Những nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của có thể

Trái tim của chúng ta là một cơ quan chịu trách nhiệm bơm máu và mang oxy đến các bộ phận của cơ thể thông qua hệ thống tuần hoàn. Vì thế việc giữ cho nó khỏe mạnh là điều quan trọng để có một cuộc sống lâu dài, không bệnh tật. Và việc giữ cho mình một chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên được xem là điều cần thiết để bảo vệ trái tim.

Ngoài 2 điều này, một số hoạt động khác tưởng chừng như vô hại lại khiến sức khỏe tim mạch bị giảm sút. Bởi về lâu dài nếu duy trì những hoạt động này sẽ khiến hiệu quả hoạt động của tim mạch giảm đi. Dưới đây là các hoạt động có thể gây hại cho tim mạch mà bạn không nên bỏ qua.

Ngồi cả ngày

Việc ngồi cả ngày hay nằm dài trên ghế sẽ làm tăng gấp đôi nguy cơ suy tim. Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ [AHA], những người không di chuyển hoặc có xu hướng ngồi từ 5 giờ đồng hồ trở lên mỗi ngày có nhiều khả năng mắc các bệnh về tim. Để giữ cho trái tim khỏe mạnh, bạn nên đi bộ 5 phút mỗi giờ.

Không xỉa răng

Những thói quen răng miệng không lành mạnh không chỉ dẫn đến các vấn đề về răng miệng như viêm nướu, sâu răng mà còn có thể gây nên các bệnh liên quan đến tim và thận.

Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Nghiên cứu Nha chu cho thấy những người dùng chỉ nha khoa thường xuyên ít có nguy cơ mắc các vấn đề liên quan đến tim hơn. Đó là bởi vì vi khuẩn dẫn đến các vấn đề về nướu cũng có thể thúc đẩy quá trình viêm trong cơ thể, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Dùng chỉ nha khoa giúp loại bỏ vi khuẩn ẩn trong miệng.

Sự cô đơn

Cô đơn có thể là một lý do cho các vấn đề về sức khỏe tinh thần cũng như thể chất, vì thế người cô đơn rất dễ bị bệnh tim. Vì vậy, nếu bạn cảm thấy không vui, hãy dành thời gian cho gia đình và bạn bè để giúp giảm thiểu mức độ căng thẳng và cũng như giúp kéo dài tuổi thọ của mình. Ngay cả việc nhận nuôi một thú cưng cũng có thể giúp mang lại niềm vui cho cuộc sống.

Mối quan hệ không hạnh phúc

Sống trong một mối quan hệ không hạnh phúc cũng là một nguyên nhân dẫn tới việc gia tăng đột biến các trường hợp mắc bệnh tim. Bởi khi không hạnh phúc, sẽ khiến căng thẳng dâng cao, từ đó sinh ra thói quen ăn uống không lành mạnh. Điều này cuối cùng làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về tim ở các cặp vợ chồng.

Do đó, việc giữ cho mình một mối quan hệ hạnh phúc và hài lòng với những gì đang có sẽ giúp người trong cuộc luôn cảm thấy khỏe mạnh về tinh thần và thể chất, đồng thời góp phần tăng tuổi thọ.

Tập thể dục quá nhiều trong cùng một thời điểm

Tập thể dục rất tốt cho sức khỏe tổng thể, bao gồm cả sức khỏe tim mạch. Tuy nhiên, tập thể dục quá nhiều trong một thời điểm, đặc biệt là khi bạn đã mất dáng hoặc chưa tập luyện trong thời gian dài có thể gây thêm áp lực lên tim, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim. Lúc đó, bạn ép cơ thể phải làm việc quá sức và quá nhanh sẽ gây nguy cơ đau tim. Vì vậy, hãy bắt đầu thật chậm và lắng nghe cơ thể khi tập luyện.

Thêm muối vào thức ăn

Rắc thêm muối vào thức ăn có thể làm tăng nguy cơ cao mắc bệnh huyết áp và bệnh tim. Ngay cả thực phẩm chế biến sẵn và đồ ăn vặt cũng có thể khiến bạn có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch và các bệnh tim mạch khác. Ăn nhiều hơn 5 gam muối trong thức ăn cũng có thể khiến bạn có nguy cơ mắc các bệnh khác về sức khỏe./.


Công ty TNHH Tass Care trong những ngày đầu mới thành lập chỉ với Trung tâm xét nghiệm y khoa với thiết bị chủ yếu làm thủ công và bán tự động.

