Nhà nước có đại đầu tiên ở Việt Nam là gì

Nhân kỷ niệm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2-9

Thời điểm ra đời

nhà nước đầu tiên ở Việt Nam

Quan niệm truyền thống cho rằng lúc xuất hiện nhà nước đầu tiên [thời điểm lập quốc] ở Việt Nam cách đây chừng bốn ngàn năm. Song những nghiên cứu quan trọng, các phát hiện mới của ngành khảo cổ, lịch sử và khoa học văn hóa gần đây đã xem xét lại khoảng cách đó, đưa ra kết luận khác hẳn nhưng đầy sức thuyết phục và phù hợp với thực tế khách quan.

Thời điểm bắt đầu lịch sử văn minh của mỗi quốc gia là lúc xuất hiện nhà nước đầu tiên. Với lịch sử Việt Nam, đó là thời các vua Hùng. Tuy nhiên, dân tộc ta bước vào thời kỳ dựng nước chưa được bao lâu thì mất nước. Hơn một nghìn năm Bắc thuộc [từ năm 179 trước Công nguyên [TCN] đến năm 938], dưới sức mạnh đô hộ và đồng hóa, lịch sử văn hiến của người Việt đã gần như bị xóa mọi dấu vết, không được ghi chép để truyền lại. Cái duy nhất mà kẻ thù ngoại bang không thể xóa được đó là ký ức của nhân dân ta về lịch sử tổ tiên, ông cha mình. Bởi vậy, suốt một thời gian dài, thời kỳ lập quốc của dân tộc Việt Nam chỉ được phản ánh trong huyền thoại, cổ tích, truyền thuyết dân gian. Các huyền thoại Lạc Long Quân - Âu Cơ, Sơn Tinh - Thủy Tinh, Tiên Dung - Chử Đồng Tử, Thánh Gióng; những sự tích về trầu cau, bánh chưng, bánh dày, dưa hấu… đều liên quan đến phong tục, tập quán, cuộc sống của người Việt xưa, ít nhiều khắc họa hình ảnh của thời kỳ lập quốc. Các “pho sử” đó có sức sống khá mãnh liệt, bền lâu dù không chính xác và không thành văn.

Từ khi giành được độc lập quốc gia, ý thức tự tôn và nhu cầu nhận thức về nguồn gốc dân tộc đã kích thích, thúc đẩy các nhà sử học nước ta đi sâu tìm hiểu lịch sử thời đại Hùng Vương. Đến thời Trần [1226-1400], những huyền thoại, sự tích, truyền thuyết - vốn chỉ lưu truyền trong dân gian - lần đầu được sưu tầm, tập hợp, biên khảo và ghi chép lại trong các tài liệu thành văn, mà đáng chú ý nhất là bộ sách Việt điện u linh [của Lý Tế Xuyên] và Lĩnh Nam chích quái [của Trần Thế Pháp]. Sang thế kỷ 15, nhà sử học nổi tiếng Ngô Sĩ Liên đã - một cách chính thức và có hệ thống - đưa những tư liệu dân gian ấy vào bộ chính sử quy mô lớn do ông và các sử thần triều Lê biên soạn. Trong bộ Đại Việt sử ký toàn thư này, Ngô Sĩ Liên dành riêng một kỷ, đặt tên là Kỷ Hồng Bàng, để trình bày những truyền thuyết mà ông thu thập được với diễn biến theo thứ tự thời gian: Kinh Dương Vương - Lạc Long Quân - 18 đời Hùng Vương. Ngô Sĩ Liên cũng là người đầu tiên nêu ra những niên đại tuyệt đối cho thời kỳ lập quốc đó. Theo ông thì Kinh Dương Vương - ông nội của vua Hùng thứ nhất - lên ngôi vào đời Phục Hy bên Trung Quốc [cụ thể là năm 2879 TCN]; còn vua Hùng cuối cùng [thứ 18] chấm dứt sự trị vì của mình vào năm Chu Noãn Vương thứ 57 [tức năm 258 TCN].

Những mốc thời gian trên được nhiều người cho là chuẩn xác, là cơ sở để khẳng định cách đây chừng bốn nghìn năm, dân tộc ta đã bước vào thời kỳ lập quốc [các cụm từ “bốn nghìn năm lịch sử”, “bốn nghìn năm văn hiến”, “bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước”… rất hay gặp trong sách báo và cuộc sống hàng ngày của người Việt Nam]. Thế nhưng, cũng không ít người nghi ngờ một cách hoàn toàn có lý rằng vua chúa không thể có tuổi thọ của thần thánh, vậy mà trong suốt 2621 năm [2879 - 258 = 2621], chỉ có 20 đời vua [Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân và 18 vua Hùng] nối tiếp nhau, trung bình mỗi vua trị vì… 131 năm! Hơn nữa, những điều Ngô Sĩ Liên đưa vào chính sử đều là huyền thoại và truyền thuyết. Huyền thoại, cổ tích, truyền thuyết mang tính lịch sử, nhưng không phải là thực tế lịch sử. Do đó, không chỉ dựa vào truyền thuyết nói chung để ấn định niên đại tuyệt đối cho các sự kiện lịch sử. Ngô Sĩ Liên trình bày về Kỷ Hồng Bàng với nhiều sự việc, nhiều mốc thời gian khá rõ ràng, nhưng lại không đưa được những chứng cớ xác đáng, có sức thuyết phục để chứng minh. Ngay bản thân ông, sau khi nêu xong những vấn đề trên, cũng đành viết: “Hãy tạm thuật lại chuyện cũ để truyền lại sự nghi ngờ thôi”!

Về mặt lý luận, nhà nước thường chỉ ra đời khi cơ sở kinh tế đã phát triển, tạo tiền đề cho những chuyển biến xã hội tới mức có sự phân hóa về địa vị và quyền lực. Thực tế cho thấy, hầu hết các nhà nước đầu tiên trên thế giới đều xuất hiện vào giai đoạn phát triển nhất của thời đại đồ đồng hoặc đầu thời đại đồ sắt. Ngày nay, qua các phát hiện khảo cổ, khoa học lịch sử Việt Nam đã thiết lập được tương đối hoàn chỉnh sơ đồ diễn biến văn hóa vật chất của dân tộc ta, từ sơ kỳ thời đại đồ đồng đến sơ kỳ thời đại đồ sắt, với các giai đoạn phát triển cơ bản theo thứ tự: Văn hóa Phùng Nguyên - Văn hóa Đồng Đậu - Văn hóa Gò Mun - Văn hóa Đông Sơn.

Theo kết quả xác định niên đại bằng phương pháp cacbon phóng xạ [C14], Văn hóa Phùng Nguyên - thuộc sơ kỳ thời đại đồ đồng - tồn tại cách đây chừng bốn nghìn năm. Như vậy, nếu theo quan niệm phổ biến lâu nay, thì thời điểm nhà nước đầu tiên xuất hiện trên miền đất nước ta [thời điểm lập quốc] tương ứng với niên đại của Văn hóa Phùng Nguyên. Thế nhưng, trong tất cả các hiện vật khảo cổ khai quật được thuộc nền Văn hóa này, ngoài ít mẩu xỉ đồng, chưa hề tìm thấy bất kỳ công cụ bằng đồng nào. Công cụ bằng đá vẫn còn phổ biến và chiếm ưu thế tuyệt đối. Các nhà sử học đều thống nhất kết luận rằng xã hội thời Văn hóa Phùng Nguyên chưa vượt khỏi hình thái công xã nguyên thủy và do đó, không thể khẳng định trước đây bốn nghìn năm dân tộc ta đã bước vào thời đại văn minh, đã có nhà nước!

