Những món ăn cho người mỡ máu cao

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe đặc biệt là đối với người bệnh mỡ máu, biết được mỡ máu cao nên ăn uống gì sẽ góp phần cải thiện tình trạng bệnh một cách đáng kể. Dưới đây là những thực đơn mà người mỡ máu nên và không nên sử dụng, cùng dành chút thời gian để tham khảo nhé.

MỠ MÁU CAO LÀ GÌ?

Là tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid trong máu, hay nói cách khác là tình trạng tăng nồng độ các chất mỡ trong máu trong đó bao gồm cholesterol, triglyceride và giảm hàm lượng HLD –Cholesterol. Đây thực tế là căn bệnh phổ biến mà bất kì ai cũng có thể mắc phải do chế độ ăn uống không đúng cách gây ra.

Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi mỡ máu cao là gì? Mà chúng tôi muốn chia sẻ đến mọi người, để biết được chính xác khái niệm của bệnh để cùng tìm ra các phương pháp điều trị phù hợp nhất.

CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG KHOA HỌC CHO NGƯỜI BỊ MỠ MÁU CAO

Thực phẩm dành cho người bị mỡ máu cao:

– Nên ăn những thực phẩm giàu vitamin và chất xơ như rau xanh và hoa quả

– Sử dụng những thực phẩm có tác dụng giảm lượng mỡ thừa trong máu như gừng, sữa, mộc nhĩ,hành tây

– Nên dùng các loại dầu thực vật như: dầu oliu, dầu cải, dầu ngô, hạt rum, đậu nành thay cho những loại mỡ động vật. Những loại dầu này thường giúp giảm mỡ máu nhưng không được vượt quá 30% lượng calo cho phép.

– Mỗi tuần nên ăn ít nhất 1-3 ngày cá, đậu thay cho ăn thịt vì nếu cung cấp nhiều thịt cũng sẽ không tốt cho người bị mỡ máu cao.

Đồ uống dành cho người bị mỡ máu cao: 

– Uống các loại trà thay cho các đồ uống chứa cồn và chất kích thích, tuy nhiên không nên sử dụng trà quá đặc vì có thể không tốt cho dạ dày. Đây cũng là câu trả lời cho câu hỏi mỡ máu uống gì mà nhiều người vẫn thắc mắc.

– Nên uống thật nhiều nước một ngày để đào thải lượng mỡ máu thừa ra khỏi cơ thể một cách tốt nhất.

Một số loại thực phẩm cần kiêng khi bị mỡ máu cao:

– Rối loạn mỡ máu nên hạn chế sử dụng các loại thịt đỏ thay vào đó bạn có thể ăn cá để cung cấp omega-3 cho cơ thể, vừa giúp cải thiện tình trạng bệnh vừa tốt cho tim mạch.

– Những người mỡ máu cao nên biết cách kiểm soát chế độ ăn uống một cách nghiêm khắc,  biết những thực phẩm nào mỡ máu cao không nên ăn gì để có thể tránh khiến tình trạng bệnh xấu đi.

– Có một điều các bạn không biết rằng những người béo phì thường rất hay mắc phải các căn bệnh khác nhau trong đó phải kể đến bệnh mỡ máu, vì thế bên cạnh việc có chế độ dinh dưỡng phù hợp thì người bệnh nên biết cách hạn chế số cân nặng của mình một cách tốt nhất.

– Không ăn những đồ ăn chứa quá nhiều chất béo như đồ ăn nhanh, đồ chiên xào..

– Hạn chế sử dụng nội tạng động vật vì trong nội tạng có chứa rất nhiều dưỡng chất đặc biệt là hàm lượng cholesterol cao không tốt đối với người bệnh.

– Không sử dụng rượu bia và các chất kích thích, tuy nhiên có thể uống  chút rượu vang đỏ mỗi ngày rất tốt cho mạch máu

– Ngoài ra người bệnh cũng không nên ăn những đồ ăn nhiều đường

Đọc đến đây chắc các bạn đã biết mỡ máu nên kiêng gì?rồi đúng không ạ, nếu thấy những thông tin trên là có ích hãy chia sẻ đến những người thân và bạn bè nhé.

Lời khuyên của chuyên gia dành cho người bị mỡ máu:

– Không nên ăn sau 8h tối vì thời gian này khi thức ăn đi vào cơ thể sẽ rất khó tiêu và hàm lượng cholesterol sẽ đọng lại trên thành động mạch dẫn đến người bệnh có nguy cơ bị xơ vữa động mạch.

– Không sử dụng thuốc tây khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ vì nếu sử dụng sai hoặc quá liều có thể ảnh hưởng đến những cơ quan khác trong cơ thể.

GIẢI PHÁP DÀNH CHO NGƯỜI BỊ MỠ MÁU CAO

Y học hiện đại như Nhật Bản, Châu Âu, Hoa Kỳ đã chứng minh sự kết hợp giữa tinh chất lá sen tươi và táo mèo tươi có tác dụng hỗ trợ điều trị mỡ máu, gan nhiễm mỡ, men gan cao, chống béo phì, chống tăng cân, chống xơ vữa động mạch rất hiệu quả. Y học hiện đại đang quay trở lại việc sử dụng các cách hỗ trợ điều trị tự nhiên bằng các sản phẩm từ tự nhiên do ít biến chứng và tác dụng an toàn hiệu quả

Cholessen là sự kết hợp hoàn hảo giữa lá sen bánh tẻ & táo mèo tươi giúp hỗ trợ làm sạch mỡ máu, gan nhiễm mỡ, chống xơ vữa động mạch, điều hòa huyết áp và bảo vệ người bệnh một cách toàn diện nhất.

Lá sen: Từ xa xưa dân ta đã biết sử dụng lá sen vào việc chữa bệnh mất ngủ, giảm cân. Với hoạt chất polyphenol gồm: tannin, flavonoid, alkaloid, axit hữu cơ, vitamin C có trong lá sen đã được nghiên cứu và chứng minh có tác dụng giảm mỡ máu, giảm méo, chống xơ vữa động mạch.

Táo mèo tươi: Hoạt chất polyphenol và flavonoid có trong táo mèo đã được sử dụng trong hơn 100 loại thuốc điều trị mỡ máu hiện nay.

5 LÝ DO NÊN SỬ DỤNG CHOLESSEN

- Thứ nhất: Không chỉ GIẢM HOÀN TOÀN mỡ máu cao, gan nhiễm mỡ, Cholessen còn giúp KÉO MỠ trong cơ quan phủ tạng ra ngoài.

- Thứ hai: Là sản phẩm đầu tiên và duy nhất được chiết xuất từ Lá Sen & Táo Mèo tươi -> KHÔNG CÓ BẤT CỨ TÁC DỤNG PHỤ NÀO.

- Thứ ba: Không sợ đắng hay vị khó uống như sản phẩm chiết xuất từ lá sen khác -> DỄ UỐNG, DỄ HẤP THU, DỄ BẢO QUẢN.

- Thứ tư: Sản phẩm đã ra đời hơn 4 năm được hơn 150.000 khách hàng và có chứng nhận ĐẦY ĐỦ của Bộ Y Tế.

- Thứ năm: Hỗ Trợ tư vấn NHIỆT TÌNH từ các Y Dược Sĩ chuyên môn, MIỄN PHÍ các tài liệu liên qua đến mỡ máu, gan nhiễm mỡ, thừa cân, béo phì,…

THÔNG TIN HỮU ÍCH DÀNH CHO BẠN ĐỌC

PHẢN HỒI CỦA KHÁCH HÀNG



Cẩm nang toàn tập về các món ăn rất tốt cho người bị mỡ máu cao, máu nhiễm mỡ. Người bị mỡ máu cao nên ăn gì? Các bạn có thể xem ở đây nhé!

1. Mì sơn dược

Sơn dược là một loại củ có chứa saponin, chất niêm dịch, luridine, amylolytic enzyme, gly-coprotein,..các chất này có thể thúc đẩy sự phân giải protein và tinh bột nhất là thành phần dehydroge-nate epiandrosterone [DHEA] có trong sơn dược có thể phòng lão khoáng suy, giảm mỡ thừa, giảm cân, phòng chống ung thư, chữa trị chứng mất ngủ, có tác dụng với bệnh mỡ máu cao, xơ cứng động mạch, bệnh béo phì, bệnh tiểu đường và căn bệnh ung thư.

Sơn dược

Trứng gà chứa nhiều protein, lipid, lecithin, vitamin, vitellolutein, sắt, magne, photpho, natri,… Thành phần lecithin có trong lòng đỏ trứng gà là một chất nhũ hóa rất mạnh có thể làm cho cholesterol và lipid nhũ hóa thành những hạt rất nhỏ bài tiết ra từ máu từ đó là giảm nồng độ mỡ máu trong cơ thể. Ngoài ra trứng gà còn có thể làm cho lipoprotein trong máu tăng cao giúp bảo vệ hệ tim mạch tốt hơn.

Nguyên liệu: Bột sơn dược [sơn dược là củ thuộc họ củ mài] 150 gam; Bột mì 300 gam; Trứng gà 1 quả; Tinh bột 20 gam; Gia vị vừa dùng

Cách chế biến: Cho bột sơn dược, bột mì, tinh bột, trứng gà, nước sạch, muối vào chậu rồi trộn đều hỗn hợp. Khi hỗn hợp đã quyện vào nhau thì nặn thành các viên mì, sau đó cho nước vào nồi đun to lửa rồi cho viên mì, mỡ heo, hành, gừng vào nấu chín và cho thêm bột ngọt để tạo hương vị đậm đà cho món mì.

Công dụng của món ăn: kiện tỳ bổ phế, cố thận ích tinh

Chỉ định: Món mì sơn dược thích hợp cho người tỳ hư tả lâu, lỵ lâu, hư lao, mỡ máu cao, ho, tiểu đường, di tinh, khí hư, tiểu tiện nhiều lần.

2. Bánh bao sơn dược, phục linh

Nguyên liệu: Bột sơn dược 100 gam; Bột phục linh 100 gam; Bột mì 1 kg; Đường trắng 300 gam; Mỡ heo, nước, soda

Cách chế biến: Đổ nước vào bột sơn dược và bột phục linh ngâm đến khi bột tạo thành hồ, sau đó cho vào vỉ hấp, hấp to lửa khoảng 30 phút rồi lấy ra. Cho 200 gam bột  mì vào hồ sơn dược và phục linh, rồi cho đường trắng, mỡ heo vào làm nhân. Số bột mì còn lại cho vào nước vào nhào kỹ sau đó cho bột nở vào nhào đều để khoảng 2 đến 3 giờ. Khi bột mì đã nở ra cho thêm soda vào nhào, tiếp đó nặn thành các bánh nhỏ và cho thêm nhân vào làm thành bánh bao, đưa bánh bao đó lên vỉ hấp, để lửa to trong vòng 15 đến 20 phút. Loại bánh bao này nên sử dụng vào buổi sáng và sử dụng 1 lần/ngày.

Công dụng: kiện tỳ ích thận, lợi thấp giáng trọc

Chỉ định: Thích hợp dùng với các chứng ăn ít do tỳ vị hư nhược và tiểu đường, tiểu nhiều, di tinh, đái xón, mỡ máu cao.

3. Bánh trôi sơn dược

Nguyên liệu: Sơn dược 150 gam; Đường trắng 90 gam; Gạo nếp 500 gam; Một ít bột tiêu

Cách chế biến: Sơn dược bỏ vỏ, rửa sạch, băm nhỏ cho vào bát. Đặt bát vào nồi hấp và hấp chín, sau đó lấy ra cho đường trắng, bột tiêu vào vo thành nhân. Gạo nếp sau khi ngâm nước 3 giờ thì xay thành bột nhào lên làm thành vỏ bánh trôi, sau đó cho nhân sơn dược vào bọc lại thành bánh trôi và nấu chín.

Công dụng: Bổ ích tỳ thận, khử mỡ giảm ngấy

Chỉ định: Thích hợp với người bị di tinh, di niệu do tỳ thận khuy hư gây ra và trẻ em, người cao tuổi tiểu nhiều do thận khí không đủ gây ra, mỡ máu cao.

4. Hoành thánh hoa đậu cô ve

Nguyên liệu: Hoa đậu cô ve trắng 100 gam; Thịt heo 100 gam; Hồ tiêu 7 hạt; Bột mì 150 gam; Các gia vị

Cách chế biến: Chọn lấy hoa đậu cô ve trắng mới nở, rửa sạch và nhúng qua nước sôi, thịt heo băm nhỏ; hồ tiêu phi dầu nghiền nhỏ thành bột, nêm thêm xì dầu, bột ngọt, muối để làm nhân. Sau khi hoa đậu cô ve nhúng vào nước sôi đã để nguội thì trộn với bột mì và nước, cán mì thái thành vỏ bánh hình tam giác. Cho nhân vào bọc lại thành hoành thánh nhỏ, nấu đến khi chín.

Tác dụng: Ôn trung kiện tỳ, lợi thấp hóa trọc

Chỉ định: Món ăn này thích hợp với người bị chứng phù thũng, tiểu ít và chứng thử thấp do tỳ hư thấp thịnh gây ra, mỡ máu cao.

5. Đào xốp đậu nhuyễn

Vừng chứa dầu lipid [chủ yếu là linoleicacid và oleic acid], sterol, sesamin, vitamin E, lecithin,… Trong 100 gam vừng đen có chứa 46,1 gam lipid; 19,1 gam protein; 14 gam chất xơ; 10 gam carbonhydrate; có nhiều vitamin và khoáng chất như vitamin B1, B2, niacin, vitamin E,… Linoleicacid có trong thành phần lipid của vừng có thể loại trừ cholesterol bám trên thành mạch máu, giảm mỡ huyết, là tiền đề để cơ thể tổng hợp prostaglandin có chức năng như hormone nam tính. Do đó ăn nhiều vừng có thể giảm mỡ huyết, đề phòng xơ vữa động mạch, làm cho prostag-landin tổng hợp bình thường.

Vừng đen

Nguyên liệu: Đậu cô ve 150 gam; Vừng đen 10 gam; Hạch đào 5 gam; Mỡ heo 125 gam; Đường trắng 120 gam

Cách chế biến: Đậu cô ve đem rửa sạch, cho vào nồi nước sôi luộc trong 30 phút [luộc cho đến khi vỏ đậu tách ra] sau đó vớt đậu ra, bóc vỏ, cho hạt vào bát và đổ nước sạch vào ngâm ngập hạt đậu. Cho hạt đậu vào vỉ hấp trong khoảng 2 giờ đến khi đậu nhừ; vừng đen và hạch đào rang thơm, nghiền bột. Đun mỡ heo rồi cho đậu cô ve vào xào, khi nước sắp cạn thì cho đường trắng vào xào đều [đến khi không dính chảo]; sau đó cho thêm mỡ heo, vừng, hạch đào vào xào.

Công dụng: Bổ gan thận, kiện tỳ vị, nhuận ngũ tạng, giảm mỡ huyết

Chỉ định: Thích hợp với người mắc các chứng ăn ít, hụt hơi, mệt  mỏi, lưng đau mỏi gối, váng đầu hoa mắt, mỡ máu cao…do tỳ vị khuy hư, ngũ tạng bất túc gây ra.

6. Cơm gạo tẻ đậu cô ve

Nguyên liệu: Đậu cô ve 10 gam; Gạo tẻ 100 gam;

Cách chế biến: Đậu cô ve rửa sạch, nghiền nhỏ, bỏ vỏ. Gạo tẻ vo sạch cho vào nồi, đổ nước đun sôi rồi bỏ đậu cô ve vào nấu đến khi cơm chín, ăn mỗi ngày 1 lần.

Công dụng: Thanh nhiệt lợi khớp

Chỉ định: Thích hợp với người bị viêm dạ dày mãn tính, loét dạ dày và viêm kết tràng mãn tính do tỳ vị thấp nhiệt gây ra, mỡ máu cao.

7. Bánh phục linh, đậu cô ve

Nguyên liệu: Phục linh 15 gam; Đậu cô ve 30 gam; Bột mì 150 gam; Các gia vị

Cách chế biến: Phục linh, đậu cô ve nhặt rửa sạch, nghiền thành bột. Trộn bột phục linh và đậu cô ve với bột, cho muối ăn và lượng nước vừa đủ vào nhào đều, làm thành bánh sau đó đặt lên vỉ hấp chín hoặc chiên trong chảo dầu cho đến khi 2 mặt vàng rộm.

Công dụng: Thanh nhiệt lợi khớp

Chỉ định: Thích hợp với người bị đau dạ dày, ăn ít, tiêu hóa kém cho tỳ vị thấp nhiệt gây ra. Điều chỉnh chế độ ăn uống đối với trường hợp viêm dạ dày mãn tính, loét dạ dày, viêm kết tràng mãn tính, mỡ máu cao.

8. Bánh bao phục linh

Nguyên liệu: Phục linh 150 gam; Bột mì 1 kg; Thịt heo và các gia vị

Cách chế biến: Phục linh thái lát, cho nước vào sắc lấy nước đặc, sắc 3 lần để lấy nước. Đổ bột mì lên thớt, cho bột men và nước phục linh vào, trộn lại thành bột mì lên men. Khi bột mì lên men thì cho nước soda vừa đủ vào nhào đều và nặn thành khoảng 20 cái vỏ bánh; thịt heo rửa sạch, băm nhuyễn, cho xì dầu, muối tinh, gừng, dầu vừng, rượu vang, hoa thành, bột hồ tiêu, nước đun xương,…vào trộn đều làm nhân; cho vào vỏ bánh làm thành bánh bao sống, đặt lên vỉ hấp đến khi chín.

Công dụng: Dưỡng tâm an thần, kiện tỳ thai vị, trừ thoái hóa đàm, lợi thủy tiêu thũng

Chỉ định: Thích hợp với người ăn ít, tiêu hóa kém, chân tay rã rời, mặt mũi tay chân phù nề do tỳ vị khuy hư gây ra, mỡ máu cao.

9. Bánh phục linh, ý dĩ

Ý dĩ là hạt ý dĩ chín, ý dĩ có chứa 17% protein; 11,74% lipid thô; 67,35% tinh bột, chứa nhiều acid amin và các khoáng chất calci, photpho, sắt,…Nghiên cứu đã cho thấy ý dĩ có tác dụng khỉ mỡ giáng trọc rõ rệt.

