Phân tích luận điểm nước độc lập mà người dân

(1)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

BÀI TẬP LỚN

Môn: Tư Tưởng Hồ Chí Minh

Họ tên sinh viên: Trần Yến Chi

Mã Sinh Viên: CQ510094

Lớp: Kinh Tế Quốc Tế C

STT: 15

(2)

Đề bài: Phân tích luận điểm sau của Hồ Chí Minh: “Nếu nước

được độc lập mà dân không được hưởng tự do, hạnh phúc thì độc lập

chẳng có ý nghĩa gì. Dân chỉ hiểu được giá trị của tự do, độc lập khi dân

được ăn no mặc đủ”.

Đề cương

A/ Lời mở đầu

Đặt vấn đề, dẫn dắt vào nội dung chính của luận điểm trên – vấn đề độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Đây là nội dung chủ đạo xuyên suốt trong tư tưởng của Hồ Chí Minh

B/ Nội dung

1. Quan điểm của Mác – Lênin

- Quan điểm của Mác về cách mạng xã hội chủ nghĩa – những quan điểm mang tính lý luận chung nhất

- Quan điểm của Lênin về cách mạng xã hội chủ nghĩa – những quan điểm mang tính thực tiễn, có ý nghĩa to lớn trong sự nghiệp tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc của nước ta.

(trong hai quan điểm trên, ta sẽ đi sâu vào tìm hiểu những nét khái quát nhất về cách mạng xã hôi chủ nghĩa đồng thời trả lời câu hỏi tại sao cần đi theo và phát triển Xã hội chủ nghĩa)

(3)

2. Truyền thống dân tộc

Nêu nguyên nhân tại sao con đường này lại phù hợp với các nước ở phương Đông đặc biệt Việt Nam hơn

3. Thực tiễn Việt Nam

3.1 Trước Cách mạng tháng Tám, các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc luôn thất bại

3.1.1 Các cuộc đấu tranh giành độc lập trước đây chưa đi theo con đường

cách mạng đúng đắn

Các cuộc đấu tranh giành độc lập cuối thé kỷ XIX đầu thế kỷ XX tuy diễn ra khá sôi nổi nhưng đều thất bại do chưa tìm đường con đường cách mạng đúng đắn

3.1.2 Con đường cách mạng thất bại do thiếu sự lãnh đạo của một tổ chức

chung

Nếu như ở các nước tư bản chủ nghĩa phải tiến hành cuộc đấu tranh giai cấp, thì ở các nước thuộc địa trước hết là phải tiến hành đấu tranh giải phóng dân tộc. Cần một tổ chức đứng ra lãnh đạo nhân dân, các tầng lớp đi theo để giải phóng dân tộc, giải phóng con người

(4)

3.2 Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trong nước giai đoạn trước Cách mạng

tháng Tám

3.2.1 Về kinh tế

Bắt nhân dân ta phá lúa trồng thầu dầu, nộp thuế với giá cao tạo nên một nền kinh tế yếu kém, lạc hậu

3.2.2 Về chính trị

Lôi kéo, tuyên truyền những thành phần làm phần tử tay sai cho chúng, khiến ta lầm tưởng kẻ thù là bạn

3.2.3 Về văn hóa – xã hội

Đời sống của cac tầng lớp, giai cấp ở Đông Dương vô cùng điêu dứng, khốn khổ cùng với nạn mù chữ, đời sống văn hóa kém , mê tín dị đoan…

4. Tư tưởng Hồ Chí Minh

4.1 Hồ Chí Minh tìm ra con đường giải phóng dân tộc, giải phóng con người cho cách mạng Việt Nam: độc lâp dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội

4.1.1 Hồ Chí Minh giải quyết thiếu con đường cách mạng đúng đắn và

(5)

Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là con đường đúng đắn nhất. Vì Giải phóng dân tộc tạo tiền đề để giải phóng giai cấp. Xây dựng xã hội chủ nghĩa là tạo những cơ sở giữ vững phát triển độc lập dân tộc. Hơn nữa, độc lạp dân tộc không thể cầu xin mà phải dùng bạo lực cách mạng để đánh đổ bạo lực phản cách mạng

4.1.2 Cách mạng giải phóng dân tộc trong thời đại mới phải do Đảng Cộng

Sản lãnh đạo

Phải có đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi

4.1.3 Cách mạng giải phóng dân tộc là cuộc chiến toàn dân và phải được

tiến hành chủ động sáng tạo

Có lòng yêu nước thôi chưa đủ cần tập hợp mọi tầng lớp nhân dân tham gia đấu tranh. Người coi công nông là gốc cách mệnh, tiểu tư sản, tư sản dân tộc và mộ bộ phận giai cấp địa chủ là bầu bạn với cách mạng. Người đề cao công cuộc giải phóng bằng sự tự nộ lực của các nước.

4.2 Quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng chủ nghĩa xã hội

Người quan niệm mục tiêu cao nhất của chủ nghĩa xa hội là nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, là làm cho mọi người được ăn no, mặc ấm, được sung sướng, được tự do như vậy mới là giá trị thực sự của độc lập, tự do

(6)

CNXH có nền kinh tế phát triển cao, gắn liền với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu. Nền kinh tế làm theo năng lực, hưởng theo lao động, có phúc lợi xã hội

4.2.2 Về chính trị

CNXH là một chế độ do dân là chủ, nhân dân làm chủ và Nhà nước là của dân, do dân, và vì dân, dựa trên khối đại đoàn kết toàn dân mà nòng cốt là liên minh công – nông – tri thức, do Đảng Cộng Sản lãnh đạo

4.2.3 Về xã hội

CHXH là một xã hội công bằng và hợp lý, công bằng dân chủ văn minh. Xay dựng một nền văn hóa phát triển cao hơn cho người dân

5. Tính đúng đắn của luận điểm 5.1 Về mặt lý luận

5.2 Về mặt thực tiến C/ Kết luận

(7)

A/ Lời mở đầu

Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam. Tư tưởng Hồ Chí Minh đã góp phần làm phong phú thêm và phát triển lý luận cách mạng của thời đại, đã tỏa sáng ngoài biên giới quốc gia Việt Nam, đến với các dân tộc và nhân dân lao động trên thế giới. Để có được một đất nước hòa bình, ổn định như hiện này, Việt nam chúng ta đã phải trải qua quá trình cách mạng lâu dài và gian khổ dưới sự lãnh đạo tài tình của Đảng và kim chỉ nam tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong đó luận điểm: “Nếu nước được độc lập mà dân không được hưởng tự do, hạnh phúc thì độc lập chẳng có ý nghĩa gì. Dân chỉ hiểu được giá trị của tự do, độc lập khi dân được ăn no mặc đủ” có giá trị nổi bật hơn cả. Đây là tư tưởng về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội xuyên suốt và nhất quán trong tư duy lý luận và thực tiễn của chủ tịch Hồ Chí Minh, đã trở thành chiến lược cách mạng của Đảng ta, gắn liền với những thắng lợi vẻ vang của dân tộc.

B/ Nội dung

1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin

- Chủ nghĩa Mác – Lênin là hệ thống quan điểm và học thuyết khoa học của C.Mác, Ph.Ăngghen và sự phát triển của V.I.Lênin, được hình thành và phát triển trên cơ sở kế thừa những giá trị tư tưởng nhân loại và tổng kết thực tiễn thời đại; là thế giới quan, phương pháp luận phổ biến của nhận thức khoa học và thực tiễn cách mạng; là khoa học và sự nghiêp giải phóng giai cấp vô sản, giải phóng nhân dân lao động khỏi chế độ áp bức, bóc lột và tiến tới giải phóng con người.

(8)

- Cách mạng xã hội chủ nghĩa là một cuộc cách mạng nhằm thay thế chế độ tư bản chủ nghĩa lỗi thời bằng chế độ xã hội chủ nghĩa, trong cuộc cách mạng đó, giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo và cùng với quần chúng nhân dân lao động xây dựng một xã hội công bằng , dân chủ, văn minh.

1.1 Quan điểm của Mác – Ăngghen

- Theo quy luật chung của sự phát triển trong xã hội, lực lượng sản xuất không ngừng phát triển tới khi mâu thuẫn với quan hệ sản xuất đã lỗi thời, kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất, đòi hỏi tiến hành một cuộc cách mạng xã hội để xóa bỏ quan hệ sản xuất đã lỗi thời, thay thế bằng quan hệ sản xuất mới mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển. C.mac và Ăngghen đã chỉ rõ: “ Từ chỗ là

những hình thức phát triển của lực lượng sản xuất, những quan hệ ấy trở thành những xiềng xích của các lực lượng sản xuất, khi đó bắt đầu một thời đại một cuộc cách mạng xã hội”.

- Sự phù hợp thực sự với tính chất ngày càng xã hội hóa cao của lực lượng sản xuất chỉ có thể là sự thay thế quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa bằng quan hệ sản xuất mới thông qua cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa. Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa không tự diễn ra mà nó chỉ diễn ra khi giai cấp công nhân nhận thức được sứ mệnh lịch sử của mình, tập hợp quần chúng nhân dân lao động đứng lên xóa bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa khi có thời cơ cách mạng

- Khẳng định giai cấp công nhân là sản phẩm của nền công nghiệp hiện đại, lực lượng đại biểu cho sự phát triển của lực lượng sản xuất tiến bộ, cho xu hướng phát triển của phương thức sản xuất tương lai; do vậy nó là giai cấp cấp có sứ mệnh lịch sử lãnh đạo nhân dân lao động đấu tranh xóa bỏ chế độ tư bản chủ

(9)

ngĩa,xóa bỏ mọi chế độ áp bức bóc lột và xây dựng xã hội mới – xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa.

1.2 Quan điểm của Lê nin

- Nếu như quan điểm của Mác – Ăngghen mang đậm tính lý luận thì quan điểm của Lênin đã tiếp thu và phát triển những quan điểm trên cơ sở thực tiễn. Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa nổ ra do nguyên nhân sâu xa là mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất có tính xã hội hóa cao với tính chất tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất dưới chủ nghĩa tư bản, cho nên chừng nào quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa vẫn được duy trì thì nguyên nhân của cách mạng xã hội chủ nghĩa vẫn còn tồn tại, và do đó, cách mạng xã hội chủ nghĩa vẫn là một tất yếu khách

quan của tiến trình phát triển lịch sử nhân loại.