Tiếp sau Văn hóa Phùng Nguyên là các giai đoạn phát triển Văn hóa Đồng Đậu và Gò Mun. Dù số lượng, chất lượng của công cụ bằng đồng có xu hướng ngày càng tăng, nhưng cũng chưa thấy chứng cớ rõ rệt nào về sự phân hóa xã hội - động lực cần thiết cho sự xuất hiện của nhà nước.

Sang thời Văn hóa Đông Sơn, con người đã thành thạo kỹ thuật đúc đồng và bắt đầu biết chế tạo công cụ từ quặng sắt. Họ đã có thể làm ra những đồ dùng tinh xảo, đòi hỏi trình độ mỹ thuật và kỹ thuật cao [như trống đồng, thạp đồng, ấm đồng…]. Nền kinh tế khá phát triển. Nhiều tài liệu, hiện vật khảo cổ cho thấy sự phân hóa giai cấp cũng đã rõ rệt. Ví dụ, trong di chỉ mộ táng Việt Khê [Hải Phòng] - được xác định có niên đại tuyệt đối là 2462 ± 100 năm [tính đến năm 1997], thuộc thời Văn hóa Đông Sơn - các nhà khảo cổ phát hiện 4 ngôi mộ chôn quan tài hình thuyền. Ba ngôi trong số đó hoàn toàn không có hiện vật chôn kèm; còn ngôi thứ tư lại chôn theo tới 107 hiện vật với 73 hiện vật bằng đồng [có cả những đồ dùng sang trọng như khay, ấm, thạp, thố, bình, âu…]. Sự khác biệt giữa các ngôi mộ thể hiện sự phân biệt sâu sắc về địa vị, vai trò, tài sản… của chủ nhân chúng khi còn sống.

Các nhà sử học ngày càng thống nhất, chung quan điểm khi cho rằng nhà nước đầu tiên trên miền đất nước ta chỉ có thể xuất hiện vào thời Văn hóa Đông Sơn - giai đoạn phát triển đỉnh cao của thời đại đồ đồng và giai đoạn đầu của thời kỳ đồ sắt. Quan điểm này được cộng đồng khoa học quốc tế thừa nhận - chẳng hạn, trong nhiều công trình lịch sử, xã hội học của các tác giả nước ngoài, đã dùng từ “văn minh” [civilization] thay vì “văn hóa” [culture] khi bàn về Văn hoá Đông Sơn của Việt Nam. Do vậy, chỉ có thể dùng niên đại của Văn hóa Đông Sơn làm giới hạn đầu cho thời kỳ lập quốc của dân tộc ta, cách đây chừng 27 thế kỷ. Nó cũng phù hợp với ghi chép của Việt sử lược - bộ sử khuyết danh nhưng có độ chính xác cao, được biên soạn sớm nhất ở nước ta - theo đó “…Đến thời Trang Vương nhà Chu [696-681 TCN], ở bộ Gia Ninh có người lạ, dùng ảo thuật áp phục được các bộ lạc, tự xưng là Hùng Vương, đóng đô tại Phong Châu, phong tục thuần phác, chính sự dùng lối kết nút, truyền được 18 đời, đều gọi là Hùng Vương”.

Trong quá trình sửa đổi Hiến pháp [đạo luật cơ bản, có giá trị pháp lý cao nhất, quy định chế độ chính trị, kinh tế, xã hội, quyền và nghĩa vụ công dân, tổ chức bộ máy nhà nước] năm 1992, Quốc hội Việt Nam đã tiếp nhận quan điểm trên của các nhà sử học để thay cụm từ “Trải qua bốn nghìn năm lịch sử…” ghi trong Lời nói đầu của Hiến pháp năm 1980 bằng cụm từ “Trải qua mấy ngàn năm lịch sử…” trong Hiến pháp 1992. Hiến pháp 2013 vẫn duy trì sự thay đổi đó. Viết như thế vừa tôn trọng thực tế lịch sử khách quan, vừa chính xác lại vừa tạo điều kiện cho những khẳng định mới, phát hiện mới của khoa học. Chúng ta có quyền và rất nên tự hào về lịch sử lâu đời của dân tộc, nhưng cần tự hào đúng những gì mình có. Hơn nữa, với niên biểu lập quốc cách đây hơn 25 thế kỷ, Việt Nam vẫn là một trong những nước nảy nở nền văn minh sớm trên thế giới./. 