Hạt ý dĩ

Nguyên liệu: Phục linh 30 gam; Ý dĩ 30 gam; Bột mì 30 gam; Đường trắng

Cách chế biến: Phục linh, ý dĩ nghiền thành bột mịn. Cho bột mì, đường trắng, nước vừa đủ vào trộn đều, ép thành bánh hấp chín.

Công dụng: Kiện tỳ hòa vị, hóa đàm tiêu ngấy

Chỉ định: thích hợp với người ăn ít, tiêu hóa kém, mỡ máu cao, chân tay và mặt mũi phù nề, rã rời, trẻ em tiêu chảy,…do tỳ vị khuy hư gây ra.

10. Phục linh, trạch tả, gà

Qua thực nghiệm cho thấy, trạch tả có tác dụng lợi tiểu, có thể làm gia tăng lượng nước tiểu, thúc đẩy bài tiết ure, chất chloride. Ngoài ra nó còn có tác dụng chống lại sự tổng hợp cholesterol trong cơ thể, gây rối loạn sự hấp thu, phân giải hoặc bài tiết cholesterol. Nó không chỉ cải thiện trao đổi chất đối với lipid của gan mà còn có thể ảnh hưởng đến sự phân giải acid béo, giảm thiểu sự sinh ra nguyên liệu tổng hợp cholesterol là acetine coenzyme A. Theo báo cáo lâm sàng, dùng chất chiết xuất alisol trị liệu 1 – 3 tháng cho 135 ca bệnh nhân cholesterol trong máu cao, tỷ lệ giảm cholesterol là 44,48%.

Trạch tả

Nguyên liệu: Phục linh 30 gam; Trạch tả 10 gam; Thịt gà 500 gam; Các gia vị cần dùng

Cách chế biến: Phục linh, trạch tả nhặt sạch, dùng vải bọc lại; đặt túi thuốc vào thịt gà, buộc chặt rồi cho gà vào nồi đất, đổ vừa nước, đun to lửa cho sôi sau đó vặn nhỏ lửa, hầm gà đến chín. Bỏ túi thuốc, nêm hành, gừng, tiêu, muối, bột ngọt vào rồi đun tiếp cho đến khi sôi.

Công dụng: Món ăn có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp

Chỉ định: Món ăn thích hợp sử dụng với người mỡ máu cao, mắc chứng di tinh, di niệu, xuất tinh sớm do thấp nhiệt nội thịnh gây ra.

Chú ý: Người tỳ vị hư hàn, đại tiện phân vón kết không nên ăn.

11. Phục linh, hoa mai, ngân nhĩ

Nguyên liệu: Phục linh 15 gam; Ngân nhĩ 50 gam; Trứng gà 4 quả; Các gia vị cần dùng

Cách chế biến: Phục linh nghiền thành bột, cho vào 50 đến 70 ml nước, đun 20 phút, bỏ bã lấy nước. Ngân nhĩ ngâm nước ấm cho nở, rửa sạch. Trứng gà đập vào khuôn hoa mai đã bôi dầu, cho ngân nhĩ lên trên trứng, hấp 1 đến 2 phút rồi lấy ra. Đun nóng chảo rồi đổ vừa dầu thực vật vào. Cho nước luộc gà, gia vị và nước thuốc phục linh vào, đun sôi sau đó làm sệt và rưới trứng lên ngân nhĩ.

Công dụng: Món ăn có tác dụng bổ tâm an thần, kiện tỳ lợi thấp, lợi tiểu, tiêu thũng, nhuận phế bổ thận, sinh tân trị ho, giảm mỡ hóa đờm.

Chỉ định: Món ăn thích hợp sử dụng cho người mỡ máu cao, bị chứng tim loạn, mất ngủ do tâm huyết khuy hư, tỳ vị bất túc gây ra.

Chú ý: Người đại tiện phân lỏng cẩn thận khi dùng.

Gọi ngay tới tổng đài miễn cước 1800 1591 hoặc kết nối Zalo 0339129576 để được TS.BS Bùi Nguyên Kiểm và các dược sĩ chuyên môn tư vấn về tình trạng mỡ máu, gan nhiễm mỡ, xơ vữa động mạch bạn đang gặp phải.

12. Cơm ý dĩ táo tàu

Nguyên liệu: Ý dĩ 10 gam; Táo tàu 5 quả; Gạo tẻ 100 gam

Cách chế biến: Táo bỏ sạch; ý dĩ và gạo tẻ vo sạch. Sau đó cho cả 3 nguyên liệu vào nồi, cho thêm nước vừa đủ và nấu thành cơm.

Công dụng: Bổ tỳ ích vị, thấm lợi thủy thấp

Chỉ định: Cơm dý dĩ táo tàu thích hợp với người ăn ít, tiêu hóa kém, mỡ máu cao, chân tay phù nề, tiểu tiện khó do tỳ vị khuy hư gây ra và viêm khớp phong thấp.

13. Cơm táo cùi nhãn

Nguyên liệu: Cùi nhãn 10 gam; Táo tàu 5 quả; Gạo tẻ 100 gam

Cách chế biến: Gạo tẻ vo sạch, táo tàu bỏ hạt; sau đó cho các nguyên liệu vào bát cùng với cùi nhãn. Đổ nước sạch vừa đủ, cho lên vỉ hấp chín và sử dụng.

Chỉ định: Thích hợp với các chứng thiếu máu, mất ngủ do khí huyết lưỡng hư gây ra.

14. Táo tàu nấu vịt

Nguyên liệu: Táo tàu 50 gam; Vịt 500 gam; Các gia vị cần dùng

Cách chế biến: Táo bỏ hạt, nhồi táo vào thịt vịt rồi tẩm hành, bột gừng, xì dầu, bột ngọt, bột tiêu lên mình vịt sau đó cho vào nồi hấp nhừ.

Công dụng: Món ăn có tác dụng bổ khí dưỡng huyết, kiện tỳ hòa vị

Chỉ định: Món ăn thích hợp với những người  mắc chứng sinh xong thể hư, bệnh xong thể nhược và người cao tuổi khí huyết không đủ, người mỡ máu cao.

15. Cơm sâm táo

Nhân sâm có thể làm hưng hệ thống thần kinh trung khu, giảm thiểu mệt mỏi; làm hưng phấn hệ thống tuyến thượng thận – tuyến yên, nâng cao sức đề kháng của cơ thể với những điều kiện không tốt từ bên ngoài; có thể làm tăng cường sức co bóp của cơ tim.

Nhân sâm

Nó có tác dụng giống như cardiac glycoside, gonadotropin thúc đẩy cơ năng tuyến sinh dục của nam nữ, giảm thấp đường huyết; có tác dụng giống insulin cải thiện chức năng tiêu hóa, hấp thu tăng cường thèm ăn, điều tiết sự trao đổi chất  của cholesterol, ức chế sự phát sinh chứng cholesterol  huyết cao; có tác dụng chống dị ứng, ức chế phù thũng dị ứng rõ rệt. Nó còn có thể kích thích khí quan tạo máu, làm cho cơ năng tạo máu mạnh mẽ; có thể tăng cường sức miễn dịch của cơ thể, thúc đẩy sự tạo thành immunoglo-bulin; có thể thúc đẩy sinh ra bạch cầu, phong trị giảm bạch cầu do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Nguyên liệu: Nhân sâm 5 gam; Táo tàu 10 quả; Gạo tẻ 100 gam; Đường trắng

Cách chế biếm: Gạo vo sạch, sâm và táo bỏ thêm 50ml nước vào để sắc lấy nước. Sau đó đặt táo dưới đáy bát, trên cho gạo đã vo sạch vào, rưới nước sâm và táo vừa sắc lên, đổ thêm nước sạch và đường trắng vào để hấp chín.

Công dụng: Kiện tỳ ích khí, giảm mỡ nội tạng

Chỉ định: Cơm sâm táo thích hợp dùng cho những người bị váng đầu hoa mắt, chân tay rã rời, lưng gối đau mỏi, tim loạn nhịp, hụt hơi, mỡ máu cao…do tỳ vị hư, nguyên khí không đủ gây ta.

16. Cơm hạt sen táo tàu và lạc

Lạc chứa 40 đến 50% lipid, 20 đến 30% nitơ, ngoài ra còn có chứa tinh bột, chất xơ, vitamin,…Lạc có thể hóa giải triệu chứng xuất huyết ở người bệnh máu, có tác dụng chống tan fibrin, thúc đẩy tủy xương tạo ra tiểu cầu, tăng cường cơ năng co bóp của mao mạch và điều chỉnh sự thiếu nhân tử đông máu, có tác dụng cầm máu đối với các bệnh xuất huyết.

Củ lạc

Tác dụng của màng lạc tốt hơn gấp 50 lần so với hạt lạc, nhưng rang chín thì hiệu quả lại giảm xuống. Lạc còn có tác dụng giảm cholesterol trong huyết thanh, làm chậm sự lão hóa của các tế bào cơ thể, tăng cường sự phát triển các tế bào não, bảo vệ mạch máu, phòng tránh xơ cứng động mạch, tăng cường trí nhớ.

Lưu ý: Lạc chất nhuận nhiều mỡ, người đại tiện phân lỏng không nên ăn. Lạc mốc không được ăn vì dễ sinh ra flavacin có thể gây ung thư gan.

Nguyên liệu: Lạc [đậu phộng] 10 gam; Hạt sen 10 gam; Táo tàu 5 quả; Gạo tẻ 100 gam

Cách chế biến: Gạo tẻ vo sạch, táo tàu bỏ hạt. Trộn đều gạo tẻ, lạc, hạt sen, táo tàu cho vào bát, đổ nước sạch vào và đặt lên vỉ hấp chín. Sử dụng món ăn này mỗi ngày 1 đến 2 lần.

Công dụng: Cơm hạt sen táo tàu lạc có tác dụng dưỡng khí ích huyết.

Chỉ định: Thích hợp với người bị tim loạn, hơi hụt, ăn ít, tiêu hóa kém, mỡ máu cao, mất ngủ nhiều do khí huyết lưỡng hư gây ra; điều chỉnh đối với trường hợp viêm dạ dày mãn tính, viêm ruột mãn tính, viêm nhánh khí quản mãn tính, lao phổi.

17. Cơm đậu xanh hạt sen

Đậu xanh chứa protein, lipid, carbonhydrate, calci, photpho, sắt, carotene,… Những thí nghiệm trên động vật chứng minh đậu xanh có tác dụng phòng ngừa chứng xơ vữa động mạch, mỡ huyết tăng cao và có thể khiến mỡ huyết tăng cao giảm xuống.

Đậu xanh

Chú ý: Người tỳ vị hư hàn và dương hư không nên ăn.

Nguyên liệu: Hạt sen 30 gam; Đậu xanh 30 gam; Đậu cô ve 30 gam; Gạo tẻ 50 gam

Cách chế biến: Rửa sạch hạt sen, đậu xanh, đậu cô ve, gạo tẻ. Cho các nguyên liệu đã rửa sạch vào nồi áp suất, đổ vừa nước sạch vào nồi và nấu thành cơm.

Công dụng: Cơm đậu hạt sen có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp

Chỉ định: Thích hợp với những người miệng đắng dính nhầy, tâm phiền dễ cáu, tiểu tiện gắt, vàng, đại tiện khó hoặc bị nắng nóng cảm mạo; trẻ em sốt mùa hè do thấp nhiệt nội thịnh gây ra; người bị mỡ máu cao.

18. Bánh mì bồ hoàng

Bồ hoàng có chứa lipid, typhasterol, palmitic acid,…các thành phần này có tác dụng gây hưng phần rõ rệt đối với tử cung chưa mang thai và đã mang thai, tăng cường sức co bóp hoặc tăng tính căng của tử cung sau khi sinh. Ngoài ra bồ hoàng còn có tác dụng cầm máu, có thể rút ngắn thời gian đông máu, làm cho số lượng tiểu cầu tăng. Với liều lượng lớn nó có tác dụng hạ áp, nhưng có thể bị astropin ngăn trở; có thể tăng cường sự nhu động ruột, tác dụng này cũng có thể bị astropin ngăn trở; có tác dụng ức chế trực khuẩn lao. Lâm sàng trị liệu chứng mỡ trong máu, sử dụng viên bồ hoàng bọc đường uống, cho thấy cholesterol tổng và triglyceride trong huyết thanh đều có sự khác biệt rõ rệt.

Bồ hoàng

Lưu ý: Bồ hoàng sống có tác dụng co bóp tử cung, những người mang thai không được sử dụng.

Nguyên liệu: Bồ hoàng 10 gam; Bột tiểu mạch 100 gam

Cách chế biến: Bồ hoàng nhặt sạch và trộn với bột tiểu mạc, sau đó đổ nước vào trộn đều tạo thành dạng hồ loãng. Cho vừa dầu thực vật vào chảo, đun nóng dầu sau đó cho bột bồ hoàng vào chiên thành bánh và sử dụng.

Công dụng: Bánh mì bồ hoàng có tác dụng hoạt huyết hóa ứ

Chỉ định: bánh mì bồ hoàng thích hợp sử dụng cho những người bị viêm dạ dày mãn tính, đau dạ dày do viêm loét, đau quặn tim do bệnh mạch vành, mỡ mau cao, đau sườn do mỡ gan và chứng cao huyết áp do khí trệ huyết ứ gây ra.

19. Bánh mì phục linh

Nguyên liệu: Bột phục linh 50 gam; Bột mì 50 gam; Bột sơn dược 50 gam; Vừng và các gia vị

Cách chế biến: Trộn đều với 3 loại bột ở trên sau đó cho nước sạch vừa đủ vào hỗn hợp cùng với muối ăn, bột ngọt, đường trắng nhào đều và nặn thành bánh mì. Vừng rang thơm rắc lên mặt bánh tiếp đến cho vào lò nướng hoặc chảo dầu chiên cho đến khi vàng rộn hai mặt thì vớt ra.

Công dụng: Bánh mì phục linh có tác dụng kiện tỳ ích khí.

Chỉ định: Thích hợp với những người bị hụt hơi, mệt mỏi, váng đầu, hoa mắt, tạng khí trệ xuống do tỳ vị khí hư và chứng thiếu máu, mỡ máu cao.

20. Bánh bao trường thọ

Rau hẹ có chứa chất sulfuret, glu-coside, chất có vị đắng, carbonhydrate, vitamin C, calci, photpho, sắt,… Chất xơ có trong rau hẹ có tác dụng thúc đẩy sự hoạt động của nhu động dạ dày và đường ruột, phòng tránh tình trạng táo bón, đồng thời có thể làm giảm khả năng hấp thụ cholesterol.

Rau hẹ

Lưu ý: Những người bị âm hư nội nhiệt hoặc lở loét, bệnh mắt phải cẩn thận khi sử dụng rau hẹ. Rau hẹ còn có tên khác là cỏ tráng dương nên những người có chức năng tình dụng quá mức bình thường cũng không nên ăn.

Nguyên liệu: Bột mì; Rau sam; Rau hẹ; Trứng gà; Các gia vị

Cách chế biến: Rau sam và rau hẹ rửa sạch, để cho ráo nước trong 2 giờ rồi thái nhỏ. Trứng gà chiên chín nghiền nhỏ trộn với rau sam, rau hẹ, muối tinh, xì dầu, mỡ heo, bột ngọt, hành và gừng thái nhỏ làm nhân. Bột mì nhào đều làm thành vỏ bánh, cho nhân vào làm thành bánh bao, hấp chín.

Công dụng: Bánh bao trường thọ có tác dụng hoạt huyết tán kết, hóa ứ tiêu mỡ.

21. Cơm nước gừng thịt bò

Nguyên liệu: Thịt bò 150 gam; Gạo tẻ; Nước gừng và các gia vị

Cách chế biến: Thịt bò rửa sạch, băm nhuyễn, cho nước gừng, xì dầu, hành, hồ tiêu, bột hạt cải và một lượng dầu thực vật vừa đủ dùng vào rồi trộn đều. Gạo tẻ vo sạch, đổ vừa đủ nước, cho lên vỉ hấp trong thời gian khoảng 40 phút, đổ nước gừng thịt bò vào cơm, trải phẳng sau đó hấp tiếp 20 phút nữa. Sử dụng món cơm gừng thịt bò này vào bữa trưa và sử dụng hàng ngày.

Công dụng: Cơm gừng thịt bò hương khí nóng uất, kiện tỳ ích khí.

Chỉ định: Món này thích hợp với những người bị chứng chân tay rã rời, ăn không ngon, lạnh bụng, chân tay lạnh, mỡ máu cao,…do tỳ vị khụy hư gây ra.

22. Cơm nước gừng lươn

Lươn chứa protein, lipid, calci, photpho, sắt, vitamin A, vitamin B, niacin,..đây là những thành phần được chứng minh là có tác dụng tốt với sức khỏe, vừa cung cấp các dưỡng chất cần thiết trong phòng và điều trị căn bệnh mỡ máu cao.

Nguyên liệu: Lươn 150 gam; Gạo tẻ; Nước gừng; Gia vị cần dùng

Cách chế biến: Thịt lươn thái khúc, trộn với nước gừng, xì dầu, muối ăn, dầu hương. Gạo tẻ vo sạch, đổ vừa nước, cho lên vỉ hấp khoảng 40 phút. Cho lươn lên mặt cơm, trải bằng sau đó hấp tiếp 20 phút. Món này sử dụng hàng ngày và tốt nhất nên sử dụng vào bữa trưa.

Công dụng: Cơm gừng lươn có tác dụng bổ huyết kiện vị

Chỉ định: Thích hợp cho những người bị mắc các bệnh do thiếu máu, mỡ máu cao.

Chú ý: Người thuộc hư nhiệt hoặc bệnh nhiệt mới khỏi, bệnh lị, bụng trường tỳ vị tích nhiệt, không nên ăn.

Gọi ngay tới tổng đài miễn cước 1800 1591 hoặc kết nối Zalo 0339129576 để được TS.BS Bùi Nguyên Kiểm và các dược sĩ chuyên môn tư vấn về tình trạng mỡ máu, gan nhiễm mỡ, xơ vữa động mạch bạn đang gặp phải.

