Nhau thai phụ là gì

Siêu âm khảo sát vị trí nhau thai

05-03-2021

Nhau (hoặc gọi là rau) là một cấu trúc được hình thành tại niêm mạc phát triển trong tử cung trong thời kỳ mang thai, cung cấp chất dinh dưỡng và oxy cho thai nhi. Trong hầu hết các trường hợp mang thai, nhau nằm ở phần đầu hoặc thành bên tử cung.
Tuy nhiên, có những khi nhau thai lại không nằm theo đúng vị trí nói trên mà hình thành và bám quá thấp ở cổ tử cung. Đây chính là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây chảy máu 3 tháng cuối thai kỳ, được gọi là nhau tiền đạo, có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
Chính vì vậy, hiểu về nhau tiền đạo, vị trí bám và sự dịch chuyển của bánh nhau trong suốt quá trình mang thai là rất cần thiết đối với các mẹ bầu.
Nhau tiền đạo là gì?
Nhau tiền đạo là tình trạng bánh nhau bám vị trí thấp một cách bất thường, có thể nằm sát hoặc vắt ngang qua, che phủ cổ tử cung thay vì bám cao hơn trên thành tử cung của người mẹ. Có thể hình dung theo nghĩa đen của tên gọi là nhau thai nằm ngay phía trước đầu em bé, hay chính là nằm chặn ngay cổ tử cung người mẹ, làm cản đường ra của em bé.
Mặc dù gây những rủi ro trong cuộc sinh, nhưng nhau tiền đạo không có khả năng ảnh hưởng đến thai kỳ và sự phát triển của thai nhi. Trên thực tế, các trường hợp thai phụ có nhau tiền đạo khá là phổ biến.

Nhau thai phụ là gì

Hình ảnh các vị trí bám của nhau thai.

Nhau thai phụ là gì

Hình ảnh siêu âm nhau tiền đạo trung tâm hoàn toàn (placenta).

Sự dịch chuyển của bánh nhau
Trong quá trình mang thai, cùng với sự lớn lên của tử cung, bánh nhau phát triển và dịch chuyển vị trí trong buồng tử cung. Bánh nhau bám vị trí thấp ở thai kỳ sớm có thể sẽ dịch chuyển lên vị trí bám bình thường trong giai đoạn tiếp theo. Theo một nghiên cứu, bánh nhau bám mặt trước tử cung di chuyển lên nhanh hơn nhóm bánh nhau bám mặt sau.
Điều này giải thích tần suất nhau tiền đạo là 42% lúc thai 11-14 tuần, giảm còn 3.9% lúc thai 20 - 24 tuần và 1.9% lúc thai đủ ngày (theo Mustafa). Nguy cơ nhau tiền đạo lúc thai đủ ngày rất thấp nếu thời điểm quí 1 và 2 nhau vượt qua lỗ trong cổ tử cung <10 mm.
Vai trò của siêu âm trong ghi nhận, theo dõi và chẩn đoán nhau tiền đạo
Siêu âm ngả âm đạo được khuyến cáo sử dụng ở bất kì thời điểm nào để giúp chẩn đoán chính xác mà không làm tăng nguy cơ chảy máu.
Khi nghi ngờ một bánh nhau bám ở vị trí thấp có thể được ghi nhận ở tuần thai 16 để tiếp tục theo dõi, đánh giá lại vị trí bánh nhau tại lần siêu âm tiếp theo ở tuần thai thứ 26, 32 và 36.
Nhau tiền đạo được chẩn đoán vào quý 3 thai kỳ (sau 35 tuần). Các trường hợp bánh nhau che phủ lỗ trong cổ tử cung hoặc mép bánh nhau cách lỗ trong cổ tử cung dưới 10 mm nên được lên kế hoạch mổ chủ động từ 36 - 38 tuần tuổi thai.
Những rủi ro của nhau tiền đạo

Người mẹ có thể bị mất máu số lượng lớn và khó kiểm soát, sốc do mất máu.

Sinh non.

Trong trường hợp nặng, có thể cần phải cắt bỏ tử cung.

Trẻ sinh ra cũng có thể bị mất máu.

Trẻ sinh ra có thể bị thiếu Oxy với khả năng tổn thương não lớn và dẫn tới tử vong.

Điều trị
Không có biện pháp điều trị cụ thể nhau tiền đạo. Sản phụ cần được khám và siêu âm thai định kì để Bác sỹ có thể theo dõi sự phát triển của thai, nhau và các biến chứng kèm theo của nhau tiền đạo, nhằm đảm bảo một thai kỳ an toàn.

---------------

Để được hỗ trợ cung cấp thông tin và tư vấn chi tiết, vui lòng liên hệ:

Bệnh viện Hoàn Mỹ Minh Hải

Số 09, Lạc Long Quân, Khóm 5, Phường 7, TP.Cà Mau

Hotline: (0290) 3 57 58 59 I Di động: 0901 03 66 77