Nguyên nhân tắc sữa

Viêm tắc tia sữa là hiện tượng khá phổ biến với các bà mẹ sau sinh, cùng điểm mặt những nguyên nhân gây tắc sữa của mẹ nhé!

1. Nguyên nhân gây tắc sữa ở mẹ sau sinh

Sau khi sinh, có mẹ sữa về ngay nhưng cũng đa phần mẹ phải đợi 1-3 ngày sau sữa mới về. Sữa được sản xuất từ các nang sữa, theo ống dẫn đổ về khoang chứa phía sau quần vú.

Nhờ hành động bú mút sữa của con mà sữa sẽ được kích thích chảy ra ngoài. Tuy nhiên, trên dòng chảy này, vì một nguyên nhân nào đó làm ống dẫn bị tắc lại, sữa không thoát ra ngoài được. Vậy nguyên nhân gây tắc sữa ở mẹ sau sinh là gì?

Mới sinh con

Một số mẹ sinh con lần đầu thường gặp phải tình trạng tắc tia sữa. Sữa đã về nhiều trong bầu ngực nhưng vẫn không thể chảy ra ngoài cho bé bú được. Việc ứ đọng này dẫn đến vú căng cứng và có thể khiến mẹ bị sốt nhẹ. Và đây là một nguyên nhân gây tắc sữa mẹ nên lưu ý nhé.

Nguyên nhân tắc sữa
Hầu hết mẹ sinh con lần đầu thường gặp phải tình trạng tắc tia sữa

Sữa mẹ dư thừa

Hầu hết trong các trường hợp, nguyên nhân gây tắc tia sữa là do sữa mẹ còn thừa ở trong bầu ngực vì em bé không bú hết hoặc mẹ không hút phần sữa thừa sau khi bé đã bú no, dẫn đến sữa còn đọng lại, gây ra tắc nghẽn.

Ngực chịu áp lực

Nguyên nhân gây tắc sữa mà mẹ không ngờ đó là do mặc một chiếc áo ngực quá chật, áo bó hoặc mang đai địu bé trước ngực. Ngoài ra, thói quen nằm sấp khi ngủ và tập luyện thể thao cũng gây ra tình trạng này.

Do đầu ti mẹ chưa tương thích

Nguyên nhân gây tắc sữa nữa là do cấu tạo đầu ti của mẹ như thụt vào, đầu ti quá to hoặc quá bằng phẳng. Vì nó sẽ gây cản trở quá trình bú mẹ của bé. Khi bé có phản xạ cắn mút đầu ti sẽ tạo nên những vết thương, vết loét.

Nếu mẹ tiếp tục cho con bú sẽ làm cho đầu ti của mẹ nứt rộng hơn và việc cho con bú trở nên khó khăn và đau đớn. Và nếu mẹ không cho bé bú đều hoặc không cho bé bú nữa thì sẽ dẫn đến tình trạng sữa ứ đọng sữa, gây viêm tắc tuyến vú.

Ít hút sữa ra ngoài

Nếu ít hút sữa hoặc hút không hết sữa cũng là nguyên nhân gây tắc sữa mẹ dễ gặp phải. Lực hút của máy hút yếu nên không thể hút hết sữa ra ngoài cũng có thể là nguyên nhân khiến mẹ bị tắc tia sữa.

Con ngậm vú mẹ không đúng

Khi bé ngậm vú mẹ không đúng cách, bé sẽ không thể bú đủ lượng sữa mẹ sản xuất ra. Nguyên nhân gây tắc sữa này khá phổ biến ở nhiều bà mẹ sinh con lần đầu như đã nói, khiến sữa còn tồn đọng lại trong bầu ngực gây tắc tia sữa.

Mẹ không cho bú thường xuyên

Do một nguyên nhân nào đó, mà bạn không cho bé bú thường xuyên hoặc không dùng hút sữa ra hết trong khoảng 5 giờ tới 1 ngày dẫn đến tình trạng tắc tia sữa.

Nguyên nhân tắc sữa
Mẹ không cho bú thường xuyên khiến cho bầu sữa không có phản xạ tiết sữa nữa

Stress

Tâm trạng có thể ảnh hưởng đến các hoạt động thường ngày của cơ thể. Việc sản xuất sữa cũng không nằm ngoài điều đó. Sự căng thẳng sẽ làm chậm quá trình sản sinh hormone oxytocin, giúp vú bạn giải phóng sữa. Vì vậy, hãy để bản thân được thư giãn.

Nếu con đang say giấc thì mẹ cũng nên tranh thủ chợp mắt một chút. Khi đã quá mệt mỏi, mẹ hãy nhờ người thân trông bé để mẹ có thể ra ngoài hít thở không khí trong lành và lấy lại tinh thần.

2. Cách khắc phục tình trạng viêm tắc sữa ở mẹ

Điều chỉnh đầu ti

Để phòng ngừa viêm tắc tia sữa sau sinh, quan trọng nhất là phòng nhất là mẹ chú ý đầu vú. Trong thời kỳ đầu mang thai, nếu núm vú bị thụt vào hoặc bằng phẳng thì mẹ cần phải vê kéo dần ra ngoài hàng ngày.

Cho bú thường xuyên

Mẹ chú ý cần cho con bú đúng giờ, mỗi lần bú không quá dài chỉ khoảng 10-15 phút là đủ và bú hết một bên, không để trẻ ngậm đầu ti ngủ. Nếu con bú không hết, mẹ cần phải vắt sữa ra ngoài. 

Nguyên nhân tắc sữa
Mẹ chú ý cần cho con bú đúng giờ, mỗi lần bú không quá dài chỉ khoảng 10-15 phút là đủ

Làm sạch đầu ti

Mỗi lần cho bú, mẹ cần giữ thật sạch đầu vú, nhất là ở các kẽ của núm vú. Trước khi cho con bú, mẹ phải lau sạch và vắt một vài giọt sữa đầu bỏ đi rồi khi con bú xong lại phải lau sạch, khô.

Massage bầu sữa

Ngay sau khi sinh, mẹ cần massage, day đều bầu sữa để thông sữa. Có thể vừa day vừa chườm ấm để kích thích tuyến sữa mẹ giãn nở, từ đó dễ tiết ra hơn.

Sau khi sinh nửa giờ mẹ có thể cho con bú ngay để tạo phản xạ kích thích, giúp sữa nhanh được tống đẩy ra ngoài.

Vắt bỏ sữa thừa khi em bé không bú hết

Sữa thừa bé bú không hết nếu không được vắt bỏ ra ngoài, để lâu ngày gây ung nhũ, bí tắc sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng tắc sữa.

Giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ: tránh để cho cơ thể mệt mỏi, stress

Nên uống nhiều nước, ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng: thịt, cá, trứng, sữa và các chất xơ từ rau quả, hạn chế ăn chất béo bão hòa…

Như vậy, mẹ hãy lưu ý những nguyên nhân gây tắc sữa được nêu trên nhé. Kiến thức này sẽ rất hữu ích cho những ai lần đầu làm mẹ đấy. Bởi nó sẽ giúp mẹ phòng tránh được tình trạng này ngay tại nhà để luôn đảm bảo đủ sữa cho con, sữa về nhiều, đặc, thơm, mát.