Nội dùng chăm sóc bà mẹ mang thai

Để hiểu rõ vấn đề này, phóng viên đã có cuộc trao đổi cùng BSCK.I Hoàng Thị Thu - Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Nghệ An.

PV: Xin bác sĩ cho biết phụ nữ mang thai cần đi khám thai và chăm sóc thai nghén như thế nào?

BSCK.I Hoàng Thị Thu: Ở Việt Nam hiện nay, mỗi thai phụ từ lúc có thai cho đến khi sinh phải được khám thai ít nhất là 3 lần vào 3 thời kỳ của quá trình thai nghén. Có như vậy mới quản lý được diễn biến của cuộc đẻ, giảm bớt được các tai biến cho mẹ và con.

Lần khám thai thứ nhất khi có thai trong 3 tháng đầu để xác định đúng mình có thai hay không, đồng thời phát hiện các bệnh lý của người mẹ và phát hiện dị tật bẩm sinh của thai nhi để tư vấn cho phù hợp.

Lần khám thai thứ 2 vào 3 tháng giữa để kiểm tra xem thai nhi có phát triển bình thường không, xem cơ thể người mẹ có thích nghi tốt với thai nghén hay không, đồng thời tiêm phòng uốn ván mũi thứ nhất.

Lần khám thứ 3 vào 3 tháng cuối để kiểm tra xem thai có thuận không, có phát triển bình thường không; bà mẹ có nguy cơ gì do thai nghén 3 tháng cuối gây ra không; tiêm mũi uốn ván thứ 2; dự kiến ngày sinh và lựa chọn cơ sở y tế để sinh con.

Ngoài ra, khi có triệu chứng bất thường như đau bụng, ra máu, ra nước âm đạo, phù, nhức đầu, chóng mặt, mờ mắt..., cần nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và theo dõi.

Từ đầu năm đến nay, phòng khám của CDC Nghệ An đã thực hiện khám thai 2.544 lượt; sàng lọc ung thư cổ tử cung 3.605 ca; thực hiện sàng lọc dị tật bẩm sinh [Double Test] trong giai đoạn 3 tháng đầu 283 ca; khám phụ khoa 6.666 lượt...

Cần đi khám thai định kỳ để phát hiện các yếu tố nguy cơ, tránh tai biến cho mẹ và con.

PV: BS cho biết chế độ dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai quan trọng như thế nào?

BSCK.I Hoàng Thị Thu: Người mẹ trong quá trình mang thai cần được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng để đảm bảo sự phát triển của thai, rau thai, khối lượng máu trong cơ thể mẹ tăng và tăng dự trữ mỡ cho tạo sữa sau này.

Đối vối phụ nữ trong thời kỳ mang thai, nhu cầu năng lượng ngày càng tăng, đặc biệt là thời kỳ thai 3 tháng cuối. Theo bảng nhu cầu khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng về năng lượng hàng ngày cho phụ nữ như sau: Phụ nữ tuổi sinh đẻ cần 2.200Kcal/ bữa ăn; Phụ nữ có thai 3 tháng cuối thêm 450Kcal/bữa ăn,  tương đương với thêm 1 bát cơm đầy và thức ăn kèm theo mỗi ngày.

Ngoài cơm [và lương thực khác] ăn đủ no, bữa ăn cho bà mẹ có thai cần có thức ăn để bổ sung chất đạm và chất béo giúp việc xây dựng và phát triển cơ thể của trẻ. Trước hết, cần chú ý đến các nguồn chất đạm từ các thức ăn thực vật như đậu tương, đậu xanh, các loại đậu khác, vừng, lạc và các loại rau có màu xanh đậm. Đây là những thức ăn giá rẻ hơn thịt, có lượng đạm cao, lại có lượng chất béo nhiều giúp tăng năng lượng bữa ăn và giúp hấp thu tốt các nguồn vitamin tan trong dầu. Ngoài ra, cần ăn đủ chất đạm động vật, các loại thuỷ sản như tôm, cua, cá, ốc... và có điều kiện nên có thêm thịt, trứng, sữa...

Bà mẹ mang thai cần bổ sung các chất khoáng, canxi, sắt, acid folic, vitamin C làm tăng sức đề kháng của cơ thể, hỗ trợ hấp thu sắt từ bữa ăn góp phần phòng chống thiếu máu do thiếu sắt. Acid folic tham gia tạo máu cũng là những chất cần thiết trong quá trình phát triển của thai. Vitamin C và acid folic có nhiều trong các quả chín, rau xanh.

PV: Nếu không bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, hậu quả của việc suy dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai như thế nào?

BSCK.I Hoàng Thị Thu: Thứ nhất, làm tăng nguy cơ tử vong và để lại biến chứng cho sản phụ. Tăng nguy cơ nhiễm bệnh, thiếu máu, hay ốm yếu và giảm hoạt động.

Thứ hai, tăng nguy cơ thai chết lưu, chết sơ sinh; Tăng nguy cơ đẻ non, trẻ sinh ra nhẹ cân; Dị tật bẩm sinh; Tổn thương não; Chậm phát triển trí tuệ; Tăng nguy cơ nhiễm bệnh...

PV: Người mẹ mang thai, chế độ nghỉ ngơi, lao động ra sao?

BSCK.I Hoàng Thị Thu: Khi có thai, nên hoạt động nhẹ nhàng và không nên làm việc quá nặng, nhất là trong những tháng cuối để tránh đẻ non. Tập thể dục rất cần cho thai phụ vì giúp cho tinh thần được sảng khoái, tuần hoàn lưu thông, thai phụ ăn ngủ được, nhưng phải tập đúng mức, tập những động tác nhẹ nhàng, tập thở sâu, thở đều, co duỗi chân tay. Không nên chơi các môn thể thao và điền kinh nặng.

Nghỉ ngơi là việc cần thiết cho thai phụ và thai nhi. Không nên nghỉ ngơi hoàn toàn, vì như vậy người mẹ sẽ không khoẻ mạnh, đẻ khó. Trong tháng cuối trước khi đẻ, bụng to nhanh, nặng, thai phụ đi lại cũng khó khăn, đồng thời tháng cuối cùng là tháng thai nhi tăng cân nhanh, tốt nhất sản phụ nên nghỉ làm việc 1 tháng trước khi đẻ để có lợi cho cả mẹ và con.

PV: Cảm ơn BS!


Từ Thành [thực hiện]

Chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu trong suốt 40 tuần của thai kỳ góp phần quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Do vậy, để bé phát triển khỏe mạnh toàn diện thì mẹ bầu cần phải bổ sung đúng chất dinh dưỡng.

Trong quá trình phát triển của thai nhi, dinh dưỡng của bé sẽ phụ thuộc vào dinh dưỡng của người mẹ. Nguồn dinh dưỡng từ mẹ sẽ theo máu qua nhau thai để cung cấp cho em bé. Việc có một chế độ dinh dưỡng chuẩn bị mang thai và trong quá trình 40 tuần mang thai đầy đủ sẽ giúp người mẹ và bé có sức đề kháng tốt, tránh mắc bệnh, đủ sức khỏe để sinh con, hồi phục sau sinh sớm, có đủ sữa cho con bú.

Nếu mẹ có dinh dưỡng khi mang thai tốt sẽ giúp con không bị suy dinh dưỡng bào thai, suy thai, chậm phát triển tâm thần, vận động.

Trẻ hấp thụ dinh dưỡng từ mẹ qua nhau thai

Trong quá trình mang thai, người mẹ cần thực hiện theo một số nguyên tắc dưới đây để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé:

  • Điều chỉnh chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống lành mạnh của mẹ bầu góp phần quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển của em bé. Muốn bé phát triển khỏe mạnh toàn diện thì mẹ cần có chế độ dinh dưỡng đúng.
  • Nói không với những thực phẩm có hại: Những thực phẩm có hại không tốt cho cả mẹ và bé. Gây những biến chứng có thể nguy hiểm cho bé và mẹ.
  • Không được ăn kiêng khi mang thai: Ăn kiêng khi mang thai sẽ tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho mẹ và bé, việc giảm cân làm giảm cân nặng của cơ thể người mẹ và giảm hấp thu sắt, axit folic và những các loại vitamin và khoáng chất thiết yếu khác.Tuy nhiên, không phải bất cứ thứ gì mẹ bầu cũng nên ăn nhiều, bởi nhiều quá cũng gây ảnh hưởng đến mẹ và bé.

Dinh dưỡng chuẩn bị mang thai hay trong suốt quá trình mang thai là một điều cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Do vậy, mẹ bầu cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý như sau:

  • Tăng thêm năng lượng: Mẹ bầu cần phải tăng thêm nhu cầu năng lượng, nếu như phụ nữ tuổi sinh đẻ cần 2200Kcal/ ngày thì phụ nữ có thai, đặc biệt là 3 tháng cuối cần 2550 Kcal/ngày.
  • Bổ sung đạm, chất béo: Bổ sung chất đạm tăng thêm 15g/ngày so với bình thường và chất béo chiếm 20% tổng năng lượng, khoảng 40g.

