Những biểu hiện lòng yêu nghề của nhà giáo

Nhiều gia đình có đến 3 đời làm nghề giáo, rất yêu nghề  chỉ với những lý do đơn giản là yêu mến học sinh, trân trọng những tình nghĩa tốt đẹp thầy trò.

Cô Phạm Thị Tú Trinh, giáo viên dạy môn văn tại Trường THPT Phú Quốc [huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang], người mà 4 năm trước cũng vào dịp ngày Nhà giáo Việt Nam  20.11 Thanh Niên đã đưa tin, bị gần cả trăm con ong vò vẽ đốt “thập tử nhất sinh”, xúc động cho biết : “Tình cô trò thật là đáng quý biết bao. Khi biết Trinh bị tai nạn, rất nhiều thế hệ học sinh quan tâm lo lắng và cùng chung nhau giúp đỡ, nguyện cầu cho Trinh tai qua nạn khỏi. Có em nguyện ăn chay một tháng để cầu cho Trinh bình an”.

Cô Tú Trinh cho hay: “Sau tai nạn, Trinh sống tích cực hơn, trân quý với công việc dạy học hơn. Ngoài việc dốc hết tâm trí để dạy học trò, Trinh nghĩ mình còn nợ cuộc đời này một mối ơn, nợ mảnh đất Phú Quốc này một chữ tình. Nên cố gắng sống tốt hơn để không phụ lòng thương của mọi người, của học sinh…”. Cô Tú Trinh nói thêm, chính nhờ tình cảm học trò là nguồn động viên cho cô, nên hiện tại sức khỏe cô rất tốt, luôn lạc quan và yêu công việc dạy học.

Cô Phạm Thị Tú Trinh, giáo viên dạy môn văn tại Trường THPT Phú Quốc [huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang], cùng các học trò

NVCC

Đã có rất nhiều nghĩa cử cao quý giữa thầy cô và học sinh. Như việc tháng 4.2020 vừa qua, một thầy giáo THPT ở tỉnh Hậu Giang hiến đất xây nhà cho học trò nghèo hiến tặng tạng để cứu thầy. Như việc thầy cô ở Trường Tiểu học và THCS Phong Đông [H.Vĩnh Thuận, Kiên Giang] đã vận động gây quỹ giúp đỡ học sinh khó khăn đến trường. Mới đây nhất, trong trận lũ lụt lịch sử ở miền Trung, các thầy giáo ở Quảng Bình đã kết bè bằng thân cây chuối bơi vượt lũ để tiếp tế lương thực cho học sinh. Lũ lụt vừa qua là dịp thể hiện rõ nhất tấm lòng của thầy cô và học sinh. Từng cuốn tập, chiếc áo, đôi dép cũ… đã được học sinh gói ghém gửi đến thầy trò vùng lũ. Nhiều giáo viên không quản ngại đứng ra vận động gom góp vật phẩm gửi đến học trò và đồng nghiệp phương xa bị thiên tai, với nhiều chuyến xe ấm áp chữ tình!

Bên cạnh những nghĩa cử lớn lao như trên, nhiều khi, những hành động ngây ngô của các em vẫn cứ thấy chất chứa biết bao nghĩa tình. Có lớp vẽ hình giáo viên lên lưng áo lớp để mặc. Lại cô lớp gửi “thông điệp” vui đến thầy chủ nhiệm trên áo lớp mình: “Chỉ sợ nước mắt thầy rơi/ Chứ em ăn chơi lúc nào cũng được”!...

Chính những điều này đã giúp giáo viên yêu nghề, bám nghề dù đôi khi rất nhọc nhằn.

Ngày 20.11 nơi lũ bão dồn dập: Người nhận quà là học sinh, không phải thầy cô

Tin liên quan

Ngày còn nhỏ, nhìn thấy mẹ giảng bài trên lớp, cô bé Nguyễn Thị Hồng Chuyên đã ước mơ trở thành một nhà giáo trong tương lai. Lớn lên, cô đã thi vào Trường Trung cấp Sư phạm Thái Nguyên [nay là Cao đẳng Sư phạm Thái Nguyên], chuyên ngành Giáo dục tiểu học. Vậy nhưng khi ra trường, cô không xin được việc tại các trường tiểu học trên địa bàn huyện mà phải học thêm lớp sơ cấp mầm non và xin vào làm việc tại Trường Mầm non Phấn Mễ. Dù đã có đến 10 năm gắn bó với công việc “cô nuôi dạy trẻ” nhưng khát khao được làm việc theo đúng chuyên ngành đào tạo ban đầu trong cô vẫn không nguôi. Bởi vậy, đến năm 2009, cô giáo Chuyên đã xin dạy học tại Trường Tiểu học Phú Đô, xã Phú Đô.  

