Những người không nên ăn thịt vịt

Thứ bảy, 29/06/2019 - 07:10 AM

Thịt vịt là món ăn rất tốt cho sức khỏe. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thịt vịt có chứa lượng lớn protein, sắt, canxi, phot pho, vitamin A, vitamin B1, vitamin D… cần thiết cho sức khỏe và quá trình tăng cân. Chính vì thế, ăn thịt vịt rất có lợi cho sức khỏe.

Những người không nên ăn thịt vịt
Thịt vịt có chứa lượng lớn protein, sắt, canxi, phot pho, vitamin A, vitamin B1, vitamin D…

Theo Đông y, thịt vịt có vị ngọt, hơi mặn, tính hàn, tác dụng tư âm, dưỡng vị, lợi thủy tiêu thũng, giải độc. Ăn thịt vịt có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ chữa bệnh tim mạch, hỗ trợ điều trị lao phổi và ung thư (đang xạ trị, hóa trị). Nó còn có ích cho người thể chất suy nhược, chán ăn, sốt, phù nề, người thể chất yếu sau khi bệnh, đổ mồ hôi ban đêm, lòng bàn tay bàn chân nóng, phụ nữ kinh nguyệt ít…

Thịt vịt có lợi cho dạ dày, giúp làm tiết ra dịch mới và tốt cho hệ thần kinh. Sách “Nhật dụng bản thảo” của Trung Quốc viết: “Vịt bổ phần âm của ngũ tạng, bổ máu, bổ dạ dày, giải nhiệt, làm hết giật mình, kinh sợ, giúp nuôi dưỡng dạ dày, sinh tân dịch, trấn định tâm thần…” và “Thịt vịt trừ nhiệt bổ hư, bổ phủ tạng, làm lợi cho sự vận động của nước trong cơ thể”.

Thịt vịt lại tốt cho tim, theo Hội Tim mạch Mỹ cũng đã công nhận tác dụng vượt trội khi ăn thịt vịt. Xét về giá trị dinh dưỡng, thịt vịt có giá trị dinh dưỡng rất cao. Bởi trong 100g thịt vịt có đến 25g chất protein, 201 calorie và hàm lượng các chất dinh dưỡng như canxi, lipit, protit, phospho, kẽm, magie đồng axit nicotic khỏe, các vitamin B, A, E, K…

Thịt vịt còn cung cấp một lượng nhỏ omega-3 và axit béo omega-6 góp phần làm cho trái tim khỏe. Mặc dù vậy, các nhà khoa học Mỹ cũng lưu ý rằng lượng cholesterol có trong thịt vịt là khá cao, cứ mỗi 1kg thịt vịt thì có khoảng 25mg cholesterol. Ngoài ra thịt vịt cũng có nhiều chất béo bão hòa. Vì vậy, khi ăn thịt vịt nên ăn từng phần nhỏ và chỉ nên ăn phần ngực, không nên ăn da và những phần nhiều mỡ, điều này sẽ giúp giảm hàm lượng chất béo bão hòa và cholesterol.

Đặc biệt thịt vịt chống lại hiện tượng xơ vữa động mạch. Bởi trong máu của các loại gia cầm, nhất là loài vịt thường có rất nhiều acid oleic và nhiều thành phần tương tự giống dầu ôliu nên có thể chống lại hiện tượng xơ vữa động mạch.

Nó còn tốt cho người suy nhược cơ thể sau bệnh, vì thịt vịt có vị ngọt, tính mát nên tăng cường ăn thịt vịt có thể giúp khắc phục tình trạng tăng huyết áp, ù tai, váng đầu, chóng mặt, ho khan, ít đờm, lao phổi, ho do phế âm hư, bổ huyết, sinh tân dịch (tạo nước)… ở những người bị suy nhược cơ thể sau bệnh.

Thịt vịt tốt vậy nhưng không phải ai cũng ăn được, mà có những người không nên ăn thịt vịt như người mới phẫu thuật, bởi thịt vịt có vị tanh, tính hàn lạnh nên không phù hợp với những người vừa phẫu thuật. Nếu bệnh nhân vừa phẫu thuật mà ăn thịt vịt có thể gây sưng tấy, khó lành, thậm chí là mưng mủ vết mổ.

Những người không nên ăn thịt vịt
Thịt vịt ngon và bổ, nhưng một số người không nên ăn.

