Phấn đấu như thế nào để trở thành đoàn viên Liên hệ bản thân

Tại sao phải phấn đấu để trở thành đoàn viên?

Mỗi chúng ta đều chỉ có một tuổi trẻ và chỉ có một lần để phấn đấu, nhưng để phát huy tối đa sự rèn luyện để trưởng thành thì cần có một môi trường lành mạnh và phù hợp. Theo đó, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh là một tổ chức không thể phủ nhận là một môi trường tốt đối với các cá nhân muốn được sống hết mình để trưởng thành và cống hiến. Như thực tế chúng ta thấy:

– Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh là một tổ chức rộng lớn đồng nghĩa với việc trong tổ chức ấy có rất nhiều đoàn viên, đây là một cơ hội tốt để chúng ta có thể tìm những người bạn cùng nhau thực hiện những hoài bão mơ ước. Chúng ta có thể cùng học tập, cùng rèn luyện, hỗ trợ nhau đóng góp những hoạt động tích cực trong cuộc sống.

– Bởi số lượng đoàn viên phủ song khắp cả nước nên bạn có thể được giao lưu học hỏi với môi trường văn hóa phong phú phát huy bản sắc truyền thống dân tộc .

– Mỗi khi có khó khăn nào đó trong cuộc sống chúng ta có thể chia sẻ những nỗi niềm đó với những đoàn viên khác để có thể tìm ra hướng giải quyết tốt nhất, bước qua khó khăn này.

– Trong các hoạt động của đoàn viên thì phần lớn chúng ta sẽ tiếp xúc với những em nhỏ, bạn sẽ cảm thấy bản thân đang được trưởng thành và có động lực trách nhiệm cao hơn.

– Trở thành đoàn viên là một trong những cơ hội để sau này có thể trở thành đảng viên của Đảng cộng sản Việt Nam nếu đáp ứng đầy đủ những tiêu chí khác.

Đoàn viên là gì?

Đoàn viên là thành viên nằm trong hàng ngũ Đoàn viên thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, những cá nhân được đứng trong hàng ngũ này là những cá nhân có những tố chất về đạo đức tốt, có tinh thần yêu nước, tinh thần dân tộc, lối sống văn hóa lành mạnh, tích cực tham gia các hoạt động có ích cho xã hội, có ý thức chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của nhà nước.

Đoàn viên thành niên là điển hình của những tấm gương tiên tiến, là thành viên của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, đây là một tổ chức chính trị – xã hội của Việt Nam, có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp xây dựng đất nước.

Tiêu chí để trở thành Đoàn viên

Để trở thành Đoàn viên, chúng ta cần phải đảm bảo các tiêu chí sau đây:

Tiêu chí rèn luyện

  • Giàu lòng yêu nước, yêu chế độ xã hội chủ nghĩa.
  • Đoàn kết, thân ái, vì cộng đồng.
  • Sống văn hóa, tuân thủ pháp luật.
  • Giàu tri thức, có sức khỏe, kỹ năng.
  • Tự tin, bản lĩnh trong hội nhập.
  • Sẵn sàng giới thiệu về lịch sử, truyền thống của quê hương, đất nước Việt Nam đối với bạn bè trong và ngoài nước.

Tiêu chí hành động

  • Sẵn sàng đảm nhận những việc khó, việc mới.
  • Sẵn sàng giúp đỡ người già, trẻ em, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
  • Xung kích xây dựng nếp sống lành mạnh, văn minh, phòng chống tệ nạn xã hội.
  • Xung kích bảo vệ môi trường sinh thái.
  • Thường xuyên chấp hành pháp luật.
  • Thường xuyên học tập nâng cao hiểu biết trình độ chuyên môn.
  • Thường xuyên rèn luyện thể dục thể thao.
  • Thường xuyên vận động thanh, thiếu nhi tham gia hoạt động Đoàn, Hội, Đội, giới thiệu được thanh niên vào Đoàn.

Phấn đấu như thế nào để trở thành Đoàn viên?

Tiêu chí trở thành đoàn viên TNCS Hồ Chí Minh
07/09/2021 01:53 606
Nội dung bài viết

Tiêu chí trở thành đoàn viên TNCS Hồ Chí Minh

Trở thành đoàn viên Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là một điều vinh dự đối với mọi người khi được đứng trong hàng ngũ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh – một tổ chức chính trị – xã hội của thanh niên Việt Nam. Tổ chức này do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện.

Vậy, phấn đấu như thế nào để trở thành Đoàn viên?