                                                                                                                SƠN HÀ                                                                  

Đến thời kỳ đồ sắt, vào khoảng thế kỷ 8 TCN đã xuất hiện nhà nước đầu tiên của người Việt trên miền Bắc Việt Nam ngày nay. Theo sử sách, đó là Nhà nước Văn Lang của các vua Hùng.

  • Quân chủng PK-KQ
  • Truyền thống - Lịch sử
  • Thế giới đánh giá

16 giờ:41 phút Thứ năm, ngày 26 tháng 4 , 2018

Kỷ niệm 100 năm Nhà nước Đại Cồ Việt [968-2018]:

Đại Cồ Việt - Nhà nước Quân chủ tập quyền đầu tiên trong lịch sử Việt Nam

Đại Cồ Việt là quốc hiệu của việt Nam dưới thời nhà đinh, Tiền Lê và đầu thời nhà Lý, với kinh đô ban đầu đặt tại hoa Lư và từ tháng 7 âm lịch năm 1010 đặt tại Thăng Long. Nhà nước đại Cồ việt tồn tại 86 năm kể từ khi đinh Bộ Lĩnh thống nhất vùng châu thổ phía Bắc, lên ngôi hoàng đế năm 968 đến tháng 10 âm lịch năm 1054 đời vua Lý Thánh Tông, khi ông đặt ra quốc hiệu đại việt. đại Cồ việt là Nhà nước mở đầu cho thời đại độc lập, tự chủ, xây dựng chế độ quân chủ tập quyền ở việt Nam.

Sau chiến thắng đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng cuối năm 938, Ngô Quyền xưng Vương, đặt trăm quan, định ra triều nghi phẩm phục, đóng đô ở Cổ Loa với ý nghĩa phục hồi lại quốc thống. Đây là một sự kiện có ý nghĩa bước ngoặt, chấm dứt hoàn toàn ách đô hộ của chính quyền phương Bắc kéo dài hơn mười thế kỷ, đồng thời mở ra một chương mới tươi sáng trong tiến trình lịch sử dân tộc - thời kỳ độc lập tự chủ. Dưới thời Vương triều Ngô, về đại thế, mô hình nhà nước vẫn còn trong tình trạng sơ khai, chưa hoàn thiện và chưa đủ khả năng quản lý đất nước một cách chặt chẽ. Tình trạng phân tán ở các địa phương vẫn được duy trì với sự hiện diện của tầng lớp thổ hào.

Năm 944, Ngô Quyền mất, triều đình rối ren. Các thổ hào, tù trưởng nổi lên khắp nơi, cát cứ chống lại chính quyền trung ương. Sau khi các con của Ngô Quyền [Ngô Xương Ngập, Ngô Xương Văn] chết [năm 954 và 965]; đất nước rơi vào tình trạng chia cắt, hỗn loạn. Nổi lên 12 vùng đất biệt lập do 12 thủ lĩnh đứng đầu, lịch sử gọi là “Loạn 12 sứ quân”. Đinh Bộ Lĩnh xuất hiện, dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước vào cuối năm 967.

Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, đặt tên nước là Đại Cồ Việt [tức Nước Việt to lớn], định đô ở Hoa Lư, xây dựng triều chính và quản lý đất nước. Mùa Xuân năm 970, Đinh Tiên Hoàng bỏ, không dùng niên hiệu của nhà Tống, tự đặt niên hiệu Thái Bình. Với việc xưng đế, đặt quốc hiệu, dựng kinh đô, định niên hiệu, Đinh Tiên Hoàng đã khẳng định nền độc lập, tự chủ của quốc gia Đại Cồ Việt và bắt tay vào xây dựng một mô hình nhà nước với thiết chế mới: Quân chủ Trung ương tập quyền.

Quốc hiệu “Đại cồ Việt” tồn tại trong lịch sử dân tộc từ năm 968 đến năm 1054, trải qua 3 triều đại: Đinh [968 - 980], Tiền Lê [980 - 1009] và thời kỳ đầu của nhà Lý [1009 - 1054]. Nhà nước Đại Cồ Việt dưới thời nhà Đinh [968 - 980], về tổ chức bộ máy nhà nước: Đinh Tiên Hoàng đã hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý đất nước từ hình thức “Vương quyền” chuyển sang hình thức “Đế quyền” với 3 cấp: Triều đình Trung ương - Đạo [trung gian] - Giáp, Xã [cơ sở].

Về quân đội, Nhà nước Đại Cồ Việt thời Đinh là một Nhà nước võ trị; quân đội đông và tương đối mạnh. Quân đội được trang bị các loại bạch khí, kết hợp giữa giáo, kiếm, côn với cung, nỏ...

Về luật pháp, Đinh Tiên Hoàng đã đặt chức Đô hộ phủ sĩ sư coi việc hình án - một chức quan tư pháp và giao cho Lưu Cơ giữ chức này. Vua Đinh cho đặt vạc dầu và cũi hố ở sân triều để trừng phạt phạm nhân.

Về kinh tế, nông nghiệp, Nhà vua nắm toàn bộ ruộng đất trong nước. Một số ngành nghề thủ công nghiệp cũng được chú ý phát triển như: Nghề thợ nề, thợ đá, mộc, chạm khắc, dát vàng bạc... Trong dân gian, các nghề truyền thống như trồng dâu, nuôi tăm, dệt vải lụa, làm giấy tiếp tục phát triển. Đồng tiền đầu tiên của đất nước: Đồng Thái Bình Hưng Bảo được phát hành vào khoảng năm 970.

Về văn hóa, Đạo Phật là chỗ dựa tinh thần và có vị trí lớn trong đời sống xã hội Đại Cồ Việt cũng như trong cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước thời Đinh.

Dưới thời Tiền Lê và thời kỳ đầu của nhà Lý [980 - 1054], Nhà nước Đại Cồ Việt tiếp tục phát triển về mọi mặt. Về tổ chức bộ máy nhà nước: Chính quyền trung ương thời Tiền Lê được giữ nguyên như thời Đinh, vua nắm mọi quyền hành cả dân sự lẫn quân sự. Vua Lê Hoàn [tức Lê Đại Hành] vẫn đóng đô ở Hoa Lư; năm 984, cho xây dựng nhiều cung điện với quy mô to lớn hơn. Năm 1006, Vua Lê Long Đĩnh cho sửa đổi quan chế và triều phục của các quan văn, võ và tăng đạo.

Thời Nhà Lý: Hệ thống quan chức được chia làm 9 phẩm cấp. Chính quyền địa phương đầu thời Tiền Lê vẫn giữ nguyên 10 đạo như thời Đinh; đến năm 1002, đổi các đạo thành lộ, dưới có phủ, châu, giáp, xã. Sang thời Lý, năm 1010, Lý Công Uẩn chia nước thành các lộ và phủ; dưới phủ là huyện và cuối cùng là hương, giáp; miền núi và vùng xa trung ương thì chia thành châu, trại.

Thời Tiền Lê và thời kỳ đầu nhà Lý, có thêm quân đội địa phương [dân binh, hương binh] làm nhiệm vụ canh phòng, bảo vệ các lộ, phủ, châu và có thể được chính quyền trung ương điều động bất cứ khi nào cần thiết. Cùng với lực lượng bộ binh, lực lượng thủy quân cũng được tập trung xây dựng. Năm 1042, Lý Thái Tông cho soạn bộ “Hình thư” gồm 3 quyển, xuống chiếu ban hành trong dân gian. Đây là bộ luật thành văn đầu tiên của Việt Nam.

