Numerical Test là gì

Aptitude test là gì? Cách để vượt qua bài test

Aptitude test là bài kiểm tra năng lực, ngoài ra khái niệm Aptitude test là gì ko chỉ đơn giản như thế, bạn còn cần chú ý 1 số điều khác.

Aptitude test là gì?

Bạn sở hữu biết Aptitude test là gì không? Hiểu đơn giản Aptitude Test tiếng việt là bài rà soát năng lực. Nó là một trong hai dạng bài kiểm tra tâm lý mà các đơn vị, tập đoàn lớn hay sử dụng khi phỏng vấn các ứng cử viên. Mục đích là để tìm ra người thích hợp nhất cho vị trí họ đang tuyển dụng. Cụ thể, aptitude test là bài rà soát về khả năng nhận thức cũng như lý luận của bạn. Người rà soát muốn phê chuẩn ấy để xác định xem bạn sở hữu các kỹ năng mà họ cần hay không. Aptitude test sở hữu rộng rãi loại khác nhau nhưng 5 mẫu sau thường hay được những nhà phỏng vấn sử dụng:
  • Verbal Reasoning Tests – rà soát khả năng tư duy ngôn ngữ
  • Logical Reasoning Tests – kiểm tra tư duy logic
  • Critical Thinking Tests – kiểm tra tư duy phản biện
  • Situational Judgment Tests – kiểm tra khả năng xử lý tình huống
  • Numerical Reasoning Tests – kiểm tra khả năng tính toán nhanh
  • Diagrammatic Reasoning Tests – rà soát về biểu đồ
Ngoài aptitude test, các nhà phỏng vấn còn tiến hành làm cho personality test – bài kiểm tra cá tính đối có những ứng viên. Họ muốn hiểu rõ tính bí quyết của mỗi ứng cử viên để xem họ với phù hợp với vị trí công tác đang tuyển hay không.

Xem thêm cách tạo cover letter mẫu cho vị trí tuyển dụng it support

Bạn cũng thể xem thêm những tin tức it tại đây

Bài rà soát personality test cũng sở hữu nhiều mẫu như: MBTI [phân cái 16 lực lượng tính phương pháp của con người], OPG [kiểm tra xem tính cách thức sở hữu thích hợp với đề xuất công tác không], …

Nguồn: //news.timviec.com.vn/aptitude-test-la-gi-bi-quyet-de-vuot-qua-cac-bai-kiem-tra-tam-ly-kho-nhan-44285.html

  • Thích
  • Yêu
  • Haha
  • Wow
  • Khóc
  • Giận

Numerical Reasoning Test là một trong những dạng test quen thuộc của Aptitude Test. Bài test Numerical Reasoning, đúng như cái tên của nó, gồm những bài đánh giá dựa trên các con số. Dạng test này được nhà tuyển dụng sử dụng rất phổ biến để nhận biết được khả năng hiểu vấn đề và ra quyết định dựa trên các dữ liệu số học của ứng viên.

Ví dụ về một bài Numerical Reasoning Test :

Bạn đã giải quyết được đề bài này chưa? Nếu chưa, hãy thử nghiên cứu lời giải dưới đây nhé:

Đáp án: D. Mathematics

%Male cao nhất khi %Female thấp nhất:

– %Female của Arts lớn hơn hoặc bằng 40/56 = 71%

– %Female của Languages lớn hơn hoặc bằng 20/42 = 48%

– %Female của Sciences bằng 31/108 = 28,7%

– %Female của Mathematics bằng 23/82 = 28%

Có cách nào để giải được câu hỏi đó nhanh hơn không?

Dù Numerical Reasoning Test là dạng test rất phổ biến và bạn có thể tìm được thông tin về nó ở khắp nơi, vẫn có không ít ứng viên gặp khó khăn khi làm dạng bài này [đặc biệt là những bạn vốn “không đội trời chung” với môn Toán từ cấp 3]. Do đó, bạn nên “trang bị” sẵn cho mình một số tips làm bài cho Numerical Reasoning Test nhé!