1. Tại sao thanh niên nên phấn đấu để trở thành Đoàn viên?

Mỗi người chúng ta, nhất là tuổi trẻ, ai cũng muốn tham gia sinh hoạt trong một tập thể, một tổ chức, có được một môi trường phù hợp để được cống hiến và trưởng thành; Đoàn TNCS Hồ Chí Minh chính là tổ chức và môi trường thuận lợi để tuổi trẻ chúng ta cống hiến và trưởng thành nhanh chóng bởi vì:

Vào Đoàn bạn sẽ được sống trong một môi trường tiên tiến, trong đó bạn sẽ tìm thấy sự chỉ dẫn, tạo điều kiện giúp đỡ, có người bạn “đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp” để bạn thực hiện ước mơ, hoài bão chính đáng của mình. Đó chính là môi trường giúp bạn học tập, rèn luyện, học nghề, tìm kiếm việc làm, tạo việc làm góp sức xây dựng quê hương, đất nước giàu mạnh, gia đình hạnh phúc.

– Vào Đoàn bạn sẽ được sống trong một môi trường văn hoá, trong đó mọi người sẽ có điều kiện sinh hoạt tươi trẻ, hồn hiên, sáng tạo và tiếp thu những giá trị tinh thần phong phú, phát huy truyền thống dân tộc, tiếp cận nền văn minh thời đại với những giá trị nhân văn cao quý.

– Vào Đoàn bạn sẽ được sống trong một môi trường đoàn kết, thân ái, trong đó mỗi người được chia sẻ tâm tư, tình cảm, nguyện vọng, giúp nhau giải quyết vướng mắc, khó khăn trong cuộc sống hàng ngày.

– Vào Đoàn bạn sẽ thấy mình lớn lên, bạn sẽ là người bạn tốt của mọi thanh niên, được các em thiếu nhi yêu mến.

– Vào Đoàn bạn sẽ tiếp tục được tổ chức Đoàn, tổ chức Đảng hướng dẫn, giúp đỡ để phấn đấu trở thành đoàn viên ưu tú, đối tượng Đảng và được tiếp tục học tập, rèn luyện tu dưỡng, phấn đấu trở thành đảng viên của Đảng cộng sản Việt Nam; trở thành cán bộ Đoàn, Hội LHTN Việt Nam; thành cán bộ Đảng, chính quyền và các đoàn thể khác.

2. Phấn đấu như thế nào để trở thành người đoàn viên?

Muốn phấn đấu để trở thành người đoàn viên Cộng Sản Hồ Chí Minh, trước hết phải phấn đấu trở thành người công dân tốt, sống, làm việc theo hiến pháp và pháp luật; tích cực học tập lao động, tham gia các hoạt động xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đặc biệt là các hoạt động do các cơ sở Đoàn – Hội LHTN phát động.

Bạn hãy nghiên cứu Điều lệ Đoàn, tự nguyện hoạt động trong tổ chức cơ sở Đoàn, bạn sẽ được tôn vinh “Danh hiệu đoàn viên Đoàn TNCS Hồ Chí Minh”.

Cụ thể, tổ chức Đoàn mong muốn ở bạn những điều sau:

– Tích cực học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ về mọi mặt, có đủ khả năng cống hiến và trưởng thành.

– Tích cực trong lao động sản xuất để làm giầu chính đáng cho bản thân, gia đình và xã hội.

– Trung thành với Tổ quốc, sẵn sàng làm và làm tốt nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

– Luôn luôn chú ý dìu dắt và giáo dục thiếu niên và nhi đồng, làm gương tốt về mọi mặt cho đàn em noi theo.

– Tích cực tham gia các hoạt động xã hội, trước hết là tích cực tham gia các hoạt động do Đoàn tổ chức, phấn đấu để trở thành người Thanh niên, Thiếu niên gương mẫu về mọi mặt và làm nòng cốt trong các phong trào đoàn thanh niên.

Đồng thời mỗi đoàn viên không ngừng học tập, tu dưỡng, rèn luyện theo các nội dung của chương trình rèn luyện đoàn viên trong thời kỳ mới với 5 tiêu chí rèn luyện và 10 tiêu chí hành động cụ thể sau:

5 tiêu chí rèn luyện bao gồm:

10 tiêu chí hành động bao gồm:

3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Đoàn viên

– Đoàn viên có quyền:

– Đoàn viên có nhiệm vụ:

4. Điều kiện, thủ tục kết nạp Đoàn Viên

I. ĐIỀU KIỆN KẾT NẠP ĐOÀN VIÊN:

Thanh niên Việt Nam tuổi từ 16 đến 30, tích cực học tập, lao động và bảo vệ Tổ quốc, được tìm hiểu về Đoàn và tán thành Điều lệ Đoàn, tự nguyện hoạt động trong một tổ chức cơ sở của Đoàn, có lý lịch rõ ràng đều được xét kết nạp vào Đoàn.

