Những lá của cây là cấp độ nào trong cơ thể

Trả lời câu hỏi Tổ chức cơ thể đa bào trang 78 SGK Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều. Bài 13 Từ tế bào đến cơ thể

II. TỔ CHỨC CƠ THỂ ĐA BÀO

Câu 1. Quan sát hình 13.3 và nêu tên các cấp độ tổ chức của cơ thể cây xanh theo thứ tự từ thấp đến cao

Câu 2. Quan sát các hình trong hình 13.4 và sắp xếp các hình đó theo cấp độ tổ chức của cơ thể theo thứ tự từ thấp đến cao và gọi tên của các cấp độ đó.

Quảng cáo

1. Các cấp độ tổ chức của cơ thể cây xanh theo thứ tự từ thấp đến cao: Tế bào – mô – cơ quan – hệ cơ quan – cơ thể.

2. Thứ tự các cấp độ tổ chức:

c. Tế bào biểu mô ruột [cấp độ tế bào] -> d. Biểu mô ruột [cấp độ mô] -> b. Ruột non [cơ quan] -> a. Hệ tiêu hóa [hệ cơ quan]



    Chuyên mục:
  • Lớp 6
  • Khoa học tự nhiên lớp 6 - Cánh Diều

Quảng cáo

  • Mô biểu bì lá được cấu tạo từ các tế bào biểu bì có chức năng bảo vệ, hấp thụ và bài tiết.
  • Mô mềm lá được cấu tạo từ tế bào nhu mô lá có chức năng dự trữ.

Một số loại mô ở thực vật

@985348@

là tập hợp một nhóm tế bào giống nhau về hình dạng và cùng thực hiện một chức năng nhất định.

Một số loại mô ở động vật

@993227@

Các loại mô cấu tạo nên lá cây

@994196@

Các loại mô cấu tạo nên dạ dày người

Cơ quan là tập hợp của nhiều mô cùng thực hiện một chức năng trong cơ thể.

Các cơ quan ở người

Các cơ quan ở thực vật

@994700@@994828@

@995044@@995134@

Sơ đồ mối quan hệ cơ quan- hệ cơ quan ở người

@995534@

  • Hệ cơ quan là tập hợp một số cơ quan cùng thực hiện để thực hiện một chức năng nhất định.
  • Cơ thể đa bào được cấu tạo từ nhiều cơ quan và hệ cơ quan. Các cơ quan cùng thực hiện chức năng tạo thành hệ cơ quan, các hệ cơ quan hoạt động thống nhất, nhịp nhàng để thực hiện chức năng sống.

@995776@@995893@

Đáp án chính xác nhất cho câu hỏi trắc nghiệm “Lá cây thuộc cấp độ tổ chức nào?” cùng với những kiến thức tham khảo về lá cây là tài liệu đắt giá môn Sinh học 6 dành cho các thầy cô giáo và bạn em học sinh tham khảo.

Trắc nghiệm: Lá cây thuộc cấp độ tổ chức nào?

A. Tế bào

B. Mô

C. Cơ quan

D. Cơ thể

Trả lời:

Đáp án đúng:C. Cơ quan

Lá cây thuộc cấp độ tổ chứccơ quan

Bổ sung thêm kiến thức cùng Top lời giải thông qua bài mở rộng về lá cây nhé!

Kiến thức tham khảo về lá cây

1. Các loại lá cây

- Có thể phân loại các loại lá dựa trên hình dáng, cách sắp xếp vị trí của lá trên thân cây…

- Phân loại dựa trên vị trí của phiến lá

- Dựa theo vị trí sắp xếp có thể chia lá thành 2 dạng là lá đơn là lá kép.

a. Lá đơn

Lá đơn là lá có cuống lá chỉ mang một phiến lá. Nách cuống lá có một chồi. Khi lá rụng thì cuống và phiến lá rụng cùng lúc, để lại vết sẹo trên thân hoặc cành.

Ví dụ lá đơn:Lá cây ổi, lá bàng, lá cam, lá chanh, lá đu đủ, lá rau muống…

b. Lá kép

Phiến lá được chia từ gân chính thành hai hay nhiều phần. Đôi khi những phần được chia này có chức năng như những chiếc lá riêng biệt.

Ví dụ lá kép:Lá cây dương xỉ, lá hoa hồng, lá me, lá hoa phượng, lá hoa trinh nữ…

* Dựa theo hình dáng của lá

- Lá hình dải là lá hẹp, có chiều dài lớn hơn nhiều so với chiều rộng, gần như thẳng và kết thúc bởi gốc lá tù hoặc nhọn

- Lá hình chữ nhật có phiến lá hình chữ nhật, với hai cạnh gần như thẳng, gốc và ngọn lá tròn;

- Lá hình bầu dục có phần rộng nhất ỏ giữa, thuôn dần về hai phía gốc và ngọn lá, thậm chí có thể có gốc và ngọn lá tròn.Ví dụ: lá mít, lá ổi, lá cam, lá chanh…

- Lá hình tròn có dạng gần giống như hình tròn.Ví dụ : lá cây rau má, cây đồng tiền…

- Lá hình trứng có phần rộng hơn của phiến lá thường là nửa dưới với gốc lá tròn còn ngọn lá tù hoặc tròn;

- Lá hình tam giác có dạng như hình tam giác;

- Lá hình lưỡi liềm cố dạng như cái liềm, hơi giống lá hình mũi mác nhưng không cân;

- Lá hình thìa có dạng giống chiếc thìa, rộng và tròn ở phía trên, thuôn dần về phía gốc lá;

- Lá hình nêm có phiến lá thường hẹp, nửa phần trên hơi rộng hơn và thuôn dần về phía gốc;

* Phân loại lá cây có và không có cuống lá

- Có cuống lá: Những lá này có một cuống hoặc nhiều cuống lá gắn vàothân cây.