Hiện nay với quy mô và cơ sở vật chất máy móc kỹ thuật hiện đại. Cùng bộ phận chuyên viên giàu kinh nghiệm, đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp và tận tình. Công Ty TNHH Tass Care đã cho ra đời thêm nhiều mảng hoạt động khác như: Tiêm chủng, Tư vấn sức khỏe cùng chuyên gia, Trung tâm chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Nhằm phục vụ tốt hơn nữa về nhu cầu chăm sóc sức khỏe của cộng đồng

Năm 2020 Tass Care với một bước tiến mới - trở thành nhà phân phối độc quyền tại Việt Nam về sản phẩm xét nghiệm CircleDNA.

Với phương châm hết mình vì bệnh nhân, hoạt động liên tục 24/7, Trung tâm xét nghiệm y khoa Tass Care ngày càng có được lòng tin của khách hàng, đối tác và dần khẳng định vị trí của mình trong lĩnh vực xét nghiệm.

1. Không kiểm tra sức khỏe theo định kỳ

Không đến gặp bác sĩ điều trị hoặc không thường xuyên kiểm tra y tế là một trong những yếu tố nguy hiểm nhất đối với sức khỏe của bạn. Darren P. Mareiniss, trợ lý Giáo sư về Y học Cấp cứu Trường Cao đẳng Y tế Sidney Kimmel - Đại học Thomas Jefferson [Mỹ] cho biết: “Không tầm soát ung thư vú, ung thư ruột kết và ung thư tuyến tiền liệt có thể dẫn đến việc bỏ lỡ cơ hội điều trị thành công ung thư giai đoạn đầu, dẫn đến việc phát hiện bệnh muộn hơn"

Ngoài ra, việc không thông báo các triệu chứng hoặc việc không khám bệnh của bạn có thể dẫn đến các vấn đề y tế nghiêm trọng không được chẩn đoán, không được điều trị kịp thời và cuối cùng dẫn đến kết quả xấu.

2. Lối sống ít vận động và nguy cơ béo phì

Lối sống ít vận động cũng cực kỳ nguy hại cho sức khỏe của bạn. Bởi nó góp phần gây béo phì và có thể gây ra tình trạng mất canxi ở tuổi già.

Tiến sĩ Mareiniss giải thích: “Béo phì là nguy cơ phát triển bệnh tăng huyết áp, tiểu đường loại 2, bệnh mạch vành, viêm khớp, ngưng thở khi ngủ và xơ vữa động mạch".

"Giảm cân có thể giảm thiểu đáng kể nguy cơ này và thực sự đẩy lùi những căn bệnh nguy hiểm một cách hiệu quả." Mareiniss nói.

3. Thói quen ngủ ít

Tiến sĩ Mareiniss giải thích, "Thói quen ngủ ít có thể làm tăng nguy cơ đau tim, béo phì, tiểu đường và rối loạn nội tiết." Và ngủ ít gây ra những tác hại nghiêm trọng, gây chứng buồn ngủ vào ban ngày.

Hơn nữa, Tiến sĩ Mareiniss cho biết thêm, chứng ngưng thở khi ngủ cũng rất nguy hại cho sức khoẻ, bởi nó có thể dẫn đến việc suy tim bên phải; tăng áp động mạch phổi. Ông cho biết: “Những bệnh nhân bị chứng ngưng thở, khi ngủ thường ngáy và có những cơn ngưng thở [không thở được]".

4. Không chăm sóc răng miệng

Chăm sóc răng miệng luôn phải được ưu tiên. Tiến sĩ Mareiniss nói: “Chăm sóc răng miệng kém sẽ gây hôi miệng và sâu răng".

5. Không sử dụng thuốc theo chỉ định

Không tuân thủ thuốc là một trong những điều nguy hiểm nhất ảnh hưởng đến sức khỏe.

"Tùy thuộc vào bệnh và loại thuốc, việc không tuân thủ có thể dẫn đến một loạt các tình trạng khẩn cấp", Tiến sĩ Mareiniss nói. Ví dụ, không tuân thủ insulin hoặc thuốc uống hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường có thể dẫn đến nhiễm toan ceton do tiểu đường [DKA] hoặc trạng thái tăng đường huyết hyperosmolar [HHS] đe dọa tính mạng.

Ngoài ra, bệnh nhân suy tim có thể bị đợt cấp nếu không dùng thuốc lợi tiểu, bệnh nhân có tiền sử thuyên tắc phổi hoặc huyết khối tĩnh mạch sâu có thể bị thuyên tắc phổi đe dọa tính mạng nếu họ không tuân thủ chống đông máu...