II. THỦ TỤC KẾT NẠP ĐOÀN VIÊN:

III. QUY TRÌNH THỰC HIỆN:

Bước 1: Xác định đối tượng bồi dưỡng kết nạp:

Bước 2: Họp chi đoàn xét đề nghị kết nạp

Bước 3: Tổ chức lễ kết nạp đoàn viên mới

Sau khi đoàn cấp trên có quyết định chuẩn y kết nạp đoàn viên mới, trong vòng một tháng kể từ ngày ký quyết định, chi đoàn có trách nhiệm tổ chức lễ kết nạp.

Lưu ý: khi tổ chức kết nạp nhiều người thì Bí thư chi đoàn đọc nhận xét từng người và giới thiệu những thanh niên đó rồi đọc nghị quyết kết nạp. Sau đó các đoàn viên đứng lên, đồng chí Bí thư [Phó Bí thư] trao quyết định và gắn huy hiệu cho từng người. Một người thay mặt đọc lời hứa, sau khi đọc xong, tất cả những người được kết nạp cùng hô: Xin hứa!

5. Những điều đoàn viên nên làm

Xung kích đảm nhận thực hiện việc mới, việc khó, nhiệm vụ quan trọng của địa phương, cơ quan, đơn vị;

Xung kích trong học tập nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ;

Xung kích thực hiện nếp sống văn hóa mới, nhất là trong việc cưới, việc tang, tổ chức và tham gia lễ hội.

Với bản thân: nghiêm khắc với chính mình, giữ gìn phẩm chất trong sáng, lối sống đẹp; thường xuyên rèn luyện thể chất, giữ gìn sức khỏe để học tập, công tác.

Với công việc: tiếp nhận đầy đủ chủ trương công tác; suy nghĩ tích cực, toàn diện và thận trọng; tham mưu hoặc chỉ đạo triển khai công việc đến nơi đến chốn; thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, đánh giá; nêu cao trách nhiệm trong bảo vệ và sử dụng hiệu quả tài sản, phương tiện làm việc chung.

Với đồng nghiệp và đoàn viên, thanh niên: giữ gìn đoàn kết nội bộ; tôn trọng danh dự, phẩm chất, năng lực của người khác, có tình đồng chí; tôn trọng và giữ lời hứa.

Gương mẫu chấp hành quy định của Đảng, Nhà nước, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và các tổ chức, đoàn thể mà mình tham gia;

Gương mẫu tự phê bình và phê bình trong mọi công việc và mọi sinh hoạt chính quyền, đoàn thể; nói đi đôi với làm; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; chấp hành nghiêm túc thời gian, bảo đảm tiến độ công việc.

Trung thực trong công việc, đặc biệt là trong báo cáo, thi đua, khen thưởng và thành tích cá nhân mình đạt được;

Trung thực trong lời nói và hành động;

Trung thực trong cuộc sống: công tâm, khách quan, có chính kiến, sống ngay thẳng.

Sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của bản thân và cơ quan, đơn vị;

Sáng tạo trong tổ chức các hoạt động của Đoàn; tích cực hiến kế, đóng góp các giải pháp nâng cao chất lượng công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi.

Nhạy bén trong nắm bắt tình hình thời sự, chính trị trong nước và thế giới; năng động, kịp thời xác định phương châm hành động cho bản thân và tập thể của mình.

Xây dựng phương pháp giao tiếp hòa đồng với thanh niên, gần gũi, lắng nghe, tôn trọng và thấu hiểu thanh thiếu nhi;

Thường xuyên gặp gỡ, nắm chắc tình hình thanh niên tại nơi công tác, học tập, sinh sống; định kỳ tham gia sinh hoạt chi đoàn, đi cơ sở, tham gia hoạt động với đoàn viên, thanh niên, sẵn sàng giúp đỡ thanh thiếu niên chậm tiến.

Xây dựng thói quen thường xuyên đọc sách, báo và các tài liệu phục vụ yêu cầu công tác;

Tích cực học tập lý luận, đúc rút thực tiễn, trau dồi kiến thức lý luận chính trị và chuyên môn, nghiệp vụ;

Chủ động, tích cực và cầu thị trong học hỏi cán bộ lớp trước, đồng chí, đồng nghiệp về vốn sống, kinh nghiệm, thực tiễn công tác;

Tích cực học tập ngoại ngữ, tin học, kiến thức xã hội; thường xuyên nắm bắt, tìm hiểu, học tập các mô hình, cách làm hay trong công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi.

Rèn luyện kỹ năng thanh vận, nói, viết, thuyết trình; kỹ năng làm việc nhóm; kỹ năng thiết kế, tổ chức các hoạt động tập thể; kỹ năng quản lý, điều hành.

6. Những điều đoàn viên không nên làm

Nói, viết không đúng nội dung cương lĩnh chính trị, Điều lệ, Nghị quyết, Chủ trương của Đảng, của Đoàn;

Nói, viết không đúng bản chất sự thật, phát ngôn về những việc mình chưa nắm rõ;

Nói, viết, góp ý về công việc, về người khác thiếu tính xây dựng, không đúng lúc, không đúng chỗ; hoặc ngược lại, bàng quan không thể hiện chính kiến trước vấn đề cần tham gia.

Triển khai công việc không sát sao, có hoạt động nhưng không rõ hiệu quả;

Triển khai các chương trình, mô hình công tác một cách rập khuôn, máy móc, không phù hợp với địa phương, đơn vị;

Vì thành tích nên báo cáo chung chung, thiếu kiểm chứng và đánh giá thiếu nghiêm túc, bưng bít thông tin, thiếu dân chủ, thiếu minh bạch;

Chọn việc dễ nổi tiếng, cốt để khẳng định cá nhân mà ít chú ý đến chiều sâu và tính thiết thực.

Ban hành nhiều văn bản, giấy tờ, nặng về tổ chức hội họp mà ít trực tiếp đôn đốc, kiểm tra, giám sát công việc;

Ưa dùng mệnh lệnh, sai khiến cấp dưới, cán bộ, đoàn viên; kiêu căng, tự mãn, tự đặt mình lên trên người khác; không lắng nghe ý kiến tập thể, thiếu kỹ năng phối hợp làm việc nhóm;

Đánh giá, tham mưu chỉ dựa trên báo cáo của cấp dưới, thiếu cơ sở thực tiễn; thiếu quan tâm, gần gũi, lắng nghe ý kiến của đoàn viên, thanh thiếu nhi.

Làm được việc nhỏ mà tự cho là thành công lớn, hay khoe khoang, thích được khen, ngại phê bình;

Tự thỏa mãn với bản thân; không chịu học hỏi đồng chí, đồng nghiệp; thiếu ý chí phấn đấu, rèn luyện.

Đi làm muộn, về sớm; tham gia hoặc điều hành cuộc họp thiếu nghiêm túc; làm việc riêng trong giờ hành chính; chấp hành không nghiêm túc quy định về không uống rượu, bia trước và trong giờ làm việc và các quy định khác trong nội quy, quy chế cơ quan, đơn vị;

Thiếu tôn trọng điều lệ, kỷ cương, kỷ luật của Đoàn, tổ chức sinh hoạt đoàn không đúng nề nếp, dễ dãi trong công tác quản lý đoàn viên, xuê xoa trong đánh giá cán bộ.

Không có tinh thần hợp tác; định kiến với những người có đức có tài, hẹp hòi, kèn cựa, không ưa người khác hơn mình;

Chỉ vì lợi ích cá nhân hoặc đơn vị nhỏ của mình mà không xem xét toàn thể đến lợi ích chung lớn hơn;

Kéo bè, kéo cánh gây chia rẽ tập thể, a dua, xu nịnh, che đậy lẫn nhau hoặc dèm pha, nói xấu, đơn thư nặc danh… nhằm hạ uy tín người khác.

Không dám phê bình đồng chí trước mặt, trong các sinh hoạt tập thể nhưng lại nói sau lưng;

Nghe dư luận không đúng cũng không định hướng, không trao đổi trở lại;

Thấy việc có hại cho tổ chức, cho đoàn viên cũng để mặc, không ngăn cản hoặc không đấu tranh đúng phương pháp, có phản ứng tiêu cực, không hợp lý.

Lạm dụng việc uống rượu, bia; tham gia hoặc tổ chức đánh cờ, đánh bài ăn tiền; vui đùa quá mức mà thiếu giữ gìn chuẩn mực trong quan hệ nam nữ;

Trang phục thiếu nghiêm túc hoặc nghi lễ thái quá, không phù hợp với hoàn cảnh công việc;

Ứng xử chung thiếu văn hóa, văn minh, không phù hợp với chuẩn mực đạo đức và thuần phong mỹ tục, truyền thống dân tộc.

Trên đây, Hoatieu.vn đã trả lời câu hỏi Phấn đấu như thế nào để trở thành Đoàn viên? Mời các bạn đọc thêm các bài viết liên quan tại mảng Tài liệu

Mời các bạn tham khảo thêm:

Chia sẻ

  • Đã sao chép

Video liên quan

Chủ Đề