Phác đồ điều trị viêm phổi thở máy

Viêm phổi bệnh viện là nguyên nhân hàng đầu và chiếm tỷ lệ tử vong cao trong nhiễm trùng bệnh viện.
Tỷ lệ tử vong có liên quan đến nguy cơ mắc phải vi khuẩn kháng thuốc:

  • Viêm phổi mắc phải bệnh viện (HAP: Hospital Acquired  Pneumonia):

-Viêm phổi xảy ra sau 48h nhập viện .

  • Viêm phổi có liên quan đến  thở máy (VAP Ventilator Associated Pneumonia):

-Viêm phổi xảy ra sau khi đặt nội khí quản 48h -72h

  • Viêm phổi liên quan đến săn sóc y tế (HCAP Health Care Associated Pneumonia):

-Đã có nhập viện trước đó ít nhất 2 ngày (trong vòng 90 ngày).-Lưu trú tại các đơn vị  săn sóc y tế dài ngày.-Có tiền sử đã tiêm truyền kháng sinh bằng đường tỉnh mạch.-Hóa trị ung thư

-Săn sóc vết thương hở trong vòng 30 ngày

  1. CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ MẮC PHẢI VI KHUẨN KHÁNG THUỐC :

-Điều trị kháng sinh trước đó trong vòng 90 ngày.-Ngày nhập viện thứ 5 trở đi.-Tần suất của đề kháng kháng sinh trong cộng đồng hay tại đơn vị điều trị trong bệnh viện.-Hiện diện yếu tố nguy cơ của viêm phổi tại nơi săn sóc y tế (HCAP):+Nhập viện trước đó từ 2 ngày đến 90 ngày+Lưu trú tại nhà điều dưỡng hay chăm sóc đạc biệt+Có truyền dịch tại nhà bao gồm cả kháng sinh+Chạy thận nhân tạo trong vòng 30 ngày+Săn sóc vết thương tại nhà+Thành viên trong gia đình có vi khuẩn đề kháng kháng sinh .

-Suy giảm miển dịch mắc phải hay do điều trị .

-Đa số là vi khuẩn, hiếm khi là siêu vi hay nấm xảy ra trên người bệnh không có suy giảm miển dịch.-Vi khuẩn thường gặp là vi khuẩn gram âm hiếu khí: P.aeruginosa, Klebsella-pneumonia, Escherichia Coli, H. Influenza và Acinetobacter.-Ngoài ra vi trùng gram dương thường là S. pneumoniae, Staphylococcus aureus,-Đặc biệt S.aureus kháng Methicilline ngày càng chiếm tỷ lệ cao thường xảy ra trên bệnh nhân tiểu đường, chấn thương sọ não, bệnh nhân nằm trong trong ICU.

-Bệnh nhân có thể nhiễm nhiều loại vi khuẩn, nhất là  bệnh nhân bị ADRS .

4.1Lâm sàng : -Sốt-Ho khạc đàm nhầy mủ hay chất tiết phế quản là mủ.-Thay đổi huyết động: tụt huyết áp,

4.2Cận lâm sàng :

-X quang phổi: tổn thương thâm nhiễm mới hay tổn thương cũ lan rộng ra và tồn tại kéo dài, xuất hiện tràn dịch màng phổi.-Bạch cầu máu tăng cao (> 10.000/mm3) hay giảm (<4000/mm3).-Phân lập được vi khuẩn từ các bệnh phẩm: đàm, dịch phế quản, dịch rửa phế quản phế nang, dịch màng phổi, máu .

-PaO2 giảm

Phác đồ điều trị viêm phổi thở máy

Sơ đồ 1: Tóm tắt các chiến lược quản lý điều trị cho một bệnh nhân nghi ngờ viêm phổi bệnh viện (HAP), viêm phổi liên quan đến thở máy (VAP), hoặc viêm phổi liên quan đến chăm sóc sức khỏe (HCAP).
 đồ 2: điều trị kháng sinh cho bệnh nhân viêm phổi bệnh viện (HAP), viêm phổi liên quan đến thở máy (VAP), viêm phổi liên quan đến chăm sóc y tế (HCAP).
Bảng 1: Điều trị kháng sinh cho viêm phổi khởi phát sớm không có bất kỳ yếu tố nguy cơ nào