6. Không tuân theo chế độ ăn kiêng được khuyến nghị

Nếu bác sĩ của bạn đề xuất một chế độ ăn uống cụ thể, hãy tuân theo nó. "Đối với bệnh nhân suy tim, không tuân thủ chế độ ăn ít natri có thể dẫn đến đợt cấp và phải nhập viện. Tương tự, đối với bệnh nhân đái tháo đường, việc không hạn chế lượng đường/carbohydrate có thể dẫn đến tăng đường huyết,...", Tiến sĩ Mareiniss nói.

7. Dành quá nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời

Không sử dụng kem chống nắng có thể dẫn đến bỏng và tăng nguy cơ ung thư da. "Đặc biệt đối với những người da trắng và bệnh nhân có tiền sử gia đình bị ung thư da, nên sử dụng kem chống nắng để tránh bỏng và nguy cơ ung thư", Tiến sĩ Mareiniss nói.

8. Bỏ bữa sáng

Mặc dù nhiều người không có đủ thời gian vào buổi sáng để ăn hoặc có thể cảm thấy không đói khi thức dậy, nhưng việc bỏ bữa sáng có thể dẫn đến những tác hại về lâu dài.

Lý do đơn giản nhất cho mối liên quan này là vì bạn có nhiều khả năng ăn quá nhiều trong ngày nếu bạn không ăn sáng. Ăn quá nhiều có thể dẫn đến tăng huyết áp và tắc nghẽn động mạch. Và điều cần thiết là không chỉ ăn sáng mỗi ngày mà còn phải đảm bảo nó đủ dinh dưỡng.

9. Hút thuốc lá

Tiến sĩ Mareiniss giải thích rằng hút thuốc là điều tồi tệ nhất mà bệnh nhân có thể làm với chính họ. Ông cho biết:"Nó không chỉ là nguy cơ đối với mọi loại ung thư mà còn làm tăng khả năng mắc bệnh mạch vành, xơ vữa động mạch, chấn thương thận, tăng huyết áp và đột quỵ. Nó còn trực tiếp gây ra bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, ung thư phổi và khí phế thũng".

Sức khỏe là một yếu tố quan trọng đối với sự sống, vì vậy không có gì ngạc nhiên khi hầu hết mọi xã hội trên thế giới đều nêu định nghĩa về sức khỏe theo nhiều góc độ khác nhau.

Bên cạnh các yếu tố về thể chất và tinh thần, yếu tố xã hội cũng có tác động không nhỏ đến sức khỏe của chúng ta. Hãy cùng Vinanutrifood tìm hiểu 5 yếu tố xã hội đang ảnh hưởng đến sức khỏe qua bài viết sau!

Ô nhiễm không khí

Tình trạng ô nhiễm đáng báo động tại các thành phố lớn ở Việt Nam là một trong những yếu tố hàng đầu tác động xấu đến sức khỏe. Lượng khí thải độc hại, bụi mịn trong không khí là nguyên nhân chính gây suy yếu đường hô hấp, viêm phế quản, thậm chí ung thư phổi.

Đây là một phần lý do vì sao người dân ở các thành phố lớn thường dễ gặp vấn đề về hô hấp hơn người sinh sống ở nông thôn, vùng núi.

Để bảo vệ sức khỏe, bạn đừng quên đeo và thay khẩu trang thường xuyên khi ra đường. Thỉnh thoảng bạn có thể tự thưởng cho bản thân một chuyến đi chơi xa, hòa mình cùng thiên nhiên để tận hưởng không khí trong lành.

Bên cạnh đó, bạn cũng đừng quên dành thời gian dọn dẹp cho thoáng đãng ngôi nhà mình thường xuyên. Hãy lên lịch định kỳ quét, lau dọn nhà cửa, thường xuyên vệ sinh cho thú cưng, sử dụng chất tẩy rửa hữu cơ như chanh, giấm thay cho các hóa chất độc hại.

Với những nhà có sân vườn, bạn có thể cải thiện không khí trong nhà bằng cách sắp xếp góc vườn nhỏ trên gác mái, trồng thêm cây xanh, trang bị các thiết bị lọc không khí và quạt thông gió chuyên nghiệp.

