Những câu thơ về văn miếu quốc tử giám năm 2024

Như đi ngược dòng thời gian/ Dạo chơi trong trang huyền sử/ Dấu xưa còn rêu phong phủ/ Hồn xưa hương khói mênh man

1.jpg)

Văn Miếu Quốc Tử Giám

Như đi ngược dòng thời gian Dạo chơi trong trang huyền sử Dấu xưa còn rêu phong phủ Hồn xưa hương khói mênh mang

Hồn xưa lưu Khuê Văn Các Hiền tài luận ngữ bình văn Áng thơ uy nghi tỏa sáng Xứng danh hào khí Thăng Long!

Hồ Văn rêu xanh sóng gợn Nhật Nguyệt soi từ ngàn năm Hùng Vương dựng nước, mở cõi Chim Lạc bay về phương Nam!

Sĩ phu xứ nào chẳng có? Hiền nhân thời nao chẳng đông? Vào thăm Văn Miếu, Thái Học Lương tri thức là biển Đông?

Tiền nhân văn cao, đức trọng Ngàn năm bia đá còn ghi Thương mình tài hèn sức mọn Bâng khuâng chẳng biết nghĩ gì!

Diệp Hồng Phương (SGGP)

Nguồn:quehuongonline.vn Copy link

Đã được biết trước về chủ đề của Ngày thơ Việt Nam lần thứ 11 là "Đất nước mùa xuân" và "Tuổi trẻ và Tổ quốc", nhưng người xem sẽ vô cùng ngỡ ngàng khi chứng kiến tinh thần ấy hiển hiện trong thực tế bằng những tác phẩm kiêu hùng từ bậc kì tài.

Lễ rước thơ mở đầu buổi khai mạc với 120 nghệ sĩ trong trang phục cổ truyền dân tộc, dưới sự chỉ huy của danh tướng Lý Thường Kiệt cùng binh sĩ. Đi từ giếng Thiên Quang tới lễ đài nằm tại sân Thái Miếu, đoàn rước phục sức cầu kì mang một chiếc kiệu không có người ngồi. Trên đó chỉ có một bài thơ. Đó là thi phẩm bất hủ của người Việt, được xem như bản tuyên ngôn đầu tiên đầy hào sảng "Nam quốc sơn hà".

Ngay khi vị tướng tài cất giọng ngâm, cả biển người trước sân Thái Miếu đứng lặng im.

Nam quốc sơn hà Nam đế cư,

Tiệt nhiên định phận tại Thiên thư.

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Sông núi nước Nam, vua Nam ở

Rành rành định phận tại sách trời

Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm?

Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.

Bài thơ rung động tới tận tâm khảm những người chứng kiến. Bằng giọng nói vang rền như sấm, người nghệ sĩ đã tái hiện lại trọn vẹn hình ảnh Lý Thường Kiệt - nhân sĩ yêu nước đồng thời là một vị tướng tài ba. Nguyên khí quốc gia như trở về hội tụ trong thời khắc lòng người giao hòa làm một ấy.

Nhưng không chỉ có tinh thần hào kiệt, những thông điệp kêu gọi sự bình an từ nội tại mỗi con người, thấm nhuần đạo Phật cũng được gửi gắm trong buổi lễ. Trụ trì chùa Long Đẩu, đại đức Thích Trường Xuân đã tự tay làm một bài thơ cầu chúc bình an, thanh thản.

“Những tiếng chuông hồng”

Én liệng xuân trời cao

Nhẹ bay cánh hoa đào

Gió đùa lay cành biếc

Nụ chồi tràn sức xuân

Theo nhịp mỗi bước chân

Dập dìu sông núi hội

Tiếng biển xa hát gọi

Lời ca hòa chuông ngân

Đảo xa trên biển biếc

Sóng trào dâng tìm bờ

Oai hùng tiếng trống trận

Vọng về từ ngàn xưa

Cửa chùa xuân rộng mở

Đón hồn thiêng biển trời

Chín mươi triệu ánh mắt

Cùng nở hoa một lời

Chín mươi triệu lồng ngực

Chín mươi triệu chuông hồng

Đồng thanh cùng biển hát

Vĩnh hằng cho non sông

Bài thơ được làm theo thể thơ tự do với hình dung tươi sáng, ngôn từ giàu biểu cảm, đã mang lại những rung động mới mẻ cho người nghe. Hòa cùng tiếng chuông ngân nga trong trái tim mỗi con người, là tiếng biển cả, tiếng đất trời cùng cất nhịp trong mùa xuân. Một không khí an lành bao trùm khắp chốn.

Ngày thơ năm nay diễn ra ngắn gọn hơn những năm trước. Sau khoảng nửa tiếng dành cho lễ khai mạc, thời gian còn lại tại hai sân thơ chỉ còn chưa đến hai tiếng đồng hồ.

Tại sân nhà Thái học, sân thơ trẻ diễn ra phong phú với nhiều hình thức biểu đạt thơ, trong đó có ngâm thơ, trình diễn tổ khúc thơ (“Tổ quốc” và “Tình yêu”), có cả nhạc rock “Bay qua biển Đông” và nhảy hip hop do các sinh viên trình diễn.

Khó có thể nói các sân khấu thơ năm nay đạt được dấu ấn về trình diễn. Không có nhiều tiết mục thực sự đặc sắc mặc dù các bài thơ được trình bày đều được tuyển chọn kỹ lưỡng và có chất lượng cao, như "Đi thuyền trên sông Đáy" của Bác Hồ, "Đất nước" của Nguyễn Khoa Điềm, "Đất nước bên bờ sóng" của Thái Văn Hóa…. Phần chuẩn bị âm thanh của ban tổ chức cũng không tốt.

Dù đã trang bị bộ đàm cho các nhà thơ trình diễn, nhưng một số bộ đàm lại không hoạt động hoặc tiếng quá nhỏ. Kịch bản tổng thể của việc trình diễn cũng không được duyệt chi tiết khiến cho các đạo diễn hay nhà thơ Hữu Thỉnh phải to tiếng chỉ huy trước tiết mục hay khi chuẩn bị lễ thả thơ.

"Thương thay thân phận con rùa Trên đình hạc cưỡi, dưới chùa đội bia" (Ca dao)

Đã bao người vãn cảnh chùa Cảm thương tội nghiệp thân rùa đội bia

Chiều thăm Văn Miếu ra về Cứ vương vấn, mãi còn mê dáng rùa Ngẩng đầu, gồng tấm lưng to Thách ngàn năm, thách gió mưa dập vùi Nâng bia tiến sĩ dâng đời Bia ngời văn hiến, rùa tươi vẻ hùng

Văn Miếu Quốc Tử Giám thơ những ai?

Văn Miếu được Vua Lý Thánh Tông cho xây từ mùa thu năm 1070, để thờ Khổng Tử, Chu Công, cùng tứ phối là Nhan Tử, Tăng Tử, Tư Tử, Mạnh Tử và các bậc hiền triết Nho giáo. Sau này, vào năm 1370, khi Quốc Tử Giám Tư nghiệp Chu Văn An qua đời, Vua Trần Nghệ Tông cho thờ ông ở Văn Miếu, bên cạnh Khổng Tử.nullVăn Miếu - Quốc Tử Giám, Di Sản Văn Hoá Nổi Tiếng Việt Nam - Klook Blogwww.klook.com › blog › van-mieu-quoc-tu-giamnull

Trong Văn Miếu Quốc Tử Giám có những gì?

Mục lục.

2.1 Hồ Văn..

2.2 Văn Miếu Môn..

2.3 Đại Trung Môn..

2.4 Khuê Văn Các..

2.5 Giếng Thiên Quang, bia Tiến sĩ.

2.6 Đại Thành Môn, khu điện thờ.

2.7 Đền Khải Thánh, Quốc Tử Giám..

2.8 Nhà Tiền đường, Hậu đường..

Văn Miếu Quốc Tử Giám có ý nghĩa như thế nào?

Văn Miếu – Quốc Tử Giám là nơi thờ phụng bậc khai sáng của Nho học, những tiên hiền, danh nhân của đất nước. Điều đó cho thấy sự sáng suốt của các vị vua thời Lý và sự tiếp nối, kế thừa truyền thống văn hiến gắn với sự nghiệp mở mang bờ cõi của dân tộc.nullDi sản văn hóa Văn Miếu - Quốc Tử Giám với giá trị lịch sửvihc.vn › di-san-van-hoa-van-mieu-quoc-tu-giam-voi-gia-tri-lich-sunull

Văn Miếu Quốc Tử Giám là trường gì?

Văn Miếu Quốc Tử Giám là trường đại học đầu tiên của Việt Nam, được xây dựng vào từ năm 1070 bởi vua Lý Thánh Tông. Ngày nay, Văn Miếu-Quốc Tử Giám là nơi tham quan của du khách trong và ngoài nước đồng thời cũng là nơi khen tặng cho học sinh xuất sắc và còn là nơi tổ chức hội thơ hàng năm vào ngày rằm tháng giêng.nullTrường đại học đầu tiên của Việt Nam - Đánh giá về Văn Miếu Quốc Tử ...www.tripadvisor.com.vn › ShowUserReviews-g293924-d311083-r355895...null