Với lòng yêu nghề, cô chủ động củng cố, trau dồi kiến thức dạy tiểu học lại từ đầu để có thể đáp ứng yêu cầu công việc. Cô Chuyên tâm sự: Thời gian đầu, tôi thường xin được dự giờ giảng để học hỏi phương pháp dạy của những giáo viên có kinh nghiệm. Buổi tối thì tranh thủ nghiên cứu bài học và các phương pháp giảng dạy trên mạng xã hội để làm sao xây dựng được một giáo án hay, hấp dẫn với học sinh. Nhờ vậy, chỉ sau một thời gian ngắn, tôi đã nhanh chóng bắt nhịp với công việc và được Ban Giám hiệu Nhà trường ghi nhận cũng như sự tin tưởng của phụ huynh, học sinh.

Sau 3 năm giảng dạy tại Trường Tiểu học Phú Đô, cô chuyển sang công tác tại Trường Tiểu học Giang Tiên, thị trấn Giang Tiên. Theo cô Chuyên, so với trường cũ, học sinh ở đây khá hiếu động, khả năng nhận thức nhanh nên các bài giảng đòi hỏi nhiều kiến thức và sáng tạo hơn. Do đó, với tất cả các môn học, cô đều dành nhiều thời gian để lên mạng tìm hiểu thêm kiến thức rồi chắt lọc, truyền tải đến học sinh qua những hình ảnh, video sinh động. Từ đó, các em không chỉ nhanh hiểu bài, mở rộng hiểu biết, kỹ năng mềm mà còn cảm thấy hứng thú mỗi khi đến trường. Em Bùi Thu Hằng, học sinh lớp 5C [lớp do cô Chuyên chủ nhiệm] cho biết: Em luôn hứng thú với những giờ giảng của cô chủ nhiệm. Bài nào em chưa hiểu đều được cô hướng dẫn lại rất nhẹ nhàng, tận tình.

Bên cạnh việc không ngừng nâng cao chất lượng các giờ dạy học, cô Chuyên cũng rất chú trọng đến việc nắm bắt tâm lý học sinh, kịp thời động viên, giúp đỡ các em về mọi mặt trong học tập cũng như ứng xử hằng ngày. Đặc biệt, trong những giờ học ngoại khoá, cô luôn gần gũi, trò chuyện vơi các em như một người mẹ hiền. Nhớ lại ngày đầu về công tác tại Trường và chủ nhiệm một lớp có nhiều học sinh nghịch, cô tâm sự: Hồi đó, trong lớp có 1 em nam nghịch nhất, không cô giáo nào bảo được, bố mẹ nói cũng không nghe. Tôi đã thường xuyên tiếp cận, trò chuyện để hiểu suy nghĩ của trò. Thay vì chỉ tập trung vào khuyết điểm, tôi luôn cố gắng tuyên dương, khen ngợi khi em phát biểu và làm bài tập đúng hay có hành động đẹp. Nhờ đó, đạo đức của em đã tiến bộ hẳn, biết nghe lời cô giáo, tập trung nghe giảng trên lớp.

Không chỉ nhận được sự tin yêu của các em học sinh, cô Chuyên còn được sự tín nhiệm và yêu quý của các đồng nghiệp. Đặc biệt, từ năm 2017, khi được bổ nhiệm làm Chủ tịch Công đoàn Nhà trường, cô thường xuyên quan tâm, động viên, chia sẻ với các thầy, cô giáo về công tác chuyên môn, tình cảm, hoàn cảnh gia đình… Nhờ đó, tập thể giáo viên trong trường luôn duy trì được sự đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau. Với cô giáo mới hoặc sinh viên đến trường thực tập, cô luôn chủ động trò chuyện để họ giãi bày, giải toả tâm lý lo lắng khi bước vào môi trường mới; đồng thời, chia sẻ kinh nghiệm của mình giúp họ nhanh chóng tiếp cận công việc.

Cô Bùi Thị Thu Nga, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Giang Tiên cho biết: Cô Chuyên là một người rất nhiệt huyết trong công việc, tích cực tham gia và gương mẫu đi đầu trong các hoạt động. Khi tham gia bất cứ cuộc thi nào do Nhà trường, Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện tổ chức, cô đều nhiệt tình, trách nhiệm và thường đạt được giải cao.

Trải qua nhiều năm công tác, với lòng yêu nghề, sự tận tâm dìu dắt các thế hệ học sinh, cô giáo Nguyễn Thị Hồng Chuyên luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, 11 năm đạt danh hiệu Giáo viên dạy giỏi cấp huyện; 3 năm liên tục đạt chiến sĩ thi đua cấp huyện. Đặc biệt, trong năm 2018, cô đã nhận được Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh vì đã có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ công tác 2 năm học [2016-2017 và 2017-2018]; Giấy khen của Công đoàn ngành Giáo dục – Đào tạo tỉnh vì có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua “Dạy tốt – Học tốt” năm học 2017-2018; đạt danh hiệu Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh năm học 2017-2018…