- Không có cuống lá: Những lá này không có cuống lá và được gắn trực tiếp vào thân.

* Dựa vào sự sắp xếp của gân lá

Song song:Các đường gân trên phiến lá chạy song song với nhau duy trì khoảng cách đều nhau giữa tất cả các lá trên cây.

Ví dụ gân lá song song: Lá cây tre, cây trúc, cây ngô, cây lúa nước…

Hình cung:Các đường gân được sắp xếp như bằng nhau cả 2 bên như hình cung tên.

Ví dụ lá hình cung: Lá rau muống,

Gân hình lông chim:Các gân lá được sắp xếp như hình một cọng lông chim. Đa số các loài thân gỗ hay thực vật bậc cao đều có lá hình lông chim.

Ví dụ: Lá mít, lá cam, lá xoài…

Hình mạng:Gân lá bắt nguồn từ một điểm và phân chia thành nhiều gân khác như lòng bàn tay.

Ví dụ: Lá hoa mai, hoa đào…

Phân loại dựa theo vị trí sắp xếp

- Đối diện: Mỗi nút tạo ra hai lá, mỗi lá ở mỗi bên được đặt đối diện nhau.

- Thay thế: Mỗi lá phát sinh từ một nút riêng biệt trên thân ở các mức độ khác nhau.

- Xoăn: Trong cách sắp xếp này, một số lá xuất hiện ở cùng một mức độ xung quanh thân cây làm cho nó có hình dạng ngoằn ngoèo.

- Hình tròn: Các lá tự sắp xếp theo hình vòng tròn xung quanh thân cây

2. Các phần của lá

2.1. Các phần chính

Một lá điển hình thường có ba phần chính: phiến lá, cuống lá và bẹ lá. Phiến lá là phần rộng, mỏng và thường có màu xanh. Phiến lá được đính vào thân ở các mấu thân nhờ các cuống lá là phần hẹp và dày. Chúng ta có thể nhận thấy không phải tất cả các loại lá cây đều có màu xanh, hoặc đều rộng và mỏng. Có đôi khi lá không có cuống, trường hợp đó gọi là lá không cuống. Cuống lá rất đa dạng về chiều dài, độ dày và hình dạng. Bẹ lá là phần rộng ôm lấy thân. Một số cây thường có bẹ lá như các cây thuộc họ Nhân sâm [Araliaceae].

2.2. Các phần phụ

Ngoài các phần chính, lá có thể có các phần phụ như: lá kèm, lưỡi nhỏ và bẹ chìa.

2.3 Lá kèm

Lá kèm là những bộ phận nhỏ, mỏng, mọc ở phía gốc cuống lá như các cây thuộc họ Bông [Malvaceae]. Lá kèm thường mọc ở bên cạnh, có thể lớn hoặc nhỏ hơn lá, mọc nhanh [thường có hai lá] ở gốc của cuống lá, có khi lá kèm rụng sớm, ví dụ cây Đa búp đỏ [Ficus elasticaRoxb. ex. Horn.].

Lá kèm có thể rời hoặc dính liền nhau như các lá kèm của một số cây thuộc họ Cà phê [Rubiaceae]. Lá kèm có thể dính liền vào cuống lá như ở lá cây Hoa hồng [Rosa chinensisJacq.]. Cũng có thể gặp ở một số loài có lá kèm lớn, hình dạng tương tự như lá. Những đặc điểm đó rất có ích cho việc phân loại cây cỏ. Một số loài không có lá kèm hoặc lá kèm rụng sớm khi lá cây trưởng thành. Một số loài có lá kèm hình dạng giống phiến lá.

2.4 Lưỡi nhỏ

Lưỡi nhỏ là những bộ phận mỏng và nhỏ mọc ở chỗ nối liền phiến lá và bẹ lá. Ví dụ: họ Lúa [Poaceae], họ Gừng [Zingiberaceae], v.v…

2.5 Bẹ chìa

Bẹ chìa là phần màng mỏng ôm lấy thân cây ở phía trên chỗ cuống lá đính vào thân. Bẹ chìa là đặc điểm đặc trưng cho họ Rau giăm [Polygonaceae].

3. Tại sao lá cây có màu xanh? Màu xanh của lá cây có liên quan tới chức năng quang hợp hay không?

Lá cây có màu xanh là do trong lá cây có bào quan là lục lạp.

Trong lục lạp có chứa chất diệp lục giúp cho quá trình quang hợp.

Chất diệp lục khi quang hợp sẽ hấp thụ ánh sáng mặt trời để tạo ra sản phẩm hữu cơ và ánh sáng được hấp thụ mạnh nhất nằm trong vùng hồng đỏ và xanh tím. Còn màu xanh thì hấp thụ rất ít và bị phản lại, khiến ta quan sát được lá cây có màu xanh.

→màu xanh của diệp lục không liên quan đến chức năng của chúng không liên quan đến quang hợp.

Video liên quan

Chủ Đề