23. Bánh bí ngô

Bí ngô chứa citrulline, arginine, vitamin B, vitamin C,… Nhựa trong quả bí ngô có thể điều có thể điều tiết tốc độ hấp thu thức ăn trong dạ dày, làm cho sự hấp thu glucose giảm xuống. Chất xơ tan trong bí ngô có thể làm chậm sự bài không của thức ăn trong dạ dày, khống chế mức đường huyết sau khi ăn. Nhựa quả còn có thể kết hợp với cholesterol và nồng độ cholesterol trong máu giảm.

Bí ngô

Lưu ý: Bí ngô cũng không nên ăn nhiều, dễ sinh thấp phát hoàng, dễ bị trướng bụng

Nguyên liệu: 1 quả bí ngô già; Bột tiểu mạch; Tinh bột và các gia vị

Cách chế biến: Bí ngô gọt vỏ, nấu chín, giã nhuyễn . Lấy bí ngô vừa giã nhuyễn trộn với bột tiểu mạch và tinh bột với lượng vừa phải rồi tạ thành bánh. Đổ dầu thực vật vào chảo, đun nóng, cho bánh bí ngô vào chiên đến khi hai mặt bánh vàng rộm thì lấy ra sử dụng.

Công dụng: Bổ trung ích khí, thanh nhiệt giải độc

Chỉ định: Thích hợp với người tỳ hư khí nhược, dinh dưỡng không tốt và trường hợp bị áp xe phổi, bỏng nước lửa, người bị mỡ máu.

24. Cơm bí ngô

Nguyên liệu: Gạo tẻ 100 gam; Bí ngô già 250 gam

Cách chế biến: Bí ngô gọt vỏ, rửa sạch và thái miếng. Gạo vo sạch rồi cho bí ngô vào và nấu thành cơm.

Công dụng: Cơm bí ngô bổ trung ích khí, thanh nhiệt giải độc

Chỉ định: Thích hợp với người tỳ vị hư nhược, dinh dưỡng không tốt, mỡ máu cao, và bị áp xe phổi, bỏng nước, lửa,

25. Cơm yến mạch

Yến mạch chứa protein, lipid, chất xơ thô, khoáng chất, vitamin trong đó linoleicacid chiếm 35 đến 52% toàn bộ axit béo không no. Qua nghiên cứu cho thấy, ăn yến mạch trong thời gian dài có hiệu quả rõ rệt đối với việc giảm cholesterol, lipoprotein và triglyceride trong máu. Có thể đề phòng và điều trị cao huyết áp, xơ cứng động mạch, bệnh tiểu đường, mỡ trong máu, mỡ trong gan,.. Nó rất có ích đối với sự phát triển trí óc và tăng xương tủy của trẻ em.

Yến mạch

Nguyên liệu: Yến mạch 50 gam; Gạo tẻ 50 gam

Cách chế biến: Yến mạch, gạo tẻ vo sạch, cho vào nồi áp suất, đổ vừa nước vào rồi nấu thành cơm.

Công dụng: Cơm yến mạch ích gan hòa vị

Chỉ định: Thích hợp với người ăn ít, mỡ máu cao, chứa kém, đại tiện không thông,…do can vị bất hòa gây ra.

26. Bánh yến mạch, kiều mạch

Nguyên liệu: Yến mạch, kiều mạch, dầu ăn vừa dùng

Cách chế biến: Yến mạch, kiều mạch nghiền thành bột, cho vào chậu, đổ vừa đủ nước sạch vào hòa thành dạng hồ loãng. Cho dầu thực vật vào chảo, đun nóng sau đó cho hồ yến mạch kiều mạch vào chiên đến khi hai mặt bánh vàng rộm

Công dụng: bánh yến mạch ích gan hòa vị

Chỉ định: Món ăn này thích hợp với người ăn ít, mỡ máu cao, chứa kém, đại tiện không thông do can vị bất hòa gây ra.

27. Bánh sơn tra, sơn dược

Trong 100 gam sơn tra chứa 89 mg vitamin C; 0,89 mg carotene; 85 m calci; 0,5 mg vitamin B2; tương đương với các thành phần đó cao gấp 17 ần, 9 lần, 7 lần và 5 lần so với táo. Ngoài ra trong sơn tra còn có chứa glucose, cralaegolic acid, niaci, protein, calci, sắt, vitamin B2,..đứng đầu trong các loại quả. Các chất flavone, loại triterpene và vitamin C, kali,…có trong sơn tra có thể làm mềm và mở rộng động mạch, tăng lượng máu, tăng cường tính đàn hồi của mạch máu, tăng cường sức co bóp và có thể cải thiện sức sống của tim, hạ huyết áp, mỡ huyết, lợi tiểu, an thần. Do đó nó có hiệu quả trị liệu rõ rệt đối với bệnh tim, cao huyết áp, bệnh mạch vành, mỡ trong máu,…ở người cao tuổi.

Sơn tra

Nguyên liệu: Sơn tra, sơn dược và đường trắng.

Cách chế biến: Sơn tra bỏ hạt, rửa sạch; sơn dược cũng bỏ vỏ và rửa sạch; cho sơn tra và sơn dược đã làm sạch vào nồi hấp chín sau đó để nguội rồi cho đường trắng vào trộn đều. Ép hỗn hợp đó thành bánh mỏng, sử dụng loại bánh này thường xuyên và mỗi ngày ăn một lần để có tác dụng tốt trong hạ mỡ máu.

Công dụng: Bánh sơn tra, sơn dược có tác dụng kện tỳ tiêu thực, hoạt huyết hóa ứ, tiêu mỡ máu.

Chỉ định: Bánh thích hợp cho người tiêu hóa không tốt, trẻ em chán ăn,…

Chú ý:

– Sơn tra tốt nhất là quả to, vỏ đỏ, thịt quả dày, vị chua ngọt.

– Bệnh nhân dung nạp glucose bất thường hoặc bệnh tiểu đường khi ăn loại bánh này không được cho đường.

– Các bệnh vị trung vô ích, tỳ vị hư nhược, răng lợi bị bệnh và thai phụ cần cẩn thận khi dùng.

28. Rau cần xào thịt

Rau cần chứa protein, carbohy-drate, lipid, các loại vitamin và khoáng chất,…Trong đó hàm lượng calci, photpho khá cao. Dầu hương bay hơi có mùi thơm nồng, có thể kích thích sự thèm ăn. Món xào có tác dụng hạ áp, giảm mỡ rõ rệt.

Rau cần

Nguyên liệu: Rau cần 150 mg; Thịt heo nạc 100 g [không sử dụng thịt nạc mỡ vì sẽ ảnh hưởng đến tác dụng của món ăn]; Dầu thực vật 40 ml; Các gia vị: Dầu hương, xì dầu, muối, bột ngọt, rượu gia vị, tinh bột, ót đỏ tươi, hành để rễ, gừng tươi, nước lèo.

Cách chế biến: Rau cần rửa sạch để ráo nước và thái thành khúc; thịt heo nạc rửa sạch, thái sợi, sử dụng tinh bột, rượu gia vị, xì dầu vừa dùng để ướp. Hành, gừng, ớt rửa sạch, thái sợi. Tiếp đến đun nóng chảo, đổ dầu thực vật cho hành, gừng vào phi thơm rồi cho thịt vào xào trong 2 đến 3 phút. Sau đó cho rượu gia vị, xì dầu, nước lèo vào; cho tiếp rau cần, ớt vào xào để lửa to trong 3 đến 5 phút rồi nêm muối, bột ngọt vào xào đều, sau đó rưới dầu hương lên và sử dụng.

Công dụng: Rau cần xào thịt nạc có tác dụng thanh nhiệt giải độc, khử phong trừ thấp, giảm mỡ hạ áp, thông tiện nhuận tràng.

Chỉ định: Thích hợp sử dụng cho người mắc chứng can kinh phong nhiệt, người váng đầu hoa mắt, phiền táo dễ cáu, miệng hôi, đại tiện táo bón, tiểu tiện gắt, vàng,…do can hỏa thượng viêm gây ra.

29. Bí đao nấm hương

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, bí đao khác với các loại quả thuộc họ bầu bí, trong bí đao thành phần của natri khá thấp và nó không có chứa lipid. Ngoài ra, vitamin B1 có trong bí đao còn có thể thúc đẩy tinh bột glucose có trong cơ thể chuyển hóa thành nhiệt năng  chứ không chuyển hóa thành mỡ như cách thông thường. Vì vậy, bí đao được xem là một thực phẩm lý tưởng cho bệnh nhân cao huyết áp, mỡ máu và béo phì.

Bí đao

Trong khi đó nấm hương chứa nhiều acid  amin và vitamin, các chất này có thể giảm mỡ huyết rất thích hợp sử dụng cho bệnh nhân bị chứng mỡ máu cao. Nếu sử dụng nấm hương thường xuyên và kéo dài, không chỉ có tác dụng giảm mỡ mà còn có thể nâng cao chức năng miễn dịch của cơ thể.

Nguyên liệu: Bí đao 200 gam; Nấm hương 50 gam; Các gia vị cần dùng

Cách chế biến: Bí đao gọt vỏ và rửa sạch sau đó thái bí đao thành miếng vuông nhỏ. Nấm hương ngâm nước cho nở, bỏ cuống, rửa sạch và thái sợi. Hành, gừng rửa sạch và thái sợi. Cho dầu thực vật vào chảo đun nóng sau đó cho hành hành, gừng vào phi thơm, tiếp đến cho nấm hương, bí đao và nước ngâm nấm hương vào om vài phút. Khi đã chín thì nêm muối, bột ngọt và xào thêm một lúc là được. Mỗi ngày nên sử dụng món ăn này 1 lần.

Công dụng: Món ăn này giúp hạ khí tiêu đờm, lợi thủy thâm thấp, giảm mỡ.

Chỉ định: Món ăn này thích hợp sử dụng cho những người mắc chứng ho, hơi ngắn, phù thũng, tiểu tiện bất lợi, phụ nữ bị phù thũng khi mang thai, bệnh béo phì,…do tỳ phế khuy hư gây ra.

30. Hoài sơn dược chiên giòn

Nguyên liệu: Hoài sơn dược 500 gam; Đường trắng 125 gam; Tinh bột 100 gam; Dầu thực vật, bột ngọt, giấm

Cách chế biến: Hoài sơn dược rửa sạch, hấp lên trên lửa to, bỏ vỏ, thái thành khúc dài 3 cm, bổ đôi, dập dẹp. Đổ dầu thực vật vào chảo đun nóng, cho hoài sơn dược vào chiên vàng rồi vớt ra. Sau đó cho hoài sơn dược đã chiên cùng với đường trắng, 2 muỗng nước vào nồi đun nhỏ lửa trong khoảng 6 phút rồi đun to lửa, cho tiếp bột ngọt, giấm vào và đun đến khi tinh bột sánh lại thành dạng sệt. Để sử dụng món ăn này bạn chỉ cần rưới dầu chín lên và dùng.

Công dụng: Hoài sơn dược chiên giòn có tác dụng kiện tỳ vị, bổ phế thận, giảm mỡ máu

Chỉ định: Món ăn này thích hợp với người bị chứng ho, hơi ngắn, chứa kém, mệt mỏi và tiểu đường, gầy mòn, tiểu tiện nhiều do tỳ thận khuy hư gây ra.

Chú ý: Khi chiên không được để hoài sơn dược cháy khét, đảm bảo hai mặt vàng rộn là được. Món ăn này rất thích hợp sử dụng cho những người mắc bệnh tiểu đường và cao huyết áp đi kèm với nhau.

31. Nhất phẩm sơn dược

Hồ đào chứa dầu lipid, protein, carbohydrate, lactoflavin, carotene, vitamin E và các khoáng chất calci, photpho, sắt,… Theo tạp chí “Thảo dược giữ gìn sức khỏe” của Mỹ giới thiệu, phần lớn lipid trong các quả cứng là acid béo không no, không làm tăng cholesterol có trong cơ thể, nhất là hồ đào. “Hiệp hội ẩm thực Mỹ” đề nghị, mỗi tuần tốt nhất ăn từ 2 đến 3 lần hạch đào hay đồ biển. Nghiên cứu phát hiện: Người ăn nhiều hồ đào, cholesterol trong máu thấy hơn 12% so với người bình thường, ngoài ra vitamin E trong hồ đào khá nhiều, đây là một chất chống oxi hóa.

Hồ đào

Nguyên liệu: Sơn dược 500 gam; Bột mì 150 gam; Đường trắng 150 gam; Hạt hồ đào, trái cây thập cẩm, mật ong, mỡ heo và một ít tinh bột

Cách chế biến: Sơn dược bỏ vỏ, rửa sạch, hấp chín. Hạt hồ đào rang chín, nghiền nhỏ. Sơn dược trộn với bột mì thành cục, nặn thành bánh hình tròn, bày hạt hồ đào, trái cây thập cẩm lên, cho vào vỉ hấp và hấp trong khoảng 20 phút. Sau đó lấy ra rưới 1 lớp mật ong lên bánh là sử dụng được.

Công dụng: Món ăn này có tác dụng tư âm bổ thận, giảm mỡ hóa trọc.

Chỉ định: Nhất phẩm sơn dược thích hợp sử dụng cho những những mắc chứng váng đầu hoa mắt, thắt lưng mỏi, chân tay rã rời, di tinh, di niệu, ho ít đơm do tỳ thận khuy hư gây ra.

Chú ý: Sơn dược nên sử dụng tươi. Người phân lỏng không nên ăn món ăn này.

32. Giá trộn dầu vừng

Giá đậu nành có thành phần dinh dưỡng tốt hơn đậu nành. Các thí nghiệm cho thấy, so với đậu nành, lactoflavin chứa trong giá đậu nành tăng lên rõ rệt, carotene tăng lên 2 đến 3 lần, acid nicotin tăng lên 2 lần, acid folic tăng 2 lần, còn vitamin B12 tăng 12 lần, tác dụng giảm mỡ hạ áp, giảm béo nhẹ thân của nó càng tốt hơn. Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ đã tiến hành nghiên cứu giá trị của đậu nành và cho rằng ăn các loại đậu như đậu nành có thể giảm cholesterol tổng, lipoprotein tỷ trọng thấp và triglyceride trong máu từ đó giảm tỷ lệ mắc bệnh tim mạch.

Giá đậu nành

Nguyên liệu: Giá đậu nành tươi 250 gam; Tỏi 2 tép; Dầu vừng và các gia vị khác

Cách chế biến: Tỏi bóc vỏ, đập nhỏ, giá đậu rửa sạch. Đổ vừa nước sạch vào nồi, đun sôi rồi cho giá và muối vào, đun trong vòng 2 phút. Sau đó vớt ra trộn với tỏi, xì dầu, giấm, bột ngọt, dầu vừng và sử dụng.

Công dụng: Giá trộn dầu vừng có tác dụng giảm mỡ, lợi tiểu, giải ngấy.

Chỉ định: Món ăn này thích hợp với những người cao huyết áp, váng đầu hoa mắt, căng trướng bụng, đau sườn.

Chú ý: Món ăn này nên trộn ăn ngay, không để qua đêm. Mùa hè khi ăn cần chú ý cho tỏi và giấm.

33. Củ cải trộn dầu vừng

Nguyên liệu: Củ cải 250 gam; Tỏi 2 tép; Dầu vừng và các gia vị

Cách chế biến: Củ cải rửa sạch, gọt vỏ, thái sợi; tỏi đập nhỏ. Đổ vừa đủ nước vào nồi đun sôi, cho thêm muối, sau đó cho củ cải vào và đun từ 2 đến 3 phút, tiếp đó vớt ra và cho vào đĩa. Cho tỏi, xì dầu, giấm, dầu vừng vào trộn đều với củ cải đã luộc ở trên và sử dụng.

Công dụng: Món ăn này có tác dụng giải ngấy nhẹ người, hạ mỡ máu, hạ khí hóa đờm

Chỉ định: Thích hợp với bệnh nhân cao huyết áp, váng đầu hoa mắt, miệng khát, tức ngực phiền nhiệt,…

Chú ý: Món ăn này nên trộn ăn ngay, không để qua đêm. Mùa hè khi ăn cần chú ý cho tỏi và giấm. Củ cái tốt nhất nên là củ cải trắng.

34. Rau hẹ trứng gà cho người mỡ máu

Nguyên liệu: Rau hẹ 50 gam; Đường trắng 50 gam; Trứng gà 2 quả

Cách chế biến: Rau hẹ rửa sạch, thái nhỏ, cho vào nồi cùng với trứng gà. Đổ vừa nước vào luộc cho đến khi trứng chín, bóc vỏ, luộc thêm một lát, nêm đường trắng ăn trứng và uống nước canh. Mỗi ngày ăn 1 lần.

Công dụng: Món ăn này có tác dụng ôn thận trợ dương

Chỉ định: Rau hẹ trứng gà thích hợp với người bị chứng liệt dương, di tinh, di niệu, phụ nữ tử cung lạnh, lãnh cảm và tình trạng dương hư, táo bón do thận dương không đủ gây ra, người bị mỡ máu cao.

Chú ý: Những người đại tiện phân lỏng, người bị bệnh loét và bệnh mắt, người chức năng tình dục quá mức bình thường đều không nên ăn.

35. Chuối tiêu chấm vừng

Chuối tiêu chứa tinh bột, protein, lipid, đường và các vitmain A, B, C, E,… Qua lâm sàng phát hiện, mỗi ngày ăn 3 đến 5 quả chuối tiêu hoặc uống trà chuối tiêu có thể trị cao huyết áp, chứng mỡ trong máu cao, xơ cứng động mạch, bệnh mạch vành,…

Chuối tiêu

Hàm lượng kali trong chuối tiêu nhiều nhất trong các loại quả [mỗi 100 gam chuối tiêu chứa 472 mgam kali]. Kali có thể duy trì chức năng tế bào cơ thể và cân bằng phục hồi, cải tiến chức năng tim,… Do đó bệnh nhân cao huyết áp, mỡ máu cao, bệnh nhân tim nếu sử dụng thường xuyên sẽ rất tốt cho sức khỏe.

Chú ý: Những người có kèm theo chức năng thận không hoàn thiện không nên ăn. Ngoài ra, do chuối tiêu có tính hàn hoạt tràng, người đại tiện phân lỏng không nên ăn nhiều.

Nguyên liệu: Chuối tiêu 500 gam; Vừng đen 25 gam

Cách chế biến: Vừng đen rang chín, chuối tiêu bỏ vỏ rồi chấm với vừng đen. Mỗi ngày nên sử dụng 2 đến 3 lần.

Công dụng: Món ăn này có tác dụng giảm mỡ huyết, nhuận tràng thông tiện

Chỉ định: Chuối tiêu chấm vừng thích hợp sử dụng cho người bị chứng đại tiện khô vón, nước tiểu gắt vàng do khí huyết khuy hư, âm dịch không đủ gây ra.

36. Canh cẩu kỷ, gan heo

Mầm cẩu kỷ chứa betaine, carotene, sitosterol, acid linolic, nhiều loạn vitamin và calci, magie, photpho, sắt,… Nhờ những thành phần này mà mầm cẩu kỷ có tác dụng giảm đường huyết, giảm cholesterol, có thể cản trở hình thành xơ vữa động mạch và có tác dụng ức chế sự trầm tích của mỡ trong gan và thúc đẩy tái sinh tế bào gan nhẹ.

Hạt cẩu kỷ tử

Mầm cẩu kỷ, cẩu kỷ tử đều có công dụng cơ bản như nhau. Nhưng tác dụng bổ ích của cẩu kỷ tử mạnh hơn, vừa là thực phẩm, vừa là dược phẩm; mầm cẩu kỷ chỉ dùng để ăn, không dùng làm thuốc. Vỏ rễ của nó tên là “địa cốt bỉ”, chỉ dùng làm thuốc, không dùng để ăn.

Chú ý: Những người tỳ hư phân lỏng và người có chức năng tình dục quá mức bình thường không nên ăn mầm cẩu kỷ, cẩu kỷ tử.

Nguyên liệu: Mầm cẩu kỷ 250 gam; Gan heo 100 gam; Các gia vị cần dùng

Cách chế biến: Mầm cẩu kỷ rửa sạch, gan heo rửa sạch, thái lát, để ráo. Đổ dầu thực vật vào chảo, cho gan heo vào xào sơ rồi cho mầm cẩu kỷ và hành, gừng, muối vào xào chín. Sử dụng món ăn này mỗi ngày một lần.

Công dụng: Món ăn này có tác dụng bổ gan, hạ mỡ máu, sáng mắt

Chỉ định: Món ăn thích hợp sử dụng cho những người bị chứng váng đầu hoa mắt, nhìn vật không rõ, tim loạn, mất ngủ, phụ nữ ra kinh ít, đau bụng,… do can huyết không đủ gây ra.

37. Cẩu kỷ xào thịt heo

Cẩu kỷ tử chứa betaine, carotene, vitamin C, niacin và các khoáng chất calci, photpho, sắt,… Người ta thường cho béo phì là do dinh dưỡng quá nhiều gây ra, thực ra không phải vậy, qua nghiên cứu các nhân viên thuộc Đại học y khoa Tokyo [Nhật Bản] cho rằng, có nhiều người sở dĩ mỡ máu tăng cao, cơ thể béo phì là do ăn uống thiếu chất dinh dưỡng, có thể khiến mỡ chuyển thành năng lượng gây ra. Những chất dinh dưỡng này chính là niacin, vitamin B1, B2, mà cẩu kỷ tử chứa nhiều vitamin họ B, có thể thúc đẩy mỡ, giải phóng năng lượng và giảm béo, giảm mỡ.

Chú ý: Người bị ngoại tà thực nhiệt, tỳ hư phân lỏng, người chức năng tình dục quá mức không nên ăn cẩu kỷ tử

Nguyên liệu: Cẩu kỷ tử 100 gam; Măng xanh 150 gam; Thịt heo nạc 250 gam; Các gia vị khác

Cách chế biến: Thịt heo rửa sạch, thái sợi, để ráo. Măng xanh rửa sạch, thái sợi. Cẩu kỷ tử nhặt sạch. Đổ dầu thực vật vào chảo, đun nóng rồi cho thịt, măng vào xào. Sau đó nên rượu gia vị, đường trắng, muối, bột ngọt vào xào đều rồi cho cẩu kỷ tử vào, xào thêm một lúc, tiếp đến rưới dầu vừng lên xào chín.

Công dụng: Món ăn này có tác dụng bổ ích gan thận

Chỉ định: Cẩu kỷ xào thịt heo thích hợp với người mắc chứng lưng gối mỏi, váng đầu hoa mắt, nhìn vật không rõ, chân tay nóng, di tinh, nước tiểu vàng,.. do gan thận khuy hư gây ra.

38. Cẩu kỷ nấu cá

Nguyên liệu: Cẩu kỷ tử 15 gam; Cá diếc 500 gam; Rau thơm và các gia vị.

Cách chế biến: Cá diếc xắt miếng vừa ăn. Cẩu kỷ tử nhặt sạch. Đổ vừa dầu thực vật vào chảo sau đó cho hành, gừng vào phi qua rồi đổ nước nêm muối, rượu gia vị, giấm vào đun sôi. Tiếp đến cho cẩu kỷ tư vào, đun sôi rồi vặn nhỏ lửa, hầm cá chín, nêm rau thơm, bột ngọt vào và sử dụng.

Công dụng: Cẩu kỷ nấu cá có tác dụng kiện tỳ lợi thấp, hạ mỡ máu

Chỉ định: Món ăn này thích hợp với chứng chân tay lạnh phù thũng nước tiểu gắt, ít do tỳ thận khuy hư gây ra

39. Cẩu kỷ trứng gà

Nguyên liệu: Cẩu kỷ tử 10 gam; Trứng gà 2 quả

Cách chế biến: Cẩu kỷ tử nhặt, rửa sạch, cho vào nồi cùng với trứng gà, đổ vừa nước vào nấu. Khi trứng gà chín, bóc vỏ trứng rồi nấu tiếp 5 đến khoảng 10 phút. Sử dụng món ăn này 1 lần/ngày.

Công dụng: Cẩu kỷ trứng gà có tác dụng ích khí dưỡng huyết, hạ mỡ máu.

Chỉ định: Món ăn này thích hợp với những người bị thiếu máu, phụ nữ ra kinh nhiều hoặc băng lậu do khí huyết khuy hư, gan thận không đủ gây ra.

40. Cẩu kỷ xào tái

Nguyên liệu: Lá cẩu kỷ 25 gam; Măng đông 50 gam; Nấm đông cô ngâm nước cho nở 50 gam; Các gia vị vừa dùng

Cách chế biến: Lá cẩu kỷ rửa sạch, măng đông thái sợi, nấm đông cô thái sợi. Cho mỡ heo vào chảo đun nóng, cho hành và gừng vào phi thơm rồi cho măng đông, nấm đông cô vào xào sơ qua. Cho lá cẩu kỷ vào xào sơ, nêm muối, bột ngọt, đường trắng vừa phải, xào thêm một chút nữa.

Công dụng: Cẩu kỷ xào tái có tác dụng bổ thận, ích tinh, khứ phong sáng mắt, hạ mỡ máu.

Chỉ định: Món ăn này thích hợp với người bị chứng lưng gối mỏi, nhìn vật không rõ,… do tỳ vị thận tinh khuy hư gây ra.

41. Canh cẩu kỷ, gan gà

Gan gà có tác dụng bổ thận ích khí. Hoa nhài có tác dụng thư can sáng mắt. Ngân nhĩ chứa chất araban, có tác dụng tư dưỡng đối với lớp chất sừng da và làm chậm sự suy lão rất tốt; polyhexose chứa trong ngân nhĩ còn có tác dụng cải thiện chức năng gan thận, có thể giảm một phần cholesterol và triglyceride ở người bị mỡ trong máu và có thể thúc đẩy sự tổng hợp protein, acid nucleic trong gan.

Nguyên liệu: Gan gà 1 bộ; Ngân nhĩ 15 gam; Cẩu kỷ tử 5 gam; Hoa nhài 24 bông; Các gia vị khác

Cách chế biến: Ngân nhĩ ngâm vào nước cho nở; gan gà rửa sạch, thái lát cho vào bát kèm theo tinh bột ướt, rượu gia vị, nước gừng, muối ăn vào trộn đều. Cẩu kỷ tử, ngân nhĩ, hoa nhài rửa sạch. Đổ vừa nước vào nồi, đun sôi cho thêm rượu gia vị, nước gừng, muối, bột ngọt vào và đun sôi lại lần nữa. Cho ngân nhĩ, gan gà, cẩu kỷ tử vào nấu đến khi gan gà chín thì cho hoa nhài vào, đun thêm một lúc. Mỗi tuần nên sử dụng món ăn này 2 đến 3 lần.

Công dụng: Món ăn này có tác dụng bổ ích gan thận, thanh tâm sáng mắt, hạ mỡ máu.

Chỉ định: Món ăn thích hợp sử dụng cho người bị chứng váng đầu hoa mắt, mắt khô, cay xè, lòng bàn tay và gan bàn chân nón, phân khô vón, nước tiểu gắt, vàng do gan thận âm hư gây ra.

42. Cẩu kỷ, đào nhân, thịt gà

Nguyên liệu: Thịt gà 500 gam; Cẩu kỷ tử 90 gam; Hạt hạch đào 150 gam; Các gia vị cần dùng

Cách chế biến: Thịt gà rửa sạch, thái con cờ rồi cho muối, rượu vang, bột ngọt, đường trắng, bột tiêu, lòng trắng trứng, tinh bột vào trộn. Sau đó cho riêng muối, bột ngọt, đường trắng, bột hồ tiêu, nước luộc gà, dầu vừng, tinh bột chế thành nước dùng. Đổ vừa dầu thực vật vào chảo, đun nóng cho hạt hạch đào vào đun vừa lửa rang chín, đổ cẩu kỷ tử vào xào một lúc, vớt ra để ráo dầu. Đổ thêm ít dầu thực vật vào chảo, đun nóng, đổ thịt gà vào xào nhanh rồi vớt ra. Cho hành, gừng, tỏi vào phi dầu rồi cho thịt gà vào, đổ nước dùng vào xào nhanh rồi đổ hạt hạch đào và cầu kỷ vào xào đều.

Công dụng: Món ăn giúp bổ thận cường yêu, sáng mắt, ích tinh, hạ mỡ máu.

Chỉ định: Món ăn thích hợp sử dụng với người bị chứng lưng gối mỏi, nhìn vật không rõ, liệt dương, di tinh, trẻ em di niệu và người cao tuổi tiểu nhiều do gan thận khuy hư gây ra.

43. Vịt hấp hạch đào, cẩu kỷ

Nguyên liệu: Hạt hạch đào 200 gam; Cẩu kỷ tử 50 gam; Thịt vịt 500 gam; Lòng trắng trứng 1 quả; Các gia vị cần dùng

Cách chế biến: Thịt vịt thái miếng. Cho thịt vịt vào bát, sau đó bỏ hạt hạch đào, cẩu kỷ tử, hành, gừng, tiêu, rượu gia vị vào rồi đậy kín. Tiếp đến cho lên vỉ hấp chín nêm thêm muối, bột ngọt.

Công dụng: Món ăn có công dụng bổ thận ích tinh

Chỉ định: Món ăn này thích hợp với người mắc chứng liệt dương, di tinh và giao hợp không xuất tinh được, do thận tinh khuy hư gây ra, người bị mỡ máu cao.

44. Hạch đào xào hẹ

Nguyên liệu: Hạt hạch đào 50 gam; Rau hẹ 150 gam; Các gia vị cần dùng

Cách chế biến: Rau hẹ rửa sạch, thái khúc. Đổ vừa dầu vào chảo, đun nóng, cho gừng, hành, tiêu vào phi sơ. Cho hạt hạch đào vào, chiên đến khi hạt hạch đào đổi màu thì cho rau hẹ vào, nêm thêm muối, bột ngọt. Mỗi ngày sử dụng món ăn này 1 lần.

Công dụng: Món ăn có tác dụng bổ thận, trợ dương, giảm mỡ máu.

Chỉ định: Món ăn thích hợp với người bị chứng liệt dương, di tinh, xuất tinh sơm do thận dương bất túc và phụ nữ lãnh cảm, lưng gối đau mỏi, vô sinh, tắt kinh,…

45. Vịt hấp hạch đào

Nguyên liệu: Hạt hạch đào 200 gam; Củ năng 150 gam; Thịt vịt 500 gam; Thịt gà 100 gam; Lòng trắng trứng và các gia vị cần dùng

Cách chế biến: Thịt vịt rửa sạch, cho hành, gừng, muối, rượu gia vị vào ướp, trộn đều, đặt lên vỉ hấp chín, chặt thành hai miếng. Thịt gà băm nhỏ, cho lòng trắng trứng, bột  ngô, rượu gia vị, bột ngọt, muối vào, đánh thành hồ. Hạt hạch đào, củ năng giã nhỏ, cho vào hồ trứng trộn đều. Đổ hồ trứng đã trộn đều vào phần vụng vịt rồi chiên giòn, thái thành miếng dài, gắp ra đĩa, cho ít ra thơm vào.

Công dụng: Món ăn có tác dụng bổ thận sinh tinh, tư âm thanh nhiệt, hạ mỡ máu.

Chỉ định: Món ăn thích hợp với nam giới mắc chứng liệt dương, di tinh, xuất tinh sớm, nữ giới ra kinh ít, tắt kinh do gan thận âm hư gây ra.

46. Vừng trộn rau biển và mật ong

Rong biển chứa chất xơ, protein, lipid, chất tảo lá lớn,… Qua nghiên cứu các nhà khoa học Mỹ phát hiện, acid amnin tảo nâu chứa trong các loại thực vật biển như rong biển, rau câu, cải long tu,.. có tác dụng hạ áp, giảm mỡ. Fucoidin chứa trong đó có hoạt tính của heparin, có thể phòng tránh ngưng tụ hồng cầu, cải thiện độ đậm đặc của mái. Sulfate tinh bộ tảo nâu chiết xuất từ polyhexose có tác dụng giảm cholesterol, ức chế đối với sự tích tụ mỡ và xơ cứng mạch máu não.

Rong biển

Chú ý: Mùa hè đề phòng biến chất nên để rong biển trong tủ lạnh. Những người đại tiện phân lỏng không nên ăn.

Nguyên liệu: Vừng đen 500 gam; Bột rong biển 250 gam; Mật ong vừa dùng

Cách chế biến: Vừng đen rang thơm trộn với bột rong biển sau đó cho thêm mật ong vào trộn. Mỗi ngày uống 1 đến 2 thìa hỗn hợp này với nước ấm.

Công dụng: Món ăn này có tác dụng dưỡng huyết vinh nhan, giảm mỡ huyết

Chỉ định: Món ăn thích hợp sử dụng với phụ nữ ra kinh ít, đau bụng và sưng tuyến giáp do khí huyết khụy hư gây ra.

47. Quyết minh tử xào cà tím

Quyết minh tử là loại quả chín của cây quyết minh thuộc họ đậu. Nghiên cứu dược lý cho thấy, loại cây này chứa chyrydophano, emodin, aloeemodin, aicid emodic và nhiều chất loại anthraquinone. Ngoài ra nó còn chứa chất dính, protein, dầu lipid, sắc tốt và carotene,…

Quyết minh tử

Trong xơ cà tím chứa nhiều saponin, có thể giảm hàm lượng cholesterol trong máu, phòng tránh bệnh tim mạch. Các nhà nghiên cứu của Brazin đã thí nghiệm trên động vật và chứng minh được rằng: Uống nước cà tím có thể làm giảm cholesterol, tránh phát sinh các bệnh tim mạch, giảm béo. Họ nuôi hai nhóm thỏ bằng thức ăn giàu mỡ, giàu cholesterol và nước cà tím chứa nhiều vitamin, kết quả cho thấy: Hàm lượng cholesterol trong cơ thể của nhóm thỏ được uống nước cà tím giảm 10%. Từ đó họ cho rằng thí nghiệm này dùng trên cơ thể người cũng có thể thu được kết quả tương tự. Do đó, ăn cà hoặc uống nước cà tím là một cách đơn giản và hiệu quả để khống chế cholesterol. Thịt cà tím xốp mềm, dễ hấp thu, nếu nấu với thịt heo, xương sườn, bồ câu sữa, gà,…có thể phát huy tác dụng bồi bổ cường thân, ngoài ra còn phòng tránh khô da và đốm da.

Nguyên liệu: Quyết minh tử 20 gam; Cà tím 150 gam; Ớt xanh 1 quả; Các gia vị: muối, bột ngọt, hành, gừng, xì dầu

Cách chế biến: Rang quyết minh tử trên lửa nhỏ cho đến khi có mùi thơm, lấy ra, đổ nước vào sắc. Cà tím bỏ cuống, rửa sạch, bổ ra, thái  miếng, khía hình thoi trên vỏ cà. Ớt rửa sạch, thái con cờ. Hành, gừng rửa sạch, thái nhỏ. Đổ vừa dầu thực vật vào chảo, đun nóng, cho cà vào xào vàng hai mặt. Cho ớt, hành, gừng, xì dầu, muối, bột ngọt vào xào một lúc, đổ nước quyết minh tử vào xào đều.

Công dụng: Món ăn này giúp thanh nhiệt giải độc, sáng mắt thông tiện, giảm mỡ hạ áp, giản nỡ mạch máu.

Chỉ định: Món ăn thích hợp sử dụng cho bệnh nhân cao huyết áp, mỡ cao trong máu, bệnh mạch vành và hội chứng thời kỳ mãn kinh,…

Chú ý: Nên chọn cà tím non, tươi. Chọn quyết minh tử hạt đều, căng, màu nâu vàng, khi rang có mùi thơm tỏa ra, không rang cháy tránh ảnh hưởng đến hiệu quả trị liệu.

48. Ngân nhĩ, trứng sữa

Sữa bò chứa protein, lipid, đường, khoáng chất và nhiều loại vitamin. Khoáng chất và protein trong sữa bò có tác dụng ổn định tinh thần, giảm huyết áp. Acid orotic trong sữa bò có thể làm giảm lượng cholesterol trong máu, bảo vệ tim thông qua việc nâng cao nồng độ protein và giảm sức căng cơ tim.

