Phan đình giót là ai

Phan Đình Giót [1922-1954] là một trong 16 anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân được tuyên dương vì thành tích trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Chức vụ cuối của ông là Tiểu đội phó bộ binh Đại đội 58, Tiểu đoàn 428, Trung đoàn 141, Đại đoàn 312, Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.2 3

Tiểu sử

Phan Đình Giót sinh ở làng Vĩnh Yên [nay là thôn 8], xã Cẩm Quan, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh3 , trong một gia đình rất nghèo. Bố ông bị chết vì đói. Ông phải đi ở từ năm 13 tuổi và chịu cảnh cực nhọc, vất vả.4 Sau Cách mạng tháng Tám, Phan Đình Giót tham gia tự vệ chiến đấu. Đến năm 1950, Phan Đình Giót xung phong đi bộ đội chủ lực. Phan Đình Giót đã tham gia nhiều chiến dịch lớn như: Trung Du, Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên Phủ.

Mùa đông năm 1953, đơn vị được lệnh tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Lực lượng hành quân gần 500 người, vượt qua nhiều đèo dốc, mang vác nặng nhưng theo lời kể, ông vẫn kiên trì, giúp đồng đội về tới đích.

Chiều ngày 13 tháng 3 năm 1954, đơn vị của ông nổ súng tiêu diệt Him Lam.

Bộ đội đại đội 58 lao lên mở đường, đã liên tiếp đánh đến quả bộc phá thứ tám. Phan Đình Giót đánh quả thứ chín thì bị thương vào đùi nhưng vẫn xung phong đánh tiếp quả thứ mười. Quân Pháp tập trung hỏa lực trút đạn như mưa xuống trận địa. Bộ đội bị thương vong nhiều.4

Sau đó, Phan Đình Giót đánh liên tiếp hai quả bộc phá nữa, phá hàng rào cuối cùng, mở thông đường để quân đội lên đánh lô cốt đầu cầu. Quân Pháp hoang mang, vận dụng thời cơ, Phan Đình Giót vọt tiến công lô cốt số 2, ném thủ pháo, bắn kiềm chế cho đơn vị tiến lên. Trong đợt này, Phan Đình Giót bị thương vào vai, mất máu nhiều.

Bất ngờ, hỏa điểm lô cốt số 3 của lính Pháp bắn mạnh. Lực lượng xung kích Việt Nam bị ùn lại, Phan Đình Giót đến lô cốt số 3 với ý nghĩ là dập tắt ngay lô cốt này. Phan Đình Giót đã dùng sức [khi đã bị thương, mất máu] nâng tiểu liên bắn vào lỗ châu mai, miệng hô to:4

" Quyết hy sinh… vì Đảng… vì dân "

Rồi sau đó, Phan Đình Giót lao cả thân mình vào bịt kín lỗ châu mai. Hỏa điểm bị dập tắt, quân Việt Nam tiếp tục xung phong tiêu diệt gọn cứ điểm Him Lam vào ngày 13 tháng 3 năm 1954, giành thắng lợi trong trận đánh mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ.4 Phan Đình Giót [1922- 1954] là một trong 16 anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân được tuyên dương thành tích trong chiến dịch Điện Biên Phủ.

Khen thưởng

Trước khi hy sinh, Phan Đình Giót đã được Tiểu đoàn, Đại đoàn khen thưởng 4 lần.[cần dẫn nguồn]

Ngày 3 tháng 8 năm 1955, Phan Đình Giót được truy tặng danh hiệu Anh hùng Quân đội. Sau được truy tặng thêm Huân chương Quân công hạng Nhì.[cần dẫn nguồn]

Ngày nay có những con đường và trường học mang tên ông.[cần dẫn nguồn]

Chú thích

  1. ^ “Những tấm gương anh hùng trong chiến thắng Điện Biên Phủ”. Báo điện tử An ninh Thủ đô. 7 tháng 4 năm 2014. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2017. 
  2. ^ Anh hùng Phan Đình Giót
  3. ^ a ă Về 16 cán bộ, chiến sĩ "Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân" trong Chiến dịch Điện Biên Phủ
  4. ^ a ă â b Tên anh: ngôi trường tôi học, con đường tôi đi

[Nguồn: Wikipedia]

Anh hùng Liệt sĩ Phan Đình Giót, Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân [truy phong; 31/3/1955], Khi hy sinh anh là Tiểu đội phó bộ binh Đại đội 58, Tiểu đoàn 428, Trung đoàn 141, Đại đoàn 312, Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Huân chương Quân công hạng Nhì. Phan Đình Giót sinh nǎm 1922 ở làng Tam Quang, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh, trong một gia đình rất nghèo. Bố bị chết đói. Anh phải đi ở từ năm 13 tuổi cực nhọc, vất vả. Cách mạng tháng Tám thành công, anh tham gia tự vệ chiến đấu, đến năm 1950, anh xung phong đi bộ đội chủ lực. Trong cuộc sống tập thể quân đội, Phan Đình Giót luôn tự giác gương mẫu về mọi mặt, hết lòng thương yêu giúp đỡ đồng đội, sẵn sàng nhận khó khăn về mình, nhường thuận lợi cho bạn nên được đồng đội mến phục. Phan Đình Giót tham gia nhiều chiến dịch lớn như: Trung Du, Hoà Bình, Tây Bắc, Điện Biên Phủ.

Mùa đông năm 1953, đơn vị anh được lệnh tham gia chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ. Hành quân gần 500 km, vượt qua nhiều đèo dốc, mang vác nặng nhưng đồng chí vẫn kiên trì, giúp đồng đội về tới đích. Trong nhiệm vụ xẻ núi, mở đường, kéo pháo lên đèo xuống dốc vào trận địa rất gay go gian khổ, anh đã nêu cao tinh thần gương mẫu, bền bỉ và động viên anh em kiên quyết chấp hành nghiêm mệnh lệnh của cấp trên. Chiều ngày 13 tháng 3 năm 1954, quân ta nổ súng tiêu diệt Him Lam. Cả trận địa rung chuyển mù mịt sau nhiều loạt pháo ta bắn chuẩn bị. Các chiến sỹ đại đội 58 lao lên mở đường, đã liên tiếp đánh đến quả bộc phá thứ tám. Phan Đình Giót đánh quả thứ chín thì bị thương vào đùi nhưng vẫn xung phong đánh tiếp quả thứ mười. Quân Pháp tập trung hoả lực trút đạn như mưa xuống trận địa ta. Đồng đội bị thương vong nhiều. Lửa căm thù bốc cao, anh lao lên đánh liên tiếp hai quả nữa phá toang hàng rào cuối cùng, mở thông đường để đồng đội lên đánh sập lô cốt đầu cầu. Lợi dụng thời cơ địch đang hoang mang, Phan Đình Giót vọt lên bám chắc lô cốt số 2, ném thủ pháo, bắn kiềm chế cho đơn vị tiến lên. Anh lại bị thương vào vai, máu chẩy đầm đìa. Nhưng bất ngờ từ hoả điểm lô cốt số 3 của lính Pháp bắn rất mạnh vào đội hình ta. Lực lượng xung kích bị ùn lại, Phan Đình Giót cố gắng lê lên nhích dần đến gần lô cốt số 3 với ý nghĩ cháy bỏng, duy nhất là dập tắt ngay lô cốt này. Anh đã dùng hết sức mình còn lại nâng tiểu liên lên bắn mạnh vào lỗ châu mai, miệng hô to:

"Quyết hy sinh…vì Đảng…vì dân!!.." rồi rướn người lấy đà, lao cả thân mình vào bịt kín lỗ châu mai địch. Hoả điểm lợi hại nhất của quân Pháp đã bị dập tắt, toàn đơn vị ào ạt xông lên như vũ bão, tiêu diệt gọn cứ điểm Him Lam, giành thắng lợi trong trận đánh mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ. Trước khi hy sinh, Phan Đình Giót đã được Tiểu đoàn, Đại đoàn khen thưởng 4 lần.

Chiến tranh đã lùi xa, nhưng những đau thương và mất mát thì vẫn in hằn trong tâm trí của thế hệ đi sau. Để bày tỏ lòng biết ơn và kính trọng những anh hùng dân tộc đã ngã xuống vì màu cờ đỏ thắm. Mời bạn cùng theo dõi bài viết: “Anh hùng lấp lỗ châu mai Phan Đình Giót: Có những hy sinh hóa thành bất tử” cùng BachkhoaWiki nhé

Phan Đình Giót là ai?

Phan Đình Giót là một trong 16 anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân được tuyên dương vì thành tích trong chiến dịch Điện Biên Phủ.

Trước khi anh dũng hy sinh, ông giữ chức Tiểu đội phó bộ binh Đại đội 58, Tiểu đoàn 428, Trung đoàn 141, Đại đoàn 312, Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Tiểu sử của Phan Đình Giót

Phan Đình Giót sinh năm bao nhiêu?

Anh hùng dân tộc Phan Đình Giót sinh năm 1922. Ông tham gia chiến đấu và hy sinh năm 1954, khi tuổi đời còn rất trẻ.

Phan Đình Giót sinh ra ở đâu?

Phan Đình Giót sinh ở làng Vĩnh Yên [nay là thôn 8], xã Cẩm Quan, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh. Ông sinh ra trong một gia đình rất nghèo. Bố ông qua đời vì đói. Ông phải đi ở từ năm hơn 10 tuổi và chịu cảnh cực nhọc, vất vả.

Kháng chiến chống Pháp bùng nổ, Phan Đình Giót cùng bạn bè trang lứa xin tham gia tự vệ chiến đấu. 

Đến năm 1950, ông xung phong đi bộ đội chủ lực. Những trận đánh có Phan Đình Giót đều lập được chiến công. Thể hiện chí khí hiên ngang của một con người đã giác ngộ và đi theo cách mạng. 

Phan Đình Giót tham gia rất nhiều các chiến dịch lớn như: Trung Du; Hòa Bình; Tây Bắc và chiến dịch Điện Biên Phủ…

Ônghy sinh lúc 22h30p ngày 13/3/1954, ở tuổi 34. Phan Đình Giót được nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân ngày 31/3/1955. 

Khi hy sinh, ông là Tiểu đội phó bộ binh Đại đội 58, Tiểu đoàn 428, Trung đoàn 141, Đại đoàn 312, là Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam, được tặng Huân chương Quân công hạng nhì.

Trước khi hy sinh, Phan Đình Giót đã được Tiểu đoàn, Đại đoàn khen thưởng 4 lần.

Ngày 3 tháng 8 năm 1955, Phan Đình Giót được truy tặng danh hiệu Anh hùng Quân đội. Sau được truy tặng thêm Huân chương Quân công hạng Nhì.

Anh hùng Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai

Lỗ châu mai là gì?

Lỗ châu mai là một khe hở, nhưng không quá nhỏ, đủ có thể nhìn qua được. Lỗ châu mai thường được xây ở phía trên hay phần dưới của công trình quân sự như pháo đài, lô cốt.

Lỗ châu mai có rất nhiều dạng, một dạng phổ biến và dễ nhận biết là hình chữ thập hoặc chữ nhật.

Các lỗ châu mai được cho là do Archimedes sáng chế để kháng cự quân Cộng hòa La Mã trong cuộc bao vây Syracuse ở 214-212, trước công nguyên.

Khe hở này có chiều cao của một người đàn ông còn chiều tộng tương đương lòng bàn tay. Cho phép bắn cung và bọ cạp từ bên trong các bức tường của thành phố.

Lỗ châu mai tiếp tục được áp dụng cho các pháo đài phòng thủ thời Đế quốc La Mã. 

Ngoài ra, cũng có thể thấy được lỗ châu mai trên các tháp pháo xe tăng, xe bọc thép mà qua đó một xạ thủ có thể đặt súng, cung tên lọt vào lỗ và bắn trả đối phương.

Các bức tường bên trong và phía sau lỗ châu mai thường được cắt bỏ ở một góc xiên để các xạ thủ có một tầm nhìn và góc bắn rộng. 

Lấp lỗ châu mai là gì? Vì sao phải lấp lỗ châu mai?

Các bức tường bên trong, phía sau lỗ châu mai thường được cắt bỏ ở một góc xiên để các xạ thủ có một tầm nhìn và góc bắn rộng. 

Góc độ thẳng đứng và lỗ nhỏ cho phép cung thủ tự do thay đổi độ cao và hướng của tầm bắn. Điều này khiến cho phía quân của đối phương tấn công khó khăn hơn. Vì chỉ có một mục tiêu ngắm bắn khá nhỏ.

Thông thường, phải sử dụng số quân áp đảo mới có thể thắng được kiểu phòng ngự này.

Lấp lỗi châu mai tức là chặn đường tất công của địch từ lỗ châu mai. Nếu lỗi châu mai bị chặn, sẽ giảm bớt sự tấn công từ quân địch từ phía này.

Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai ở đâu?

Trong chiến dịch Điện Biên Phủ 1954. Khi quân Pháp sử dụng lỗ châu mai để cản bước tiến của Quân đội Việt Nam.

Anh hùng Phan Đình Giót đã lao cả thân mình vào bịt kín lỗ châu mai của quân Pháp. Cách nơi anh đang băng bó khoảng 200m. 

Tiếng súng đạn bỗng im bặt, Phan Đình Giót đã hi sinh. Toàn thân bị bom đạn kẻ thù bắn nát. 

Khi lỗ châu mai bị che lấp, hỏa điểm của quân Pháp bị dập tắt, bộ đội Việt Nam đã nhanh chóng xông lên tiêu diệt cứ điểm Him Lam trong ngày 13 tháng 3.

Đây là trận đánh mở màn thắng lợi trong chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử.

Diễn biến anh hùng Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai

Cách đây 67 năm về trước, ngày 13/3/1954, ta tiến công vào Cứ điểm Him Lam. Đây là trận mở màn quyết định đến thắng lợi của cục diện toàn bộ chiến dịch. 

Lúc đó Phan Đình Giót giữ chức tiểu đội trưởng tiểu đội bộc phá. Có nhiệm vụ bật tung cửa mở, tạo điều kiện cho tiểu đoàn công binh 428 ào ạt xốc tới. Quyết tâm đánh chiếm mục tiêu số 2 của giặc.

Sau khi lực lượng mở cửa đánh chiếm đầu cầu và giải tiền duyên của địch, Phan Đình Giót chỉ huy tiểu đội ôm bộc phá, lợi dụng địa hình địa vật áp sát, tiêu diệt lô cốt địch. 

9 quả bộc phá đã được các chiến sĩ trong tiểu đội áp sát, tiêu diệt từng lô cốt địch.

Tuy nhiên, các chiến sĩ phía sau đội hình chiến đấu vẫn không tiến công lên được bởi hỏa lực di động của địch đột nhiên xuất hiện từ cánh tả.

Súng trung liên ta vận động lên thì bị pháo 155 ly của địch từ Mường Thanh và Độc Lập bắn tới. Nhiều người bị vùi lấp cùng với cả vũ khí, cán bộ trung đội cũng đã hy sinh hết.

Tình thế không cho phép chần chừ, Phan Đình Giót thận trọng ép mình xuống sát mặt đất rồi nhích dần, nhích dần về phía hoả lực địch. 

Từ trong lô cốt, địch bắn ra như vãi đạn. Những đường đạn đan kín mặt đất, nhuộm đỏ cả trời đêm. Tiếng gió xé sát sạt mang tai, cuốn theo mùi tóc cháy khét lẹt.

Dưới làn đạn địch, Phan Đình Giót vẫn lặng lẽ nhoài lên phía trước từng ly một.

Gần tới lô cốt giặc, anh dồn hết sức bình sinh nhô hẳn người lên, quẳng quả lựu đạn cuối cùng vào lỗ châu mai. Sau mấy giây địch lại tiếp tục bắn ra.

Phan Đình Giót nghiến răng kề khẩu tiểu liên vào tận miệng lỗ, bắn liên tiếp hai băng đạn còn lại. 

Đúng phút này, phẩm chất sáng ngời của người đảng viên cộng sản bừng cháy trong anh.

Anh run lên, quên hết cả đau đớn do 4 vết thương. Bằng một động tác nhanh nhẹn và dứt khoát, Phan Đình Giót bất ngờ nằm nghiêng xuống chân lô cốt, áp lồng ngực thanh xuân của mình vào lỗ châu mai. 

Phía trong lô cốt, địch không biết cách nào để bắn đạn ra vì lỗ châu mai bịt kín.

Phía ngoài đồng đội ào lên như vũ bão diệt gọn cứ điểm địch ngay sau đó. Lúc ấy là 22 giờ 30 phút, ngày 13 tháng 3 năm 1954 Phan Đình Giót đã hy sinh.

Lịch sử đã sang một trang mới, ký ức về trận trên Cứ điểm Him Lam, Đồi A1, C1 cũng lùi vào dĩ vãng. Nhưng lịch sử không bao giờ quên những người đã dũng cảm xả thân trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Và anh hùng Phan Đình Giót là một điển hình của nhiều chiến sĩ chiến trận thời ấy.

BachkhoaWiki tự hào được kể lại cho bạn nghe về người anh hùng dân tộc Phan Đình Giót – Người đã không tiếc tuổi xuân của mình vì nền độc lập tự do của dân tộc.

Xem thêm: 

  • Trận Bạch Đằng
  • Đông Kinh Nghĩa Thục

Có những hy sinh hóa thành bất tử. Xin kính cẩn nghiêng mình trước công ơn to lớn của Phan Đình Giót nói riêng và những người anh hùng nói chung. Cho lá cờ đỏ sao vàng tung bay trong nắng mới của ngày hôm nay. Đừng quên like, share bài viết và thường xuyên ghé thăm BachkhoaWiki để lan tỏa những điều ý nghĩa và tích cực đến với mọi người nhiều hơn nữa nhé!

Video liên quan

Chủ Đề