Bổ sung đạm và chất béo trong thai kỳ

  • Bổ sung sắt: Sắt là một trong những khoáng chất cần có trong dinh dưỡng cho người mới mang thai. Phụ nữ mang thai nên bổ sung 60mg sắt nguyên tố/ngày. Thiếu sắt dẫn đến thiếu máu ở người mẹ và cân nặng của trẻ sơ sinh. Các thực phẩm chứa sắt gồm: thịt, cá, trứng, nghêu, sò, ốc, hến, ngũ cốc, đậu đỗ, tiết.
  • Bổ sung Canxi: Phụ nữ mang thai cần bổ sung lượng canxi là 800- 1000mg mỗi ngày. Canxi có nhiều trong tôm, cua, cá, sữa và chế phẩm của sữa hoặc uống bổ sung viên canxi kèm theo vitamin D.
  • Bổ sung kẽm: Thiếu kẽm có thể gây vô sinh, sảy thai, sinh non ... Nhu cầu kẽm của người mẹ mang thai là 15mg/ngày. Kẽm có trong thịt, cá, hải sản.
  • Bổ sung iốt: Nếu thiếu iốt ở phụ nữ mang thai có thể gây sảy thai, đẻ non, trẻ sinh ra có thể bị thiểu năng, liệt tay hoặc chân, nói ngọng, điếc, câm... Cá biển, sò, rong biển... là những thực phẩm có chứa Iốt; đồng thời phụ nữ mang thai nên sử dụng muối, bột canh.
  • Bổ sung Axit Folic: Đây là vitamin không thể thiếu đối với dinh dưỡng khi mang thai của mẹ bầu. Thiếu axit folic có thể dẫn đến thiếu cân ở trẻ, tăng dị tật ống thần kinh. Nguồn cung cấp axit folic cho mẹ bầu gồm: rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, ....
  • Bổ sung Vitamin A: Là vitamin có vai trò đặc biệt trong hoạt động thị giác, tăng cường miễn dịch trong cơ thể. Vitamin có nhiều trong thức ăn tự nhiên như sữa, gan, trứng, rau xanh, nhất là rau ngót, rau dền, rau muống....
  • Bổ sung Vitamin D: Vitamin D giúp hấp thu các khoáng chất canxi, phospho. Nếu phụ nữ mang thai thiếu vitamin D, trẻ bị còi xương ngay trong bụng mẹ, thóp lâu liền. Vitamin D có nhiều trong phomat, cá, trứng, sữa,...

Thóp trẻ lâu liền khi mẹ thiếu vitamin D trong thai kỳ

  • Vitamin B1, B2: Vitamin B1 giúp chuyển hoá gluxit, chống bệnh tê phù ở phụ nữ mang thai; vitamin B1 có trong ngũ cốc và các hạt họ đậu. Vitamin B2 tham gia quá trình tạo máu; vitamin B2 có nhiều trong thức ăn động vật, sữa, các loại rau, đậu...
  • Vitamin C: Vitamin C là loại vitamin rất quan trọng trong dinh dưỡng khoa học cho 40 tuần mang thai, bởi vitamin này giúp tăng sức đề kháng, hỗ trợ hấp thu sắt, phòng chống thiếu máu, vì vậy bà bầu cần phải bổ sung vitamin C hằng ngày. Vitamin C chủ yếu có trong trái cây như: Ổi, cam, kiwi,...

Ngoài việc có một chế độ dinh dưỡng khoa học trong suốt 40 tuần thai kỳ, mẹ bầu cũng cần phải chú ý một số vấn đề sức khỏe liên quan đến dinh dưỡng và xử lý đúng khi gặp phải như sau:

  • Khó tiêu, táo bón thai kỳ: Do sự phát triển của thai nhi nên áp lực của tử cung ngày càng lớn lên hệ tiêu hóa, do vậy mẹ bầu cần chia nhỏ bữa ăn, không ăn quá no trước khi đi ngủ, ăn chậm nhai kỹ và ngồi thẳng khi ăn. Mẹ bầu cũng nên uống nhiều nước [8 ly/ngày ~ 2 lít], ăn thức ăn có nhiều chất xơ.
  • Nôn ói: Tình trạng này thường xảy ra vào tuần 6-16 thai kỳ. Mẹ bầu nên tránh thức ăn có mùi nồng, dùng thức ăn có nhiều bột đường, ít chất béo. Sáng sớm ngủ dậy nên uống một ly nước nóng với bánh mì hoặc bánh quy.

Nôn ói thường xảy ra ở những tuần đầu thai kỳ

  • Mệt mỏi: Phụ nữ có thai thường mệt mỏi do trọng lượng cơ thể tăng lên nhiều. Vì vậy nên làm việc theo khả năng, không được làm việc quá sức; tránh làm việc ở trên cao và ngâm mình dưới nước; vận động nhẹ nhàng; ngủ mỗi ngày ít nhất 8 giờ, nên ngủ trưa 30 phút đến 1 giờ; tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, lo âu; giữ môi trường sống trong lành, tránh khói thuốc lá, bụi.

Tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện có dịch vụ thai sản trọn gói như một giải pháp giúp mẹ bầu an tâm vì đã có sự đồng hành của đội ngũ y bác sĩ trong suốt thai kỳ. Khi lựa chọn Thai sản trọn gói, thai phụ được:

  • Quá trình mang thai được theo dõi bởi đội ngũ bác sĩ giàu chuyên môn
  • Thăm khám đều đặn, phát hiện sớm các vấn đề bất thường
  • Thai sản trọn gói giúp thuận tiện cho quá trình sinh đẻ
  • Trẻ sơ sinh được chăm sóc toàn diện

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Khám thai lần đầu vào lúc nào và cần khám những gì?

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề