Nồng độ cồn bao nhiêu thì bị phạt?

Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ sửa đổi 21 điều với 39 hành vi, nhóm hành vi được mô tả lại; 55 hành vi, nhóm hành vi được bổ sung. Trong đó, Nghị định 100/2019/NĐ-CP tăng mức xử phạt tối đa và thời hạn tước giấy phép lái xe đối với các hành vi vi phạm quy định về nồng độ cồn.

Đặc biệt, điểm mới nhất của Nghị định 100/2019/NĐ-CP là ở chỗ, Nghị định bổ sung quy định xử phạt đối với các vi phạm của người điều khiển giao thông sử dụng rượu, bia, để thống nhất với Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia 2019 có hiệu lực từ ngày 01/01/2020. Cụ thể: 

Đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp điện:

 + Phạt tiền từ 80.000 - 100.000 nếu điều khiển xe trên đường mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn chưa vượt quá 50 miligam/100 mililit máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.

+ Phạt tiền từ 200.000 - 300.000 nếu điều khiển xe máy trên đường mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.

+ Phạt tiền từ 400.000 - 600.000 nếu điều khiển xe máy trên đường mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam//100 mililit máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.

Đối với xe máy

 + Phạt tiền từ 2.000.000 - 3.000.000 nếu điều khiển xe máy trên đường mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn chưa vượt quá 50 miligam/100 mililit máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.

+ Phạt tiền từ 4.000.000 - 5.000.000 nếu điều khiển xe máy trên đường mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.

+ Phạt tiền từ 6.000.000 - 8.000.000 nếu điều khiển xe máy trên đường mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam//100 mililit máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.

Đối với xe máy kéo, xe máy chuyên dùng

+ Phạt tiền từ 3.000.000 - 5.000.000 nếu điều khiển xe trên đường mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn chưa vượt quá 50 miligam/100 mililit máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.

 + Phạt tiền từ 6.000.000 - 8.000.000 nếu điều khiển xe máy trên đường mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.

+ Phạt tiền từ 16.000.000 - 18.000.000 nếu điều khiển xe máy trên đường mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam//100 mililit máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.

Đối với ô tô

+ Phạt tiền từ 6.000.000 - 8.000.000 nếu điều khiển xe trên đường mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn chưa vượt quá 50 miligam/100 mililit máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở (Nghị định 46 chưa quy định).

+ Phạt tiền từ 16.000.000 - 18.000.000 nếu điều khiển xe máy trên đường mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.

+ Phạt tiền từ 30.000.000 - 40.000.000 nếu điều khiển xe máy trên đường mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam//100 mililit máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.

Ngoài ra, tương ứng với từng mức độ vi phạm như nêu trên, người vi phạm còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 10 đến 12 tháng, 16 đến 18 tháng và 22 đến 24 tháng (trừ trường hợp người điều khiển xe đạp, xe đạp điện).

Nồng độ cồn bao nhiêu thì bị giữ xe?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 82 Nghị định 100 được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 32 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP thì tất cả hành vi vi phạm về nồng độ cồn đều bị tạm giữ xe. Thời hạn tạm giữ xe tối đa sẽ là 7 ngày.

Cách tính đơn vị cồn trong rượu, bia

Theo hướng dẫn tại Khoản 1 Phần I Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 4946/QĐ-BYT ngày 26/11/2020 thì:

Đơn vị cồn là đơn vị đo lường dùng để quy đổi rượu, bia và đồ uống có cồn khác với nồng độ khác nhau về lượng cồn nguyên chất. Một đơn vị cồn tương đương 10 gam cồn (ethanol) nguyên chất chứa trong dung dịch uống.

Xung quanh thông tin nồng độ cồn dưới 0,5023 mg/ml máu thì coi đó là cồn tự nhiên trong cơ thể nhưng trên thực tế chỉ cần phát hiện có nồng độ cồn trong máu, người điều khiển ô tô, xe máy sẽ bị phạt, Bộ Y tế đã thông tin cụ thể về việc này.

Trong bối cảnh tình hình sử dụng rượu, bia ở Việt Nam đang ở mức cao, có xu hướng gia tăng nhanh và những ảnh hưởng bất lợi của việc sử dụng rượu, bia đối với sức khỏe, kinh tế - xã hội đang ngày càng gia tăng, đặc biệt rượu, bia là một trong 3 nguyên nhân hàng đầu làm gia tăng tỉ lệ tai nạn giao thông ở nam giới trong độ tuổi 15 - 49 và tai nạn giao thông liên quan đến rượu, bia ước tính chiếm 36,2% ở nam giới và 0,7% ở nữ giới, Quốc hội đã quyết định quy định cấm điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.

Theo bà Trần Thị Trang - Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế), Luật Giao thông đường bộ năm 2008 đã quy định cấm điều khiển ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn và đã áp dụng ổn định đối với người điều khiển ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trong 10 năm trước khi Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia được ban hành.

Hiện, Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia đã kế thừa quy định này, mở rộng thêm đối với người điều khiển xe máy và các phương tiện giao thông khác.

Hiện nay, các văn bản quy phạm pháp luật không có quy định về cồn tự nhiên trong cơ thể. Tại khoản 5 Điều 2, Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia quy định cấm điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn và Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt cũng đã quy định xử phạt đối với các hành vi liên quan đến điều khiển phương tiện khi trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.

Do đó, người điều khiển phương tiện giao thông khi có nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở là vi phạm quy định tại Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ.

Tại Quyết định số 320/QĐ-BYT ngày 23/1/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế có quy định về định lượng Ethanol (định lượng nồng độ cồn) trong máu. Tại điểm IV "nhận định kết quả" có ghi:

- Trị số bình thường: < 10,9 mmol/l (tương đương 50 mg/100 ml).

- Ethanol từ 10,9 - 21,7 mmol/l: Biểu hiện đỏ mặt, nôn mửa, phản xạ chậm chạp, giảm nhạy bén; từ 21,7 mmol/l: Biểu hiện ức chế thần kinh trung ương; từ 86,8 mmol/l: Có thể gây nguy hại cho tính mạng.

Đây là sự phân loại các ngưỡng nồng độ cồn tương ứng với mức độ biểu hiện ảnh hưởng sức khỏe, tính mạng theo chuyên môn y tế.

Mức <10,9 mmol/l là biểu thị kết quả có nồng độ cồn trong máu nhưng ở mức nhỏ hơn 10,9 mmol/l (tương đương 50 ml/100 ml máu), không đồng nghĩa với cách hiểu "cho phép trong máu có cồn dưới 0.5023 mg/ml máu" hay "coi đó là cồn tự nhiên trong cơ thể".

Do đó, theo đại diện Vụ Pháp chế (Bộ Y tế), trường hợp lái xe có trị số nồng độ cồn trong máu <10,9 mmol/l là có nồng độ cồn trong máu và áp dụng theo quy định tại Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và Nghị định 100/2012/NĐ-CP để xem xét, giải quyết.

Mức phạt vi phạm do nồng độ cồn vượt quá được quy định như thế nào?

Theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, có hiệu lực từ ngày 01/01/2020.

Mức xử phạt nồng độ cồn đối với ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô

“Phạt” tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở. Phạt bổ sung tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng.

Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. Phạt bổ sung tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng.

Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người điều khiển xe Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở; không CHẤP HÀNH yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ. Phạt bổ sung tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.

Mức xử phạt nồng độ cồn đối với xe mô tô, xe gắn máy

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở. Phạt bổ sung tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng.

Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. Phạt bổ sung tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng.

Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ. Phạt bổ sung tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.

Mức xử phạt nồng độ cồn đối với xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác

Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở

Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.

Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở; không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ.

Vi phạm nồng độ cồn có bị giữ xe không?

Tạm giữ xe (hay tạm giữ phương tiện) là một hình thức xử phạt được quy định tại Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.

Người có thẩm quyền xử phạt nồng độ cồn được phép tạm giữ phương tiện tối đa đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt đối với những hành vi vi phạm nồng độ cồn kể trên.

Như vậy, vi phạm nồng độ cồn có thể bị giữ xe đến 7 ngày.

Lưu ý: Đối với phương tiện giao thông vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu tổ chức, cá nhân vi phạm có địa chỉ rõ ràng, có điều kiện bến bãi, bảo quản phương tiện hoặc khả năng tài chính đặt tiền bảo lãnh thì có thể được giữ phương tiện vi phạm dưới sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Bị phạt nồng độ cồn bao nhiêu tiền?

Vi phạm nồng độ cồn chưa vượt quá 50 miligam/100 ml máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở, bị phạt từ 80.000 - 100.000 đồng. Vi phạm nồng độ cồn vượt quá 50 - 80 miligam/100 ml máu hoặc vượt quá 0,25 - 0,4 miligam/1 lít khí thở, bị phạt từ 300.000 - 400.000 đồng.

Nồng độ cồn trong khí thở bao nhiêu?

Nồng độ cồn bao nhiêu thì bị xử phạt vi phạm?.

Bị phạt nồng độ cồn giam xe bao lâu?

Người có thẩm quyền xử phạt nồng độ cồn được phép tạm giữ phương tiện tối đa đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt đối với những hành vi vi phạm nồng độ cồn kể trên. Như vậy, vi phạm nồng độ cồn có thể bị giữ xe đến 7 ngày.

Không thối nồng độ cồn bị phạt như thế nào?

Theo đó, người điều khiển ô tô không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ sẽ bị phạt tiền 30 triệu - 40 triệu đồng. Ngoài ra, tài xế còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 22 - 24 tháng.