Pdld trong ngân hàng là gì

Ai cũng từng một lần đặt chân đến ngân hàng để thực hiện các giao dịch liên quan đến tiền. Khi làm việc với ngân hàng, có một số thuật ngữ cần biết để đảm bảo quyền lợi cũng như hiểu hết về nghĩa vụ của mình.


Thuật ngữ cần biết khi vay tiền

Căn cứ Thông tư 39/2016/TT-NHNN, khi làm thủ tục vay tiền của ngân hàng, khách hàng cần hiểu về một số thuật ngữ sau:

- Giải ngân: Là hành động của ngân hàng chuyển tiền cho khách hàng.

- Thời hạn cho vay: Là thời gian tính từ ngày tiếp theo của ngày giải ngân đến thời điểm khách hàng trả hết nợ gốc và lãi theo thỏa thuận. Nếu ngày cuối cùng của thời hạn cho vay là ngày lễ hoặc ngày nghỉ hàng tuần thì chuyển sang ngày làm việc tiếp theo.

- Kỳ hạn trả nợ: Là các khoảng thời gian trong thời hạn cho vay mà tại cuối mỗi khoảng thời gian đó, khách hàng phải một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay cho ngân hàng.

- Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ: Là việc ngân hàng đồng ý kéo dài thêm một khoảng thời gian trong kỳ hạn trả nợ nhưng không thay đổi thời hạn cho vay.

- Gia hạn nợ: Là việc ngân hàng chấp thuận kéo dài thêm một khoảng thời gian trả nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay, vượt quá thời hạn cho vay đã thỏa thuận.

- Đáo hạn: Là thời điểm khách hàng phải trả lại vốn vay cho ngân hàng.

Những thuật ngữ cần biết khi làm việc với ngân hàng [Ảnh minh họa]


Thuật ngữ cần biết khi gửi tiền tiết kiệm

Căn cứ Quyết định 1160/2004/QĐ-NHNN, có một số thuật ngữ cần biết khi gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng như:

- Người gửi tiền: Là người thực hiện giao dịch liên quan đến tiền gửi tiết kiệm.

- Chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm: Là người đứng tên trên Sổ tiết kiệm. Chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm có thể là người gửi tiền, hoặc không.

- Đồng chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm: Là có 02 cá nhân trở lên cùng đứng tên trên Sổ tiết kiệm.

- Tiền gửi không kỳ hạn: Là hình thức tiền gửi tiết kiệm mà người gửi tiền có thể rút tiền vào bất cứ lúc nào mà không cần báo trước. Với hình thức này, lãi suất tiền gửi thường rất thấp.

- Tiền gửi có kỳ hạn: Là hình thức tiền gửi tiết kiệm mà người gửi tiền thỏa thuận với tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm về kỳ hạn gửi nhất định, có thể là 03 tháng, 06 tháng, 12 tháng, 24 tháng… Với hình thức này, kỳ hạn gửi càng dài thì lãi suất càng cao. Nếu khách hàng rút trước hạn thì lãi suất tính bằng lãi suất tiền gửi không kỳ hạn.

- Lãi suất tiền gửi tiết kiệm: Là tỷ lệ phần trăm [%] được tính bằng số tiền lãi trên số tiền gửi tiết kiệm ban đầu mà ngân hàng trả cho người gửi.

Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước tại Quyết định 2173/QĐ-NHNN, mức lãi suất tiền gửi bằng VNĐ hiện nay tối đa là 1%/năm với tiền gửi không kỳ hạn, kỳ hạn dưới 01 tháng; 5,5%/năm với tiền gửi kỳ hạn từ 01 tháng đến dưới 06 tháng; với tiền gửi kỳ hạn từ 06 tháng trở lên, các ngân hàng được tự quyết định.


Thuật ngữ cần biết khi mở thẻ ngân hàng

Căn cứ Thông tư 19/2016/TT-NHNN, các thuật ngữ về thẻ ngân hàng cần biết gồm có:

- Thẻ ghi nợ [debit card]: Là thẻ cho phép chủ thẻ được thưc hiện giao dịch trong phạm vi số thẻ trong phạm vi số tiền có trong thẻ.

- Thẻ tín dụng [credit card]: Là thẻ cho phép chủ thẻ được thực hiện giao dịch trong phạm vi hạn mức tín dụng đã được cấp theo thỏa thuận với ngân hàng.

- Thẻ trả trước [prepaid card]: Là thẻ cho phép chủ thẻ được thực hiện giao dịch thẻ trong phạm vi giá trị tiền được nạp vào thẻ tương ứng với số tiền đã trả trước cho ngân hàng.

Xem thêm:

 2 trường hợp ngân hàng được cung cấp thông tin khách hàng

Dùng 1 chiếc thẻ ATM phải chịu bao nhiêu loại phí?