Một số tips để làm bài Numerical Reasoning Test thật tốt :

TIP 1 : THỰC SỰ HIỂU CÂU HỎI

Hãy thử làm một số bài tập, và bạn sẽ tự mình nhận ra ứng viên dễ bị “mắc bẫy” thế nào nếu không đọc kĩ đề bài. Một số lỗi thường gặp sẽ là nhầm lẫn các đơn vị, không ứng dụng được các bảng, đồ thị để trả lời câu hỏi, hay đưa ra những giả định sai trước thông tin đề bài đã cho. Bạn chắc chắn nên dành thời gian đọc lại câu hỏi sau khi đã đưa ra đáp án để check xem liệu mình đã hiểu đúng đề bài hay chưa. Việc này sẽ chỉ mất vài giây, nhưng có thể giúp bạn đảm bảo mình không uổng phí khoảng thời gian đã bỏ ra để giải câu hỏi đó.

TIP 2 : TỰ ĐEM MÁY TÍNH CỦA CHÍNH MÌNH

Nếu bạn đang tham gia một bài Numerical Reasoning Test trong Assessment Centre, nhiều khả năng bạn sẽ phải dùng chiếc máy tính được chuẩn bị sẵn. Tuy nhiên, hãy cứ mang theo máy tính của bạn. Bạn sẽ quen thuộc hơn với những tính năng và có thể “nhắm mắt cũng nhớ được” vị trí các nút bấm trên máy tính của mình – điều này có thể tiết kiệm được vài giây sống còn trong cuộc đua với các ứng viên khác.

TIP 3 : HIỂU MÁY TÍNH CỦA BẠN

  • How to use the bracket function to deal with calculations involving multiple stages

  • How to enter values to multiple memories and recall them

  • Powers. This is useful for example in calculating compound interest over multiple years.

Nếu bạn sử dụng máy tính của mình, trước tiên hãy đảm bảo nó quen thuộc với bạn, có nút bấm lớn và màn hình hiển thị rõ ràng. Ví dụ đơn giản: đừng sử dụng ứng dụng Calculator trên smartphone để tính toán đấy nhé! Sự chuẩn bị này vừa giúp bạn tiết kiệm thời gian, vừa giảm thiểu tối đa khả năng tính toán sai do bấm nhầm máy tính.

Bên cạnh đó, hãy đảm bảo bạn biết dùng được tất cả những tính năng hữu ích trên máy tính của bạn. Ít nhất bạn cũng nên biết:

  • Cách sử dụng Bracket function để giải quyết những phép toán phức tạp

  • Cách nhập dữ liệu để lưu trữ trong memories và sử dụng lại

  • Cách tính lũy thừa – đặc biệt hữu ích, ví dụ như để tính lãi suất qua các năm

TIP 4 : SỬ DỤNG GIẤY NHÁP

 

Việc tận dụng giấy nháp sẽ giúp giảm bớt lỗi sai bạn có thể mắc phải và tiết kiệm thời gian nếu bạn bất chợt phải kiểm tra lại một phần nào đó giữa quá trình tính toán. Tuy nhiên, việc bạn viết những gì và viết bao nhiêu vào giấy nháp rõ ràng cần phải cân bằng để tránh dành quá nhiều thời gian cho một câu hỏi. Bạn sẽ tự cảm giác được mức độ cần thiết đối với bản thân khi luyện tập các bài test.

Note lại các thứ cũng sẽ khiến bạn dễ nhận biết các hơn những lỗi sai về đơn vị khi tính toán trên máy tính. Và đôi khi, kết quả tính toán của câu hỏi này sẽ cần để giải quyết những câu hỏi sau, nên nếu đã viết lại nó vào giấy nhấp, bạn sẽ không cần phải làm lại từ đầu phần đó nữa.