Kể cả người có hệ tiêu hóa kém vì theo đông y, thịt vịt mang tính hàn (lạnh) nên những người có hệ tuần hoàn kém lâu ngày làm suy yếu các cơ quan khác như hệ tiêu hóa, thận, hệ thống miễn dịch… cũng không nên ăn nhiều nếu không muốn cơ thể càng dễ bị nhiễm lạnh hơn.

Ngoài ra thịt vịt cũng khiến người có thể trạng hàn dễ bị các bệnh về cơ-xương-khớp. Người bị bệnh gút không nên ăn thịt, vì trong thịt vịt có lượng protein rất cao có thể làm tăng cao axit uric trong cơ thể gây nguy hiểm cho người bệnh.

Những lưu ý nhất định khi ăn thịt vịt theo đông y do thịt vịt có tính lạnh nên không ăn thịt vịt với thịt ba ba có nhiều hoạt chất sinh học, thịt vịt chứa nhiều đạm, ăn chung với nhau sẽ làm biến chất đạm, giảm giá trị dinh dưỡng. Không ăn chung trứng vịt cùng quả dâu, mận bởi quả mận tính nóng nên dễ sinh nóng ruột.

Tuy nhiên cũng có thực phẩm có thể kết hợp cùng thịt vịt như dưa chua, bởi trong rau muối chứa nhiều axit amin, ăn chung với thịt vịt, có thể bổ sung nhiều thành phần dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, còn có hiệu quả điều trị rất tốt đối với người bị các chứng như sốt nhẹ, ăn ít, miệng khô, đại tiện khô và sưng phù.

Hay thịt vịt hợp cháo bởi thịt vịt dinh dưỡng phong phú, nhưng hàm lượng chất béo rất cao; cháo có thể bổ sung protein cần thiết cho cơ thể, lại có thể đề phòng dinh dưỡng dư. Cho nên thịt vịt ăn chung với cháo có thể giảm thấp chất béo trong cơ thể.

Hoặc thịt vịt hợp chanh bởi thịt vịt vị ngọt hơi mặn, tính hơi mát, không độc, nhập tì, có công hiệu làm tan mệt mỏi do lao động, bổ huyết hành thủy, dưỡng vị sinh tân, ngừng ho ngưng giật mình; chanh khí vị sảng khoái, có thể giải cái ngấy của thịt vịt.

Trong các loại gia cầm, thịt vịt là món ăn được ưa chuộng bậc nhất. Thịt vịt giàu đạm (100 gr thịt vịt cung cấp 25 gr protein) và các chất dinh dưỡng như canxi, lipit, protit, phospho, kẽm, magie, các vitamin B, A, E, K… Theo Đông y, thịt vịt tính hàn, tác dụng thanh nhiệt, tư âm, tiêu thũng, giải độc. Đây là thực phẩm bổ dưỡng cho những người thể chất suy nhược, chán ăn, người yếu sau khi mắc bệnh, đổ mồ hôi vào ban đêm, lòng bàn tay bàn chân nóng, phụ nữ kinh nguyệt ít…

Sách Nhật dụng bản thảo của Trung Quốc viết: “Vịt bổ phần âm của ngũ tạng, bổ máu, bổ dạ dày, giải nhiệt, làm hết giật mình, kinh sợ, giúp nuôi dưỡng dạ dày, sinh tân dịch, trấn định tâm thần"; “Thịt vịt trừ nhiệt, bổ hư, bổ phủ tạng, làm lợi cho sự tuần hoàn nước trong cơ thể”.

Những ai không nên ăn thịt vịt? Người mới phẫu thuật là một trong số đó.

Tuy nhiên, không phải ai cũng được lợi khi sử dụng thực phẩm này. Vậy những ai không nên ăn thịt vịt?

  • Người mới phẫu thuật: Thịt vịt có vị tanh, tính hàn nên không phù hợp với những người vừa phẫu thuật vì có thể gây sưng tấy, vết mổ khó lành, thậm chí mưng mủ.
  • Người có hệ tuần hoàn kém: Tình trạng yếu kém của hệ tuần hoàn sau thời gian dài sẽ làm suy yếu các cơ quan khác như hệ tiêu hóa, thận, hệ thống miễn dịch... Trong khi đó, thịt vịt tính lạnh, nếu ăn nhiều thì cơ thể càng dễ bị nhiễm lạnh hơn.
  • Người bị ho: Chất tanh và tính hàn của thịt vịt sẽ làm tăng khả năng kích ứng, gây ra ho.
  • Người thể trạng hàn: Việc ăn nhiều thịt vịt dễ gây lạnh bụng, dẫn đến chán ăn, đau bụng, tiêu chảy hoặc các vấn đề tiêu hóa khác.
  • Người bị bệnh tim mạch, mỡ máu: Thịt vịt có nhiều mỡ, nếu ăn nhiều sẽ bất lợi cho những người cần hạn chế chất này.
  • Người bị bệnh gout: Thịt vịt có lượng purin cao, có thể làm tăng lượng axit uric trong cơ thể, khiến triệu chứng bệnh gout nặng lên.

Những món không nên kết hợp với thịt vịt

Những ai không nên ăn thịt vịt? Nếu có chỉ số mỡ máu cao, bạn lọt vào danh sách này.

Sự kết hợp giữa thịt vịt với các loại thực phẩm được cho là có thể tạo ra những tương tác bất lợi cho sức khỏe, vì vậy nên tránh dùng chung trong bữa ăn. Một số lưu ý cụ thể:

  • Không nên kết hợp thịt vịt với thịt thỏ, hạt óc chó, mộc nhĩ, hồ đào, tỏi, kiều mạch.
  • Không nên ăn thịt vịt cùng với trứng gà vì có thể làm tổn hại đến nguyên khí trong cơ thể.
  • Không nên ăn thịt vịt cùng lúc với thịt rùa vì thực phẩm này có tính đại hàn, sẽ khiến cơ thể rơi vào tình trạng âm thịnh dương suy, phù nề và tiêu chảy.

Minh Anh (Tổng hợp)

TPO - Ăn thịt vịt có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ chữa bệnh tim mạch, hỗ trợ điều trị lao phổi và ung thư. Tuy nhiên, dù là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe nhưng nếu ăn không đúng cách sẽ dễ gây phản tác dụng, ngộ độc nặng. 

Những thực phẩm đại kỵ với thịt vịt:

  • Ba ba: Ba ba và thịt vịt đều là hai loại thực phẩm bổ dưỡng cho sức khỏe. Tuy nhiên, chúng lại kỵ nhau. Do đó, nếu nấu chung thịt vịt và ba ba, người ăn có thể bị tiêu chảy hoặc phù thũng. Ngoài ra, trong ba ba có rất nhiều hoạt chất sinh học có khả năng làm biến chất chất đạm hoặc giảm giá trị dinh dưỡng của thịt vịt xuống.
  • Thịt rùa: Bạn không nên ăn thịt rùa chung với thịt vịt vì có thể gây nên tình trạng "âm thịnh dương suy", gây ra bệnh phù nề, tiêu chảy.
  • Tỏi: Đây là một loại gia vị rất thông dụng trong bếp của gia đình Việt. Tỏi có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe và được sử dụng trong rất nhiều món ăn khác nhau. Tuy nhiên, với những món từ thịt vịt thì chị em nhất định không nên cho thêm tỏi dưới bất kỳ dạng nào.
  • Tỏi có tính nóng, là gia vị đại nhiệt. Trong khi đó, thịt vịt lại tính hàn. Sự kết hợp giữa thịt vịt và tỏi là rất đại kỵ. Nó ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa và đường ruột của cơ thể.
  • Quả mận: Quả mận có vị chua chua, ngọt ngọt, thịt mận màu đỏ tía vừa giòn vừa mềm. Tuy ăn rất ngo nhưng mận lại khiến người ăn bị nóng. Nếu ăn kèm với thịt vịt hoặc ăn với thời gian quá sát nhau thì sẽ khiến cơ thể bị chướng bụng, khó tiêu. Do đó, người ta thường tránh ăn thịt vịt chung với quả mận, đảm bảo cho hệ tiêu hóa không bị ảnh hưởng.
  • Loại quả có tính nóng: Trong Đông y, thịt vịt tính hàn, có công dụng giải nhiệt, trong khi một số quả như mận, xoài, mít, chôm chôm lại có tính nóng. Không nên sử dụng 2 loại có đặc tính trái ngược nhau này trong một bữa ăn vì sẽ gây ra chứng khó tiêu, chướng bụng, nóng ruột và gây hại đến sức khỏe.
  • Trứng gà: Không nên ăn thịt vịt cùng với trứng gà vì có thể làm tổn hại đến nguyên khí trong cơ thể.

Những thực phẩm có thể kết hợp với thịt vịt

Để tận dụng hiệu quả nhất hàm lượng dinh dưỡng có trong thịt vịt, bạn nên chế biến loại thịt này với một số thực phẩm dưới đây:

  • Kim ngân hoa: Trong Đông y, thịt vịt có thể làm giảm tiêu sưng, trị nhiệt độc, mụn độc. Còn kim ngân hoa thường được dùng để giải độc, tiêu trừ mụn, nhuận da… Vậy nên, khi kết hợp hai loại thực phẩm này sẽ tạo thành "bài thuốc quý" giúp làm đẹp da hiệu quả.
  • Cải thảo: Thịt vịt có chứa nhiều protein, chất béo và cholesterol… vì vậy nếu ăn cùng loại rau chứa nhiều vitamin C như cải thảo sẽ có thể thúc đẩy trao đổi cholesterol trong máu, có lợi cho sức khỏe.
  • Củ mài: Ăn thịt vịt chung với củ mài có thể giảm hàm lượng cholesterol trong máu, đặc biệt hiệu quả bồi bổ rất tốt.
  • Dưa chua: Dưa chua vốn có nhiều axit, nếu ăn chung sẽ bổ sung nhiều thành phần dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Đây còn là bài thuốc hiệu quả với người bị sốt nhẹ, ăn ít, miệng khô, sưng phù.
  • Chanh: Chanh có nhiều vitamin C nên có tác dụng giải ngấy của món thịt vịt, giúp bạn ăn ngon miệng hơn và cơ thể hấp thụ tốt nhất lượng chất dinh dưỡng từ thịt vịt. .

Những người không nên ăn thịt vịt

Thịt vịt chứa lượng lớn protein, sắt, canxi, phot pho, vitamin A, vitamin B1, vitamin D... Tuy nhiên, người mắc các bệnh sau đây nếu ăn thịt vịt thì tình trạng sức khỏe sẽ trầm trọng hơn:

  • Người đang bị cảm, mới phẫu thuật: Thịt vịt có tính hàn (lạnh) nên người đang bị cảm tuyệt đối không nên dùng để tránh bệnh nặng hơn. Người mới phẫu thuật cần kiêng chất tanh cũng không nên ăn thịt vịt vì nó làm cho vết thương lâu lành.
  • Người bị bệnh gout: thịt vịt có lượng purin cao có thể làm tăng axit uric trong cơ thể.
  • Người có hệ tiêu hóa kém: Thịt vịt mang tính hàn nên người có hệ tuần hoàn kém lâu ngày làm suy yếu các cơ quan khác như hệ tiêu hóa, thận, hệ thống miễn dịch... không nên ăn nhiều. Ngoài ra thịt vịt cũng khiến người có thể trạng hàn dễ bị các bệnh về cơ - xương - khớp.
  • Người có bệnh về xương khớp Những loại thực phẩm có tính hàn nói chung và thịt vịt nói riêng rất có hại cho những người có vấn đề về xương khớp. Tính hàn sẽ khiến cơ thể bị nhiễm lạnh, các khớp xương sẽ càng thêm đau nhức.
  • Những người đang bị ho: Trong thịt vịt có chứa chất tanh, rất có hại cho những người đang bị ho. Chất tanh khiến cho đường hô hấp của người bệnh càng khó hoạt động hơn. Do đó, ăn thịt vịt khiến cho bệnh ho càng lâu khỏi và có thể trở nên trầm trọng hơn.

Một số mẹo chọn vịt ngon:

  • Vịt đực ngon hơn vịt cái, nên chọn con to, thịt nạc, xương nhỏ.
  • Không nên chọn những con vịt nhỏ, chưa mọc đủ lông, ăn sẽ không ngon, thịt không ngọt mà tốn nhiều thời gian để làm sạch hết lông măng.
  • Những con vịt trưởng thành có dấu hiệu nhận dạng là ức tròn, béo, da cổ và da bụng dày. Có thể dựa vào mỏ vịt để phân biệt đâu là vịt non và đâu là vịt già. Mỏ vịt non thường to và mềm, ngược lại mỏ vịt già sẽ nhỏ và cứng.
  • Thịt vịt thường có mùi hôi, do đó trước khi chế biến nên sơ chế bóp thịt vịt với chút muối, tiêu, gừng đập dập, một chút rượu trắng, để khoảng 30 phút rồi rửa sạch, để ráo.