Nín thở được bao lâu

Con người có thể nhịn thở và ăn uống trong bao lâu? Đây là những vấn đề nhiều người còn khá băn khoăn và gây nhiều tranh cãi. Dưới đây là một số thông tin hữu ích bạn đọc nên tham khảo để có thông tin cụ thể.

1. Thở, ăn và uống – Nhu cầu bắt buộc của con người

Như đã biết, cơ thể con người chúng ta được cấu tạo với 60% là nước, 6% là chất khoáng, 16% là chất béo, 18% là chất đạm. Đây là một bộ máy sinh học được cấu tạo tinh vi phức tạp với nhiều cơ quan và hệ thống khác nhau… Muốn hoạt động được, bộ máy “con người” phải được cung cấp đầy đủ năng lượng, thông qua hoạt động chuyển hóa, “đốt cháy”, cũng như oxy hóa thức ăn,…

Hệ hô hấp là nguồn cung cấp oxy cho việc “đốt cháy” và oxy hóa thức ăn để tạo ra năng lượng, đồng thời tống khứ chất thải ra bên ngoài. Trong khi đó, hệ tiêu hóa giúp bạn cung cấp “nhiên liệu” là năm nhóm thức ăn cần thiết gồm: carbohydrate [đường, bột], chất béo [dầu, mỡ], chất đạm [protein], chất khoáng, và các vitamin cho quá trình đốt cháy sản sinh năng lượng. Do vậy, việc thở, ăn và uống là nhu cầu bắt buộc phải có để giúp con người có thể tồn tại.

Các nhà dinh dưỡng đã tính toán cụ thể nhu cầu cho mỗi kg cơ thể/ ngày như sau: Năng lượng tối thiểu để duy trì sự sống là 30 kcalo; Nước cần có 100-150 ml; Chất đạm cần có 1-2 gram, Chất béo cần 3-5 gram, carbohydrate cần 6 – 10 gram. Bên cạnh đó, muối khoáng và vitamin là các yếu tố vi lượng đi kèm theo các món ăn mà con người sử dụng.

Muốn hoạt động được, bộ máy “con người” phải được cung cấp đầy đủ năng lượng

2. Giải đáp: Con người có thể nhịn thở và ăn uống trong bao lâu?

Để trả lời cho thắc mắc “Con người có thể nhịn thở và ăn uống trong bao lâu“, chúng tôi sẽ giúp bạn làm rõ từng vấn đề như sau:

2.1. Có thể nhịn thở trong bao lâu?

Khi ngừng thở do ngưng tim đột ngột, ngộp thở, siết cổ,… cơ thể sẽ thiếu oxy, và cơ quan đầu tiên bị ảnh hưởng là hệ thần kinh trung ương, não bộ. Nói chung, tổn thương thường bắt đầu sau 1 phút bị hết oxy và càng lúc càng nặng dần: Từ 30-180 giây thiếu oxy sẽ mất ý thức; sau 1 phút, tế bào não bắt đầu chết; sau 3 ba phút, nơ-ron bị tổn thương nhiều hơn, và sẽ có di chứng; sau 5 phút, cái chết sắp xảy ra; sau 10 phút, hôn mê và chắc chắn có di chứng tổn thương não lâu dài, sau 15 phút, không thể nào cứu sống.

Nín thở là động thái ngưng thở tạm thời như khi lặn nước, khi bị ngạt khói, đi vùng khí độc… Người thường khỏe mạnh, trung bình có thể nín thở từ 3-5 phút. Dĩ nhiên, có những trường hợp ngoại lệ: Một số người tập luyện thường xuyên có khả năng sử dụng oxy hiệu quả hơn, cho phép não có thể chịu thiếu oxy lâu hơn. Những người thợ lặn, vận động viên thường xuyên tập luyện có thể nín thở dài hơn.

2.2. Có thể nhịn uống nước bao lâu?

Hơn 60% cơ thể người là nước, và mọi quá trình chuyển hóa, phát triển của tế bào xảy ra trong nước: là môi trường cho các phản ứng sinh hóa, điều hòa nhiệt độ cơ thể qua việc thải mồ hôi và hô hấp, chất bôi trơn cho khớp, giúp tẩy rửa và thải chất độc qua nước tiểu.v.v….

Trong cơ thể con người luôn luôn có sự cân bằng động [homeostasis] giữa lượng nước mất đi qua nước tiểu, phân, nước bọt, mồ hôi, thở, và lượng nước bù đắp lại qua thức ăn, nước uống và chuyển hóa thức ăn tạo ra. Hằng ngày, lượng nước luân chuyển, mất đi [thải ra] và thu nhận [uống vào] trung bình là 2.500 ml. Mất sự cân bằng động này con người sẽ lâm bệnh.

Mất nước [dehydration] là tình trạng nước cấp vì các bệnh lý như tiêu chảy, nôn mửa nhiều, xuất huyết, đái tháo nhạt…. Khi nhịn khát, cơ thể không đủ nước, nhiều hệ thống chức năng bị ảnh hưởng: Các tế bào thần kinh não, neuron, bị “teo lại” và sẽ điều khiển thận giảm lọc, nước tiểu sẽ ít đi; Hệ thống điều hòa thân nhiệt bị rối loạn, cơ thể sẽ tăng nhiệt độ gây trúng nóng; Chất điện giải bị mất cân bằng; Huyết áp thay đổi…

Việc nhịn uống nước quá lâu sẽ khiến nhiều hoạt động trong cơ thể bị ngưng trệ

2.3. Có thể nhịn ăn trong bao lâu?

Theo Archiv Fur Kriminologie, con người có thể nhịn ăn từ 8-21 ngày, nhưng phải uống nước đầy đủ. Theo Tạp chí Y học Anh BMJ tuyệt thực từ 21-40 ngày sẽ có dấu hiệu đe dọa mạng sống; khi mất 10% thể trọng bắt đầu có dấu hiệu và sẽ nguy hiểm tính mạng khi mất đến 18%. Theo tạp chí Dinh dưỡng, nam giới sẽ chết khi Chỉ số khối cơ thể BMI dưới 13, và phụ nữ khi BMI dưới 11.

Đừng vì giảm cân quá đà mà nhịn ăn sai cách

Hy vọng bài viết này đã giúp bạn có được lời giải đáp chính xác cho thắc mắc “Con người có thể nhịn thở và ăn uống trong bao lâu?”

Bác sĩ Xu Bin, Khoa Phục hồi chức năng, Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung Quốc tỉnh Sơn Tây cho biết, thực tế thời gian nín thở chỉ có thể cho biết cơ thể chịu đựng được tình trạng thiếu oxy trong bao lâu. Ngoài ra, mức độ chịu đựng tình trạng thiếu oxy không chỉ thể hiện ở chức năng phổi, mà còn phối kết hợp giữa nhiều cơ quan trên toàn cơ thể.

Do vậy mà việc kiểm tra sức khỏe phổi bằng cách nín thở không chính xác, để kiểm tra xem phổi có khỏe mạnh hay không, trước tiên bạn có thể đánh giá qua các triệu chứng cụ thể. Nếu bạn có các triệu chứng như ho, khó thở, đau ngực, tức ngực… thì có thể phổi đang gặp vấn đề, hãy đến bệnh viện để kiểm tra càng sớm càng tốt.

Trong đó, xét nghiệm chức năng phổi là phương pháp thông dụng và hiệu quả, chủ yếu dùng để phát hiện tình trạng đường hô hấp, thể tích phổi… từ đó phát hiện sớm các tổn thương ở phổi, đường thở và đánh giá mức độ nặng của bệnh. Còn chụp CT có thể kiểm tra xem sự bất thường của lồng ngực, mô phổi, tim và các mạch máu liên quan qua hình ảnh trực quan.

Ngoài việc thăm khám định kỳ, việc cải thiện chức năng phổi rất quan trọng. Bác sĩ Xu Bin đưa ra 6 phương pháp đơn giản nhưng hữu ích cho sức khỏe phổi như sau:

1. Xông hơi bằng nước nóng

Chuẩn bị một cốc nước nóng và hít hơi nóng vào phổi bằng mũi 1 cách từ từ ở khoảng cách an toàn. Hãy thực hiện việc này đều đặn 10 phút mỗi ngày, 1 lần vào buổi sáng và 1 lần vào buổi chiều, cách này không những cải thiện dung tích phổi và giảm sự phát triển của vi khuẩn mà còn ngăn ngừa các bệnh khác nhau về phổi.

2. Tập thể thao đều đặn

Tập thể dục nhịp điệu là một cách hiệu quả để cải thiện chức năng tim phổi, nên tập trên 10 phút mỗi ngày.Ngoài ra, các môn thể thao được khuyến khích bao gồm bơi lội, leo núi, chạy bộ, bóng bàn với tần suất 2-3 lần/tuần, mỗi lần trên 30 phút và cần duy trì đều đặn theo thời gian.

3. Xoa bóp huyệt

Bạn có thể thường xuyên xoa bóp các huyệt 2 bên mũi, khoảng 60 lần mỗi ngày, luân phiên theo chiều ngược và thuận kim đồng hồ. Cách này giúp thúc đẩy tuần hoàn máu ở phổi, loại bỏ lượng đờm tồn đọng trong phổi, có thể chống cảm lạnh, cường phổi và dưỡng phổi.

4. Bài tập nở ngực

Đầu tiên hãy thực hiện tư thế đứng, giữ 2 bàn chân rộng bằng vai rồi hít vào, từ từ duỗi thẳng hai tay lên từ bên hông và mở rộng ngực hết mức có thể. Trong khi mở rộng ngực, bạn nên ngẩng đầu lên, hạ tay xuống thì thở ra.

Bài tập nở ngực tuy đơn giản nhưng có tác dụng đả thông kinh mạch ở phổi, thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu, tống các chất cặn bã trong phổi ra ngoài. Mỗi ngày chỉ cần tập khoảng 10 phút, quan trọng là kiên trì thực hiện trong thời gian dài.

5. Cười và nuôi dưỡng phổi

Y học cổ truyền phương Đông cho rằng cảm xúc tiêu cực có thể làm hại phổi, việc kết hợp bài tập hít thở khi cười rất tốt cho chức năng tim phổi. Cười có thể mở rộng phổi, và mọi người sẽ hít thở sâu trong khi cười một cách vô thức để làm thông đường thở và giúp thở dễ dàng hơn.

Mỗi buổi sáng, hãy thả lỏng cơ thể, đồng thời hít vào sau đó cười thành tiếng cho đến khi thấy thiếu oxy, chớm khó thở thì dừng lại, thư giãn khoảng 10 giây sau đó lặp lại, tập 3-5 phút mỗi ngày.

6. Thở bằng bụng

Nằm xuống hoặc ngồi thẳng lưng với hai tay gập lại, giữ lòng bàn tay của bạn dưới rốn và hít vào từ từ bằng mũi cho đến khi có cảm giác bụng phình lên hết cỡ, không thể dung nạp thêm không khí nữa. Lúc này, hãy nín thở và cảm nhận sức căng phía trên khoang bụng trong khoảng 5-10 giây, sau đó thở ra từ từ. Lưu ý là nhịp thở phải đều và dài, tập càng chậm càng tốt, hít thở càng sâu và thời gian càng lâu càng tốt.

Hãy tập thở bằng bụng 30 phút mỗi ngày, bài tập này rất hữu ích trong việc tăng dung tích và củng cố chức năng phổi hiệu quả.

Nguồn và ảnh: Sohu, ETtoday, Healthline

Video liên quan

Chủ Đề