- Giải phóng xã hội, giải phóng con người là mục tiêu của giai cấp công nhân, của cách mạng xã hội chủ nghĩa. Chủ nghĩa xã hội không chỉ dừng lại ở ý thức, ở khẩu hiệu giải phóng con người mà phải từng bước thực hiện hóa qua thực tiễn sự nghiệp giải phóng con người khỏi chế độ áp bức, bóc lột giữa người với người và tiến tới thực hiện mục tiêu cao ca nhất: “ biến con người từ vương quốc

của tất yếu sang vương quốc của tự do”, tạo nên liên hiệp “trong đó sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người”

Qua quan điểm của chù nghĩa Mác – Lênin có thể thấy chỉ có chủ nghĩa xã hôi mới triệt để giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phong con người khỏi ách áp bức bóc lột, đem lại cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, đem lại bị trí làm chủ chân chính cho người lao động

(10)

2. Kinh nghiệm các nước

 Con đường cách mạng xã hội chủ nghĩa này phù hợp với phương Đông hơn

Trong quá trình tìm đường cứu nước và định hình đường lối chính trị giải phóng, giành độc lập dân tộc, Hồ Chí Minh đã không chỉ hoạt động ở Châu Âu, ở các nước phương Tây tư bản chủ nghĩa, mà Người còn hoạt đông ở phương Đông, Châu Á, tìm hiểu thực tiễn các phong trào đấu tranh ở Trung Quốc và Thái Lan. Những dữ liệu thực tiễn đó giúp Người so sánh, phân tích, tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt trong các kết cấu kinh tế - xã hội, các mâu thuẫn giai cấp và dân tộc ở những khu vực địa chính trị tiêu biểu, nơi diễn ra những phân hóa và mâu thuẫn giai cấp, dân tộc rất khác nhau giữa phương Tây và phương Đông. Người thấy rằng nếu phân hóa giai cấp đã trở nên rõ rệt và đối kháng giai cấp từ sự phân hóa ấy là sâu sắc và gay gắt ở phương Tây trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa thì ở phương Đông và Việt Nam lại không hẳn là như vậy. Ở đây, nổi bật lên mâu thuẫn dân tộc và xã hội cới chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa thực dân từ bên ngoài xâm lược chứ không phải là mâu thuẫn giai cấp. Đó là lý do vì sao Người chủ trương đoàn kết tất cả các giai cấp trong dân tộc để tạo ra sức mạnh giải phóng. Người tin rằng sẽ dễ áp dụng và dễ thành công hơn trong thực tiễn phương Đông. Một trong những cơ sơ luận chứng cho nhận định trên là sức đoàn kết dân tộc, truyền thống cộng đồng đã tỏ ra rất gần gũi với bản chất chủ nghĩa cộng sản. Người nói muốn áp dụng chủ nghĩa Mác, áp dụng lý thuyết cộng sản cả Mác vào phương Đông và Việt Nam thì phỉa “xem xét lại chủ nghĩa Mác về cơ sở lịch sử

của nó,củng cố nó bằng dân tộc học phương Đông”

3. Thực tiễn Việt Nam

(11)

3.1 Trước Cách mạng tháng Tám, các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc luôn thất bại

Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh đất nước và thế giới có nhiều biến động. Trong nước, chính quyền triều Nguyễn đã từng bước khuất phục trước cuộc xâm lược của tư bản Pháp, lần lượt ký kết các hiệp ước đầu hàng, thưa nhận nền bảo hộ của thực dân Pháp trên toàn cõi Việt Nam.

3.1.1 Các cuộc đấu tranh giành độc lập trước đây chưa đi theo con đường cách mạng đúng đắn

Cho đến cuối thế kỷ XIX, các cuộc khởi nghĩa vũ trang dưới khẩu hiệu “Cần Vương” do các sĩ phu, văn thân lãnh đạo cuối cùng cũng thất bại. Hệ tư tưởng phong kiến đã tỏ ra lỗi thòi trước các nhiệm vụ lịch sử. Đầu thế kỷ XX, phong trào yêu nước giải phóng dân tộc Việt Nam bắt đầu chuyển sang xu hướng dân chủ tư sản có thể kể đên những phong trào tiêu biểu do Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh hay Hoàng Hoa Thám khởi xướng. Song, chủ trương cầu ngoại viện, dùng bạo lực để khôi phục độc lập của Phan Bội Châu đã thất bại. Chủ trương “ỷ Pháp cầu tiến bộ”, khai thông dân trí, nâng cao dân khí… của Phan Chu Trinh cũng không thành công. Còn con đường khởi nghĩa của Hoàng Hoa Thám mang đậm “côt cách phong kiến”, chưa phải là lối thoát rõ ràng, hướng đi đúng đắn

Phong trào cứu nước của nhân dân ta muốn giành được thắng lợi phải đi theo một con đường mới