THỨ TƯ, 20/11/2019 10:03:51

Bao năm rồi, lòng tôi vẫn xốn xang mỗi lần nghe bài hát "Khi tóc thầy bạc trắng" của nhạc sĩ Trần Đức. Thời học trò, tôi đơn giản chỉ thấy xúc động về tình cảm, công lao của người thầy qua bài hát này. Càng về sau, nghe đi nghe lại nhiều lần, tôi càng thấm thía ý nghĩa sâu xa trong lời bài hát. Nửa cuối bài hát như sau: "Một con đò sang ngang/ Ôi lòng thầy mênh mang/ Cho em biết yêu cánh cò trong câu ca dao/ Cho em biết yêu bống trắng ăn cơm vàng của cô Tấm ngoan/ Và cho em yêu ai hai sương một nắng để làm nên lúa vàng/ Bài học làm người em vẫn nhớ ghi/ Công cha nghĩa mẹ ơn thầy". Tấm lòng người thầy qua lời bài hát thật cao cả, mênh mang. Người thầy không chỉ dạy cho trò kiến thức, mà còn dạy cho trò biết yêu quê hương, đất nước, yêu những con người lao động cần cù. Quan trọng hơn cả là người thầy dạy "bài học làm người" cho các học trò. Vì thế công lao của người thầy được sánh ngang với "công cha" và "nghĩa mẹ". Với tôi, bài hát rất xúc động, nhưng cũng có thể một số học trò nghe bài hát này lại vô cảm, bởi các em thấy hình ảnh nhiều thầy cô giáo ngày nay không như ngày xưa. Trong xã hội ngày nay, lòng yêu trẻ, cái tâm của các nhà giáo bị thử thách dữ dội trước những cám dỗ của vật chất, lợi ích, quyền lực, địa vị, danh vọng... Nhiều người không giữ được đạo đức nghề nghiệp, thậm chí vi phạm pháp luật. Bao vụ thầy cô giáo bạo hành học sinh, lạm thu, chạy theo thành tích, không giữ được phẩm chất của mình... khiến dư luận xã hội rất bức xúc. Không ít nhà giáo bị so sánh giống như "máy dạy". Họ chỉ biết lên lớp dạy, chờ cho hết giờ, không quan tâm tới học trò có thích bài học không, có tiếp thu được gì không. Họ không có sự tận tụy, tâm huyết với nghề giáo. Nhìn thấy mảng tối của ngành giáo dục, nhưng tôi vẫn thấy những khoảng sáng đáng để hy vọng và giữ niềm tin về những điều tốt đẹp. Vẫn còn đó nhiều nhà giáo yêu trẻ, nhiệt huyết với nghề. Những thầy cô giáo ở vùng cao vẫn bám trụ với nghề để "gieo chữ" cho học trò. Không ít người sẵn sàng "nhường cơm sẻ áo", dùng tiền lương của mình để hỗ trợ học trò có thêm một bữa ăn đủ đầy, để tiếp tục được đến trường. Còn nhiều thầy cô giáo lo lắng cho từng trò, hết lòng dìu dắt những em học sinh hư trở thành người tốt, giúp học sinh kém vượt qua khó khăn, đưa những hoàn cảnh khó khăn tiếp tục được học hành. Không ít những thầy cô giáo không bằng lòng truyền dạy những điều xưa cũ mà luôn tìm tòi sáng tạo để trẻ tiếp thu bài học tốt nhất. Họ biết rằng để dạy tốt thì không chỉ cần dạy kiến thức, mà còn dạy phương pháp học, kỹ năng sống, bồi dưỡng nền tảng đạo đức và dạy làm người. Vẫn còn đó những thầy cô là tấm gương mẫu mực để học sinh khâm phục, noi theo.

Nhà giáo có lòng yêu trẻ sẽ vì sự tiến bộ, trưởng thành của trẻ mà có cách giáo dục phù hợp, lấy đó là niềm vui nghề nghiệp. Vì yêu trẻ nên nhà giáo sẽ biết cách vượt qua khó khăn, không ngừng học tập, rèn luyện bản thân để dạy tốt. Nhiều người thắc mắc vì sao nhiều thầy cô ngày trước rất nghiêm khắc song nhiều trò vẫn không giận thầy mà còn nhớ ơn, khâm phục thầy? Có một nguyên nhân quan trọng là các thầy dù nghiêm khắc song tất cả đều vì học trò, muốn trò tiến bộ, trở thành người tốt và họ thực sự là những nhà giáo mẫu mực. Một người thầy dù dạy giỏi nhưng không có tấm lòng yêu thương trò thì không thể dạy tốt, càng không trở thành nhà giáo đức độ, nhà giáo lớn.

NINH TUÂN

  • TAG
  • NHÀ GIÁO
  • GIÁO VIÊN
  • NGHỀ GIÁO
  • LÒNG YÊU TRẺ CỦA NHÀ GIÁO

Video liên quan

Chủ Đề