Sữa bò

Nguyên liệu: Mộc nhĩ trắng 30 gam; Trứng cút 5 quả; Sữa bò 150 ml; Đường trắng

Cách chế biến: Mộc nhĩ trắng rửa sạch, xé miếng. Trứng cút đập vào bát, đánh đều. Cho mộc nhõ trắng vào nồi, đổ vừa nước, đun nhỏ lửa khoảng 2 giờ, đổ trứng cút, đường trắng vào khuấy đều rồi nấu sôi. Sau đó cho sữa bò vào, nấu đến khi sôi lại là được. Mỗi sáng uống nóng khi bụng rỗng.

Công dụng: Món ăn có tác dụng tư âm nhuận phế, ích vị sinh tân, điều bổ ngũ tạng, hạ mỡ máu.

Chỉ định: Món ăn này thích hợp với nam giới mắc chứng xuất tinh sớm, di tinh và giao hợp không xuất tinh được, tinh dịch ít, tinh dịch không dịch hóa do âm dịch khuy hư gây ra.

49. Song nhĩ trộn nguội

Mộc nhĩ đen chứa protein, đường, chất xơ, carotene và các khoáng chất calci, photpho, sắt,…có thể giảm mỡ huyết, phòng tránh đông máu, phòng trị bệnh tim mạch; đồng thời kết dính chất xơ, bụi nhỏ trong đường tiêu hóa và đường hô hấp, có lợi cho việc bài bụi giải độc.

Mộc nhĩ đen

Nguyên liệu: Ngân nhĩ 50 gam; Mộc nhĩ 50 gam; Các gia vị vừa dùng

Cách chế biến: Ngâm nở ngân nhĩ và mộc nhĩ, rửa sạch, cho vào nước sôi nhúng một lúc. Sau đó vớt ra để ráo nước rồi nêm thêm muối, bột ngọt, bột tiêu, dầu vừng, trộn đều.

Công dụng: Món ăn có tác dụng bổ khí dưỡng huyết, giảm mỡ huyết.

Chỉ định: Món ăn thích hợp với người mắc chứng họng khô, miệng rát, mắt khô, đại tiện phân khô vón, nước tiểu gắt vàng,…do khí huyết khuy hư, âm dịch không đủ gây ra.

50. Hoàng tinh cá

Nguyên liệu: Hoàng tinh 20 gam; Cá trắm 100 gam; Các gia vị

Cách chế biến: Hoàng tinh sắc lấy nước. Cá trắm thái miếng nhỏ, cho xì dầu, cho xì dầu, giấm, tinh bôt vào trộn đều. Đổ vừa dầu thực vật vào chảo, đun nóng cho hành gừng vào phi thơm. Cho cá vào xào, đổ nước hoàng tinh vào nấu chín nêm thêm muối, bột ngọt. Dùng món ăn này mỗi ngày 1 lần.

Công dụng: món ăn có tác dụng dưỡng âm thanh nhiệt, khử ngấy, giảm mỡ

Chỉ định: Món ăn thích hợp sử dụng cho những người mắc chứng chân tây nóng, nóng dạ dày, nước tiểu gắt vàng, đại tiện phân khô, người bị bệnh mỡ máu cao kèm phù thũng ăn rất tốt.

51. Hoàng tinh hầm thịt nạc

Nguyên liệu: Hoàng tinh 30 gam; Thịt heo nạc 100 gam; Các gia vị cần dùng

Cách chế biến: Thịt heo rửa sạch, thái sợi, cho tinh bột vào trộn đều. Hoàng tinh rửa sạch, thái nhỏ, đổ vừa nước vào đun sôi. Cho thịt heo vào đun sôi một lầ nữa, nêm thêm muối, xì dầu, bột ngọt. Khi ăn món ăn thì sử dụng cả nước lẫn thịt, mỗi ngày sử dụng 1 lần.

Công dụng: Món ăn có tác dụng kiện tỳ ích khí, bồ dưỡng ngũ tạng, giảm mỡ hóa trọc

Chỉ định: Món ăn thích hợp sử dụng cho bệnh nhân tiểu đường do gan thận âm hư gây ra, giảm mỡ máu.

Chú ý: Thịt heo nạc tốt nhất là thịt sườn. Hoàng tinh dễ ngấy, người đại tiện phân lỏng không nên ăn.

52. Trần bì cau

Cau chứa kiềm sinh vật, lipid, hồng sắc tố cau,… Trong đó arecaline có tác dụng tẩy giun rất tốt, Đông y cho rằng cau có tác dụng sát trùng tiêu tích, hành khó lợi thủy, giảm mỡ máu.

Nguyên liệu: Trần bì 20 gam; Cau 200 gam; Đinh hương 10 gam; Chao 10 gam; San nhân 10 gam; Muối 100 gam

Cách chế biến: Các nguyên liệu trên rửa sạch, cho vào nồi, đổ vừa nước, đun to lửa cho sôi. Sau đó vặn nhỏ lửa lại để ninh các nguyên liệu đó. Đun cho đến khi nước cạn thì tắt lửa, để nguội. Dùng dao thái cau thành miếng hạt đậu nành. Mỗi lần ăn một ít sau khi đã ăn cơm.

Công dụng: Món ăn có tác dụng hành khí kiện tỳ, tiêu thực hóa tích

53. Trần bì cá diếc

Qua thực nghiệm trên động vật, các nhà khoa học Nhật Bản phát hiện, enanthine – chất xơ có trong cam quýt có tác dụng ức chế amylzyme, tạo thành lipid trung tính. Họ dùng hai nhóm chuột bạch để thực nghiệm, một nhóm cho thức ăn giàu lipid có chứa enanthine 12%. Sau khi so sánh phát hiện: Trọng lượng lipid ở nhóm sau ít hưn rất nhiều so với nhóm trước. Do đó, họ cho rằng, ăn nhiều thức ăn cam quýt có tác dụng giảm mỡ. Ngoài ra, rất nhiều loại thực vật khác nhu dưa chuột, đậu bắp, táo,…cũng có chứa nhiều enanthine.

Nguyên liệu: Trần bì 10 gam; Cá diếc 250 gam; Các gia vị cần dùng

Cách chế biến: Trần bì ngâm, rửa sạch, thái sợi. Gừng tươi thái lát, hồ tiêu nghiền nhỏ, hành thái khúc; ướp cá với trần bì, gừng tươi, hồ tiêu, hành. Cho cá diếc vào bát, trên bày gừng lát, nêm thêm rượu, giấm, muối, bột ngọt và đổ vừa nước, sau đó hấp cách nhiệt cho chín.

Công dụng: Món ăn có tác dụng kiện tỳ hóa đờm, lợi thấp, giảm mỡ

Chỉ định: Món ăn thích hợp sử dụng với người bị chứng ho, đờm loãng, biếng ăn, tiểu tiện bất lợi, chân tay phù nề, bụng trướng do tỳ phế khuy hư gây ra.

54. Canh trần bì thịt nạc

Cam, quýt chứa nhiều glucose, sacarose, malic acid, citric acid và một ít protein, lipid,… Các hà nghiên cứu Mỹ phát hiện, ăn cam quýt có thể giảm cholesterol tắc nghẽn trong động mạch, giúp xơ vữa động mạch phát sinh nghịch chuyển. Người thường xuyên ăn cam quýt có thể giảm 15 – 18% lượng cholesterol lưu động trong máu đồng thời giúp hóa giải cholesterol và các chất lipid khác dính trên thành động mạch.

Trái cây họ cam quýt

Nguyên liệu: Trần bì 10 gam; Thịt heo nạc 50 gam; Gừng tươi 3 lát; Các gia vị cần dùng

Cách chế biến: Trần bì rửa sạch, thái nhỏ; hành thái khúc. Thịt nạc rửa sạch, thái sợi, lăn tinh bột, xì dầu, rượu gia vị. Đổ vừa dầu thực vật vào chảo, đun nóng rồi cho hành, gừng vào phi thơm. Cho thịt vào xào rồi cho trần bì vào xào cho tới khi chín thì nêm thêm muối, bột ngọt.

Công dụng: Món ăn này có tác dụng kiện tỳ khai vị, hóa đờm, trừ thấp, tiêu mỡ

Chỉ định: Món ăn thích hợp sử dụng cho người bị  chứng ho đờm loãng, biếng ăn, tiểu tiện bất lợi, chân tay phù nề, bụng trướng,..do tỳ phế khuy hư gây ra.

55. Canh linh chi thịt nạc

Rễ sắn dây chứa hợp chất Flavone lên đến 12% trọng lượng, chất này có thể làm tăng lưu lượng máu động mạch vành, giảm tắc nghẽn mạch máu; có tác dụng rất tốt đối với trao đổi chất khi cơ tim tắc nghẽn và hạ áp, giảm mỡ.

Rễ sắn dây

Nguyên liệu: Linh chi 20 gam; Sắn dây tươi 400 gam; Hà thủ ô 30 gam; Thịt heo nạc 150 gam; Các gia vị cần dùng

Cách chế biến: Sắn dây bỏ vỏ, thái lát. Thịt nạc heo rửa sạch, thái lát. Cho sắn dây, linh chi, dà thủ ô, thịt nạc heo vào nồi, đổ vừa nước, nêm muối, bột ngọt.

Công dụng: Món ăn có tác dụng ích khí hoạt huyết, khử ngấy, giảm mỡ

Chú ý: Rễ sắn dây tính mát, dễ gây nôn, người bị vị hàn và người đại tiện phân lỏng nên cẩn thận khi sử dụng.

56. Canh linh chi thịt heo

Nguyên liệu: Linh chi 10 gam; Thịt heo nạc 100 gam; Các gia vị cần dùng

Cách chế biến: Thịt heo rửa sạch, thái sợi; linh chi rửa sạch, thái lát. Cho cả hai vào nồi, đổ vừa nước nấu cho thịt chín, nêm thêm hành, muối, bột ngọt. Mỗi ngày ăn một lần.

Công dụng: Canh có tác dụng dưỡng tâm an thần, kiện tỳ ích khí, khử ngấy giảm mỡ.

Chỉ định: Canh này thích hợp sử dụng với người bị chứng loạn tim, mất ngủ hay mơ và các chứng thiếu máu do tâm khí khuy hư, tâm huyết thất dưỡng gây ra.

Chú ý: Linh chi có tác dụng dưỡng tam an thần, người mất ngủ hay mơ ăn rất thích hợp.

57. Canh linh chi tôm

Nguyên liệu: Linh chi 20 gam; Tôm sông 260 gam; Đường phèn 60 gam

Cách chế biến: Linh chi cho vào nồi đất, đổ nước sắc khoảng 1 giờ, bỏ bã lấy nước. Cho thịt tôm vào nước linh chi, đun nhỏ lửa ch thịt tôm chín, nêm đường phèn vào cho tan. Mỗi tuần sử dụng món ăn này 2 đến 3 lần.

Công dụng: Món ăn có tác dụng ích khí bổ hư, hóa thấp khử ngấy.

Chỉ định: Món ăn thích hợp với người mắc chứng tim loạn, mất ngủ, chân tay phù nề, hoạt động bất lợi và bạc cầu giả do khí huyết khuy hư gây ra.

Chú ý: Người tỳ vị hư hàn và người đại tiện phân lỏng cẩn thận khi sử dụng.

58. Canh thanh não

Đỗ trọng chứa nhựa đỗ trọng, glucoside, kiềm sinh vật, nhựa quả, acid hữu cơ, vitamin C có tác dụng hạ áp. Tác dụng của đỗ trọng xào cao hơn đỗ trọng sống. Đỗ trọng sắc liều cao có tác dụng ức chế hệ thống trung khu thần kinh, ức chế sự hưng phấn tử cung do thùy sau tuyến yên gây ra, từ đó làm tử cung nhão ra. Nước sắc có tác dụng giảm huyết áp và có thể giảm thiểu sự hấp thu cholesterol, đối với chứng xơ vữa động mạch do cholesterol tăng cao gây ra, tác dụng hạ áp của nó càng rõ rệt.

Đỗ trọng

Nguyên liệu: Đỗ trọng 10 gam; Ngân nhĩ 10 gam; Đường phèn 50 gam

Cách chế biến: Ngân nhĩ ngâm cho nở, nhặt, rửa sạch; đường phèn đổ vừa nước, ngâm cho hơi vàng. Đỗ trọng đỗ nước vào sắc, lấy khoảng 1000ml nước, bỏ bã, nhồi vào nồi đựng ngân nhĩ, đổ vừa nước vào đun sôi, đun nhỏ lửa, hầm 1 giờ để ngân nhĩ nhừ.

Chỉ định: Món ăn thích hợp với người mắc chứng đãng trí do tuổi già, teo não, xơ cứng động mạch não do gan thận khuy hư, tính huyết không đủ gây ra, người mỡ máu cao

Công dụng: Món ăn có tác dụng bổ gan thận, mạnh lưng gối

Chú ý: Người bệnh tiểu đường không được dùng. Người âm hư hỏa vượng thận trọng khi dùng.

59. Canh trùng thảo, gan heo

Gan heo tính vị  ngọt, bình, có tác dụng bổ dưỡng can huyết, sáng mắt, ích tinh.

Nguyên liệu: Trùng thảo 5 gam; Gan heo 150 gam; Các gia vị cần dùng

Cách chế biến: Trùng thảo nhặt sạch; gan heo rửa sạch, thái lát, để ráo nước. Đổ vừa nước vào nồi, đun sôi rồi cho heo, trùng thảo vào nêm thêm muối, bột ngọt.

Công dụng: Món ăn có tác dụng dưỡng can ích huyết, bổ thận tư âm, giảm mỡ máu.

Chỉ định: Món ăn thích hợp sử dụng cho người bị chứng mất ngủ, hay mơ, phụ nữ ít kinh hoặc tắt kinh và hội chứng thời kỳ mãn kinh do can huyết không đủ gây ra.

Chú ý: Món ăn này có tác dụng bổ huyết mạnh, thai phụ, bệnh nhân thiếu máu ăn vào rất tốt. Người có chức năng tình dục quá mức bình thường nên thận trọng khi dùng.

60. Canh trùng thảo, nấm đông cô

Nguyên liệu: Trùng thảo 2 gam; Nấm đông cô 50 gam; Thịt heo nạc 100 gam; Các gia vị cần dùng

Cách chế biến: Nấm đông cô ngâm nở, rửa sạch, thái sợi. Thịt nạc rửa sạch, thái sợi, để ráo; trùng thảo nhặt sạch. Đổ dầu thực vật vào chảo đun nóng rồi cho thịt nạc vào xào, sau đó cho nấm, trùng thảo, tiêu, đổ vừa nước vào, khi chín thì nêm muối, bột ngọt.

Công dụng: Món ăn có tác dụng ôn thận kiện tỳ

Chỉ định: Món ăn thích hợp với người bị liệt dương, xuất tinh sớm, phụ nữ tắt kinh hoặc ra kinh ít, kinh đau,…do thận dương không đủ gây ra.

Chú ý: Người có chức năng tình dục quá mức bình thường cẩn thận khi sử dụng.

61. Bánh nguyệt trôi sông

Đương quy chứa dầu bay hơi, sacarose, vitamin A, vitamin B, có thể chống thiếu vitamin E, phòng tránh giảm thiểu hepaticglycogen, tăng lưu lượng máu động mạch vành.

Cây đương quy

Nguyên liệu: Đương quy 10 gam; Bột mì 400 gam; Nấm hương 75 gam; Măng đông 75 gam; Cà chua 1 quả; Rau cần 50 gam; Các gia vị cần dùng

Cách chế biến: Bột mì nhồi thành cục, cắt thành miếng hình trụ. Nấm hương ngâm nước nở, rửa sạch, bỏ cuống, thái lát. Măng đông thái thành miếng. Cà chua thái thành dạng hạt đậu; đương quy thái lát; rau cần giã nhuyễn. Cho bột mì vào chảo dầu chiên vàng, vớt ra để ráo dầu, cho vào nước sôi rồi thái thành lát tròn.

Cho bột mì, nấm hương, đương quy, măng đông, muối vào nồi, đổ vừa nước, đun cho đến khi bột mì mềm, vớt ra để ráo nước. Lấy đương quy ra, nước đổ vào bát cho lắng. Lấy 1 cái bát tròn, trong bát bôi dầu, bày nấm hương vào bát rồi cho măng đông và đổ nước vào. Lấy 1 cái bát nhỏ khác, cho đương quy vào, đổ vừa nước sạch.

Cho cả hai bát vào nồi hấp khoảng 20 phút. Đổ nấm hương, măng đông trong bát tròn vào bát nước. Đun nóng chảo, đổ nước, muối, bột ngọt, đun sôi, rắc rau cần nhuyễn, cà chua và nước đương quy trong bát nhỏ vào, đun sôi sau đó đổ vào bát đựng canh.

Công dụng: Món ăn có tác dụng ích khí, bổ huyết

Chỉ định: Món ăn thích hợp với người bị thiếu máu, phụ nữ sinh xong khí huyết không đủ và người cao tuổi khí huyết khuy hư.

Chú ý: Người đại tiện phân lỏng cẩn thân khi dùng. Thai phụ không được dùng.

62. Hà thủ ô hầm gà

Nguyên liệu: Thịt gà 500 gam; Hà thủ ô 50 gam; Các gia vị cần dùng

Cách chế biến: Thịt gà làm sạch, hà thủ ô nghiền thành bột, dùng vải bọc lại. Cho gà và hà thủ ô vào trong nồi đất, đổ vừa nước vào, hàm cho thịt gà chín rồi bỏ gói thuốc ra. Nêm hành, bột gừng, muối, bột ngọt. Mỗi tháng ăn 3 đến 4 ngày, 2 thang là 1 liệu trình. Ăn liên tục 3 đến 5 liệu trình.

Công dụng: Món ăn có tác dụng bổ thận ích khí, khử ngấy, giảm mỡ

Chỉ định: Món ăn thích hợp với người mắc chứng váng đầu hoa mắt, lưng gối đau mỏi, bạch cầu giảm và thể hư táo bón; người cao tuổi do thận khí khuy hư, tinh huyết không đủ gây ra.

Chú ý: Người đại tiện phân lỏng và người tỳ hư thấp thịnh không nên dùng.

63. Hà thủ ô, gan heo

Hà thủ ô chứa chất dẫn xuất anthraquinone, chủ yếu là chrysophanol, emodin, rhein. Ngoài ra còn chứa lecithin, tinh bột và lipid thô, nó có thẻ làm giảm cholesterol trong huyết thanh, ngăn chặn chất mỡ đọng trong huyết thanh hoặc thấm vào màng trong động mạch, hóa giải xơ vữa động mạch; có thể ức chế virus cúm, trực khuẩn lao và trực khuẩn lị. Hà thủ ô sống có thể thúc đẩy nhu động ruột, hạ tả.

Hà thủ ô

Nguyên liệu: Hà thủ ô 10 gam; Gan heo 250 gam; Các gia vị cần dùng

Cách chế biến: Hà thủ ô sắc đặc, lấy nước khoảng 10 ml. Gan heo rửa sạch, thái lát, cho vào chảo xào một lúc, cho nước thủ ô, hành, gừng, muối, bột ngọt vào xào chín là được.

Công dụng: Món ăn có tác dụng bổ gan thận, ích tinh huyết, hạ mỡ huyết.

Chỉ định: Món ăn thích hợp với người mắc chứng bạch cầu giảm, bệnh do thiếu máu và viêm gan mãn tính, lao phổi do gan thận khuy hư, tinh huyết không đủ gây ra.

64. Hà thủ ô trứng

Nguyên liệu: Hà thủ ô 30 gam; Trứng gà 2 quả

Cách chế biến: Trứng gà rửa sạch, hà thủ ô thái lát, cho vào nồi, đổ nước vào đun, trứng gà chín bóc vỏ rồi đun tiếp nửa giờ. Mỗi ngày sử dụng 1 lần.

Công dụng: Món ăn có tác dụng tư âm dưỡng huyết, giảm mỡ máu.

Chỉ định: Món ăn thích hợp sử dụng cho người già đãng trí, xơ hóa động mạch não, teo não và táo bón do khí huyết khuy hư gây ra.

65. Hà thủ ô, đầu cá

Đầu cá chứa nhiều lecithin là một chất nhũ hóa mạnh, có thể làm cho cholesterol và mỡ nhỏ lại, giữ ở trạng thái trôi nổi từ đó giúp mỡ thấm qua thành mạch máu, làm giảm mỡ.

Nguyên liệu: Đầu cá chép 1 cái [có thể thay thế bằng đầu cá mè]; Thủ ô 25 gam; Hồ đào 25 gam; Các gia vị cần dùng

Cách chế biến: Đầu cá bỏ mang, rửa sạch, bổ đôi; hà thủ ô, hồ đào dùng vải bọc lại. Đổ nước vào đầu cá và gói thuốc, đun cho đầu cá nhừ, bỏ xương cá và gói thuốc. Nêm thêm muối, bột ngọt, giấm, rượu gia vị, mỡ heo, hành, gừng vào đun sôi.

Công dụng: Món ăn có tác dụng dưỡng gan, ích thận, thông não sáng mắt, giảm mỡ.

Chỉ định: Món ăn thích hợp với người bị chứng xơ cứng động mạch, teo não, đãng trí do tuổi già, do gan thận khuy hư, tinh huyết không đủ; điều chỉnh ăn uống di chứng hậu đột quỵ.

66. Tam thất hầm gà

Tam thất chứa nhiều loại saponin. Tam thất có tác dụng cầm máu, có thể rút ngắn thời gian đông máu có thể làm giảm tính thông thấu của mao mạch ; tăng lưu lượng máu trong động mạch vành, giảm thiểu tình trạng cơ tim tiêu hao oxi, làm chậm nhịp tim. Ngoài ra có thể đối kháng với tác dụng của foline sau tuyến yên ; hạ huyết áp nhanh chóng và lâu dài, thúc đẩy sự tích lũy hepaticglycogen và bảo vệ gan.

Tam thất

Chất thấm nước của nó có tác dụng ức chế khác đối với virus và  nhiều loại vi khuẩn da. Arasaponin chứa trong tam thất còn có tác dụng lợi tiểu, saponin còn làm tan máu. Quan sát lâm sàng phát hiện mỗi ngày dùng 1,8 gam bột tam thất, chia thành 3 lần uống, dùng 1 tháng sẽ có hiệu quả trị liệu nhất định đối với giảm mỡ và cholesterol. Đặc biệt trong thời gian dùng thuốc không thấy tác dụng phụ, nhiều người cảm thấy tinh lực dồi dào, triệu chứng giảm nhẹ.

Nguyên liệu: Tam thất 10 gam; thịt gà 500 gam; Các gia vị cần dùng

Cách chế biến: Tam thất thái lát, cho tam thất và gà vào nồi, đổ vừa nước, đun nhỏ lửa, sau đó cho hành, gừng, tiêu, muối vào hầm đến khi thịt gà nhừ, nêm thêm bột ngọt vào. Mỗi tuần ăn 1 đến 2 lần

Công dụng: Món ăn có tác dụng dưỡng khí, hoạt huyết, hóa ứ giáng trọc.

Chỉ định: Món ăn thích hợp cho người bị chứng cao huyết áp, bệnh mạch vành, mỡ máu cao

Chú ý: Thai phụ không được dùng

67. Canh tam thất, cá diếc

Nguyên liệu: Tam thất 15 gam; Hồng táo 15 quả; Cá diếc 250 gam; Trần bì 5 gam; Các gia vị cần dùng

Cách chế biến: Tam thất nghiền thành bột, táo bỏ hạt, cá diếc làm sạch, trần bì thái sợi.  Sau đó cho vào nồi, đổ hai bát nước, đun nhỏ lửa khoảng 2 giờ, nêm thêm muối và bột ngọt vào.

Công dụng: Món ăn có tác dụng dưỡng tâm, hoạt huyết

Chỉ định: Món ăn thích hợp với bệnh nhân cao huyết áp, bệnh mạch vành, mỡ  máu và hậu di chứng đột quỵ.

68. Tam thất, thịt heo

Nguyên liệu: Tam thất 10 gam; Mộc nhĩ, thịt heo; Gia vị cần dùng

Cách chế biến: Tam thất nghiền thành bột; mộc nhĩ ngâm cho nở, rửa sạch. Thịt heo rửa sạch, thái lát. Đổ vừa nước vào nồi, đun sôi rồi cho hành, gừng, tiêu, muối, cho thịt heo, mộc nhĩ vào, đun cho thịt heo nhừ rồi cho ta thất vào đun sôi, nêm bột  ngọt. Mỗi ngày sử dụng một lần.

Công dụng: Món ăn có tác dụng dưỡng huyết hóa ứ, khử ngấy, giảm mỡ.

Chỉ định: Món ăn thích hợp với người bị bệnh mạch vành, tim đau quặn, hậu di chứng đột quỵ.

69. Canh hoa cúc, gan heo

Hoa cúc chứa dầu bay hơi, chất loại flavone, choline, hợp chất loại coumarin và kiềm sinh học,…có tác dụng ức chế nhiều loại nấm gây bệnh và virus cảm cúm; có thể làm giãn mạch máu rõ rệt, tăng lưu lượng máu trong động mạch vành, giảm huyết áp và mỡ huyết.

Hoa cúc

Nguyên liệu: Hoa cúc 50 gam; Thịt nạc heo 100 gam; Gan heo 150 gam; Các gia vị cần dùng

Cách chế biến: Hoa cúc rửa sạch; thịt heo và gan heo rửa sạch, thái lát, lăn bột. Đổ nước vào nồi đun sôi. Cho thịt và gan heo vào đun sôi rồi vớt bọt. Đun nhỏ lửa, cho hoa cúc và gia vị, đun thêm một lúc. Mỗi ngày sử dụng 1 lần.

Công dụng: Món ăn có tác dụng thanh nhiệt thư gan, dưỡng âm bổ thận, giảm mỡ huyết

Chỉ định: Món ăn thích hợp sử dụng với người mắc chứng mắt đỏ phù nề, váng đầu hoa mắt do can hỏa thượng viêm.

70. Hoa cúc, cá lát

Nguyên liệu: Hoa cúc 30 gam; Thịt cá tươi 150 gam; Các gia vị cần dùng

Cách chế biến: Thịt cá rửa sạch thái lát, hoa cúc nhặt sạch. Cho dầu thực vật vào chảo, đun nóng, cho cá vào xào chín. Mỗi ngày sử dụng 1 lần.

Công dụng: Món ăn có tác dụng thanh nhiệt dưỡng âm, sáng mắt ích tinh.

Chỉ định: Món ăn này thích hợp với người mắc chứng cao huyết áp, bệnh mạch vành, váng đầu hoa mắt, chân tay tê liệt,…do âm hư nội nhiệt gây ra.

71. Canh hoa cúc, kim châm

Nguyên liệu: Hoa cúc 30 gam; Rau kim châm 30 gam; Thịt heo nạc 150 gam; Các gia vị cần dùng

Cách chế biến: Hoa cúc, rau kim châm rửa sạch. Thịt heo rửa sạch, thái sợi, lăn bột. Đổ vừa nước vào nồi, đun sôi cho thịt heo vào, đun nhỏ lửa cho thịt heo chín, cho hoa cúc, rau kim châm và gia vị vào, đun sôi một lúc nữa. Một ngày sử dụng 1 lần.

Công dụng: Món ăn có tác dụng thư can dưỡng huyết, sáng mắt an thần, tiêu mỡ huyết

Chỉ định: Món ăn thích hợp sử dụng cho người bị chứng mất ngủ, hay mơ và viêm gan mãn tính, xơ gan do can âm khuy hư, can huyết không đủ gây ra.

72. Cẩu kỷ, hoa cúc, thịt gà

Nguyên liệu: Cẩu kỷ tử 10 gam; Hoa cúc 30 gam; Thịt gà 150 gam; Các gia vị cần dùng

Cách chế biến: Cẩu kỷ tử rửa sạch. Thịt gà rửa sạch, chặt miếng. Cho dầu thực vật vào chảo, đun nóng, cho thịt gà, nêm gia vị vào, xào chín, cho cẩu kỷ tử, hoa cúc vào xào thêm một lúc. Mỗi ngày sử dụng 1 lần.

Công dụng: Món ăn có tác dụng người bồi bổ gan thận, sinh tinh dưỡng huyết, giảm mỡ máu

Chỉ định: Món ăn này được khuyên dùng cho bệnh nhân cao huyết áp, mỡ trong máu cao, xơ hóa động mạch do gan thận âm khuy gây ra.

73. Canh ngó sen, hoàng tinh

Nguyên liệu: Ngó sen tươi 500 gam; Xương sườn 500 gam; Hoàng tinh 15 gam; Các gia vị cần dùng

Cách chế biến: Ngó sen tươi rửa sạch, cắt khúc. Xương sườn heo rửa sạch, chặt thành miếng to. Cho ngó sen, xương sường vào nồi, cho hoàng tinh, hành, gừng, tiêu, muối, giấm, rượu gia vị và một chút nước lèo [nước luộc gà, nước luộc thịt heo, nước xương sườn] vào. Đun to lửa cho sôi rồi cho nhỏ lửa, ninh khoảng 3 giờ rồi nêm thêm bột ngọt.

Công dụng: Món ăn có tác dụng bổ trung ích khí, cường gân tráng cốt, tiêu mỡ huyết.

Chỉ định: Món ăn thích hợp sử dụng cho người bị chứng loãng xương, bạch cầu giảm.

74. Ngó sen xào

Nguyên liệu: Ngó sen non 250 gam; Ớt đỏ 1 quả; Gừng tươi 3 lát; Các gia vị cần dùng

Cách chế biến: Ngó sen rửa sạch, thái sợi; ớt đỏ rửa sạch, thái sợi; gừng tươi thái sợi. Đổ dầu thực vật vào chảo, đun nóng rồi cho gừng vào phi thơm. Cho ngó sen, ớt vào xào chín, nêm muối, bột ngọt.

Công dụng: Món ăn này có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, thanh tâm trừ phiền, hạ mỡ huyết

Chỉ định: Món ăn thích hợp sử dụng cho người bị sốt, váng đầu hoa mắt, tâm phiền dễ cáu, nước tiểu vàng gắt, trẻ em sốt mùa hè do thử nhiệt nội thịnh gây ra.

75. Sơn tra thịt

Nguyên liệu: Sơn tra 10 gam; Thịt heo nạc 100 gam; Các gia vị cần dùng

Cách chế biến: Sơn tra sắc lấy khoảng 200ml nước. Thịt heo thái sợi, dùng rượu gia vị, xì dầu ướp rồi lăn bột. Cho dầu thực vật vào chảo đun nóng vừa rồi cho thịt vào xào. Khi sắp chín cho nước sơn tra và gia vị vào xào chín.

Công dụng: Món ăn có tác dụng hoạt huyết hóa ứ, hành khí tiêu tích, giảm mỡ máu.

Chỉ định: Món ăn thích hợp sử dụng cho người mắc chứng thức ăn khó tiêu, đay sườn.

76. Mộc nhĩ hầm thịt nạc

Nguyên liệu: Thịt nạc heo 250 gam; Hồng táo 5 quả; Mộ nhĩ đen 15 gam; Các gia vị cần dùng

Cách chế biến: Thịt heo rửa sạch, thái sợi, hồng táo bỏ hạt, mộc nhĩ đen ngâm nước nở, rửa sạch. Cho cả ba thứ vào nồi, đổ vừa nước, đun sôi. Cho hàng, gừng, tiêu, muối, mỡ heo vào. Khi sắp chín thì nêm bột ngọt.

Công dụng: Món ăn có tác dụng hoạt huyết hành khí

Chỉ định: Món ăn thích hợp với người bị chứng đau sườn, đau bụng,…do viêm gan mãn tính, viêm dạ dày mãn tính gây ra.

76. Sơn dược, ý dĩ, thịt viên

Nguyên liệu: Sơn dược 30 gam; Ý dĩ 30 gam; Thịt heo nạc 250 gam; Các gia vị cần dùng

Cách chế biến: Sơn dược, ý dĩ nghiền thành bột; thịt heo rửa sạch, băm nhỏ, trộn với bột sơn dược, ý dĩ, lòng trắng trứng, tinh bột và ngũ vị hương, muối vào, trộn đều. Đổ vừa nước lèo vào nồi, đun sôi rồi cho gừng, rượu gia vị, giấm, bột tiêu vào. Cho viên thịt vào, nấu chín, nêm muối, bột ngọt, hành và dầu vừng vào.

Công dụng: Món ăn có tác dụng kiện tỳ ích khí, giảm mỡ máu.

Chỉ định: Món ăn thích hợp dùng cho người bị viêm dạ dày mãn tính, viêm loét dạ dày và viêm kết tràng mãn tính do tỳ vị khí hư gây ra.

77. Chữa mỡ máu nhờ nhân sâm xào thịt gà

Nguyên liệu: Nhân sâm 15 gam; Dưa chuột 50 gam; Thịt gà 200 gam; Măng đông 25 gam; Các gia vị cần dùng

Cách chế biến: Nhân sâm ngâm mềm, thái lát. Dưa chuột thái lát, thịt gà thái con cờ, măng đông thái sợi. Cho muối, bột ngọt, lòng trắng trứng và tinh bột vào thịt gà, trộn đều chiên rồi cho nhân sâm, dưa chuột, măng, hành, gừng vào xào. Sau đó nêm muối, bột ngọt, cho cuống rau thơm vào xào thêm một lúc, dùng làm thức ăn kèm.

Công dụng: Món ăn kiện tỳ ích khí, dưỡng âm thanh nhiệt.

Chỉ định: Món ăn thích hợp sử dụng cho người bị chứng chân tay mềm nhũn, mệt mỏi, biếng ăn, miệng rát, họng khô, chân tay nóng do can vị khí hư, âm dịch không đủ.

78. Hồ đào, long nhãn, thịt gà

Nguyên liệu: Hạt hồ đào 10 gam; Cùi nhãn 10 gam; Thịt gà 200 gam; Các gia vị cần dùng

Cách chế biến: Thịt gà rửa sạch, thái con cờ, trộn đều với rượu gia vị, tinh bột, xì dầu. Cho hành, gừng vào chảo dầu phi thơm rồi cho thịt gà vào xào xơ. Sau đó cho hạt bồ đào, cùi nhãn, hành, gừng, tiêu vào, xào chín, nêm muối, bột ngọt.

Công dụng: Món ăn có tác dụng bổ thận, ích khí

Chỉ định: Món ăn thích hợp với người mắc chứng váng đầu hoa mắt, chân tay rã rời do thận khí khuy hư, người bị mỡ máu cao.

79. Canh thịt bò, đậu phụ

Nguyên liệu: Thịt bò non 250 gam; Đậu phụ 300 gam; Măng đông 100 gam; Nấm hương 15 gam; Gừng tươi và các gia vị cần thiết

Cách chế biến: Thịt bò rửa sạch, thái lát, ướp muối, xì dầu, rượu gia vị 5 phút. Nấm hương ngâm cho nở, rửa sạch, xé miếng. Đậu phụ thái miếng. Đổ dầu thực vật vào chảo, đun nóng, cho gừng vào phi thơm, sau đó cho thịt bò, gia vị vào xào, đổ vừa nước vào đun sôi. Cho nấm hương, đậu phụ, măng đông, gừng tươi vào, hạ nhỏ lửa, cho thịt bò hầm nhừ, nêm thêm muối, bột ngọt vừa phải.

Công dụng: Món ăn có tác dụng ích khí, dưỡng huyết, hạ mỡ máu

Chỉ định: Món ăn thích hợp sử dụng cho người thiếu máu, tim loạn do khí huyết khuy hư.

80. Canh thịt bò, rong biển

Nguyên liệu: Thịt bò 500 gam; Rong biển 100 gam; Cẩu kỷ tử 50 gam; Hạt sen 20 gam; Các gia vị cần dùng

Cách chế biến: Thịt bò rửa sạch, thái  miếng. Rong biển rửa sạch, thái khúc. Khi chảo dầu nóng, cho hành, gừng vào phi thơm, rồi cho thịt bò vào xào đến khi đổi màu. Đổ nước vào đun sôi, cho cẩu kỷ tử, rong biển, hạt sen vào, đun nhỏ lửa nêm thêm rượu gia vị, muối, xì dầu, bột ngọt.

