Phân tích hình thức của pháp luật cho vi dụ

Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta vẫn đang thực hiện pháp luật chính là các hình thức như: tuân thủ pháp luật, sử dụng pháp luật, thi hành pháp luật và áp dụng pháp luật. Vậy hiểu một cách cụ thể thực hiện pháp luật là gì?

Dưới đây hãy cùng Luật Hoàng Phi tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Thực hiện pháp luật là gì?

Thực hiện pháp luật là hành vi của chủ thể (hành động hoặc không hành động) được tiến hành phù hợp với quy định, với yêu cầu của pháp luật, tức là không trái, không vượt quá khuôn khổ mà pháp luật đã quy định.

Thực hiện pháp luật có thể là một xử sự có tính chủ động, được tiến hành bằng một thao tác nhất định nhưng đó cũng có thể là một xử sự có tính thụ động, tức là không tiến hành vượt xử sự bị pháp luật cấm.

Từ việc hiểu Thực hiện pháp luật là gì có thể khái quát hai đặc điểm cơ bản của thực hiện pháp luật đó là:

– Thực hiện pháp luật là hành vi hợp pháp của các chủ thể pháp luật

– Thực hiện pháp luật được tiến hành bởi nhiều chủ thể với nhiều cách thức khác nhau.

Phân tích hình thức của pháp luật cho vi dụ

Các hình thức thực hiện pháp luật

Như phần đầu cũng đã đề cập về thực hiện pháp luật là gì?, thực hiện pháp luật bao gồm 04 hình thức. Vậy cụ thể những hình thức được thể hiện như thế nào?

– Hình thức đầu tiên là tuân thủ pháp luật:

Đây là hình thức thực hiện pháp luật một cách thụ động, thể hiện ở sự kiềm chế của chủ thể để không vi phạm các quy định cấm đoán của pháp luật.

Ví dụ 1: Việc một người không nhận hối lộ, không sử dụng chất ma tuý, không thực hiện hành vi lừa đảo, không lái xe chở quá số người quy định,… là người đó đã tuân thủ pháp luật

Ví dụ 2: Không vi phạm các quy định luật an toàn giao thông khi tham gia giao thông,  không trộm cắp tài sản,….

– Hình thức thứ hai là thi hành pháp luật (hay còn gọi là chấp hành pháp luật):

Đây là hình thức thực hiện pháp luật một cách chủ động. Chủ thể pháp luật chủ động thực hiện nghĩa vụ của mình.

Ví dụ: Công dân thực hiện nghĩa vụ quân sự, thực hiện nghĩa vụ đóng thuế, nghĩa vụ lao động công ích, nghĩa vụ nuôi dạy con cái, chăm sóc ông bà, cha mẹ người thân khi họ già yếu… v.v

– Hình thức thứ ba là sử dụng pháp luật:

Tại hình thức này chủ thể có thể thực hiện quyền chủ thể của mình. Sử dụng pháp luật là khả năng của các chủ thể pháp luật có thể sử dụng khai thác hay không sử dụng, khai thác, hưởng quyền mà luật đã dành cho mình.

Ví dụ 1: Cán bộ Ủy ban nhân dân xem xét cấp Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn cho công dân.

Ví dụ 2: Công an phường xem xét thực hiện đăng ký thường trú cho công dân khi đủ điều kiện.

– Hình thức thực hiện pháp luật cuối cùng là áp dụng pháp luật:

Hình thức áp dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật trong đó nhà nước thông qua các cơ quan có thẩm quyền tổ chức cho các chủ thể pháp luật thực hiện các quy định của pháp luật hoặc ban hành quyết định làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt các quan hệ pháp luật cụ thể.

Ví dụ: Cảnh sát giao thông ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với người đi vào đường ngược chiều hay không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông đường bộ.

Ví dụ: Uỷ ban nhân dân ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp khai báo gian dối trong quá trình thực hiện các biện pháp phòng chống dịch như khai báo y tế, vi phạm về quy định cách ly y tế.

Hình thức áp dụng pháp luật có một số đặc điểm đó là:

– Áp dụng pháp luật là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước

– Áp dụng pháp luật là hoạt động có thủ tục phức tạp và chặt chẽ được pháp luật quy định cụ thể (ví dụ như trường hợp xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông cũng được pháp luật quy định một cách chi tiết)

– Áp dụng pháp luật là hoạt động mang tính sáng tạo

– Áp dụng pháp luật là hoạt động mang tính cá biệt cho từng quan hệ xã hội nhất định.

Các giai đoạn thực hiện pháp luật

Thực hiện pháp luật gồm hai giai đoạn chính được xác định như sau:

– Giai đoạn 1: Giữa các cá nhân, tổ chức hình thành một quan hệ xã hội do pháp luật điều chỉnh (gọi là quan hệ pháp luật)

– Giai đoạn 2: Cá nhân, tổ chức tham gia quan hệ pháp luật thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.

Các giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động thực hiện pháp luật

Để hoạt động thực hiện pháp luật ở nước ta hiện nay được hiệu quả còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau trong đó chủ yếu là trình độ kiến thức, hiểu biết về pháp luật và ý thức của các chủ thể pháp luật. Tuy nhiên cũng có thể khái quát một số biện pháp nhằm đẩy mạnh việc thực hiện pháp luật đó là:

– Cần có những buổi họp báo, thông cáo báo chí về các văn bản pháp luật mới được ban hành nhằm nêu rõ sự cần thiết, mục đích ban hành và các nội dung cơ bản của văn bản quy phạm pháp luật

– Các thông tin pháp luật cần được đăng tải trên các trang thông tin điện tử chính thống của Bộ, các cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Tòa án, Viện kiểm sát, ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,…

– Đồng thời một biện pháp cũng khá phổ biến đó chính là kết hợp với việc phổ biến, giáo dục, tuyên truyền pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng hay trực tiếp tại các địa phương. Hoặc trực tiếp thông qua công tác xét xử, xử lý vi phạm hành chính hay hoạt động tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tó cáo.

– Ngoài ra cũng có thể tư vấn, hướng dẫn người dân tìm hiểu pháp luật, cung cấp các thông tin và tài liệu pháp luật miễn phí cho người dân cũng được khuyến khích

Trên đây, với những thông tin về chủ đề Thực hiện pháp luật là gì? chúng tôi tin rằng Quý khách hàng dã phần nào hiểu được về thực hiện pháp luật cũng như các hình thức thực hiện pháp luật theo quy định của pháp luật.

Trường hợp gặp bất kỳ vướng mắc gì liên quan tới vấn đề này, Quý khách hàng đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được đội ngũ chuyên viên hỗ trợ một cách nhanh chóng nhất.

Quy phạm pháp luật không phải là khái niệm quá xa lạ đối với tất cả chúng ta. Tuy nhiên, không phải ai cũng có những hiểu biết nhất định đối với những quy phạm pháp luật.

Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ cung cấp tới Quý độc giả một số nội dung liên quan đến vấn đề: Ví dụ về quy phạm pháp luật.

Quy phạm pháp luật là gì?

Quy phạm pháp luật là tiêu chuẩn để xác định giới hạn và đánh giá hành vi của con người. Không chỉ là khuôn mẫu cho hành vi, quy phạm pháp luật còn là tiêu chuẩn để xác định giới hạn và đánh giá về tính hợp pháp hay không hợp pháp trong hành vi của các chủ thể tham gia quan hệ mà nó điều chỉnh.

– Quy phạm pháp luật do các cơ quan Nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện. Quy phạm pháp luật do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đặt ra, thừa nhận hoặc phê chuẩn, do đó quy phạm pháp luật thể hiện ý chí nhà nước, chúng chứa đựng trong mình những tư tưởng, quan điểm chính trị – pháp lý của Nhà nước, của lực lượng cầm quyền trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội.

+ Nhà nước áp đặt ý chí của mình trong quy phạm pháp luật bằng cách xác định những đối tượng (tổ chức, cá nhân) nào trong những hoàn cảnh, điều kiện nào thì phải chịu sự tác động của quy phạm pháp luật bừng cách xác định những biện pháp cưỡng chế nào mà họ buộc phả gánh chịu.

+ Bằng việc chỉ ra các quyền, nghĩa vụ hoặc trách nhiệm của các chủ thể tham gia quan hệ xã hội mà quy phạm pháp luật điều chỉnh tức là nhà nước đã nhận trách nhiệm bảo về chúng và bảo đảm cho chúng được thực hiện bằng quyền lực Nhà nước.

+ Thuộc tính do các cơ quan Nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện là thuộc tính thể hiện sự khác biệt cơ bản giữa quy phạm pháp luật với các loại quy phạm xã hội khác.

– Quy phạm pháp luật là công cụ điều chỉnh quan hệ xã hội, nội dung của nó thể hiện hai mặt là cho phép và bắt buộc. Nghĩa là quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự trong đó chỉ ra các quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên tham gia quan hệ xã hội phải thực hiện.

Từ những phân tích trên khái niệm quy phạm pháp luật được định nghĩa như sau:

Quy phạm pháp luật là quy tắc xử xử chung do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện để điều chỉnh quan hệ xã hội theo những định hướng và nhằm đạt được nhũng múc đích nhất định.

Phân tích hình thức của pháp luật cho vi dụ

Bộ phân cấu thành quy phạm pháp luật

– Giả định:

Là phần xác định chủ thể tham gia quan hệ pháp luật và những hoàn cảnh, điều kiện mà chủ thể gặp phải trong thực tiễn.

– Quy định:

Là phần xác định chủ thể phải làm gì khi gặp phải hoàn cảnh, điều kiện đã nêu trong phần giả định (được một quyền, phải làm một nghĩa vụ, phải tránh các xử sự bị cấm).

– Chế tài:

+ Là phần nếu rõ biện pháp, hình thức xử lý của Nhà nước đối với người đã xử sự không đúng với quy định, hậu quả mà người đó phải gánh chịu. Tuy nhiên, trong thực tiễn xây dựng pháp luật, phần lớn các quy phạm pháp luật được xây dựng từ hai bộ phận là giả định – quy định hoặc giả định – chế tài.

+ Trừ một số quy phạm pháp luật đặc biệt như quy phạm định nghĩa, quy phạm xác định nguyên tắc, còn hầu hết các quy phạm pháp luật khác đều phải có phần giả định. Bởi nếu không có phần giả định thì không thể xác định được quy phạm pháp luật này áp dụng cho ai, trong trường hợp nào hoặc với điều kiên như thế nào.

+ Các quy phạm pháp luật hiến pháp thông thường chỉ có phần giả định và quy định, còn các quy phạm pháp luật phần riêng của Bộ luật Hình sự thường chỉ có phần giả định và chế tài.

Quy phạm pháp luật là đơn vị cấu trúc nhỏ nhất của hệ thống pháp luật.

Quy phạm xung đột thống nhất là quy phạm pháp luật có trong các điều ước quốc tế do các bên kết ước xây dựng trên. Quy phạm xung đột thống nhất thường là quy phạm quy phạm pháp luật có trong các đạo luật trong nước (do mỗi quốc gia tự ban hành).

Quý vị tham khảo một số ví dụ về quy phạm pháp luật như sau:

– Các quy phạm pháp luật hành chính trong Hiến pháp năm 2013 hay trong Luật Thanh tra năm 2010… các quy phạm này chỉ hết hiệu lực khi bị bãi bỏ, thay thế. Các quy phạm này có số lượng rất lớn và có ý nghĩa quan trọng trong việc điều chỉnh lâu dài và ổn định các quan hệ xã hội phát sinh trong phương nhất định. Các quy phạm này chủ yếu do các cơ quan Nhà nước ở địa phương ban hành để đáp ứng nhu cầu điều chỉnh các quan hệ quản lý Nhà nước ở địa phương nhất định.

– Luật Thủ đô số 25/2012/QH13 là văn bản có nội dung chứa đựng các quy phạm pháp luật hành chính chỉ có hiệu lực pháp lý trên phạm vi địa bàn thành phố Hà Nội.

– Quy định về thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp hay quy định về nghĩa vụ quân sự của công dân.

– Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật của Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ… trái với Hiến pháp, luật và văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan Nhà nước cấp trên.

Như vậy, ví dụ về quy phạm pháp luật đã được chúng tôi trình bày chi tiết trong bài viết phía trên. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã phân tích và chỉ ra bộ phân cấu thành của quy phạm pháp luật theo quy định hiện hành ở Việt Nam.