LuatVietnam

Nợ quá hạn hiểu đơn giản là khách hàng không kịp trả nợ khi đến hạn tất toán. Tùy vào quá trình trả nợ mà khách hàng bị xếp vào các nhóm nợ khác nhau.

Nợ quá hạn là khoản nợ mà người đi vay [cá nhân/doanh nghiệp] khi đến hạn phải trả cho ngân hàng cả vốn và lãi nhưng cá nhân/doanh nghiệp không trả được vốn và/hoặc lãi đúng thời hạn, điều này gây nên tác dụng xấu đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của cá nhân/ doanh nghiệp vay vốn.

Cách phân chia nợ quá hạn

Nợ quá hạn được chia thành 2 loại sau:

  • Nợ quá hạn có tài sản đảm bảo [vay thế chấp]: Là khoản nợ mà người đi vay thế chấp tài sản [nhà cửa, giấy tờ có giá…] nhưng chưa trả được nợ và gốc khi đến hạn. Loại này tuy ngân hàng chưa thu được tiền nhưng vẫn có thể thu hồi lại vốn.
  • Nợ quá hạn không có tài sản đảm bảo [vay tín chấp]: Là khoản nợ mà người đi vay không cần tài sản thế chấp và chưa trả được nợ và gốc khi đến hạn. Loại này ngân hàng có nguy cơ mất trắng.

Nợ quá hạn là gì?

Các nhóm nợ

Có tổng cộng 5 nhóm nợ. Ngân hàng sẽ đánh giá khách hàng theo Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN sửa đổi bổ sung quy định cụ thể về các nhóm nợ như sau:

Nhóm 1 [nợ đủ tiêu chuẩn]

  • Khách hàng đang nợ trong hạn và được đánh giá có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn.
  • Khách hàng đang bị nợ quá hạn dưới 10 ngày và vẫn được đánh giá có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và khoản lãi và gốc trong thời hạn còn lại.

Nhóm 2 [Nợ cần chú ý]

  • Khách hàng bị nợ quá hạn từ 10 - 90 ngày.
  • Khách hàng được gia hạn nợ lần đầu.

Xem thêm: Nợ xấu nhóm 2 vay được ngân hàng nào? 

Nhóm 3 [Nợ dưới tiêu chuẩn]

  • Khách hàng nợ quá hạn từ 91 đến 180 ngày.
  • Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2 ở trên.
  • Khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả đủ theo hợp đồng tín dụng.

Bạn có thể tìm hiểu kĩ hơn về nợ xấu nhóm 3 tại đây

Nhóm 4 [Nợ nghi ngờ]

  • Khách hàng nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày
  • Các khoản nợ khó đòi được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu.
  • Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai.

Nhóm 5 [Nợ có khả năng mất vốn]

  • Khách hàng nợ quá 360 ngày
  • Các khoản nợ khó đòi được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu.
  • Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai.
  • Các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên [kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn].
    Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý.

Xem thêm: Rơi vào nợ xấu nhóm 5 có được hỗ trợ vay vốn?

Những hành động ảnh hưởng xấu đến lịch sử tín dụng

  • Chậm thanh toán món nợ.
  • Chậm thanh toán khoản nợ thẻ tín dụng [cũng được coi là 1 món nợ]
  • Mất khả năng thanh toán nợ dẫn đến tài sản thế chấp bị phát mại.
  • Trong tương lai, trung tâm tín dụng CIC sẽ đánh giá lịch sử tín dụng của bạn qua hóa đơn điện nước, chi phí sinh hoạt [chưa rõ ngày công bố chính thức]. Nếu bạn không rõ về CIC và cách thức hoạt động của CIC, bạn có thể xem tại bài viết: CIC là gì? Cách tự check CIC xem có nợ xấu hay không.

Lịch sử tín dụng xấu

Bị nợ quá hạn có ảnh hưởng gì không?

  • Khi bạn mắc nợ xấu, xác suất vay được tiền tại ngân hàng và các công ty tài chính sẽ thấp đi. Dựa vào lịch sử tín dụng của bạn, sẽ có nhiều ngân hàng hơn từ chối hồ sơ vay tiền. Do đó sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến kế hoạch tài chính trong tương lai.
  • Các nhóm nợ khác nhau sẽ ảnh hưởng khác nhau đến quyết định của ngân hàng.

Trong trường hợp phát sinh nợ vay trả góp quá hạn, các bên liên quan cần có biện pháp xử lý. Đầu tiên cần ngăn ngừa, hạn chế sự xuất hiện của nợ quá hạn. Khi đã phát sinh phải tìm mọi biện pháp để áp dụng nhằm xử lý và thu hồi triệt để.

Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc hãy ĐĂNG KÝ để được tư vấn NGAY

Đăng ký ngay

Theo thị trường tài chính Việt Nam

Bài viết có hữu ích không?

Không

Mấy bác cho em hỏi ở sổ phụ ngân hàng có nghiệp vụ " PDLD" là gì vậy ạ . Em cám ơn

Video liên quan

Chủ Đề