TIP 5 : HÃY CHỈ CÂN NHẮC NHỮNG ĐÁP ÁN HỢP LÝ

Trong một số câu hỏi dạng Numerical Reasoning, bạn có thể nhận ra ngay các lựa chọn chắc chắn sai dựa vào phương pháp loại trừ hay đánh giá thông thường. Chẳng hạn như trong một câu hỏi liên quan tới tỉ lệ [VD: đâu là tỉ lệ của A:B:C:D], bạn có thể không cần phải tính toán hết cả A, B, C, D. Nếu bạn đã tính được A, B và thấy rằng chỉ một lựa chọn đề bài đưa ra khớp với tỉ lệ A:B của bạn, hãy chọn đáp án đó và chuyển sang làm câu tiếp theo. Đây là một thủ thuật tiết kiệm thời gian khá hiệu quả.

TIP 6 : PHÂN BỔ THỜI GIAN HIỆU QUẢ

Trước khi bắt đầu làm bài, bạn nên lướt nhanh các câu hỏi tiếp theo để xác định số lượng câu hỏi liên quan tới một biểu đồ dữ liệu. Thường mỗi biểu đồ sẽ được sử dụng cho từ 3 đến 4 câu hỏi, do đó hãy dành thời gian nghiên cứu và hiểu về các dữ liệu trước khi bắt tay vào làm bài. Sau đó, với mỗi câu hỏi, bạn có thể truy ngược lại dữ liệu trong biểu đồ. Một ví dụ về cách phân chia thời gian để làm một bộ 3 câu hỏi như sau:.

  • 3 giây để xác định xem có bao nhiêu câu hỏi liên quan tới biểu đồ

  • 15 giây xem xét các dữ liệu trong biểu đồ/bảng

  • 10 giây đọc hiểu câu hỏi đầu tiên

  • 60 giây để trả lời câu hỏi và nhanh chóng truy ngược lại bảng dữ liệu

  • 10 giây đọc hiểu câu hỏi thứ hai

  • 60 giây để trả lời câu hỏi và nhanh chóng truy ngược lại bảng dữ liệu

  • 10 giây đọc hiểu câu hỏi thứ ba

  • 60 giây để trả lời câu hỏi và nhanh chóng truy ngược lại bảng dữ liệu

Bạn sẽ mất tổng cộng khoảng 3 phút rưỡi để trả lời 3 câu hỏi, một khoảng thời gian khá hợp lí khi thi.

TIP 7 : “HUMAN ERRORS”

Khi tính toán trên máy tính, ví dụ như tính tổng một dãy số dài, hãy nhập các con số trực tiếp từ màn hình/đề bài thay vì nhìn vào giấy nháp của bạn. Bạn rất dễ đọc nhầm những dòng nháp của mình, và thậm chí nếu bạn có đọc đúng, rất có thể trước đó bạn cũng đã viết sai số khi nháp.

TIP 8 : LUÔN KIỂM TRA LẠI NHỮNG GÌ ĐÃ LÀM

Sau khi đã dành ra vài phút quý giá để hiểu được một biểu đồ, sẽ thật tệ nếu bạn không dành thêm vài giây kiểm tra lại đáp án của mình. Điều này không có nghĩa bạn cần kiểm tra lại tất cả những phép tính đã thực hiện [như vậy lại thành lãng phí thời gian], nhưng bạn nên đọc lại câu hỏi để chắc chắn mình đã tính đúng cái mà đề bài yêu cầu, và có thể ước lượng đáp án đúng. Việc kiểm tra nhanh này sẽ đảm bảo bạn không làm điều gì ngốc nghếch hay tính nhầm đơn vị, giúp bạn tiếp tục tiến đến câu hỏi tiếp theo với sự tự tin.

Nguồn :

hrc.com.vn [CLB Nguồn Nhân Lực – ĐH Ngoại thương Hà Nội]

Bài chi tiết :

//hrc.com.vn/thong-tin/chinh-phuc-1-numerical-reasoning-test-tham-hoa-cho-nhung-nguoi-khong-hoc-gioi-toan.html

Video liên quan

Chủ Đề