Nhà nước Đại Cồ Việt ra đời, tồn tại và phát triển đã khẳng định sức mạnh của ý chí độc lập dân tộc, hòa bình, thống nhất đất nước của nhân dân ta sau nghìn năm Bắc thuộc. Đây là Nhà nước quân chủ Trung ương tập quyền đầu tiên của Việt Nam trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc. Nhà nước Đại Cồ Việt đã mở ra những trang sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam trong thời kỳ đầu xây dựng và bảo vệ đất nước - kỷ nguyên độc lập, tự chủ lâu dài xuyên suốt các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần và Hậu Lê sau này. Các chủ trương, chính sách và những thành tựu, kết quả của Nhà nước Đại Cồ Việt đã đặt nền móng cho sự ra đời, tồn tại và phát triển trên các lĩnh vực kinh tế, tài chính, đối ngoại, giao thông,... của nhà nước phong kiến Việt Nam trong tiến trình lịch sử dân tộc.

ÁNH TUYẾT [tổng hợp]

Ý kiến bạn đọc

Có thể bạn quan tâm

  • Nửa thế kỷ xây dựng và trưởng thành
  • Bộ Tư lệnh Quân chủng PK-KQ chúc mừng Trung tướng Nguyễn Xuân Mậu nhận Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng
  • Đoàn An điều dưỡng 18 không ngừng trưởng thành và phát triển
  • Những khoảnh khắc một thời và mãi mãi
  • Xứng đáng là “Cái nôi của Không quân nhân dân Việt Nam”

Tin khác

  • 55 năm chặng đường quyết thắng
  • Chiến đấu bảo vệ an toàn Sân bay Anh Sơn
  • Chuyến bay phục vụ Chủ tịch Cu Ba - Fidel Catro
  • Tự hào truyền thống, ra sức thi đua thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ
  • Đại tá, phi công Đinh Tôn - Chuyện bây giờ mới kể về
  • Công tác bảo đảm hậu cần cho Chiến dịch
  • Giữ vững mạch máu thông tin liên lạc trong Chiến dịch
  • Tiếp tục xây dựng Trung đoàn Tên lửa 250 vững mạnh toàn diện
  • Nét đặc sắc của Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 tại Sài Gòn-Gia Định
  • Xứng danh Đoàn Điện Biên anh hùng

Truyền hình Phòng không - Không quân

  • Đảng ủy Quân chủng Phòng không-Không quân tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 791 của Quân ủy Trung ương

  • Hội thi đại đội trưởng pháo phòng không giỏi năm 2022

  • Đảng ủy Quân chủng PK-KQ tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết 382

  • Diễn tập phân đội kỹ thuật tên lửa phòng không S-125M

  • Quân chủng Phòng không - Không quân tổ chức bay bắn, ném bom, đạn thật mục tiêu mặt biển

  • Trạm Ra đa 33 huấn luyện làm chủ khí tài hiện đại

Dư luận quan tâm

  • Ngày 17 Tháng 9, 2019
    Thi đua Quyết thắng - động lực để Bộ đội Phòng không-Không quân bảo vệ vững chắc vùng trời quốc gia
  • Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kiểm tra sẵn sàng chiến đấu và chúc Tết Sư đoàn Không quân 372
  • Quân chủng PK-KQ tổ chức mít tinh kỷ niệm 73 năm ngày thành lập QĐND Việt Nam, 28 năm ngày hội quốc phòng toàn dân và 45 năm Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” [12-1972 / 12-2017]
  • Chính trị, tinh thần - nhân tố quan trọng góp phần làm nên Chiến thắng "Hà Nội - Điện Biên phủ trên không"
  • Cảnh giác trước những luận điệu chống phá Quân đội của các thế lực thù địch
  • Vì sao thể thao hàng không cần thiết với phi công?
  • Sư đoàn 371 và Lữ đoàn 918 tổ chức thành công ban bay cán bộ trên máy bay Su-30MK2 và máy bay Casa-212
  • Trung đoàn 935 [Sư đoàn 370] tổ chức thành công ban bay cán bộ trên máy bay Su-30MK2
  • "Gắn nhà trường với đơn vị"
  • Canh trời nơi Đất Mũi

Chương trình radio

Your browser does not support the audio element.
  • Đại tướng Phùng Quang Thanh với nhà báo chiến sĩ - những ân tình để lại
  • Xanh mãi tình yêu bầu trời
  • Bài 1: Tổ 3 người - xưa mà không cũ
  • Bài 2: Truyền cảm hứng từ những nhân tố điển hình
  • Bài 3: Nối dài mơ ước tân binh
  • Tháng Ba trên trận địa Trung đoàn 218

Đọc báo in

Bài hát hay về bộ đội PK-KQ

Your browser does not support the audio element.
  • Tình Bác chắp cánh bayTải về
  • Bay lên Việt NamTải về
  • Bài ca lính PháoTải về
  • Ánh mắt niềm tinTải về
  • Tên lửa về bên sông ĐàTải về
  • Chiều nghiêngTải về

Thời tiết

Hà NộiTP HCMHải PhòngĐà Nẵng

Tỉ giá

Quân chủng - Quân khu

  • Quân khu 1Quân khu 2Quân khu 3Quân khu 4Quân khu 5Quân khu 7
  • Cổng TTĐT Bộ Quốc phòngBáo Quân đội nhân dânBiên phòngHải quân Việt NamQuốc phòng Thủ đô

Liên kết website

Select...Tạp chí Cộng sảnBáo Nhân dânBáo Hà Nội MớiBáo Quân đội nhân dânBáo Thanh niênBáo Lao độngDân tríVnExpressVietNamnetBáo Tuổi trẻ

Thống kê truy cập

  • Đang online:106220
  • Tổng lượt truy cập:68,904,451

Thư viện ảnh Quân chủng Phòng không - Không quân

  • Về đầu trang
  • Thời sự

    • Tin tức
    • Chính trị
    • Làm theo lời Bác
    • Chống "Diễn biến hòa bình"
  • Quốc phòng

    • Huấn luyện
    • KHQS
    • Người tốt - Việc tốt
    • Nghiên cứu, trao đổi
  • Quân chủng PK-KQ

    • Truyền thống - Lịch sử
    • Thế giới đánh giá
  • Lời Bác dạy ngày này năm xưa

    • Đối ngoại

      • Tin tức
      • Đối ngoại Quốc phòng
    • Pháp luật

      • Tin tức
      • Văn bản pháp luật
      • Hỏi - Đáp
    • Kinh tế

      • Tin tức
      • Doanh nghiệp PK-KQ
    • Văn hóa

      • Tin tức
      • Đời sống văn hóa
      • Văn học nghệ thuật
      • Ra đa tình yêu
    • Thể thao

      • Tin tức
      • Đời sống thể thao
    • Bạn đọc

      • Nhịp cầu bạn đọc
      • Hồi âm
      • Tin buồn
    • Phóng sự ảnh

      • Truyền hình Phòng không-Không quân

        Copyright © 2022 Bản quyền thuộc Báo điện tử Phòng Không - Không Quân

        Tổng biên tập: Trung tá LƯƠNG KIÊN CƯỜNG
        Thư ký tòa soạn: Thiếu tá NGUYỄN THÀNH TRUNG

        Giấy phép số:482/GP - BTTTT, 27-7-2021

        Chỉ phát hành thông tin, sao chép thông tin từ Báo Phòng không-Không quân điện tử
        khi có sự đồng ý bằng văn bản của Ban Biên tập Báo Phòng không-Không quân.


        Tòa soạn: Số 167, Trường Chinh, Hà Nội

        Điện thoại: 069.563.447

        E-mail:

        Video liên quan

        Chủ Đề