Công dụng: Món ăn có tác dụng kiện tỳ, ích khí, giảm mỡ máu.

Chỉ định: Món ăn thích hợp với người viêm gan mãn tính, viêm dạ dày mãn tính, viêm kết tràng mãn tính, lao phổi do tỳ vị khí hư gây ra.

81. Khổ qua xào thịt bò

Khổ qua chứa axit amin và pectin,.. Chiết xuất của nó có tác dụng kháng viêm, kháng virus, kháng đột biến và nâng cao khả năng miễn dịch, hạ mỡ máu.

Khổ qua

Nguyên liệu: Khổ qua 250 gam; Thịt bò 200 gam; Gừng tươi 3 lát; Mầm cẩu kỷ và các gia vị cần dùng

Cách chế biến: Khổ qua bổ đôi, bỏ ruột, rửa sạch, thái miếng, cho muối vào ướp một lúc. Thịt bò thái lát, trộn với tinh bột. Mầm cẩu kỷ rửa sạch, thái nhỏ. Cho vừa dầu thực vật vào làm trơn chảo, sau đó cho bột gừng vào phi qua, cho thịt bò vào xào, đổ vừa nước vào, đun sôi. Khi thịt bò chín mềm thì cho khổ qua vào đun chín, nêm gia vị, rắc mầm cẩu kỷ lên.

Công dụng: Món ăn có tác dụng thanh  nhiệt, lợi thấp

Chỉ định: Món ăn thích hợp cho người miệng đắng, bợn lưỡi dày, nước tiểu gắt vàng, đại tiện không thông, chân tay nhức mỏi, ăn không ngon,…do tỳ vị thấp nhiệt gây ra.

Chú ý: Người tỳ vị hư hàn không nên ăn nhiều.

82. Đậu đỏ, ý dĩ hầm vịt

Nguyên liệu: Đậu đỏ 50 gam; Ý dĩ 50 gam; thịt vịt 500 gam; Các gia vị cần dùng

Cách chế biến: Cho thịt vịt, ý dĩ, đậu đỏ vào nồi, đổ vừa nước, ninh đến khi thịt vịt nhừ, nêm thêm muối, bột ngọt.

Công dụng: Món ăn có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, hạ mỡ huyết

Chỉ định: Món ăn thích hợp sử dụng cho người bị chứng chân tay nặng nề, ăn không ngon, bụng trướng, tiểu tiện khó, đại tiện phân lỏng do thấp nhiệt nội thịnh gây ra.

83. Vịt hầm bí ngô

Nguyên liệu: Thịt vịt 500 gam; Bí đao 150 gam; Ý dĩ 30 gam; Gừng tươi, xuyên tiêu và các gia vị cần dùng

Cách chế biến: Bí đao gọt vỏ, thái miếng. Cho thịt vịt, bí đao vào nồi, đổ vừa nước vào ninh cho thịt vịt nhừ. Sau đó cho hành, muối, bột ngọt, tiêu vào. Khi ăn dùng cả nước lẫn thịt.

Công dụng: Món ăn có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp

Chỉ định: Món ăn thích hợp với người bị viêm gan mãn tính, viêm thận mãn tính và hội chứng bệnh thận.

84. Canh thịt trắng, bí đao

Nguyên liệu: Thịt vịt 500 gam; Bí đao 2 kg; Thịt heo nạc 150 gam; Hải sâm 50 gam; Lá sen 1 chiếc; Các gia vị cần dùng

Cách chế biến: Thịt vịt chặt miếng vừa ăn. Bí đao bỏ vỏ, rửa sạch, thái miếng. Thịt heo nạc rửa sạch, thái lát. Hải sâm rửa sạch, thái lát. Lá sen rửa sạch. Cho các thứ vào nồi cùng với gia vị, đổ vừa nước vào, ninh nhừ, nêm thêm muối, bột ngọt vào.

Công dụng: Món ăn có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp

Chỉ định: Món ăn thích hợp sung cho người mắc chứng viêm thận mãn tính, hội chứng bệnh thận.

85. Gỏi tiên nhân chưởng

Thân và lá cây tiên nhân chưởng có chứa succinic acid, malic acid và hợp chất triterpane, có tác dụng ức chế cao độ đối với cầu khuẩn màu vàng và trực khuẩn cỏ khô.

Các nhà nghiên cứu Mexico đã phát hiện tiên nhân chưởng có thể tránh cho cơ thể tích trữ quá nhiều glucose, cholesterol và lipid từ đó ức chế sự phát sinh xơ cứng động mạch, chứng béo phì và bệnh tiểu đường.

Một số trung tâm và sở nghiên cứu ở Trung Quốc đã phát hiện hàm lượng kali, sắt, calci, đồng, mangan, silic trong tiên nhân chưởng cao hơn so với các loại rau khác. Đặc biệt là giàu nguyên tố kali, calci hàm lượng ion natri và kim loại nặng rất thấp, không chứa acid oxalic, do đó có lợi cho việc hấp thu calci; hàm lượng các chất flavone khá cao, có tác dụng giảm đường nhất định và giảm cholesterol, triglyceric trong máu rõ rệt.

Nguyên liệu: Tiên nhân chưởng tươi; Các gia vị cần dùng

Cách chế biến: Tiên nhân chưởng bỏ vỏ và gai, rửa sạch, thái sợi. Cho tiên nhân chưởng vào bát, cho hành, gừng, muối, bột ngọt, tỏi, giấm vào trộn đều.

Công dụng: Món ăn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hoat huyết hóa ứ, tiêu mỡ

Chỉ định: Món ăn thích hợp sử dụng cho người mắc chứng nhiệt độc mới phát, rôm nhọt,…

Chú ý: Cẩn thận với gai tiên nhân chưởng, nó có thể làm mù mắt. Không dùng đồ đựng bằng sắt. Người bị tỳ vị hư hàn không nên ăn lâu dài.

86. Tiên nhân chưởng xào thịt bò

Nguyên liệu: Tiên nhân chưởng 30 gam; Thịt bò 100 gam; Các gia vị cần dùng

Cách chế biến: Tiên nhân chưởng bỏ gai, rửa sạch, thái nhỏ. Thịt bò rửa sạch, thái lát. Cho dầu thực vật vào chảo, đun nóng, rồi cho thịt bò vào xào lăn. Cuối cùng cho tiên nhân chưởng, hành, gừng, muối và nước vào xào chín.

Công dụng: Món ăn có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hạ mỡ huyết

Chỉ định: Món ăn thích hợp sử dụng với người bị ghẻ lở, viêm vú, áp xe phổi do nhiệt độc gây ra.

87. Cẩu kỷ. măng xào, thịt gà

Nguyên liệu: Cẩu kỷ tử 10 gam; Măng xanh 50 gam; Thịt ức gà 250 gam; Các gia vị cần dùng

Cách chế biến: Thịt gà, măng xanh thái con cờ, để ráo. Cho dầu thực vật vào chảo, đun nóng, rồi cho hành, gừng vào phi thơm. Cho cẩu kỷ tử, thịt gà vào xào, nêm gia vị, rồi cho măng xanh vào xào chín. Cuối cùng cho hành, bột ngọt, muối vào xào đều.

Công dụng: Món ăn có tác dụng dưỡng âm, bổ thận

Chỉ định: Món ăn thích hợp sử dụng cho người lưng đau, gối mỏi nhừ, liệt dương, di tinh do âm dịch khuy tổn gây ra.

88. Cẩu kỷ, dưa hấu, gà

Nguyên liệu: Cẩu kỷ tử 20 gam; Dưa hấu 1 quả; thịt gà 500 gam; Các gia vị cần dùng

Cách chế biến: Khoét một lỗ ở gần cuống dưa hấu, giữ vỏ dưa làm nắp, moi hết ruột dưa. Thịt gà chặt miếng, để ráo nước. Cho thịt gà vào chảo dầu, chiên một lúc, sau đó cho hành, gừng, tiêu, muối, rượu gia vị vào, đun sôi rồi nhồi vào dưa hấu. Cho cẩu kỷ tử vào, đậy nắp dưa lại, đun to lửa, hấp 15 phút, hấp gần chín thì nêm bột ngọt. Mỗi tuần ăn 2 lần.

Công dụng: Món ăn có tác dụng thanh can tả hỏa, giảm mỡ máu

Chỉ định: Món ăn thích hợp sử dụng với người bị váng đầu hoa mắt, ù tai, mặt mũi đỏ gay, miệng đắng, họng khô, đau sườn, dễ cáu, không ngủ hoặc ác mộng nhiều; hoặc thổ huyết, xuất huyết, táo bón, nước tiểu đỏ, lưỡi đỏ, bợn lưỡi gợn, mạch yếu do can tỏa thượng viêm gây ra.

89. Cẩu kỷ tử, táo đen hấp cá

Nguyên liệu: Cá diếc 2kg; Cẩu kỷ tử 10 gam; Táo đen 10 quả; Các gia vị cần dùng

Cách chế biến: Cá diếc rửa sạch. Cho hành, gừng, tiêu, muối, rượu gia vị, giấm và nước lèo vào, hấp đến khi chín.

Công dụng: Món ăn có tác dụng bổ ích thận âm, hạ mỡ huyết

Chỉ định: Món ăn có tác dụng tốt với những người bị váng đầu hoa mắt, hay quên, mất ngủ, tai ù, họng khô, miệng rát, đau sườn, lưng đau, gối mỏi, ngũ tâm phiền nhiệt, gò má đỏ, ra mồ hôi trộm, nam giới di tinh, phụ nữ kinh nguyệt ít, lưỡi đỏ ít bợn, mạch đập yếu do thận âm khuy hư.

90. Trùng thảo, sơn dược, vi cá

Nguyên liệu: Vi cá đã ngâm nở 750 gam; Trùng thảo 20 cây; Sơn dược 12 gam; Sơn sâm 12 gam; Thịt gà 500 gam; Giò heo 750 gam; Các gia vị cần dùng

Cách chế biến: Sơn sâm thái lát, cho vào bát với trùng thảo, đổ nước ngập nguyên liệu, hấp khoảng 1 giờ. Gà chặt miếng. Giò heo rửa sạch, chặt khoanh. Vi cá dùng vải bọc lại, cho rượu gia vị và đổ vừa nước vào, luộc đi luộc lại nhiều lần cho hết mùi. Sau đó đổ nước luộc gà vào, cho rượu gia vị, hành, gừng, đun to lửa cho sôi, rồi nhỏ lửa, ninh khoảng nửa giờ, lấy vi cá ra, nước giữ lại.

Cho giò heo, thịt gà, vi cá, nhân sâm, trùng thảo, nước lèo, rượu gia vị, các loại gia vị, nước vào nồi. Đun nhỏ lửa khoảng 4 giờ cho đến khi vi cá thơm nồng vớt bọc vi cá ra. Cắt vi cá vào 12 đĩa, lần lượt cho 12 cây trùng thảo, một lát nhân sâm và nước canh vào, rưới mỡ gà lên, hấp chín là được.

Công dụng: Món ăn có tác dụng dưỡng âm ích thận, kiện tỳ ích khí, hạ mỡ huyết

Chỉ định: Món ăn thích hợp sử dụng cho người trong thời kỳ mãn kinh, thận âm hư, lưng gối mỏi nhừ, mệt mỏi, trí nhớ suy giảm, mất ngủ, tim loạn, hay mơ, hay quên.

91. Cháo hạt kê, củ từ

Hạt kê chứa nhiều carotene, vitamin nhóm B và các khoáng chất như calci, photpho, sắt,.. Trong táo đỏ có chứa protein, chất béo, đường, acid hữu cơ và các khoáng chất như calci, photpho, sắt, vitamin B, C, P,… rất tốt cho người bị mỡ máu

Hạt kê

Nguyên liệu: Hạt kê 100 gam; Củ từ 100 gam; Táo đỏ 5 quả

Cách chế biến: Vo sạch hạt kê, táo bỏ vỏ, củ từ rửa sạch, thái lát. Cho hạt kê, củ từ và táo vào nồi, đổ nước vào, đun sôi. Khi nước sôi, cho lửa nhỏ lại, nấu thành cháo loãng. Mỗi ngày dùng một lần.

Công dụng: Cháo vừa có màu vàng, cừa có màu trắng dễ ăn, có công dụng tốt cho dạ dày, lợi khí, giải khát, thông cổ, trị nhức mỏi.

Chỉ định: Món ăn thích hợp cho những người bị bệnh khó tiểu, bàng quang căng và đau, người bị mỡ máu cao

Chú ý: Hạt kê nên vo thật sạch, nhặt kỹ. Táo nên chọn táo đen. Cháo này mang tính ôn hòa, có thể dùng suốt năm chứ không hạn chế điều trị theo đợt.

92. Cháo củ từ, táo

Nguyên liệu: Củ từ 50 gam; Gạo nếp 50 gam; Táo đỏ 10 quả; Hạt ý dĩ 20 gam; Gừng tươi 3 lát; Đường vàng 15 gam

Cách chế biến: Gạo nếp và ý dĩ rửa sạch. Tảo bỏ vỏ. Gừng tươi rửa sạch, thái sợi. Củ từ mài thành sợi. Cho gạo nếp, ý dĩ, táo vào nồi, đổ nước vào nấu sôi. Khi nước sôi cho gừng tươi, củ từ vào nấu thành cháo. Sau khi cháo chín, cho vào ít đường vàng rồi bắc xuống. Mỗi ngày dùng một lần.

Công dụng: Món ăn có tác dụng bổ tỳ

Chỉ định: Món ăn thích hợp dùng cho người bị thiếu hư, người bị bệnh phù thũng, khó tiểu, bụng trương, cứng, tiêu chảy, kém ăn, người có mỡ máu cao

Chú ý: Những người tỳ yếu không nên ăn nhiều, người bị táo bón kiêng ăn.

93. Cháo gạo tẻ, củ từ

Nguyên liệu: 100 gam củ từ tươi; 100 gam gạo tẻ

Cách chế biến: Củ từ bỏ vỏ, rửa sạch, thái sợi. Gạo tẻ vo sạch, cho vào nồi, đổ nước vào, nấu sôi. Khi nước sôi, dùng lửa nhỏ nấu thành cháo loãng. Khi cháo chín, bỏ củ từ, bỏ củ từ vào khuấy đều, đợi sôi một lúc thì tắt bếp. Mỗi ngày dùng một lần.

Công dụng: Món ăn có tác dụng bổ tỳ, lợi thận, tiêu mỡ

Chỉ định: Món ăn thích hợp sử dụng cho những người bị đau lưng, nhức chân do tỳ và thận thiếu hư, người mệt mỏi, sợ hãi.

Chú ý: Nên vo gạo ít, vì dễ mất vitamin. Gạo bị mốc không nên dùng. Tốt nhất nên dùng gạo sơ chế, không nên chọn gạo tinh chế.

94. Cháo củ từ

Thành phần chủ yếu trong bột mì là tinh bột, ngoài ra còn có protein, đường, cellulose thô, một ít chất béo và vitamin B. Vì thế, bột mì nấu cùng với củ từ sẽ thạo thành một món cháo có tác dụng chữa bệnh rất tốt, thích hợp cho người bị mỡ máu cao

Bột mì

Nguyên liệu: Củ từ sống hoặc của từ khô 100 – 150 gam; Bột mì 100 – 150 gam; Hành, gừng, đường vàng

Cách chế biến: Củ từ sống rửa sạch, giã nát, nếu là củ từ khô thì mài nhuyễn. Hành, tỏi rửa sạch, băm nhuyễn. Trộn củ từ [đã giã nát hoặc mài nhuyễn] với bột mì, bỏ vào nồi nước nấu thành cháo đặc. Cho thêm hành, gừng, một ít đường vàng, sôi một lúc nữa là được. Mỗi ngày sử dụng 1 lần.

Công dụng: Món ăn có tác dụng dưỡng tâm khí, bổ tỳ

Chỉ định: Món ăn thích hợp sử dụng cho người tâm khí không đủ, hay hoảng hốt, hồi hộp, đổ mồ hôi trộm, tỳ suy yếu, ăn không ngon miệng, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, kiết lị, nam bị di tinh, nữ bị ra khí hư,…

Chú ý: Món cháo này tốt nhất ăn khi nóng. Có thể sử dụng quanh năm, không hạn chế điều trị theo đợt.

95. Cháo củ từ, xa tiền tử

Nguyên liệu: 50 gam củ từ; 10 gam xa tiền tử

Cách chế biến: Củ từ mài vụn. Xa tiền tử gói trong một túi vải thưa. Cho cả hai thứ vào nồi, đổ vừa nước, để lửa lớn nấu sôi, sau đó để lửa nhỏ nấu thành cháo. Khi cháo chín, bỏ túi vải ra. Mỗi ngày sử dụng 2 lần vào bữa sáng và bữa tối.

Công dụng: Món ăn có tác dụng thông ruột, bổ thận lợi tiểu. Xa tiền tử có thể làm tiêu mỡ, giảm béo, có hiệu quả trong điều trị bệnh mỡ cao trong máu.

Chú ý: Những người bị táo bón, phụ nữ đang mang thai không nên sử dụng.

96. Cháo củ từ, đậu đỏ

Đậu đỏ chứa protein, chất béo, tinh bột, đường và các vitamin A, B,C; có tác dụng bổ tỳ, tiêu đờm, lọc ruột và rất hiệu quả trong việc điều trị chứng béo phì. Đậu đỏ là một vị thuốc tốt, bổ dưỡng, có tác dụng bổ tỳ, lợi thủy và lành tính, rất tốt đối với những người bị mỡ cao trong máu và bị bệnh phù thũng.

Đậu đỏ

Nguyên liệu: Củ từ 300 gam; Đậu đỏ 30 gam; Đường trắng

Cách chế biến: Đậu đỏ nhặt, rửa sạch. Củ từ thái miếng. Thả đậu đỏ vào nồi, đổ vào vừa nước. Dùng lửa lớn nấu sôi nước, sau đó vặn nhỏ lửa cho đậu mềm. Khi đậu hơi mềm, thả củ từ và một ít đường trắng vào nấu thành cháo. Mỗi ngày ăn vào một lần vào buổi sáng.