3.1.2 Con đường cách mạng thất bại do thiếu sự lãnh đạo của một tổ chức chung

(12)

Các cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp khiến cho xã hội nước ta có sự biến chuyển và phân hóa, giai cấp công nhân, tầng lớp tiểu tư sản và tư sản bắt đầu xuất hiện. Nếu như ở các nước tư bản chủ nghĩa phải tiến hành cuộc đấu tranh giai cấp, thì ở các nước thuộc địa trước hết là phải tiến hành đấu tranh giải phóng dân tộc. Ở Việt Nam, nông dân là lực lượng đông đảo nhất. Cùng với nông dân, tất cả các giai cấp và tầng lớp khác nhau đều có nguyện vọng chung là “cứu giống nòi” ra khỏi cảnh “nước sôi lửa bỏng”.Giai cấp công nhân tuy có số lượng ít, nhưng lại là giai cấp tiên tiến nhất trong sản xuất,có thể thấm nhuần một tư tưởng cách mạng nhất. Vì vậy cần có một tổ chức đứng ra lãnh đạo mọi tầng lớp nhân dân đi theo con đường cách mạng đúng đắn để có thể giải phóng dân tộc, giai phóng giai cấp và giải phóng con người

3.1.3 Con đường cách mạng thất bại do chưa có sự liên minh

Thực tiễn của con đường cứu nước trước đây cho thấy, các cuộc đấu tranh này chỉ mang tính tự phát, nhỏ lẻ, không tập trung được toàn bộ giai cấp, toàn bộ nhân dân .Như ở cuộc khỏi nghĩa nông dân Yên Thế, lực lượng tham gia cách mạng chủ yếu là nông dân lưu tán cư trú ở Thái Nguyên. Hay như ở các cuộc khởi nghĩa do Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh , thành phần tham gia chủ yếu không phải là toàn bộ nhân dân, toàn bộ giai cấp trong cả nước. Có tinh thần yêu nước là chưa đủ, cần phải có sự đoàn kết nhân dân để tạo nên sức mạnh đánh đuổi giặc ngoại xâm. Các cuộc khởi nghĩa trước đây chỉ bó hẹp trong phạm vi nước ta, không có sự tham gia, hợp tác cùng thế giới. Đây cũng là một khuyết điểm khiến cho con đường cách mạng trước Cách mạng tháng 8 không thành công

(13)

3.2 Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trong nước giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám

3.2.1 Về kinh tế

Các công ty Nhật đưa vốn đầu tư ở Đông Dương ngày càng nhiều, hoạt động trong nhiều ngành thương mại và công nghiệp. Buộc Pháp cung phụng những nhu yếu phẩm (gạo, ngô…) và bắt nhân dân ta phá lúa và hoa màu để trồng đay, thầu dầu… Pháp thực hiện “Chính sách kinh tế chỉ huy” để vơ vét bóc lột nhân dân ta nhiều hơn. Tăng thuế trong những năm 1939 – 1945: thuế muối, thuế rượu và thuế thuốc phiện tăng gấp 3 lần. Thu mua cưỡng bách thực phẩm nhất là lúa, gạo với rẻ mạt, gây nên nạn đói đầu năm 1945 ở miền Bắc. Từ đó khiến nền kinh tế của nước ta rơi vào tình trạng yếu kém, lạc hậu

3.2.2 Về chính trị

Nhật lôi kéo những phần tử thân Nhật để lập các đoàn thể, đảng phái thân Nhật sửa soạn lập chính phủ bù nhìn làm tay sai. Tuyên truyền lừa bịp: khu thịnh vượng chung “Đại Đông Á”, tuyên truyền văn hóa và sức mạnh “ vô địch của Nhật”. Pháp thi hành chính sách 2 mặt nhằm tiếp tục khủng bố phong trào cách mạng. Dùng nhiều thủ đoạn lừa bịp, lôi kéo tri thức, thanh niên… để nhân dân ta lầm tưởng chúng “Là bạn chứ không phải thù”

3.2.3 Về văn hóa - xã hội

Dưới ách thống trị của Nhật – Pháp, đời sống của cac tầng lớp, giai cấp ở Đông Dương vô cùng điêu dứng, khốn khổ. Nông dân điêu đứng nhất trong nạn

(14)

đói năm 1945, hầu hết số người chết là nông dân. Công nhân thất nghiệp nhiều, bị đánh đạp, tăng giờ làm nhưng đồng lượng lại giảm. Các tầng lớp tiểu tư sản: đời sống bấp bênh vì giá sinh hoạt ngày càng cao. Nước ta tình trạng mù chữ cao, đời sống văn hóa thấp, nghiện rượu và thuốc phiện xảy ra khá nhiều, mê tín dị đoan cùng phong tục tập quan lạc hậu…

4. Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh

Từ những thực tiễn của đất nước ta đã nêu trên, Hồ Chí Minh đã tiếp thu và phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin để từ đó giải quyết được các vấn đề cấp bách này

4.1 Hồ Chí Minh tìm ra con đường giải phóng dân tộc, giải phóng con người cho cách mạng Việt Nam: độc lâp dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội

4.1.1 Hồ Chí Minh giải quyết thiếu con đường cách mạng đúng đắn và khẳng định phải tiến hành bằng con đường bạo lực cách mạng

Chọn con đường cách mạng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội - Từ thực tiễn phong trào cứu nước của ông cha và lịch sử nhân loại, Hồ Chí Minh khẳng định phương hướng phát triển của dân tộc trong bối cảnh thời đại mới là chủ nghĩa xã hội. Trong Cương lĩnh chính trị, Người đã viết: “ Làm tư

sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội xộng sản”. Độc

lập dân tộc là khát vọng lớn nhất của các dân tộc thuộc địa: “Không có gì quý hơn

độc lập, tự do”. Khi đọc được luận cương của Lênin, Người đã tìm ra được con

đường cứu nước đúng đắn nhất. Người nhận thấy cách mạng xã hội chủ nghĩa là cuộc cách mạng triệt để nhất vì nó giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải

(15)

phóng xã hội và giải phóng con người. “Chỉ có chủ nghĩa cộng sản , chủ nghĩa xã

hội mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ”. Người cũng rất tôn trọng quyền con người,từ đó khái quát lên

thành quyền dân tộc: “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân

tộc nào cũng có quyền sống, quyền tự do và quyền hạnh phúc”

- Tư tưởng này của Người vừa phản ánh quy luật khách quan của sự nghiệp giải phóng dân tộc trong thời đại chủ nghĩa đế quốc vừa phản ánh mối quan hệ khăng khít giữa mục tiêu giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Chỉ có xóa bỏ tận gốc sự bóc lột, áp bức, thiết lập môt nhà nước thực sự của dân, do dân, vì dân mới đảm bảo cho người lao động có quyền làm chủ, mới thực hiện được sự phát triên hài hòa giữa cá nhân và xã hội, giữa độc lập dân tộc với tự do của con người: “Nếu nước được độc lập mà dân không được hưởng tự do, hạnh phúc thì độc lập chẳng có ý nghĩa gì. Dân chỉ hiểu được giá trị của tự do, độc lập khi dân được ăn no mặc đủ

 Tại sao cần gắn chủ nghĩa xã hội với độc lập dân tộc

Giành độc lập dân tộc là mục tiêu trực tiếp, trước hết là tiền đề tiến lên CNXH. Để có độc lập thực sự cho dân tộc, tự do, hạnh phúc hoàn toàn cho nhân dân không có con đường nào khác là con đường cách mạng vô sản, con đường độc lập dân tộc gắn liền với CNXH. Cách mạng giải phóng dân tộc là một bộ phận của cách mạng vô sản.Hồ Chí Minh nhấn mạnh giải phóng dân tộc , giành độc lập cho dân tộc trước, coi việc giành độc lập cho dân tộc là những nhiệm vụ hàng đầu, còn giải phóng giai cấp từng bước thực hiện. Giải phóng dân tộc tạo tiền đề để giải phóng giai cấp. Xây dựng xã hội chủ nghĩa là tạo những cơ sở giữ vững phát triển độc lập dân tộc. Theo Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc là mục tiêu, là tiền đề đi lên

(16)

CNXH, còn CNXH là phương hướng phát triển tất yêu của cách mạng dân tộc dân chủ, là mục tiêu của cách mạng Việt Nam. Cách mạng XHCN là làm cho cách mạng dân tộc dân chủ được tiến hành triệt để, đồng thời tạo ra những cơ sở đảm bảo cho nền độc lập dân tộc được giữ vững và ngày càng củng cố, phát triển. Với các thiết chế kinh tế, chính trị và nền tảng tinh thần riêng, chủ nghĩa xã hội có khả năng vận động và phát triển liên tục, bảo vệ vững chắc các thành quả cách mạng.

Cần phải tiến hành bạo lực cách mạng

Người khẳng định rằng độc lập tự do không thể cầu xin được. Các phong trào trước đây đã sai lầm ở chỗ dựa vào cầu ngoại viện hay ỷ Pháp cầu tiến bộ. Hơn nữa chủ nghĩa thực dân tự bản thân nó đã là hành động của kẻ mạnh với kẻ yếu. Vì vậy chúng ta cần chủ trương dùng bạo lực cách mạng để đánh độ bạo lực phản cách mạng – chủ nghĩa đế quốc. Dùng bạo lực cách mạng nhưng không tuyệt đối hóa mà chỉ là phương tiện để giành và giữ nền độc lập. Tư lực cánh sinh nhằm phát huy cao độ nguồn sức mạnh chủ quan, tránh tư tưởng bị động trông chờ vào sự giúp đỡ bên ngoài

4.1.2 Cách mạng giải phóng dân tộc trong thời đại mới phải do Đảng Cộng Sản lãnh đạo

Muốn làm cách mệnh “trước hết phải làm cho dân giác ngộ… phải giảng

giải lý luận và chủ nghĩa cho dân hiểu”. “Cách mệnh phải hiểu phong triều thế giới, phảy bày sách lược cho dân... Vậy nên sức cách mệnh phải tập trung, muốn tập trung phải có đảng cách mệnh”. Trong tác phẩm Đường Cách Mệnh, Người

(17)

khẳng định: “Trước hết phải có đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi”. Đảng có vững cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy.Đồng thời Người cũng đánh giá cao vai trò của giai cấp công nhân.Người chỉ rõ đây là giai cấp tiên tiến nhất trong sản xuất, gánh trách nhiệm đánh đổ chù nghĩa twbanr và đế quốc để xây dựng một xã hội mới, giai cấp công nhân có thể thấm nhuần một tư tưởng cách mạng nhất, tức là chủ nhĩa Mác – Lênin. Vì vậy, đầu năm 1930, Người sáng lậ Đảng Cộng Sản Việt Nam, một chính đảng của giai cấp công nhân và dân tộc Việt Nam, lấy chủ nghĩa Mác – Lênin làm cốt,có tổ chức chặt chẽ, kỷ luật nghiêm minh và mật thiết liên lạc với quần chúng. Đảng thực chất là một bộ phận không tách rời của giai cấp công nhân, gồm những người ưu tú nhất, cách mạng nhất, tiêu biểu nhất, luôn đi đầu trong sự nghiệp đấu tranh và xây dựng xã hội mới. Khi khẳng định Đảng Cộng Sản Việt nam là đảng của giai cấp công nhân và dân tộc Việt Nam, người đã nêu 1 luận điểm quan trọng, bổ sung thêm cho lý luận Mác – Lênin, định hướng cho việc xây dựng Đảng Cộng Sản Việt nam thành một đảng có sự gắn kết chặt chẽ với giai cấp công nhân, với nhân dân lao động và với cả dân tộc trong mọi thời kỳ của cách mạng Việt Nam

4.1.3 Cách mạng giải phóng dân tộc là cuộc chiến toàn dân và phải được tiến hành chủ động sáng tạo

 Cách mạng giải phóng dân tộc là sự nghiệp của toàn dân.

Người luôn quan niệm “lấy dân là gốc” và “có dân là có tất cả”. Người đánh giá cao vai trò của quần chúng nhân dân trong khởi nghĩa vũ trang. Coi sức mạnh vĩ đại và năng lực sáng tạo vô tận của quần chúng là then chốt bảo đảm thăng lợi “ Phải dự vào dân, dựa chắc vào dân thì kẻ địch không thể nào tiêu diệt

(18)

được”. Có lòng yêu nước thôi chưa đủ cần tập hợp mọi tầng lớp nhân dân tham gia đấu tranh. Ngoài giai cấp công nhân và nông dân, giai cấp tư sản dân tộc và một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ mặc dù vẫn có những hạn chế trong quan hệ với quần chúng lao động, nhứng trong quan hệ với đế quốc Pháp thì học cũng là những người Việt Nam chịu nỗi nhục mất nước. Đó không phải là những giai cấp thông trị, mà trái lại họ có khả năng tham gia phong trào giải phóng dân tộc. Người phân tích: các giai cấp công nhân và nông dân có số lượng đông nhất, nên có sức mạnh lớn nhất. Họ lại bị áp bức bóc lột nặng nè nhất, nên “lòng cách mệnh càng bền, chí cách mệnh càng quyết… công nông là gốc cách mệnh. Người coi tiểu tư sản, tư sản dân tộc và mộ bộ phận giai cấp địa chủ là bạn đồng minh, là bầu bạn với cách mạng

 Cách mạng giải phóng dân tộc cần tiến hành chủ động sáng tạo

Người khẳng định cách mạng thuộc địa và cách mạng chính quốc có trước. Người nói trong cuộc đấu tranh chống chủ nhĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân, cách mạng thuộc địa có tầm quan trọng đặc biệt. Nhân dân các dân tộc thuộc địa có khả năng cách mạng to lớn. Người cho rằng phải làm cho các dân tộc thuộc địa, từ trước đến nay vẫn cách biệt nhau, hiểu biết nhau hơ đoàn kết lại để đặt cơ sở cho một liên minh phương Đông tương lai, khối liên minh này sẽ là một trong những cái cánh của cách mạng vô sản. Tuy vậy vẫn đề cao công cuộc giải phóng bằng sự tự nộ lực của các nước.

4.2 Quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng chủ nghĩa xã hội

(19)

Người khẳng định độc lập dân tộc phải là độc lập thực sự, độc lập hoàn toàn với chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội… Điều này được thể hiện rõ qua con đường cách mạng mà Người đã chọn: độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.Người nói giá trị thực sự của độc lập dân tộc phải được thể hiện ở các quyền tự do và hạnh phúc mà nhân dân được hưởng, tức là sau khi giành độc lập dân tộc, nhân dân ta sẽ xây dựng một xã hội mới, xã hội chủ nghĩa. Người quan niệm mục tiêu cao nhất của chủ nghĩa xa hội là nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, là làm cho mọi người được ăn no, mặc ấm, được sung sướng, được tự do như vậy mới là giá trị thực sự của độc lập, tự do

4.2.1 Về kinh tế

Hồ Chí Minh cho rằng: “Chủ nghĩa xã hội là lấy nhà máy, xe lửa, ngân hàng… làm của chung. Ai làm nhiều thì ăn nhiều, ai làm ít thì ăn ít, ai không làm thì không ăn, tất nhiên trừ những người già cả, đau yếu và trẻ con”. Khi nhấn mạnh về mặt kinh tế, Người nêu chế độ sở hữu công cộng của chủ nghĩa xã hội và phân phối theo nguyên tắc của chủ nghĩa Mác – Lênin là làm theo năng lực, hưởng theo lao động, có phúc lợi xã hội.

CNXH có nền kinh tế phát triển cao, gắn liền với sự phát triển của khoa học kỹ thuật. Đó là nền kinh tế dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu, nhằm không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Do đó cần coi trọng chế độ khoán là một điều kiện của chủ nghĩa xã hội, nó khuyến khích người công nhân luôn luôn tiến bộ. Cần phát triển toàn diện các ngành, trong đó chủ yếu là ngành công nghiệp, thương nghiệp … Lưu ý phát triển đồng đều giữa kinh tế đô thị và kinh tế nông thôn

(20)

CNXH là một chế độ do dân là chủ, nhân dân làm chủ và Nhà nước là của dân, do dân, và vì dân, dựa trên khối đại đoàn kết toàn dân mà nòng cốt là liên minh công – nông – tri thức, do Đảng Cộng Sản lãnh đạo. Nhân dân là người quyết định vận mệnh cũng như sự phát triển của đất nước dưới chế độ XHCN. CHXH chính là sự nghiệp của chính bản thân nhân dân, dựa vào sức mạnh của toàn dân để đưa lại quyền lợi cho nhân dân.

Nhà nước có hai chức năng: dân chủ với nhân dân và chuyên chính với kẻ thù của nhân dân. Hai chức năng đó không thể tách rời nhau mà luôn đi đôi với nhau. Một mặt, Hồ Chí Minh nhấn mạnh phải phát huy quyền dân chủ và sinh hoạt chính trị của nhân dân, mặt khác, lại yêu cầu phải chuyê chính với thiểu số phản động chống lại lợi ích của nhân dân,chống lại chế độ xã hội chủ nghĩa.

Để phát huy quyền làm chủ của nhân dân, Người chỉ rõ con đường và biện pháp thực hiện các hình thức dân chủ trực tiếp, nâng cao năng lực hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội của quần chúng, củng cố các hình thức dân chủ đại diện, tăng cường hiệu lực và hiệu quả quản lý của các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp, xử lý và phân định rõ ràng chức năng của chúng.

4.2.3 Về văn hóa – xã hội

Người khẳng định văn hóa là một mục tiêu cơ bản của cách mạng xã hội chủ nghĩa. Văn hóa thể hiện trong mọi sinh hoạt tinh thần cảu xã hội, đó là xóa nạn mù chữ, xây dựng và phát triển giáo dục, nâng cao dân trí, xây dựng phát triển văn hóa nghệ thuật, thực hiện nếp sống mới, giải trí lành mạnh, bài trừ mê tín dị đoan, khắc phục phong tục tập quán lạc hậu …

(21)

Cấn phát huy vốn cũ quý báu cảu dân tộc, đồng thời học tập văn hóa tiên tiến của thế giới. Phương cham xây dựng nền văn hóa mới là: dân tộc, khoa học,

đại chúng. Người nhắc nhở phải làm cho văn hóa có bề rộng, đồng thời phải có về

sâu. Đồng thời phải nâng cao trí thức quần chúng, làm cho văn hóa gắn liền với lao động sản xuất…

Xây dựng một xã hội phát triển cao về văn hóa và đạo đức. Xóa bỏ sự bóc lột và áp bức tạo điều kiện cho mọi người phát triển hết khả năng sẵn có của mình. Đề cao việc nâng cao dân trí, đào tạo sử dụng nhân tài, xây dựng con người mới. CHXH là một xã hội công bằng và hợp lý, công bằng dân chủ văn minh… có như vậy chắc chắn đưa loài người đến hạnh phúc vô tận.

5. Tính đúng đắn của luận điểm

Sự lựa chọn độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội của Đảng, nhà nước và nhân dân ta đó hoàn toàn đúng đắn, dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn tin cậy, phù hợp với ước nguyện, khát vọng của nhân dân ta.

5.1 Giá trị lý luận

- Việc lựa chọn mục tiêu, con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội của Đảng ta, nhân dân ta dựa trên cơ sở khoa học của chủ nghĩa Mác -Lênin, được tổng kết từ thực tiễn cách mạng thế giới và lịch sử dân tộc Việt Nam, hội đủ các nhân tố khách quan và chủ quan, dân tộc và thời đại, hoàn toàn không phải dựa vào cảm tính, thuần túy dựa trên nguyện vọng mong muốn chủ quan của Đảng và

(22)

nhân dân ta. Chủ nghĩa xã hội là mục đích trước mắt của cách mạng Việt Nam đồng thời là con đường tiến hóa tất yếu của cách mạng Việt Nam, phù hợp với quy luật phát triển của xã hội loài người đang ở thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới. Thấm nhuần tư tưởng ấy, Đảng ta đã khẳng định “cách mạng Việt Nam là một quá trình cách mạng không ngừng từ cách mạng dân tộc dân chủ tiến lên cách mạng xã hội chủ nghĩa. Và trong quá trình cách mạng, khi cả nước làm một nhiệm vụ chiến lược hoặc làm hai nhiệm vụ chiến lược, Đảng ta từ khi ra đời đến nay vẫn luôn luôn giương cao hai ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Đó là đường lối, là sức mạnh, là nguồn gốc thắng lợi của cách mạng nước ta”

5.2 Giá trị thực tiễn

- Hồ Chí Minh đã phát triển học thuyết Mác Lê nin áp dụng vào tình hình thực tế Việt nam một cách linh hoạt nhất, Người đã bổ sung nó bằng dân tộc học phương Đông

- Đảng và nhân dân ta đã thành công trong công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và Mỹ, giành và giữ vững độc lập dân tộc, bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ trong suốt những năm qua.

- Thành tựu nổi bật của xã hội chủ nghĩa là xoá bỏ chế độ người bóc lột người, đưa nhân dân lao động lên làm chủ đất nước, quản lý xã hội. Chính vì lẽ đó, Hồ Chí Minh đã từng khẳng định nước Nga có chuyện lạ đời, đem người nô lệ thành người tự do. Bên cạnh đó, giữa những năm 50 và 60 của thế kỉ XX mặc du phải trải qua chiến tranh thế giới thứ II , chịu hậu quả nặng nề nhưng nhờ bản chất chế độ xã hội tốt đẹp lại động viên được tinh thần hăng say của nhân dân lao động

(23)

nên đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trên lĩnh vực kinh tế. Việt Nam được xem là nước phát triển cao thứ hai Châu Á (sau Trung Quốc) đã gần 20 năm nay giữ tốc độ tăng trưởng xấp xỉ 8%/năm. Áp dụng khoa học, công nghệ, kỹ thuật mới vào sản xuất nhằm tăng năng suất lao động xã hội, tăng số lượng, chủng loại và chất lượng hàng hóa, dịch vụ. Phát huy tinh thần năng động, sáng tạo của mỗi người lao động, mỗi đơn vị kinh tế, tạo ra sự phát triển năng động, hiệu quả cao của nền kinh tế, tạo ra tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững. Đưa nước ta thoát khỏi tình trạng một nước nghèo và kém phát triển, thực hiện được mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Không những trên lĩnh vực kinh tế mà ở lĩnh vực văn hoá cũng đã đạt được nhiều thành tựu to lớn đáng tự hào. Trước khi cách mạng XHCN thành công thì hầu hết các nước này trình độ học vấn của nhân dân còn rất thấp kém, số người mù chữ chiếm tỷ lệ lớn thế mà sau một thời gian xây dựng CNXH trình độ học vấn của người dân tương đối cao và đồng đều.Không chỉ thu được nhiều thành tựu trên lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội mà ngày trên lĩnh vực quân sự, quôc phòng các nước XHCN cũng gặt hái được nhiều kết quả to lớn. Nhờ vậy nước ta đã bảo vệ được thành quả của cách mạng, bảo vệ được nền hoà bình thế giới, chỗ dựa cho phong trào cách mạng thế giới.

C/Kết luận

Hå ChÝ Minh lµ mét nhµ lý luËn - thùc tiÔn. Ngêi x©y dùng lý luËn, v¹ch c¬ng lÜnh, ®êng lèi, chñ tr¬ng c¸ch m¹ng trùc tiÕp tæ chøc, l·nh ®¹o thùc hiÖn. Tõ thùc tiÔn, Ngêi tæng kÕt, bæ sung ®Ó hoµn chØnh vµ ph¸t triÓn lý lu©n, cho nªn t tëng Hå ChÝ Minh mang tÝch c¸ch m¹ng, lu«n s¸ng t¹o, kh«ng l¹c hËu, gi¸o ®iÒu. Trong ®ã t tëng vÒ ®éc lËp d©n téc g¾n liÒn víi chñ

(24)

nghÜa x· héi cña ngêi lµ næi bËt h¬n c¶. §©y kh«ng chØ lµ con ®êng c¸ch m¹ng ®óng ®¾n ®· ®a chóng ta ®Õn víi gi¶i phãng d©n téc, gi¶i phãng con ngêi mµ nã cßn lµ kim chØ nam cña §¶ng Céng S¶n ViÖt Nam trong viÖc x©y dng vµ ph¸t triÓn ®Êt níc ta. §¶ng vÉn tiÕp tôc duy tr× vµ ®I theo kim chØ nam nµy ®Ó gi÷ v÷ng, b¶o vÖ nÒn ®éc lËp d©n téc còng nh ph¸t triªn ®Êt níc, ®em l¹i mét cuéc sèng Êm no, h¹nh phóc h¬n cho toµn thÓ nh©n d©n. Nh÷ng thµnh tùu mµ chóng ta ®· ®¹t ®îc lµ minh chøng râ rµng nhÊt cho tÝnh ®óng ®¾n cña luËn ®iÓm nµy