Dịch bệnh và các hệ lụy khác

Đại dịch Covid-19 bùng phát kéo theo vô số tác động tới hệ thống an sinh xã hội như thất nghiệp, giảm lương, gián đoạn việc học và gia tăng chi phí y tế. Trạng thái bất ổn này dẫn đến tình trạng căng thẳng, lo lắng cũng như suy giảm sức đề kháng. Cơ thể bạn dễ gặp các vấn đề liên quan đến bệnh loét dạ dày, cao huyết áp, tai biến mạch máu não hoặc thậm chí nhồi máu cơ tim về lâu dài.

Để giảm bớt áp lực và lo lắng, bạn nên chủ động thực hiện kế hoạch đối phó với rủi ro. Hãy duy trì quỹ dự phòng trong mọi tình huống khẩn cấp, tham gia bảo hiểm để gia tăng bảo vệ toàn diện là những giải pháp mà bạn có thể thực hiện ngay bây giờ. 

Theo đó, mức phí tham gia bảo hiểm khi bạn còn trẻ cũng thấp hơn và khoản tiền bạn có thể nhận được từ các gói bảo hiểm dài hạn cũng cao hơn.

Thực phẩm không an toàn

Thực phẩm bẩn luôn là một vấn đề nhức nhối của toàn xã hội. Chưa kể các món ăn ở cửa hàng thường sử dụng nhiều dầu mỡ và ít rau xanh. Do vậy nếu bạn là người thường xuyên ăn bên ngoài hay gọi món về nhà thì sẽ có nguy cơ gặp các vấn đề về tiêu hóa cao hơn người nấu ăn tại nhà. 

Việc thiếu hụt vitamin, chất xơ từ rau xanh hay dư thừa chất béo trong thời gian dài dễ dẫn đến các vấn đề thừa cân, béo phì, gây ra các bệnh về tim mạch, tiểu đường.

Để đảm bảo sức khỏe, bạn nên tăng cường tự nấu ăn tại nhà, hãy chọn mua thực phẩm từ các nguồn đảm bảo có chứng nhận đáng tin cậy. Nếu muốn ăn bên ngoài, bạn hãy chọn những nhà hàng, quán ăn chế biến sạch sẽ, an toàn và đừng quên cân bằng lượng rau trong bữa ăn nhé.

Thói quen hút thuốc lá

Trong thuốc lá chứa hơn 7000 độc chất hóa học [trong đó có hơn 70 chất gây ung thư]. Khói thuốc không chỉ là “sát thủ vô hình” cho sức khỏe người hút mà còn có ảnh hưởng xấu đến người vô tình hít phải, đặc biệt là người già, phụ nữ và trẻ em. 

Thống kê cho thấy rằng mỗi điếu thuốc được hút tương đương với 5.5 giây cuộc sống bị mất đi. Bởi thế tuổi thọ trung bình của người hút thuốc lá thường ít hơn 5-8 năm so với những người không hút thuốc.

Mặc dù biết tác hại như thế nhưng hút thuốc lá vẫn là một trong những thói quen “dễ mắc khó bỏ” của nhiều người. Hãy đơn giản hóa quá trình cai nghiện thuốc lá bằng việc giảm dần liều lượng, nhai kẹo cao su hay tập trung vào một hoạt động giải trí khác để quên đi cảm giác thèm thuốc. 

Còn nếu bạn là người không hút thuốc, hãy chủ động tránh xa những khu vực có khói thuốc lá để không hít phải khói thuốc thụ động. Đừng ngần ngại đề nghị người đối diện ngưng sử dụng thuốc lá hay di chuyển sang khu vực dành riêng cho người hút thuốc để bảo vệ sức khỏe của bản thân nhé.

Văn hóa uống rượu bia

Theo thống kê, Việt Nam là quốc gia tiêu thụ bia nhiều nhất ở khu vực Đông Nam Á và thứ 3 ở Châu Á, chỉ sau Nhật Bản và Trung Quốc. Thói quen uống rượu, bia thường xảy ra khi gặp gỡ bạn bè hay tiếp khách trong thời gian dài gây tác hại lớn cho sức khỏe. 

Người thường xuyên sử dụng rượu bia dễ có nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như cao huyết áp, viêm loét dạ dày, tá tràng, xơ gan, tiểu đường, thậm chí các bệnh hiểm nghèo như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, ung thư gan,…

Không chỉ vậy, nếu đang trong trạng thái say xỉn mà vẫn lái xe là bạn đang đặt cược tính mạng bản thân và người khác. Hãy học cách từ chối, uống rượu bia có kiểm soát để bảo vệ sức khỏe và an toàn của bản thân nhé!

Video liên quan

Chủ Đề