Công dụng: Món ăn có tác dụng bổ thận, tiêu đờm, lọc ruột, hạ mỡ máu

Chỉ định: Món ăn thích hợp sử dụng cho những người bị bệnh phù thũng, đầy bụng, tiểu ít do tỳ suy yếu gây nên.

97. Cháo củ từ, hạt sen

Hạt sen chứa 62% carbohydrate, 16,6% protein. Ngoài ra, trong hạt sen còn chứa rất nhiều khoáng chất và vitamin.

Hạt sen

Nho khô cũng chứa rất nhiều khoáng chất và vitamin, có tác dụng làm hạ huyết áp, giảm mỡ cao trong máu; vì thế có thể ngăn ngừa bệnh cao huyết áp, bệnh mỡ cao trong máu và bệnh tim.

Nguyên liệu: Củ từ 30 gam; Hạt sen 30 gam; Nho khô 30 gam; Đường trắng

Cách chế biến: Củ từ thái miếng, hạt sen và nho khô rửa sạch. Thả cả 3 thứ vào nồi, đỏ vừa nước, nấu trên lửa lớn. Khi nước sôi, vặn nhỏ lửa nấu thành cháo. Sau cùng, cho một ít đường, khuấy đều rồi tắt bếp. Mỗi ngày ăn hai lần vào buổi sáng và buổi tối.

Công dụng: Món ăn có tác dụng bổ tỳ, lợi tim, giảm mỡ cao trong máu

Chỉ định: Món ăn thích hợp sử dụng cho những người suy tim, yếu tỳ, dẫn đến tim đập nhanh, hồi hộp, nhức tay chân, người mệt mỏi, mất ngủ, hay mơ.

Chú ý: Trong hạt sen có tim sen, nếu sợ đắng có thể bỏ đi. Tuy nhiên, tim sen có tác dụng rất tốt trong việc thanh tâm giải sầu, bổ dương rõ rệt, có thể hạ huyết áp. Vì thế, những người lớn tuổi bị bệnh mỡ cao trong máu và bệnh cao huyết áp nên ăn cả tim sen. Cháo này mang tình ôn hòa, có thể ăn bất cứ lúc nào không hạn chế theo đợt điều trị.

98. Cháo giảm cân

Nguyên liệu: Bạch truật 15 gam; Phòng kỷ 15 gam; Hà thủ ô 20 gam; Trạch tả 20 gam; Dâm dương hoắc 30 gam; Hoàng kỳ 30 gam; Sơn tra sống 20 gam; Lai phục tử 20 gam; Vỏ lạc mỗi thứ 30 gam; Gạo tẻ 100 gam

Cách chế biến: Các loại nguyên liệu trên đều rửa sạch, nấu lên để lấy nước cốt. Gạo vo sạch, đổ ước vào nấu thành cháo loãng. Khi cháo chín, đổ nước cốt của các loại thuốc  vào, đảo đều, nấu sôi một lúc nữa. Mỗi ngày dùng một lần, liên tục trong 2 tháng.

Công dụng: Cháo này có tác dụng bổ tỳ, tiêu đờm, tan mỡ.

Chỉ định: Món ăn được sử dụng cho những người bị bệnh cao huyết áp, mỡ máu cao trong máu, gan nhiễm mỡ, bị táo bón.

Chú ý: Những người bị tiêu chảy không nên ăn loại cháo này.

99. Cháo bí đao giảm cân

Nguyên liệu: Bí đao 100 gam; Gạo tẻ 30 gam

Cách chế biến: Bí đao [để cả vỏ], rửa sạch, thái miếng nhỏ. Vo gạo sạch, nấu sôi. Khi nước sôi, thả bí đao vào nấu thành cháo loãng. Mỗi ngày sử dụng một lần.

Công dụng: Cháo có tác dụng bổ tỳ, tiêu mỡ, giảm béo

Chỉ định: Cháo được sử dụng cho những người bị bệnh phù do thiếu chất, phù do viêm thận mãn tính, phù do xơ gan, phù tâm tính và người bị béo phì.

Chú ý: Những người tỳ lạnh không nên ăn. Nên ăn cả vỏ bí đao.

100. Cháo ngô

Ngô chứa protein, chất béo, vitamin E, kali, magie, mangan, selen, sắt, đồng,… Trong mầm ngô có chứa tới 85% axit béo và axit không no, tỷ lệ hấp thụ vào cơ thể đạt 95%.

Ngô

Axit béo, axit không no và vitamin E trong mầm ngô có thể làm giảm lượng cholesterol trong máu, vì thế rất có hiệu quả trong việc điều trị các bệnh mỡ cao trong máu, bệnh cao huyết áp, bệnh tim, xơ cứng động mạch, nhồi máu cơ tim và nghẽn tuần hoàn máu. Ngoài ra, vitamin E còn có thể xúc tiến sự phân chia tế bào trong cơ thể, làm trì hoãn quá trình lão hóa, ngăn chặn teo cơ bắp và loãng xương.

Cellulose thô chứa trong ngô còn có thể hấp thu một phần glucose, làm cho lượng glucose trong máu giảm xuống, vì thế rất có ích đối với những người bị bệnh tiểu đường.

Nguyên liệu: Ngô 100 gam; Củ từ 50 gam

Cách chế biến: Ngô và củ từ mài nhuyễn trộn đều bỏ vào nồi. Đổ nước, nấu thành cháo đặc để ăn. Mỗi ngày sử dụng 1 lần.

Công dụng: Cháo có tác dụng hạ huyết áp, giảm béo, giúp cơ thể cân đối.

Chỉ định: Cháo được sử dụng cho những người bị bệnh cao huyết áp, mỡ cao trong máu, gan nhiễm mỡ, bệnh béo phì, xơ cứng động mạch não, teo não.

Chú ý: Ngô đã bị hư, mốc không nên sử dụng. Cháo này mang tính ôn hòa, có thể ăn quanh năm.

101. Cháo hoàng tinh

Nguyên liệu: Hoàng tinh 20 gam; Gạo tẻ 50 gam

Cách chế biến: Hoàng tinh rửa sạch, thái nhuyễn. Gạo tẻ vo sạch. Thả hoàng tinh vào nồi nước nấu sôi, sau đó cho gạo vào nấu thành cháo loãng. Mỗi ngày sử dụng một lần.

Công dụng: Cháo này có tác dụng nhuận phổi, bổ thận, lợi tỳ ích khí

Chỉ định: Cháo thích hợp sử dụng cho những người phổi thận suy yếu dẫn đến thiếu hơi, yếu sức, ho, đau lưng, nhức mỏi đầu gối, những người bị mỡ máu cao

Chú ý: Gạo nên chọn loại thô. Những người ho đờm nhiều, thận suy, tiêu chảy không nên dùng.

102. Cháo hoàng tinh, củ từ

Nguyên liệu: Hoàng tinh 15 gam; Củ từ 30 gam; Gạo tẻ 100 gam; Đường trắng

Cách chế biến: Củ từ mài nhuyễn; hoàng tinh rửa sạch, nấu lấy nước bỏ bã. Cho gạo vào nước hoàng tinh, nấu thành cháo lỏng. Khi hột gạo  nở, cho củ từ mài nhuyễn, đường trắng vào, nấu đến khi mềm là được. Mỗi ngày sử dụng 1 lần.

Công dụng: Món cháo có tác dụng bổ tỳ, khỏe thận, hạ mỡ huyết

Chỉ định: Món cháo được sử dụng cho những người tỳ, thận suy yếu dẫn đến xuất tinh sớm, di tinh, tinh dịch loãng và bạch huyết cầu giảm

103. Cháo hoàng tinh, quyết minh tử

Nguyên liệu: Hoàng tinh 30 gam; Quyết minh tử 10 gam; Gạo tẻ 50 gam

Cách chế biến: Quyết minh tử xào thơm, hoàng tinh xắt nhuyễn. Cho cả 2 thứ vào nước, nấu lấy nước cốt, bỏ bã. Lấy nước cốt nấu gạo thành cháo lỏng. Mỗi ngày sử dụng 2 lần.

Công dụng: Cháo này có tác dụng thanh nhiệt dưỡng âm, tiêu mõ, bổ gan.

Chỉ định: Cháo này được sử dụng cho những người gan bị suy dẫn đến mắt đỏ và khô rát, thị lực kém, nhìn không rõ, toàn thân nóng ran, đau lưng gối mỏi.

104. Cháo củ từ, đậu ván

Nguyên liệu: Đậu ván; Củ từ; Đường vàng

Cách chế biến: Củ từ mài nhuyễn thành bột, đậu ván bỏ vỏ luộc chín. Cho củ từ mài nhuyễn, đậu ván và nửa muỗng đường vàng nấu lên, khi đậu mềm là được. Mỗi ngày sử dụng 1 lần.

Công dụng: Cháo có tác dụng bổ tỳ, khử độc, tiêu đờm, tan mỡ

Chỉ định: Cháo được sử dụng cho những người tỳ suy yếu dẫn đến phù thũng, tiểu ít,..

105. Cháo đậu ván, lá sen

Nguyên liệu: Đậu ván 59 gam; Đường phèn 30 gam; Lá sen 1 cái; Gạo tẻ 50 gam

Cách chế biến: Đậu ván rửa sạch, gạo tẻ vo sạch. Lá sen rửa sạch, thái sợi, đường phèn đập nhỏ. Cho đậu ván vào nồi nước sôi, sau đó cho gạo vào. Khi đậu mềm, thả lá sen và đường phèn vào, nấu thêm 20 phút nữa là được. Mỗi ngày sử dụng 1 lần.

Công dụng: Cháo có tác dụng giải nhiệt, tiêu mỡ giảm béo

Chỉ định: Cháo đươc sử dụng cho người bị nhiệt cao trong cơ thể, dẫn đến bụng trương, cứng, tiêu chảy, tay chân mệt mỏi, nặng nề, tiểu ít, bị cảm do nhiệt.

106. Cháo gạo tẻ, củ từ, đậu ván

Nguyên liệu: Củ từ 30 gam; Đậu ván 15 gam; Gạo tẻ 50 gam; Đường trắng

Cách chế biến: Gạo vo sạch, đậu ván rửa sạch. Củ từ gọt vỏ, rửa sạch, thái miếng. Cho gạo và đậu ván vào nồi, đổ vừa nước, nấu trên lửa lớn. Đợi nước sôi vặn nhỏ lửa, khi gần mèm thì cho củ từ và đường trắng vào, nấu đến khi cháo thật mềm. Mỗi ngày ăn hai lần vào buổi sáng và buổi tối, sử dụng liên tục trong 1 tuần.

Công dụng: Cháo có tác dụng bổ tỳ vị, khử độc

Chỉ định: Cháo được sử dụng cho những người tỳ suy yếu dẫn đến tay chân nặng nề, mệt mỏi, tiểu ít.

107. Cháo hải đới đậu xanh

Nguyên liệu: Hải đới tươi hoặc hải đới ngâm nở 100g; Đậu xanh 50g

Cách chế biến: Thêm 500ml nấu cháo cùng các nguyên liệu trên. Ngày ăn 1 – 2 bát

Chỉ định: Dùng cho người mỡ máu cao, tăng huyết áp, đờm nhiệt nhiều

108. Cháo cà rốt gạo tẻ

Nguyên liệu: Cà rốt tươi 2 củ

Cách chế biến: Nấu cà rốt với gạo tẻ thành cháo, ăn vào hai buổi sáng, chiều.

Công dụng: Chữa và phòng bệnh tăng huyết áp, giảm lượng mỡ trong máu, tăng cường thể lực người cao tuổi

Chỉ định: Những người mỡ máu cao, mắc bệnh đái tháo đường dùng bài thuốc này rất tốt.

109. Cháo gạo tẻ lá sen

Nguyên liệu: 1 lá sen to

Cách chế biến: Lá sen rửa sạch, sắc kỹ bỏ bã lấy nước. Cho 100g gạo vào nước lá sen, một ít đường phèn, nấu thành cháo

Công dụng: Chữa bệnh tăng huyết áp, mỡ máu nhiều, chứng bệnh mùa hè cảm nóng, đầu óc choáng váng quay cuồng, tiểu ít, nước tiểu đỏ rất có hiệu quả, có tác dụng thanh nhiệt, giảm mỡ

110. Hành tây luộc/xào

Nguyên liệu: Hành tây 100g

Cách chế biến: Hành tây thêm gia vị xào không hoặc luộc, kiêng dùng mỡ động vật.

Chỉ định: Người mỡ máu cao kèm tăng huyết áp, bệnh van tim

111. Chè vừng đen với dâu

Nguyên liệu: Vừng đen 60g, quả dâu 60g, đường trắng 100g

Cách chế biến: Vừng đen, quả dâu, gạo rửa, vo sạch cho vào giã nát, sau đó cho 3 bát nước vào nồi nấu sôi lên rồi cho đường trắng vào, sau đó cho các thứ giã vào nấu chín thành dạng cháo ăn lúc còn ấm.

Công dụng: tác dụng phòng nhiễm mỡ và xơ mạch rất tốt

Cách chế biến các món ăn trên không hề khó phải không? Nguyên liệu có sẵn, lại chứa nhiều dưỡng chất tốt cho người bị mỡ máu cao. Vậy còn lý do gì nữa, tại sao chúng ta không chấm dứt chế độ ăn có hại cho sức khỏe và chuyển ngay qua các món ăn thơm ngon, bổ dưỡng như thế này, bạn nhỉ!

Bổ sung thảo dược kiểm soát chỉ số mỡ máu, giảm mỡ gan

Với mong muốn tìm ra một giải pháp giúp ổn định mỡ máu an toàn, hiệu quả từ tự nhiên, Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam đã ứng dụng công trình nghiên cứu phối hợp 3 dược liệu: Bụp giấm, Xạ đen, Giảo cố lam.

Tác giả đề tài là PGS. TS Lê Minh Hà cùng cộng sự cho biết: Chế phẩm phối hợp ba dược liệu trên cho tác dụng giảm cholesterol 41,37%, Triglycerid 41,63%, LDL 27,77%, làm tăng HDL 9.87% – điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc dự phòng các vấn đề về tim mạch.

Đề tài nghiên cứu được phát triển thành sản phẩm FREMO. Ưu điểm đột phá của FREMO là ở chỗ sản phẩm có hiệu quả tương đương với các thuốc điều trị mỡ máu phổ thông mà lại 100% từ tự nhiên, có thể sử dụng lâu dài mà không gây ra tác dụng phụ. Các công dụng chính của FREMO là:

  • Ức chế quá trình sinh tổng hợp lipid và tăng thải trừ lipid ra khỏi cơ thể. Từ đó giúp giảm Cholesterol, Triglycerid, LDL và tăng HDL, đưa các chỉ số mỡ máu này về ngưỡng an toàn.
  • Giúp giảm mỡ trong gan, giảm tích tụ mỡ dư thừa hiệu quả.
  • Ngăn quá trình hình thành mảng xơ vữa động mạch, phòng ngừa bệnh lý mạch vành, giảm nguy cơ tai biến và đột quỵ.

Theo khuyến cáo của Viện Hàn lâm, nên sử dụng FREMO với liều 4 viên 1 ngày trong khoảng 2-3 tháng kèm theo chế độ ăn hạn chế chất béo, đồ ngọt, tăng cường vận động để đạt kết quả tốt nhất.

Gọi ngay tới tổng đài miễn cước 1800 1591 hoặc kết nối Zalo 0339129576 để được TS.BS Bùi Nguyên Kiểm và các dược sĩ chuyên môn tư vấn về tình trạng mỡ máu, gan nhiễm mỡ, xơ vữa động mạch bạn đang gặp phải..

BẤM VÀO ĐÂY để đặt giao FREMO tại nhà

Tìm nhà thuốc có bán Fremo chính hãng của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam TẠI ĐÂY

Khách hàng nói gì về hiệu quả của FREMO?

Fremo được rất nhiều khách hàng tin tưởng nhờ hiệu quả giúp giảm mỡ máu, mỡ gan mà lại rất an toàn. Dưới đây là một số chia sẻ từ người sử dụng sản phẩm:

  • Chị Nguyễn Hồng Duyên [54 tuổi] – Trực Ninh, Nam Định: Sau khi dùng 1 tháng FREMO, chỉ số Cholesterol giảm từ ngưỡng cao 14,5 xuống còn 4,9 [mmol/L], Triglycerid từ 11,7 [gấp 10 lần bình thường] xuống 2,1 [mmol/L]. Chị tiếp tục dùng đủ liệu trình 3 tháng để mỡ máu về ngưỡng an toàn.

  • Chị Tạ Thị Đào [47 tuổi] – Đan Phượng, Hà Nội: Sau khi dùng 1 tháng FREMO, chỉ số Cholesterol giảm từ 6,6 xuống 4,8 [mmol/L], chỉ số Triglycerid giảm từ 2,1 xuống 1,5 [mmol/L] – cả 2 chỉ số đều trở về ngưỡng an toàn. Chị kiên trì dùng thêm một tháng rưỡi nữa và vui mừng báo cho tổng đài vì chỉ số mỡ máu đã rất ổn định.

Chị Đào – Đan Phượng, Hà Nội

  • Chị Phùng Thị Duyên [TT. Phố Lu, Huyện Bảo Thắng, Lào Cai]: Sau khi dùng 2 tháng sản phẩm Fremo, chỉ số mỡ máu của chị đã giảm về ngưỡng an toàn. Cụ thể, Cholesterol giảm từ 5mmol/L xuống 3.9mmol/L, Triglyceride giảm từ 3.8mmol/L xuống 1.12mmol/L. Đặc biệt, chị còn cải thiện gan nhiễm mỡ từ độ 3 xuống độ 1. Hiện tại, chị đang sử dụng sản phẩm với liều duy trì 2 viên/ngày.

Kết quả xét nghiệm của chị Duyên 

Gọi ngay tới tổng đài miễn cước 1800 1591 hoặc kết nối Zalo 0339129576 để được TS.BS Bùi Nguyên Kiểm và các dược sĩ chuyên môn tư vấn về tình trạng mỡ máu, gan nhiễm mỡ, xơ vữa động mạch bạn đang gặp phải.

BẤM VÀO ĐÂY để đặt giao FREMO tận nhà

Tìm nhà thuốc có bán Fremo chính hãng của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam TẠI ĐÂY

Giammomau.net.vn tổng hợp

Video liên quan

Chủ Đề