiên trong giai đoạn mang thai, mẹ có bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho bản thân đặc biệt là calci và vitamin D hay không?

Thông thường nếu mẹ bổ sung không đủ, trẻ sinh ra và cả mẹ đều sẽ thiếu hụt hai nguồn này.

Sau sinh, bé được bổ sung dinh dưỡng qua sữa mẹ hay sữa công thức?

Với việc bé bổ sung bằng sữa mẹ, sự thiếu hụt vitamin D có thể xảy ra do sữa mẹ không thể có đủ lượng vitamin D mà bé cần.

Với sữa công thức mẹ cần tính toán xem lượng sữa bé uống có đủ bổ sung khoảng 400 IU vitamin cần cho bé hay không?

Thông thường, các thực phẩm trong tự nhiên rất hiếm thực phẩm có nguồn vitamin D lớn đủ cung cấp một lượng vitamin D cho bé và mẹ. Một số loại thực phẩm giàu vitamin D phải kể tới như dầu gan cá, cá hồi, cá ngừ,… tuy nhiên với trẻ sơ sinh sẽ khó bổ sung qua thực phẩm. Nhiều người sẽ cho rằng bổ sung qua việc cho trẻ tắm nắng, tuy nhiên với trẻ dưới 6 tháng tuổi cần tránh tuyệt đối ánh mặt trời dưới mọi hình thức.

Chính vì vậy thực phẩm chức năng chứa vitamin D đặc biệt vitamin D3 nên là ưu tiên bổ sung vitamin D cho trẻ. Bên cạnh đó có các sản phẩm bổ sung vitamin D3K2 trên thị trường cũng nên được xem xét lựa chọn để bé được cung cấp cả vitamin D và vitamin K2.

Nếu không hoàn toàn xác định được việc bổ sung cho bé như thế nào là đủ và dùng sản phẩm nào cho trẻ sơ sinh, cha mẹ nên tìm tới chuyên gia để được tư vấn chế độ dinh dưỡng và bổ sung calci, vitamin D, vitamin K2 hợp lý.

» Xem thêm: Top 5 sản phẩm bổ sung vitamin D3 K2 cho trẻ tốt nhất hiện nay

3.3. Việc thay đổi nồng độ hocmoon

Việc thay đổi nồng độ hocmoon là nguyên nhân không thể can thiệp được. Sau một thời gian từ 6 tháng đến 1 năm bé sẽ tự điều chỉnh và tóc sẽ mọc lại bình thường.

3.4. Xem xét các tư thế của con

Với việc bé nằm nguyên một tư thế nằm ngửa trên giường hoặc có động tác cọ xát vào đệm giường, mẹ có thể dễ dàng điều chỉnh tư thế cho bé thoải mái. Xoay người con nhẹ nhàng từ bên này qua bên kia khi ngủ cũng có thể giúp con cải thiện tình trạng này. Có thể tham khảo các bài tập về Tummy time – nằm sấp để bé được phát triển toàn diện hơn.

Buộc tóc quá chặt sẽ gây tình trạng khó chịu cho trẻ. Với việc buộc tóc cho trẻ – ít hơn tuy nhiên mẹ có thể xem xét có cần thiết hay không để buộc tóc cho trẻ.

3.5. Với rụng tóc do nấm hay hắc lào

Chúng tôi khuyến khích bạn đưa con tới bác sĩ nhi khoa sớm nhất và giúp con đảm bảo lộ trình điều trị. Với các trường hợp này, bé sẽ được dùng thuốc kê đơn để bôi hoặc uống. Bệnh của con có thể được điều trị khỏi hoàn toàn nếu được điều trị sớm và đúng cách.

Hầu hết các tình trạng rụng tóc của trẻ chỉ là tạm thời, và trong vòng 1 năm sau khi giải quyết các vấn đề, tóc của bé có thể mọc đầy đủ. Đặc biệt nên chú ý chế độ dinh dưỡng cho trẻ, bởi chế độ dinh dưỡng còn liên quan rất lớn đến phát triển đầy đủ về thể chất, chiều cao, cân nặng và phát triển trí tuệ của trẻ. Cha mẹ không nên quá lo lắng, cần thiết bạn nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia nhi khoa về tình trạng của con bạn.

Nguyên nhân rụng tóc vành khăn

Tổng kết

Rụng tóc vành khăn là một việc thường gặp ở trẻ sơ sinh và thường thì tình trạng rụng tóc không quá đáng lo ngại. Cha mẹ nếu không chắc chắn về tình trạng của con có thể đưa bé tới chuyên gia nhi khoa để được tư vấn đầy đủ. 

Mọi chi tiết thắc mắc vui lòng liên hệ HOTLINE 19009482 hoặc 0967629482

>> Xem thêm: [TỔNG QUAN] Vitamin D và những điều cần biết.

Nguồn tham khảo:

  1. Babycenter
  2. Americanhairloss

Trẻ sơ sinh bị rụng tóc vành khăn phải làm sao?

Một số cách giúp cải thiện tình trạng rụng tóc vành khăn của con có thể kể đến như: Bổ sung vitamin D cho bé: bằng cách sử dụng 800-1200 đơn vị/ ngày và có thể thêm 5ml canxi corbiere trong 2-3 tuần, đến khi tóc bé mọc trở lại. Bên cạnh đó, tắm nắng cũng là cách để cơ thể trẻ tự tổng hợp vitamin D.

Khi nào trẻ rụng tóc vành khăn?

Rụng tóc vành khăntrẻ thường xảy ra trong độ tuổi từ 3 – 6 tháng, đây là giai đoạn thay tóc máu thành tóc như người trưởng thành. Các bậc phụ huynh không cần quá lo lắng vì đây là hiện tượng sinh lý tự nhiên, chỉ có thể tìm cách khắc phục và hạn chế.

Trẻ bị rụng tóc vành khăn nên ăn gì?

Để trị rụng tóc vành khăn tốt nhất mẹ nên cho bé uống vitamin D3 đầy đủ với 1-2 giọt mỗi ngày. Tùy theo lứa tuổi mà cho trẻ uống theo liều lượng khác nhau từ 400-800 đơn vị/ ngày. Ngoài ra cho trẻ bú mẹ hoàn toàn, mẹ cần ăn uống đa dạng để bé có thể hấp thu được tối đa lượng canxi vào cơ thể.

Trẻ sơ sinh bao lâu thì rụng tóc màu?

Khi mới sinh, tóc của trẻ sẽ mọc dần dài ra mà dân gian gọi là tóc máu. Đến 2-3 tháng tuổi, do sự sụt giảm các hormon nội tiết mà mẹ truyền cho bé trong thời kỳ bào thai, tóc máu của trẻ sẽ bắt đầu rụng dần.