Aminopenicillin + ức chế ß-lactamase
hay
Amoxicillin–clavulanic acid 2,2 g × 3 lần/ngày
Ampicillin–Sulbactam 3g × 3 lần/ngày
Cephalosporin thế hệ thứ 2 Cefuroxime 1,5 g × 3 lần/ngày
hay Cephalosporin thế hệ thứ 3 Cefotaxime 2g × 3 lần/ngày
Ceftriaxone 2g × 1 lần/ngày
hay Quinolone hô hấp (không dùng ciprofloxacin) Levofloxacin 750 mg ×1 lần/ngày  hay
Moxifloxacin 400 mg ×1 lần/ngày

      

Bảng 2: Điều trị kháng sinh cho viêm phổi khởi phát muộn

Piperacillin/tazobactam  hay 4,5 g × 3 lần/ngày
Ceftazidime hay 2g × 3 lần/ngày
Imipenem/cilistatin hay 1g × 3 lần/ngày
Meropenem 1g × 3 lần/ngày
kết hợp Ciprofloxacin hay
Levofloxacin
400 mg × 3 lần/ngày
750 mg × 1 lần/ngày
Thêm kháng sinh điều trị Staphylococcus aureus kháng methicillin (MRSA) nếu nghi ngờ MRSA Vancomycin hay
Linezolid
 1g × 2 lần/ngày

600 mg × 2 lần/ngày

Bảng 3: Điều trị kháng sinh cho viêm phổi có yếu tố nguy cơ với khởi phát bất kỳ

MRSA Vancomycin 1g × 2 lần/ngày hay
Linezolid 600mg × 2 lần/ngày
P. aeruginosa Điều trị kháng sinh chống P. aeruginosa (xem điều trị kháng sinh cho viêm phổi khởi phát muộn)
Acinetobacter spp Imipenem/cilastatin 1g × 3 lần/ngày hayMeropenem 1g × 3 lần/ngày hay

Ampicillin/sulbactam 3g × 3 lần/ngày (tigecycline 100mg ×1 lần/ngày sau đó 50mg × 2 lần/ngày)

Legionella Quinolone hô hấp (xem điều trị kháng sinh cho viêm phổi khởi phát sớm)
Nấm Fluconazole 800mg × 2 lần/ngày hayCaspofungin 70mg × 1 lần/ngày, sau đó 50mg ×1 lần/ngày hay

Voriconazole 4mg/kg × 2 lần/ngày nếu nghi ngờ nhiễm aspergillus spp

 Thời gian điều trị trung bình 2 tuần.

TÀI LIỆU THAM KHẢO :

  1. American Thoracic Society Documents.Guidelines for the Management of Adults withHospital-acquired, Ventilator-associated, and Healthcare-associated Pneumonia.2005.
  2. Fishman’s Pulmonary Diseases and disorders 2008.
  3. Antoni Torres; Santiago Ewig; Harmut Lode; Jean Carlet  For The European HAP working group: Defining, treating and preventing hospital acquired  pneumonia: European perspective.  Published online: 7 November 2008. Springer-Verlag 2008.  
  4. Torres A., Ewig S., Lode H., et al. (2009), “Defining, treating and preventing hospital acquired pneumonia: European perspective”, Intensive Care Med, 35, pp. 9-29.

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Huy Nhật - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng. Bác sĩ Nguyễn Huy Nhật đã có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực điều trị bệnh lý Hô hấp.

Viêm phổi do thở máy ở trẻ em là một bệnh lý nhiễm khuẩn bệnh viện nặng và thường gặp nhất trong tất cả các loại nhiễm khuẩn bệnh viện. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển rất nặng và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Viêm phổi do thở máy là bệnh viêm phổi xuất hiện sau 48 giờ kể từ khi bệnh nhân được đặt ống nội khí quản và thông khí nhân tạo. Đây là bệnh lý nhiễm khuẩn bệnh viện nặng và thường gặp nhất trong tất cả các loại nhiễm khuẩn bệnh viện. Viêm phổi do thở máy được gọi là khởi phát sớm nếu thời gian khởi phát < 4 ngày, khởi phát muộn khi thời gian khởi phát từ 5 ngày trở lên.

Hiệp hội lồng ngực Hoa kỳ (American Thoracic Society - ATS) vào năm 2005 đã thông qua tiêu chuẩn chẩn đoán viêm phổi do thở máy:

1- Trên 48 giờ đặt NKQ thở máy.

2- X quang phổi có hình ảnh thâm nhiễm mới, tiến triển hoặc kéo dài.

3- Nhiệt độ ≥ 380C hoặc < 35,50C.

4- Dịch phế quản có mủ hoặc màu vàng đặc.

5- Bạch cầu máu ngoại vi > 10 G/L hoặc < 4 G/L .

6- Cấy dịch khí, phế quản có vi khuẩn gây bệnh, cấy máu (+).

7- Điểm CPIS ≥ 6.

Chẩn đoán xác định viêm phổi do thở máy khi có 2 tiêu chuẩn (1), (2) và ít nhất có 2 trong các tiêu chuẩn (3), (4), (5), (6), (7)

Phác đồ điều trị viêm phổi thở máy

Viêm phổi do thở máy

  • Sử dụng kháng sinh thích hợp
  • Cân bằng nước điện giải
  • Đảm bảo chế độ dinh dưỡng: Nuôi dưỡng qua ống thông dạ dày và nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch để đảm bảo cung cấp năng lượng
  • Có chế độ chăm sóc và chế độ thở máy hợp lý
  • Điều trị bệnh lý nền
  • Viêm phổi do thở máy khởi phát sớm (<4 ngày) thường là do các chủng vi khuẩn sau Enterobacter, Klebsiella, Proteus, E.coli, H.influenzae, S.aureus không kháng methicilin. Kháng sinh sử dụng trong trường hợp này thường là: Cephalosporin thế hệ 3 (ceftriaxone) + Quinolon (thế hệ 2,3), hoặc Ertapenem.
  • Viêm phổi do thở máy xuất hiện muộn (≥5 ngày) thường là do các chủng vi khuẩn đề kháng kháng sinh như: P.aeruginosa, A. baumannii, S.aureus kháng methicilin và Klebsiella kháng beta-lactamase.
  • Yếu tố nguy cơ để nhiễm các chủng vi khuẩn kháng thuốc này bao gồm: Đã dùng kháng sinh trong vòng 90 ngày trước đó, nhập viện điều trị nội trú 90 ngày trước đó, đang nhập viện > 5 ngày, thông khí nhân tạo > 7 ngày, bệnh lý suy giảm miễn dịch hoặc đang điều trị các thuốc ức chế miễn dịch, đang điều trị dài ngày tại các cơ sở lọc máu hoặc cơ sở y tế tại cộng đồng, tiền sử có những đợt mắc các nhiễm khuẩn kháng kháng sinh tại cộng đồng hoặc tại các khoa hồi sức tích cực.
  • Đối với các trường hợp này, kháng sinh thường dùng là: imipenem hoặc meronem kết hợp với quinolon (thế hệ 2,3). Cephalosporin kháng trực khuẩn mủ xanh (ceftazidim, cefepim) hoặc carbapenem kháng trực khuẩn mủ xanh (imipenem – cilastatin). Meropenem hoặc beta lactam ức chế men beta lactamase (piperacillin-tazobactam) kết hợp với vancomycin hoặc linezolid nếu có nguy cơ nhiễm khuẩn do tụ cầu kháng methicillin. Nếu điều trị thất bại với nhiều kháng sinh: cân nhắc sử dụng colistin. Nếu là vi khuẩn sinh ESBL thì dùng nhóm carbapenem (imipenem-cilastatin, meronem, doripenem).

Khoa nhi tại hệ thống Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ tiếp nhận và thăm khám các bệnh lý mà trẻ sơ sinh cũng như trẻ nhỏ dễ mắc phải: Sốt virus, sốt vi khuẩn, viêm tai giữa, viêm phổi ở trẻ,....Với trang thiết bị hiện đại, không gian vô trùng, giảm thiểu tối đa tác động cũng như nguy cơ lây lan bệnh. Cùng với đó là sự tận tâm từ các bác sĩ giàu kinh nghiệm chuyên môn với các bệnh nhi, giúp việc thăm khám không còn là nỗi trăn trở của các bậc cha mẹ.

Bài viết tham khảo nguồn: Hội hô hấp TP.HCM

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

Dấu hiệu viêm phổi nặng ở trẻ nhỏ

XEM THÊM: